Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Công tác xã hội làm cho hoạt động y tế hiệu quả hơn

  • |
T5g.org.vn - Bác sỹ chuyên khoa II (BSCK II) Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, là một trong những cán bộ y tế lâu năm, bác sỹ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của ngành Sản- Phụ khoa nước ta. Phóng viên website Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương đã có cuộc trao đổi với BSCK II Trần Quốc Việt về Nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế…

BSCK II Trần Quốc Việt

Phóng viên (PV): Vừa là một bác sỹ, vừa là một nhà quản lý, xin bác sỹ cho biết nhìn nhận của mình về Nghề công tác xã hội trong ngành Y tế?

BSCK II Trần Quốc Việt: Nghề Y đã hình thành và phát triển rất lâu đời trong xã hội nước ta cũng như trên thế giới. Các thầy thuốc với lương tâm và trách nhiệm của mình đã đóng góp vai trò tích cực trong đời sống xã hội, từ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, chia sẻ những nỗi đau bệnh tật, động viên tinh thần cho từng gia đình tới mỗi con người. Từ những câu: “Còn nước còn tát, cứu một người phúc đẳng hà sa”… đã thấy việc làm hết sức nhân đạo, nhân văn và đầy lòng trắc ẩn của một trong những nghề được xã hội tôn vinh là nghề cao quý, nghề thầy thuốc. Trong lịch sử y học nước ta đã có nhiều tấm gương thầy thuốc được yêu quý, lưu truyền như Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác – ông tổ nghề y Việt Nam cho đến các giáo sư: Tôn  Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Đinh Văn Thắng…

Nghề Y là một nghề đặc biệt, một nghề vì con người và gần con người nhất, nghề theo trọn một vòng đời của mỗi một con người. Và trong ngành y công tác xã hội làm cho công tác y tế hiệu quả hơn, làm cho thầy thuốc với xã hội, với người bệnh trách nhiệm hơn, thấu hiểu hơn và phát triển hơn.

Trong một xã hội hiện đại, người tham gia công tác xã hội nhiều hơn. Ngành y tế được trang bị tốt hơn, năng lực cán bộ y tế cao hơn, thì yêu cầu của xã hội đối với đội ngũ cán bộ y tế cũng cao hơn- đó là sự phát triển của xã hội.

PV: Người thầy thuốc cần phải có tình cảm, trách nhiệm như thế nào để thực hiện đáp ứng yêu cầu công tác xã hội, thưa bác sỹ?

BSCK II Trần Quốc Việt: Trong xã hội chúng ta thường nói đến hai người thầy: Thầy thuốc và thầy giáo. Hai người thầy đó không những phải giỏi về chuyên môn mà còn cần chuẩn về đạo đức, hay còn gọi là Y đức. Trong lịch sử bảo vệ và xây dựng Tổ  quốc có rất nhiều anh hùng  liệt sỹ là cán bộ y tế, có rất nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng vì người bệnh từ vùng rẻo cao đến hải đảo xa xôi của tổ quốc. Là người thầy thuốc, cùng với mọi tầng lớp trong xã hội, mỗi cán bộ y tế cũng phải chủ động và không ngừng học tập, rèn luyện, lao vào khó khăn gian khổ để hoàn thiện mình. Những khó khăn của ngành y tế là sự thử thách bản lĩnh và  năng lực, trách nhiệm của người thầy thuốc.

 Theo tôi, con người phục vụ con người, con người đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người chính là văn hoá. Trách nhiệm và tình cảm của người thầy thuốc được phục vụ cho người bệnh, cho đồng bào của mình thì chính mình cũng đã nhận được những tình cảm yêu thương, sự trân trọng của người bệnh và xã hội. Giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh là văn hoá yêu thương - một nét đẹp nhân văn.

PV: Bác sỹ có cho rằng chúng ta cần xây dựng giáo trình hoặc khoa, ngành đào tạo Nghề Công tác xã hội tại các trường đào tạo về y tế?

BSCK II Trần Quốc Việt: Đã là đào tạo thì phải có giáo trình và phải được thông  qua hội đồng khoa học để thẩm định. Việc đào tạo nghề, công tác xã hội tại các trường đào tạo về y tế thì càng cần có giáo trình và giáo trình chuẩn mực. Làm việc gì, xây dựng cái gì cũng cần có tiêu chuẩn, tiêu chuẩn càng minh bạch thì hiệu quả càng cao. Người thầy thuốc đồng thời là thầy giáo là tấm gương sáng, đồng thời cần gieo mầm Y đức vào tâm hồn của mỗi học viên, sinh viên ngay từ khi đang học tập.

PV: Để nâng cao nghề công tác xã hội bệnh viện cần yếu tố gì, thưa bác sỹ?

BSCK II Trần Quốc Việt: Tại bệnh viện, Ban lãnh đạo phải xây dựng được các văn bản, quy định, nội quy để cán bộ, viên chức chấp hành thực hiện. Người bệnh và người nhà bệnh nhân cũng cần phải biết và chấp hành các quy định đó. Thầy thuốc và người bệnh, nhân viên y tế phải cùng nhau xây dựng văn hoá bệnh viện. Mỗi người phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và kiểm tra, Nếu chỗ nào chưa tốt phải nhìn nhận, rút kinh nghiệm và sửa chữa làm tốt hơn. Nâng cao nghề công tác xã hội trong bệnh viện là nâng cao trách nhiệm, tình cảm và năng lực của tập thể và mỗi cá nhân trong bệnh viện.

    Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực Sản - Phụ khoa, Bệnh viện có bề dầy truyền thống, có uy tín khoa học được bệnh nhân yêu thương, tin cậy. Để thể hiện tình cảm, trách nhiệm của thầy thuốc với người bệnh và xã hội, toàn thể cán bộ viên chức lao động bệnh viện không ngừng học tập, phấn đấu vươn lên phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi thầy thuốc, nhân viên y tế của Bệnh viện cũng tích cực và có trách nhiệm tham gia công tác xã hội.

PV: Xin chân thành  cám ơn bác sỹ về cuộc trao đổi!

Nhân viên Nghề công tác xã hội tham gia hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân

Bài, ảnh: Trọng Tiến

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang