Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 18/8/2017

  • |
T5g.org.vn - Dịch sốt xuất huyết vẫn phức tạp, Bộ Y tế họp khẩn với Hà Nội; Sốt xuất huyết: Người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà; Cả nước đã ghi nhận 90.600 người mắc sốt xuất huyết; Bệnh viện Xanh Pôn thành lập khu điều trị riêng bệnh nhân sốt xuất huyết; Truyền hình trực tuyến: Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết; Hà Nội mưa nhiều khiến dịch sốt xuất huyết càng khó kiểm soát hơn; Gồng mình chống dịch sốt xuất huyết; Thực hiện nhiều kỹ thuật cao ở bệnh viện tuyến tỉnh; Thuốc dự phòng nhiễm HIV dùng trong ngày; Quảng Trị: Cứu sống người bệnh nhồi máu động mạch mạc treo tràng trên hiếm gặp; …

 

Dịch sốt xuất huyết vẫn phức tạp, Bộ Y tế họp khẩn với Hà Nội

http://vov.vn/xa-hoi/dich-sot-xuat-huyet-van-phuc-tap-bo-y-te-hop-khan-voi-ha-noi-660455.vov

http://www.baohaiquan.vn/pages/bo-y-te-tiep-tuc-hop-khan-ve-sot-xuat-huyet.aspx

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/sot-xuat-huyet-vuot-lich-su-10-nam-bo-y-te-tiep-tuc-hop-khan-393362.html

Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với ngành y tế Thủ đô kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô, cuối giờ chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp với Sở Y tế Hà Nội, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khống chế dịch bệnh này. Đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội trong gần 8 tháng qua đã ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô có dấu hiệu chững lại.Tuần qua, toàn thành phố phát hiện 3.440 bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 17.400 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều nhất so với số ca mắc cả năm của 10 năm trở lại đây.7 bệnh nhân trong số đó đã tử vong.

Đến nay, Hà Nội đã huy động 25 máy phun công suất lớn trên ô tô, 10 máy phun mù nóng, 180 máy phun đeo vai để phun hóa chất diệt muỗi nhằm “hạ hỏa” dịch sốt xuất huyết.

Các quận, huyện của thành phố đã thành lập 26.038 đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 63.000 nghìn người tham gia, đã xử lý hơn 210.000 dụng cụ chứa nước có bọ gây. Tuy nhiên, 12 đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội nhận định: hoạt động của các đội xung kích ở các địa phương chưa hiệu quả.

Trong khi đó, ông Trần Vũ Phong, Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, mật độ muỗi có dấu hiệu giảm sau khi phun hóa chất nhưng các ổ bọ gậy vẫn còn nhiều và rất khó tìm; có gần 97% dụng cụ chứa nước đọng ở các nghĩa trang có chứa ổ bọ gậy.

Tại cuộc họp, một lần nữa Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, các cơ sở y tế không để bệnh nhân sốt xuất huyết nằm ghép, không truyền dịch khi không có chỉ định của bác sỹ. Bệnh nhân có chỉ định truyền dịch thì phải nằm viện không được cho về nhà. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nghiên cứu sâu hơn về sự gia tăng của vi rút truyền bệnh. Thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi của người dân cũng như phổ biến các biện pháp phòng bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Hà Nội cần quyết tâm hơn trong việc phun hóa chất trên diện rộng bằng máy công suất lớn trên xe ô tô, kết hợp máy đeo vai vào từng nhà dân. Cơ bản nhất vẫn là thực hiện chiến dịch diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết bằng cách lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước. Về điều trị bệnh nhân, dứt khoát phải phân loại bệnh, không cần thiết thì không cho nhập viện để tránh lây chéo, tránh quá tải”

Trên bản đồ dịch tễ của Hà Nội, 12 quận huyện có dịch bệnh sốt xuất huyết đã ở mức báo động đỏ là Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân. Các quận, huyện có mức báo động cấp 2 là: Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Long Biên. Các quận, huyện còn lại ở mức cảnh báo cấp 3.

 

Sốt xuất huyết: Người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà

http://suckhoedoisong.vn/sot-xuat-huyet-nguoi-dan-tuyet-doi-khong-tu-y-truyen-dich-tai-nha-n135291.html

Chiều tối ngày 17/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội về phòng chống dịch sốt xuất huyết.Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến với ngành y tế Thủ đô kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.

Chiều tối ngày 17/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì họp khẩn với Sở Y tế Hà Nội về phòng chống dịch sốt xuất huyết.Đây là cuộc họp thứ 2 của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến với ngành y tế Thủ đô kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.Đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội trong gần 8 tháng qua đã ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Phun hoá chất diệt muỗi đã phát huy hiệu quả

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô có dấu hiệu chững lại. Tuần qua, toàn thành phố phát hiện 3.440 bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 17.400 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều nhất so với số ca mắc cả năm của 10 năm trở lại đây.7 bệnh nhân trong số đó đã tử vong.

4 đoàn của Sở đã đi các bệnh viện kiểm tra.Bộ Y tế hỗ trợ 6 đội phòng dịch xuống hỗ trợ Hà nội diệt bọ gậy phun hoá chất.Hà Nội ra quan diệt bọ gậy 3 đợt liên tục.30 quận huyện đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 60.000 người. 4.600 tổ giám sát diệt bọ gậy.

Kiểm tra 1,4 triệu dụng cụ chứa nước. 156/384 phường có quy mô phun diện rộng. Hà Nội đã nhận hỗ trợ của 22 địa phương 22 máy phun hoá chất, nâng con số máy phun hóa chất ô tô lên 25 máy, 180 máy phun đeo vai, 10 máy phun mù nóng, sử dụng 4000 lít hoá chất. Việc phun hóa chất kết hợp phun ô tô chĩa vòi rồng vào trường học, chợ.Kết quả các ổ dịch 1328/1800 được khống chế.80% ổ dịch chỉ có 2-3 bệnh nhân, cao nhất ổ dịch 30 bệnh nhân nhưng rất ít. Sau khi phun muỗi thì tỷ lệ mật độ muỗi tại các khu vực phun đã giảm

Về tình hình bệnh nhân ngoài cộng đồng.Tuần trước là 3.447 bệnh nhân thì tuần này là 3.400 bệnh nhân.

Về tình hình bệnh nhân trong bệnh viện, theo thống kê ngày 14/8 là 3.087 bệnh nhân, ngày 15/8  là gần 2.680 bệnh nhân thì ngày 16/8 giảm được hơn 100 bệnh nhân, với con số hơn 2558 bệnh nhân.

Cũng theo ông Hạnh, Hà Nội căn cứ vào tình trạng dịch tễ, hiện đã phân lại 12 quận mức đỏ tập trung 90% bệnh nhân sốt xuất huyết, 5 quận còn lại ở mức cam, 13 quận còn lại ở mức thấp hơn. Từ đó chia ra 3 mức ứng xử khác nhau với dịch, trong đó tập trung nhân lực, vật lực ở 12 quận đỏ.Theo thống kê có khoảng 86-90% hộ gia đình tạo điều kiện cho phun muỗi.Tuy nhiên, ông Hạnh lo lắng thời tiết này sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, nảy nở.

Tại cuộc họp, TS Trần Vũ Phong- Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả giám sát tại 2 phường Định công quận Hoàng Mai có mật độ muỗi khá cao, 30 nhà chỉ có 1 nhà có ổ bọ gậy. Phun sau 2 tiếng mật độ muỗi trở về 0. Tuy nhiên, ông Phong cũng lưu ý thông tin tại Phường Vĩnh Hưng có những ổ bọ gậy khá đặc biệt tại những khay dưới tủ lạnh có nhiều bọ gậy, đây là những vị trí khó phât hiện.

"Chúng tôi là những người nghiên cứu côn trùng rất lâu năm cũng cố gắng tìm hiểu vì sao có muỗi mà không thấy ổ bọ gậy.Nhưng khi lật các tủ lạnh ra thì thấy rằng các khay chứa nước đọng dưới tủ lạnh trong các gia đình có rất nhiều ổ bọ gậy.Chúng tôi thấy rằng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết ngày càng khôn hơn.Có những ổ bọ gậy mà bình thường chúng ta không thể ngờ tới. Thực trạng này giống như bên Singapore , loài muỗi  này tìm những nơi mà con người không tìm ra được để sinh đẻ trứng, nở ra bọ gậy. Đây là một khó khăn rất lớn trong phòng chống sốt xuất huyết”- TS Trần Vũ  Phong nói

Đồng quan điểm, PGT.TS Trần Thanh Dương- Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng TW cũng cho biết qua phun muỗi cho thấy mật độ muỗi giảm.Tuy nhiên, ông Dương cảnh báo tại cuộc họp về thực trạng nhiều hộ gia đình trồng rau tại tầng thượng, có ổ lăng quăng trong các thùng xốp chứa nước trồng rau.

Tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Văn Kính- Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TW cho hay, trung bình mỗi tuần có 280- 300 bệnh nhân.Trong vài ngày gần đây có giảm bệnh nhân. BV đã và đang thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ trưởng về việc chuyển bệnh nhân sang cơ sở 2 ở Đông Anh. Ông Kính cũng cho biết đa số trong các trường hợp tử vong có liên quan đến sốt xuất huyết đều trên nền bệnh sẵn như tăng huyết áp, tiểu đường.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Hà Nội cần huy động thêm các lực lượng tham gia phòng chống dịch.Đồng thời đẩy mạnh việc phun mù nóng vì hiện nay việc phun này hiệu quả hơn phun sương. Bên cạnh đó, việc phun hóa chất phải tiến hành thực hiện đúng theo khuyến cáo phun 3 lần.

Đẩy mạnh truyền thông và phân tuyến điều trị hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng cho hay hiệu quả phun muỗi tại cộng đồng và gia đình đã làm cho mật độ muỗi giảm rõ rệt.Số ca bệnh có xu hướng giảm so với tuần trước.Như vậy có xu hướng giảm muỗi và giảm ca bệnh mắc. Tuy nhiên để việc phòng chống dịch hiệu quả, đề nghị công tác truyền thông đi trước 1 bước, tập trung tuyên truyền về ổ chứa muỗi, lăng quăng; Những dấu hiệu của bệnh và khi mắc bệnh thì điều trị thế nào. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Trung tâm truyền thông của Hà Nội phải ngay lập tức xây dựng các video tuyên truyền để phát rộng rãi.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ TW bắt một số loài muỗi để phân lập muỗi. Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ TW và Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng TW tăng cường tập huấn cho tuyến dưới về làm dịch tễ học thực địa.Về phía Hà Nội, lãnh đạo Sở yêu cầu ngay các khoa côn trùng của các đơn vị dự phòng phải thường xuyên tiến hành thống kê số lượng muỗi để làm dịch tễ học thực địa. Về công tác phun muỗi, Bộ trưởng yêu cầu cần tiếp tục phun trên diện rộng ở bệnh viện, trường học, khu đất trống, công trường xây dựng...

Về công tác điều trị lo ngại vào năm học mới tăng tỷ kệ trẻ nhỏ mắc bệnh, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh và BV Bệnh Nhiệt đới TW cần tổ chức tập huấn lại lần nữa về những vấn đề liên quan đến điều trị cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì cho nhập viện và không để bệnh nhân nằm ghép để tránh lây chéo bệnh viện. Không để bệnh nhân vào nằm truyền dịch rồi về.Tích cực tuyên truyền người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà.

Trước đó. tối ngày 16/8, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác điều trị dịch bệnh sốt xuất huyết tại Khoa Truyền nhiễm BV bạch Mai, BV Bệnh Nhiệt đới TW và BV Thanh Nhàn.Tại các BV cơ bản không còn tình trạng nằm ghép giường bệnh trầm trọng.Riêng tại Khoa Truyền nhiễm của BV Bạch Mai có tình trạng ghép bệnh nhân vì hiện đang có 90 bệnh nhân đang điều trị, đa phần là bệnh nhân nặng, có dấu hiệu cảnh báo và thai phụ mắc sốt xuât huyết.

 

Cả nước đã ghi nhận 90.600 người mắc sốt xuất huyết

http://thanhnien.vn/suc-khoe/ca-nuoc-da-ghi-nhan-90600-nguoi-mac-sot-xuat-huyet-866963.html

Cuối chiều 17.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến họp khẩn với lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội về tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH).

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết sau khi tổ chức các đợt phun hóa chất diện rộng và thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, những ngày gần đây số ca mắc SXH ở Hà Nội có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao, hiện còn 2.674 bệnh nhân đang điều trị trong tổng số 17.365 ca mắc SXH ghi nhận từ đầu năm đến nay.

Cùng ngày, 6 đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã kiểm tra công tác phòng chống SXH trên địa bàn 12 quận/huyện.Qua kiểm tra, vẫn phát hiện tồn tại một số ổ bọ gậy muỗi SXH.

 

Bệnh viện Xanh Pôn thành lập khu điều trị riêng bệnh nhân sốt xuất huyết

http://www.baohaiquan.vn/pages/benh-vien-xanh-pon-thanh-lap-khu-dieu-tri-rieng-benh-nhan-sot-xuat-huyet.aspx

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vừa tiến hành thành lập khu tái khám và điều trị ban ngày riêng biệt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận trên 400 bệnh nhân sốt, trong đó có hơn 1/4 số bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết (SXH). Đó là chưa kể đến trên 100 bệnh nhân đã bị SXH đến tái khám hàng ngày.

Trước thực tế đó, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã thành lập riêng một khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân SXH. Bác sỹ Nguyễn Văn Thường, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, việc thành lập riêng một khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân SXH sẽ giúp các bệnh nhân tái khám sẽ được khám và lấy máu xét nghiệm tại chỗ, truyền dịch cũng truyền dịch tại chỗ sẽ giảm thiểu thời gian lưu chuyển của bệnh nhân, giảm lượng ùn tắc cho bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hơn 1.600 bệnh nhân SXH. Để đáp ứng yêu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã đầu tư mua thêm giường bệnh, đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, tăng cường nhân lực cho các khoa điều trị. Đồng thời chủ động phân loại bệnh nhân theo từng mức độ nặng, nhẹ để có phác đồ điều trị thích hợp.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện dịch bệnh SXH vẫn đang diễn biến phức tạp do vậy khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh như thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đậy kín thùng chứa nước, khơi thông những chỗ ao tù nước đọng, cống rãnh, diệt bọ gậy, tránh muỗi đốt bằng cách nằm ngủ trong màn, mặc quần áo dài. Bên cạnh đó áp dụng các phương pháp chống muỗi đốt như sử dụng các loại tinh dầu tràm, dầu sả xua muỗi.

 

Truyền hình trực tuyến: Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết

http://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-tiep-tuc-tuyen-chien-voi-sot-xuat-huyet-n135266.html

Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề "Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết".Chương trình được truyền hình trực tuyến vào lúc 14h30, thứ hai, ngày 21/8/2017. Toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được phát trực tiếp trên trang Suckhoedoisong.vn, kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Bệnh sốt xuất huyết đang là mối lo hiển hiện của người dân, đặc biệt tại Hà Nội khi mùa mưa đang đến. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trong 7 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 22 trường hợp tử vong. Trong đó số bệnh nhân nhập viện là 69.085 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (51.742/17) số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 5 trường hợp.

Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 9/8/2017, toàn thành phố đã ghi nhận 13.982 mắc/5 tử vong tại Hoàng Mai (2); Đống Đa (1); Ba Đình (1) và Hà Đông (1).Bệnh nhân phân bố tại cả 30/30 quận huyện của thành phố, 532/584 xã, phường, thị trấn (chiếm 91% số xã, phường); số mắc tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2016 (581/0) do dịch đến sớm hơn 3 tháng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định, dịch bệnh SXH tại Hà Nội đang có xu hướng tăng và nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát, có thể xảy ra nếu không kịp thời triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp hữu hiệu. Nguyên nhân do năm nay mùa hè đến sớm, nền nhiệt trung bình cao, trong khi đó ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao, còn phó mặc cho ngành y tế, một số hộ gia đình chưa phối hợp trong việc phun hóa chất xử lý ổ dịch...

Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc phòng bệnh và đưa ra những khuyến cáo cần thiết để người dân hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh SXH, ngày 27/7/2017 vừa qua, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Ứng phó khẩn cấp với Sốt xuất huyết" và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Do nhu cầu thông tin về dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn và là mối lo ngại lớn của cộng đồng thời điểm này, để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Báo Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức tiếp chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Tiếp tục tuyên chiến với Sốt xuất huyết".

 

Hà Nội mưa nhiều khiến dịch sốt xuất huyết càng khó kiểm soát hơn

http://www.baohaiquan.vn/pages/ha-noi-mua-nhieu-khien-dich-sot-xuat-huyet-cang-kho-kiem-soat-hon.aspx

Thời tiết Hà Nội hai ngày vừa qua mưa nhiều với độ ẩm cao khiến công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) đã khó càng khó hơn.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thời tiết mưa nắng thất thường với độ ấm cao khiến các ổ gậy mới liên tục phát sinh khiến việc chống dịch càng trở nên khó kiểm soát. “Nếu thời tiết mưa to, mưa rào sẽ cuốn trôi các ổ bọ gậy song nếu thời tiết cứ mưa nhỏ, mưa kéo dài, các ổ bọ gậy sẽ phát triển mạnh khiến việc phòng dịch SHX càng trở nên khó kiểm soát hơn do vây ngành Y tế đang rất lo lắng và gồng mình chống dịch”, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lo lắng.

Về phí y tế Hà Nội, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200 diệt muỗi.

Trong ngày 16/8, mặc dù trời có mưa nhưng ngành Y tế vẫn tiếp tục triển khai phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn 21 quận, huyện.Ngày 17/8 lịch phun thuốc tiếp tục được diễn ra trên địa bàn các 23 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Việc phun thuốc diệt muỗi diễn ra từ nay đến hết tháng 8 tại các ổ dịch trọng điểm và 100% các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, trường học, chợ, khu lán trọ công trình.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội biết, Hà Nội cũng đang nỗ lực hết sức để phun thuốc diệt muỗi, tìm diệt các ổ bọ gậy, song ông Cảm cũng cảnh báo thực tế do quá lo lắng trước diễn biến của dịch sSXH rất nhiều người dân Hà Nội đã quyết định tự phun thuốc diệt muỗi để phòng tránh dịch.

Ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng khuyến cáo, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, thậm chí không rõ hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi mà còn có thể tăng nguy cơ muỗi nhờn thuốc, kháng thuốc."Nếu người dân có nhu cầu phun thuốc thì nên đến trạm y tế địa phương hoặc liên lạc đến đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ nhất.Hiện Bộ Y tế đang cho lưu hành 3 loại hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết gồm Deltamethrine, Permethrine và Malathion.Ba loại thuốc này cho kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng muỗi rất tốt", Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thông tin.

Được biết thống kê mới nhất cho hay, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội lên tới gần 15.400 ca mắc, 7 trường hợp tử vong, trong khi đó, đây vẫn chưa phải là đỉnh dịch, đỉnh dịch thực sự của SXH hàng năm rơi từ vào tháng 9.

 

Gồng mình chống dịch sốt xuất huyết

http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-xahoi/baothoinay-xahoi-phongsu/item/33807402-gong-minh-chong-dich-sot-xuat-huyet.html

Trong những ngày này, hầu khắp các bệnh viện tại Hà Nội đều quá tải bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) nằm điều trị.Theo đó, các bệnh viện phải huy động toàn nhân lực, triệu tập tất cả bác sĩ đi học quay trở lại làm việc 24/24 giờ.

Bữa trưa lúc 2 giờ chiều

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện tuyến cuối về các bệnh truyền nhiễm có 800-1.000 bệnh nhân đến khám SXH. Tương tự, tại Bệnh viện Đống Đa - tuyến cuối của Hà Nội về bệnh truyền nhiễm, con số này khoảng 250-400 bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đống Đa cho biết, để tránh quá tải cho Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện đã phải trưng dụng phòng của bác sĩ thành phòng điều trị bệnh nhân SXH. Ngoài ra, bệnh viện cũng phải huy động gần 30 bác sĩ ở các khoa, phòng khác đến hỗ trợ.Dù vậy, nhân viên y tế vẫn phải căng sức làm việc 7-8 giờ tối chưa được về. Nhiều người vừa trực đêm sáng hôm sau làm nối ca luôn. Ngay tại Khoa Cấp cứu, hai bác sĩ và ba điều dưỡng viên đang phải khám 150 bệnh nhân/ngày, trong khi ngày thường chỉ 20-40 người. “Bữa trưa thường bắt đầu lúc 14 giờ và bữa tối thường sau 22-23 giờ, có hôm mệt không nuốt nổi”, bác sĩ Hiền chia sẻ.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện cho biết, những ngày qua bệnh viện phải mở thêm ba phòng khám chuyên về SXH, lấy cả tầng năm vốn là Khoa Virus và một nửa số giường Khoa Viêm gan, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp để khám, chữa cho bệnh nhân SXH. Hiện bệnh viện chỉ có 280 nhân viên y tế để khám, chữa cho hàng nghìn bệnh nhân SXH, nên TS Kính cho biết “quá thiếu nhân lực”.

Bệnh viện đã phải huy động nhiều y, bác sĩ túc trực, tất cả nhân viên y tế đều được lệnh không được nghỉ buổi nào kể cả thứ bảy, chủ nhật, thậm chí “không được ốm đau trừ khi bệnh nặng”.Trong đó phải kể đến Khoa Hồi sức tích cực là nơi chỉ có bệnh nhân nguy kịch nhất nằm.Tại đây các bác sĩ phải chạy đua với thời gian, giành giật lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân.Không chỉ Khoa Hồi sức tích cực mà tất cả khoa, phòng khác ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đều tham gia khám, chữa bệnh nhân SXH.

11 giờ 30 phút đêm, bác sĩ Đồng Phú Nghiêm (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) vẫn chưa được nghỉ. Tạm gấp chồng hồ sơ bệnh án lại, anh chia sẻ, cũng như các đồng nghiệp, cả tháng qua anh gần như trực hằng ngày và không có ngày nghỉ. Trong khi đó, nữ điều dưỡng viên Khoa Viêm gan virus Vũ Thị Thanh Trà lại cho biết, hai tuần trở lại đây ngày nào cũng như ngày nào, chị đi sớm, về muộn. Rời nhà từ lúc thành phố còn chìm trong giấc ngủ cho đến khi lên đèn mới bước chân ra khỏi cổng bệnh viện. Dẫu vừa bị gãy chân sau một vụ tai nạn giao thông, bác sĩ chỉ định bó bột và “ngồi yên một chỗ” trong sáu tuần, thế nhưng nghĩ đến lực lượng y, bác sĩ mỏng, chị đành bó nẹp ba tuần rồi bỏ nẹp với đôi chân cà nhắc tiếp tục “chiến đấu” với dịch bệnh.

Vất vả phải chấp nhận

Là người có thâm nhiên 25 năm trong nghề, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) Nguyễn Thúy Mai đánh giá, chưa bao giờ dịch SXH bùng phát ở Hà Nội lớn như lần này. Bệnh nhân quá đông, mà nhân lực thì cố định nên chị và các đồng nghiệp vắt kiệt sức từ 6 giờ sáng đến 18 giờ tối, các ca kíp thay nhau trực tăng cường 24/24 giờ.

“Người bệnh đến đều sốt cao, có người ngất xỉu, chúng tôi phải nhanh chóng giải quyết.Chưa kể, đông bệnh nhân, công việc nhiều nhưng áp lực tinh thần người bệnh gây ra khi phải lo lắng chờ đợi khám quá lâu khiến các y, bác sĩ luôn trong tình trạng căng thẳng.

Chị Mai cũng lo ngại, dịch tiếp tục kéo dài không biết đến khi nào mới dừng với áp lực công việc, áp lực tinh thần triền miên như thế này thì có lẽ nhân viên không ốm vì SXH thì cũng đổ vì quá sức.Hiện, cả Khoa Khám bệnh có 13 điều dưỡng viên, tăng cường thêm năm người làm việc 24/24 giờ.Đến nay, hầu như ai cũng mệt mỏi và phải tự động viên nhau cố gắng vì người bệnh.Trong khi đó, điều dưỡng viên Trà thì cho biết chăm sóc bệnh nhân là việc làm hằng ngày nên chị không sợ vất vả mà chỉ sợ quá tải bệnh nhân.“Vất vả cũng chấp nhận. Mình chỉ e sợ, nếu bệnh nhân vào nằm viện quá đông mà nhân viên điều dưỡng không bao quát hết, không theo dõi kịp những diễn biến của người bệnh thì... Dù đến nay chưa xảy ra tình huống nào nhưng tôi vẫn thấy không thể yên tâm”, chị Trànói.

Các chuyên gia cảnh báo, với thời tiết mưa, nắng thất thường, những tuần tới số bệnh nhân SXH còn tăng. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80.555 trường hợp SXH, 24 người tử vong. Gần 70.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. So cùng kỳ năm ngoái, số ca bệnh tăng 33,5%, số tử vong tăng năm trường hợp. Riêng Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 14.000 bệnh nhân SXH với bảy người tử vong.

Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga chia sẻ, đến tháng 11 may ra dịch mới dừng lại. Muỗi SXH truyền bệnh từ người bệnh sang người lành bằng hai cách. Cách thứ nhất qua nước bọt muỗi đã đốt người bệnh.Cách thứ hai là qua trứng muỗi rồi thành loăng quăng và thành muỗi mang virus SXH, khi đốt người lành lại tiếp tục truyền virus SXH.Trứng muỗi rất giỏi chịu khô hạn và khi có nước, nó sinh ra loăng quăng ngay.Vì vậy cứ có nước đọng tồn tại là có muỗi, và có muỗi là có SXH.Nhiệt độ môi trường càng cao thì muỗi càng phát triển nhanh, mưa càng nhiều thì càng nhiều muỗi. Mỗi con muỗi đẻ khoảng năm lần, mỗi lần chục trứng và cứ vậy chúng tăng theo cấp số nhân.Các công trường xây dựng cũng là những ổ loăng quăng. Muỗi SXH sống trong nhà và ẩn nấp sau tủ, sau ri đô che cửa, sau quần áo treo, dưới gầm giường... Phải tự bảo vệ mình và người thân bằng cách dọn sạch các nơi nước có thể đọng lại sau mỗi trận mưa, nguồn nước trữ cho ăn uống, lọ hoa, chai lọ, hộp đựng nước, xô, chậu... Cần tích cực phun diệt muỗi trong nhà, xoa chất xua muỗi, nằm màn, tránh cho trẻ em khỏi bị muỗi đốt. Không có muỗi đốt thì sẽ không có SXH.Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân có bất kỳ triệu chứng: sốt cao kèm xuất hiện các chấm hay đốm mầu đỏ trên da, chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở thì cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

 

Công sở cũng có thể biến thành ổ dịch sốt xuất huyết

http://www.baohaiquan.vn/pages/cong-so-cung-co-the-bien-thanh-o-dich-sot-xuat-huyet.aspx

Trong thời điểm dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh hiện nay, không chỉ nhà ở, khu dân cư mà ngay tại nhiều văn phòng cơ quan, công sở cũng có mật độ muỗi khá dày đặc, tiềm ẩn nguy cơ trở thành những ổ dịch SXH.

Thực tế từ đầu vụ dịch sốt xuất huyết (SXH) ở Hà Nội đến nay, có không ít bệnh nhân là nhân viên, cán bộ văn phòng bị muỗi đốt truyền bệnh SXH phải nhập viện điều trị, thậm chí có cơ quan chỉ trong 1 tuần đã có vài trường hợp xin nghỉ ốm vì mắc SXH.

Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế dù nhiều văn phòng, cơ quan công sở rất khang trang, sạch sẽ nhưng vẫn có muỗi truyền SXH là vì vẫn có các ổ bọ gậy, loăng quăng không được xử lý. Dễ nhận thấy nhất là ở các cơ quan có những bể cá, hòn non bộ lộ thiên, có nhiều chậu cây cảnh chứa nước để trong sân hoặc bày trên thành tường, ban công.

Bên cạnh đó ngay trong phòng làm việc, nhiều nhân viên văn phòng có sở thíchcắm hoa trong các lọ thủy tinh chứa nước, trồng các cây xanh để bàn, nhất là cây dây leo có rễ, nếu không thường xuyên thay nước, vệ sinh bình đựng hàng ngày thì đây cũng có thể là ổ phát sinh bọ gậy. Thậm chí có một chi tiết ít người để ý là ngay cả những khay nước thải tủ lạnh, nước thải của điều hòa… cũng có thể chứa bọ gậy.

Do đó, việc cần làm để phòng chống SXH theo các chuyên gia y tế là người dân cần tích cực diệt bọ gậy nhằm phòng tránh SXH. Bên cạnh đó áp dụng các phương pháp chống muỗi đốt như sử dụng các loại tinh dầu tràm, dầu sả xua muỗi.

 

Thiết bị chống muỗi… được mùa

http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/thiet-bi-chong-muoi-duoc-mua-3680808-b.html

Số người mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng ngày tại Hà Nội khiến các bậc phụ huynh đứng ngồi không yên. Hiện, thành phố đã huy động mọi lực lượng để phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất tiếp đón, điều trị bệnh nhân.

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, nhiều phụ huynh cũng tìm mọi cách bảo vệ bản thân và gia đình, nhất là trẻ nhỏ.

Truy tìm tác nhân truyền bệnh

Số liệu của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, chỉ trong 1 tuần (6 - 13/8), Hà Nội ghi nhận thêm 3,5 ngàn trường hợp mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân tập trung nhiều ở quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông… Như vậy, tính đến thời điểm này, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội chạm ngưỡng những năm đỉnh dịch (16.000 ca năm 2009 và 15,5 ngàn ca năm 2015).

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ, dịch còn kéo dài đến tháng 11 và đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 nên chắc chắn số bệnh nhân mắc sẽ không ngừng gia tăng.

Trước thực trạng dịch ngày càng lan rộng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Hà Nội dồn tổng lực cho công tác phòng chống dịch. Theo đó, cần triển khai chiến dịch phun muỗi trên diện rộng ở trường học, bệnh viện, trạm y tế xã, phòng khám khu vực, nhà trọ, lán công trình xây dựng và khu nhà bỏ hoang… Trước mắt, Bộ Y tế đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất diệt muỗi.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nguyễn Nhật Cảm, hiện có 21 địa phương lân cận cho Hà Nội mượn máy phun thuốc các loại. Hiện Hà Nội huy động lực lượng bộ đội, dân phòng tham gia chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi. Việc phun hóa chất được tiến hành theo hình thức cuốn chiếu, từ điểm có dịch đến vùng lân cận vào ban ngày và cả ban đêm.

Ông Cảm cho biết: Ban ngày sẽ sử dụng máy phun nhỏ để vào từng ngõ ngách và các hộ gia đình. Trước khi phun có thông báo để người già, trẻ nhỏ tạm di tản nhằm đảm bảo sức khỏe.Những người ở lại được khuyến cáo đeo khẩu trang để hạn chế việc hít phải hóa chất.

Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống trong nhà. Chúng nấp sau tủ, sau ri đô che cửa, dưới gầm giường, chỗ treo quần áo. Như vậy, phải phun thuốc muỗi trong và ngoài nhà mới diệt được muỗi triệt để.

Phòng bệnh: Mỗi người một kiểu

Ra quân rầm rộ nhưng các chuyên gia dịch tễ thừa nhận không thể dập dịch hoàn toàn bởi muỗi có mặt ở khắp mọi nơi, đòi hỏi việc phòng chống dịch phải đồng bộ từ bên ngoài môi trường vào đến từng nhà dân.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết: Một con muỗi cái có thể đẻ đến 200 trứng, đẻ ra 200 loăng quăng, bọ gậy rồi phát triển thành muỗi. Nên nếu chỉ diệt muỗi trưởng thành này mà không diệt cả loăng quăng thì như ném đá ao bèo. Do vậy, một con muỗi hay một ổ loăng quăng trong gia đình đồng nghĩa với nguy cơ bùng phát dịch.

Lực lượng phòng chống dịch có mặt khắp mọi nơi, số người mắc và tử vong do sốt xuất huyết liên tục được cập nhật đã có những tác động không nhỏ tới người dân. Lúc này, nhiều gia đình tìm mọi cách bảo vệ các thành viên trong gia đình.

Chị Nguyễn Thu Liên (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Nhà có con nhỏ, lại ở khu vực có dịch nên ngoài việc thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chị mua đèn bắt muỗi cho từng phòng, vợt bắt muỗi, chị còn trồng thêm mấy chậu sả ở ban công để xua muỗi. Tương tự, công việc đầu tiên vào mỗi sáng của chị Đỗ Thị Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) là đun nồi nước lá sả, vỏ bưởi để đuổi muỗi.

Tiếp đó cho tinh dầu sả chanh vào bình phun sương với hy vọng em bé ở nhà… an toàn trước sự tấn công của muỗi. Còn chị Phùng Thu Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhờ người thân ở nước ngoài mua thuốc bôi chống muỗi cho bé lớn và vòng đeo chống muỗi cho bé 2 tuổi ở nhà.

Nắm bắt được nỗi sợ muỗi của người dân, nhiều cửa hàng, trang web tung ra các sản phẩm chống muỗi, từ bình xịt, kem bôi và loại được nhiều bà mẹ quan tâm nhất là vòng đeo cho em bé. Theo lời quảng cáo, những sản phẩm trên an toàn với trẻ bởi chúng được làm từ silicone, bên trong chứa tinh dầu hoa cúc, bạc hà hoặc sả chanh có mùi dễ chịu, không gây dị ứng mà đuổi được muỗi trong suốt 24 giờ.

Có thể nói, tác dụng của thiết bị đuổi muỗi đến đâu chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên chọn sản phẩm có uy tín. Còn biện pháp phòng bệnh tốt nhất vẫn là vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh, mắc màn khi ngủ và đảm bảo không có muỗi, không có nước đọng, không có loăng quăng sẽ không có sốt xuất huyết và nhiều bệnh liên quan đến muỗi khác.

- Phun hóa chất chỉ là giải pháp diệt muỗi trưởng thành mang mầm bệnh ngay tại thời điểm đó. Hiện nay, phương pháp phun chủ yếu là phun khí dung, chỉ tồn tại và tiêu diệt được 2 - 3 tiếng nên có tình trạng hôm sau vẫn xuất hiện muỗi truyền bệnh.Điều này chứng tỏ khu vực đó có ổ bọ gậy và chúng nở thành muỗi.

- Biện pháp phòng bệnh triệt để nhất vẫn là diệt bọ gậy và giữ vệ sinh môi trường.

 

Nguy cơ sốc phản vệ khi bệnh nhân sốt xuất huyết tự ý truyền dịch

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/nguy-co-soc-phan-ve-khi-benh-nhan-sot-xuat-huyet-tu-y-truyen-dich.html

Bệnh nhân đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nếu tự truyền dịch mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ dễ bị sốc.

Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trong 3 ngày đầu, bệnh nhân sốt xuất huyết thường có biểu hiện mất dịch như sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau mình mẩy, chán ăn, có người nôn, sợ không dám ăn. Lúc này, nhiều người thường nghĩ đến việc truyền dịch.Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có thể truyền dịch được.

Theo bác sĩ Cường, bệnh nhân đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh nên nếu truyền dịch dễ bị sốc. Vì thế, bệnh nhân chỉ truyền dịch khi được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát. Tuyệt đối không truyền đạm hay dung dịch có pha vitamin. Tốc độ truyền cũng được tính toán rất cẩn thận, nhất là với trẻ nhỏ.Khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có triệu chứng mệt mỏi, đứng lên hoa mắt chóng mặt, mất 7-10 ngày để hồi phục.Lúc này cũng không nên truyền dịch bởi là giai đoạn thừa nước nên truyền dịch vào cơ thể rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân từ dịch truyền dù là đường glucose vẫn trở thành một chất lạ với cơ thể. Do đó phản ứng sốc phản vệ sau tiếp xúc vật lạ của cơ thể có thể xảy ra tức thì trong một vài giây hoặc vài giờ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh có thể bù nước, dịch… bằng cách thông thường. Ví dụ, với tỷ lệ 5 g đường trên 100 ml dung dịch thì truyền một chai glucose 5% cho trẻ tương đương với uống gần một thìa cà phê đường. Tương tự như vậy, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ bằng uống một bát canh nhạt. Do đó thay vì truyền dịch, người bệnh có thể uống nước bổ sung.

"Dịch truyền chỉ phát huy tác dụng khi dùng đúng chỉ định với trường hợp sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, người bệnh không thể ăn uống được... Lạm dụng truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, hại nhiều hơn lợi", tiến sĩ Dũng nói.

Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Trong 3 ngày đầu, người bệnh thường sốt cao nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.Giai đoạn nguy hiểm ngày thứ 4-7, có thể còn sốt hoặc giảm sốt.

Chữa bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.Nếu sốt cao trên 39 độ C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt được dùng là paracetamol đơn chất, uống cách nhau mỗi 4-6 giờ; không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Phần lớn bệnh nhân nhẹ có thể theo dõi điều trị tại tuyến dưới hoặc ở nhà. Nếu điều trị tại nhà, người bệnh cần bù nước điện giải đầy đủ như uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …), nước cháo loãng với muối. Trường hợp có dấu hiệu cảnh báo, nặng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định truyền dịch. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người béo phì, người cao tuổi, người có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận… khi bị sốt xuất huyết nên nhập viện theo dõi điều trị.

 

Phun thuốc không đúng, muỗi gây sốt xuất huyết có thể 'khỏe lên'

http://vietq.vn/phun-thuoc-khong-dung-muoi-gay-sot-xuat-huyet-co-the-khoe-len-d127674.html

Nếu phun thuốc không đúng, có thể tăng nguy cơ muỗi gây sốt xuất huyết bị nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là "khỏe lên" sau khi phun.

Hà Nội "tung" chiến dịch diệt muỗi gây sốt xuất huyết

Dù chưa vào đỉnh dịch sốt xuất huyết như mọi năm (tháng 9-11), hiện tại cả nước đã có trên 80.550 người mắc bệnh, 22 người tử vong, một thai phụ bị sảy thai.

Tại Hà Nội, mặc dù UBND thành phố vẫn chưa công bố dịch, nhưng theo chia sẻ của TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội trên báo Dân trí,  thống kê đến chiều 14/8, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội đã lên tới gần 15.400 ca mắc, 7 trường hợp tử vong. Con số này sấp sỉ số mắc sốt xuất huyết của các năm đỉnh dịch trước đó (cả năm 2009 là 16.000 ca mắc và 4 tử vong; năm 2015 Hà Nội có 15.5000 ca mắc). Trong khi đó, đỉnh dịch thực sự của sốt xuất huyết hàng năm rơi từ vào tháng 9, nên con số bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng lên.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định, dịch bệnh tại Hà Nội đang có xu hướng tăng và nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát, có thể xảy ra nếu không kịp thời triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp hữu hiệu.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200.

Trong ngày 16/8, mặc dù trời có mưa nhưng ngành Y tế vẫn tiếp tục triển khai phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn 21 quận, huyện. Việc phun thuốc diệt muỗi diễn ra từ nay đến hết tháng 8 tại các ổ dịch trọng điểm và 100% các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, trường học, chợ, khu lán trọ công trình.

Phun thuốc không đúng khiến muỗi sốt xuất huyết "khỏe lên"

Số ca mắc sốt xuất huyết còn tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ việc vẫn còn nhiều người dân đang có những ngộ nhận sai lầm về việc phun thuốc diệt muỗi.

Cách phòng tránh đơn giản nhất mà mọi người truyền tai nhau: Tự phun thuốc diệt muỗi. Thuốc thì chỉ cần ra cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ thì chỉ cần mua loại bình xịt tay. Vậy là, toàn bộ số muỗi nhà mình sẽ được hạ gục nhanh gọn, lo gì đến sốt xuất huyết. Nhiều người còn đến các cơ sở, trung tâm để thuê người phun thuốc với giá khoảng 4.000 đồng - 7.000 đồng/m2, mỗi lần phun thuốc có chi phí khoảng 300.000 đồng - 400.000 đồng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, điều này không hẳn có lợi, thậm chí còn có khả năng gây hại và phản tác dụng nếu phun không đúng cách. Theo đó, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, thậm chí không rõ hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi.Trong khi đó, có thể tăng nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là "khỏe lên" sau khi phun thuốc.

Mặt khác, nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình trong khi hàng xóm không phun thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.

Trung tâm này khuyến cáo, nếu người dân có nhu cầu phun thuốc thì nên đến trạm y tế địa phương hoặc liên lạc đến đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ nhất.Hiện Bộ Y tế đang cho lưu hành 3 loại hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết gồm Deltamethrine, Permethrine và Malathion.Ba loại thuốc này cho kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng muỗi rất tốt.

Quá lo lắng dịch sốt xuất huyết lan rộng, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội đã tự phun thuốc diệt muỗi để phòng tránh dịch.

 

Tại sao phun thuốc diệt muỗi, muỗi lại "khỏe" hơn?

https://laodong.vn/suc-khoe/tai-sao-phun-thuoc-diet-muoi-muoi-lai-khoe-hon-549848.ldo

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội vẫn tăng từng ngày, chưa có dấu hiệu giảm. Hà Nội đã và đang thực hiện chiến dịch phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy nhằm ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết (SXH) song dịch bệnh vẫn tung hoành. Người dân bắt đầu nghi ngờ hóa chất diệt muỗi có thật sự hiệu quả?Có phải càng phun thuốc diệt muỗi, mỗi càng khỏe hơn?

Người dân nghi ngờ tính độc hại của thuốc muỗi

Bắt đầu từ ngày 14.8, Hà Nội đã thực hiện phun thuốc diệt muỗi bằng xe phun thuốc diệt muỗi công suất lớn. Loại thuốc được lựa chọn sử dụng là Hantox 200.Theo đó, mỗi địa bàn được phun thuốc sau 7 ngày sẽ phun lại một lần. Những chiếc vòi phun công suất lớn được đặt trên xe ở góc 45 độ để thuốc có thể đạt khoảng cách phun 50m. Ngoài ra, máy phun tay cũng được sử dụng để phun thuốc tại các hộ dân và ngõ phố nhỏ.

Đã có một nhóm học sinh Trường THCS Quang Trung (Đống Đa - Hà Nội) có biểu hiện ngứa, mẩn đỏ, khó chịu sau khi tiếp xúc với khu vực có phun thuốc muỗi cách đó 1 ngày. Tuy nhiên, số học sinh này không có biểu hiện nặng thêm.Ngoài ra, các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội chưa ghi nhận ca nào bị ngộ độc thuốc phun muỗi.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - khẳng định: Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch SXH ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người.

Hiện Bộ Y tế đang cho lưu hành 3 nhóm hóa chất diệt muỗi phòng chống SXH gồm Deltamethrine, Permethrine và Malathion.Ba loại thuốc này cho kết quả nghiên cứu, thử hiệu lực, khả năng kháng muỗi rất tốt.

TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - cũng khẳng định: Thuốc được sử dụng phòng chống dịch sốt xuất huyết đã được Bộ Y tế cho phép. Khi phun, thuốc được kiểm tra đúng liều lượng, phun đúng quy cách với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa.Vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe là không có cơ sở.

“Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng (có thể bị ho) thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó mới vào nhà” - TS Cảm khuyến cáo.

TS Cảm phân tích thêm, vài giờ sau khi phun thuốc sẽ khuếch tán nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm virus truyền bệnh SXH ở thời điểm đó.Khi hết thuốc mà môi trường vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh SXH, nhiều bọ gậy tạo điều kiện môi trường cho muỗi phát triển thì khả năng mắc bệnh vẫn cao.

Người dân tự ý phun thuốc khiến muỗi "khỏe" lên

Thời điểm này, số ca mắc SXH trên toàn thành phố Hà Nội vẫn tăng, chưa có dấu hiệu giảm.Nhiều gia đình đã tự phun thuốc diệt muỗi nhưng không biết rằng việc này không hề có lợi. Trên thực tế, không ít hộ gia đình đến các cơ sở, trung tâm để thuê người phun thuốc với giá khoảng 4.000 đồng - 7.000 đồng/m2, mỗi lần phun thuốc có chi phí khoảng 300.000 đồng - 400.000 đồng

TS Nguyễn Nhật Cảm cho biết, việc này không có lợi, thậm chí còn có khả năng gây hại và phản tác dụng nếu phun không đúng cách. Theo đó, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình, không đúng hóa chất sẽ không tiêu diệt được muỗi mà còn tăng nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là muỗi  "khỏe lên" sau khi phun thuốc.

TS Vũ Trọng Dược - Thư ký Chương trình SXH Dengue khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - phân tích: Khi sử dụng hóa chất diệt muỗi cần có chỉ định, không nên tùy ý phun. Hiệu quả của thuốc diệt muỗi chỉ tác dụng khi phun đúng hóa chất, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, đúng thời gian.Về nguyên tắc, phun hóa chất diệt muỗi tại một vùng khi ở đó muỗi nhiễm virus Dengue.Phun hóa chất không đúng cách, không có máy phun chuyên dụng, không đủ liều lượng dẫn đến muỗi tăng sức đề kháng, vô tình làm muỗi khỏe hơn trong tương lai".

“Nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình, trong khi hàng xóm không phun thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Người dân có thể sử dụng các bình xịt muỗi đã được cấp phép lưu hành trên thị trường để sử dụng phun diệt ở phạm vi hẹp trong gia đình. Tuy vậy, việc cá nhân, gia đình tự phun thuốc diệt muỗi trong nhà chỉ diệt muỗi tức thì.Nếu không loại trừ được các ổ loăng quăng, bọ gậy ở hộ gia đình và khu vực xung quanh thì muỗi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại” - PGS.TS Phu khuyến cáo.

 

Hà Đông hạn chế các ổ dịch sốt xuất huyết

http://kinhtedothi.vn/quan-ha-dong-han-che-cac-o-dich-sot-xuat-huyet-295728.html

Sau 5 ngày triển khai tổng dọn vệ sinh môi trường và phòng chống dịch sốt xuất huyết, đến nay Hà Đông đã hạn chế cả số người mắc bệnh và số ổ dịch sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của quận Hà Đông, đến ngày 16/8, số lượng người mắc sốt xuất huyết trên địa bàn khoảng 1.092 người, tăng so với ngày 12/8 (ngày bắt đầu ra quân tổng vệ sinh môi trường) là 78 người.

Số ổ dịch sốt xuất huyết đã giảm mạnh từ 192 ổ xuống còn 37 ổ đang hoạt động.Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cũng giảm từ 100 người trong ngày 12/8 xuống còn 65 người ngày 16/8.

Đặc biệt qua đẩy mạnh tuyên truyền và phòng chống muỗi sinh sản, khoanh vùng dập dịch nên các ổ dịch có số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều nhất là tổ dân phố 11, 12 của phường Phú Lương đã được khống chế.

Đạt được kết quả này, Hà Đông đã tích cực tuyên truyền đến các hộ gia đình về việc dọn vệ sinh, đổ 100% dụng cụ chứa nước tránh muỗi sinh sản. Quận đã tổ chức kiểm tra trên 91% hộ gia đình về công tác vệ sinh môi trường; đồng thời tăng cường thêm máy phun thuốc trừ muỗi từ 6 máy ngày 12/8 lên 11 máy.100% ổ dịch đã được phun thuốc.Một số trường học, chợ, nơi công cộng có nguy cơ cao muỗi sinh sản phát triển đã được phun trừ.Hiện tại Hà Đông vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và khoanh vùng dập dịch nhằm hạn chế thấp nhất số người mắc bệnh và ổ dịch phát sinh.

 

Phú Thọ khoanh vùng xử lý tốt các ổ bệnh sốt xuất huyết

http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/phu-tho-khoanh-vung-xu-ly-tot-cac-o-benh-sot-xuat-huyet-n20170817152948887.htm

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ, từ đầu tháng 7 đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ghi nhận hơn 100 ca nghi mắc sốt xuất huyết; hầu hết những người (ca) mắc bệnh  đều đang học tập, công tác tại các tỉnh, thành phố có dịch bệnh sốt xuất huyết trở về địa phương.

Thông qua hệ thống giám sát chủ động, tại tỉnh đã phát hiện 36 ca mắc sốt xuất huyết lâm sàng, tăng cao so với năm trước (năm 2016 chỉ có 7 ca).  Số ca mắc tập trung tại thành phố Việt Trì và các huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Cẩm Khê…

Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ, đầu tháng 8/2017, trên địa bàn thành phố Việt Trì xuất hiện ổ bệnh sốt xuất huyết đầu tiên. Một gia đình có 3 mẹ con trú tại khu 17, phường Gia Cẩm cũng mắc sốt xuất huyết. Sau khi phát hiện ổ bệnh, Trung tâm y tế thành phố Việt Trì đã tiến hành khoanh vùng, tổ chức phun khử trùng, tiêu độc, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tham gia phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả.

Tại Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện liên tục gia tăng.Từ đầu tháng 7 đến nay, Khoa Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận điều trị 70 ca mắc sốt xuất huyết.

Theo Bác sỹ Cù Thị Bích Hạnh - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ, do thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, dẫn tới nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết. Ngành Y tế đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh và bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên để tuyên truyền sâu rộng đến người dân hiểu đúng về tình hình dịch bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với Trung tâm y tế các huyện, thị, thành thực hiện tốt việc giám sát lăng quăng và muỗi truyền bệnh tại từng xã để có cảnh báo dịch bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các địa phương tổ chức vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi khi chỉ số lăng quăng và muỗi truyền bệnh phản ánh nguy cơ cao; giám sát, xử lý các ổ dịch theo đúng các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế đảm bảo cung ứng đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch…

Ngành Y tế tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, để phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn...

Người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với các cơ sở y tế trong những đợt phun hóa chất phòng, chống dịch; khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

 

BĐBP An Giang tham gia phòng ngừa dịch sốt xuất huyết trên địa bàn đóng quân

http://www.bienphong.com.vn/bdbp-an-giang-tham-gia-phong-ngua-dich-sot-xuat-huyet-tren-dia-ban-dong-quan/

Ngày 17-8, UBND xã An Phú, huyện Tịnh Biên phối hợp với Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động và Đồn BP Nhơn Hưng, BĐBP An Giang tổ chức ra quân diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn ấp Phú Tâm.

Thời gian gần đây, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã An Phúc có chiều hướng gia tăng.Chỉ tính ở ấp Phú Tâm đã ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy, mục tiêu của chiến dịch ra quân lần này là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “Không có bọ gậy, không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết; tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng quăng để phòng sốt xuất huyết”.

Theo đó, các cán bộ Trạm y tế xã cùng với các ngành, đoàn thể và BĐBP đã đến từng hộ dân để tuyên truyền, tư vấn kiến thức về dịch bệnh sốt xuất huyết; hướng dẫn và thực hành cách phòng chống dịch như vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, tổ chức cọ rửa lu nước có loăng quăng, thả cá vào vật dụng chứa nước lớn, đậy kín nắp các lu có chứa nước…

Qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống dịch bệnh và cùng nhau thực hiện tốt phong trào diệt loăng quăng nhằm ngăn chặn sự sinh sản của muỗi vằn, tránh nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng.

 

Thêm nhiều người mắc sốt xuất huyết, Hà Tĩnh tập trung dập dịch

http://baohatinh.vn/y-te/them-nhieu-nguoi-mac-sot-xuat-huyet-ha-tinh-tap-trung-dap-dich/138851.htm

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh, đến ngày 17/8, trên địa bàn đã có 107 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tại 12/13 huyện, thị xã, thành phố.

Trong đó, thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (nơi phát hiện ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên) có số ca mắc nhiều nhất (48 bệnh nhân), 59 ca mắc bệnh còn lại nằm rải rác tại các địa phương khác, trừ TX. Hồng Lĩnh.

Các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Sơn… là những địa phương có từ 10 đến 12 bệnh nhân mắc bệnh. Hiện toàn tỉnh vẫn còn 15 trường hợp đang được theo dõi điều trị tại các bệnh viện và trạm y tế xã.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu, trước tình hình dịch bệnh hết sức nguy hiểm, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh cử cán bộ xuống tận các địa phương phối hợp tăng cường tuyên truyên về nguyên nhân, tác hại của dịch bệnh sốt xuất huyết, hướng dẫn cách phòng bệnh; tuyên truyền, tổ chức diệt loăng quăng, bọ gậy tại các khu vực có nguy cơ cao; phun hóa chất diệt muỗi tại 100% hộ gia đình và khu vực xung quanh nơi xảy ra ổ dịch; khuyến cáo người dân ngủ phải mắc màn tránh muỗi đốt…

 

Bộ Y tế thu hồi nước đông trùng hạ thảo có hàm lượng chất bổ cực thấp

http://khoe365.net.vn/bo-y-te-thu-hoi-nuoc-dong-trung-ha-thao-co-ham-luong-chat-bo-cuc-thap-p42247.html

Chánh thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên đã ký quyết định thu hồi thực phẩm chức năng "Nước đông trùng hạ thảo - Dongchoonghacho Drink".

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Công ty TNHH Alomart Việt Nam đến ngày 28/8 phải hoàn tất việc thu hồi sản phẩm "Nước đông trùng hạ thảo - Dongchoonghacho Drink" này.

Theo Bộ Y tế, lý do quyết định thu hồi sản phẩm "Nước đông trùng hạ thảo - Dongchoonghacho Drink" do sản phẩm này có hàm lượng chất Adenosine (hoạt chất quyết định tác dụng của đông trùng hạ thảo) không đạt so với tiêu chuẩn công bố.

“Nước đông trùng hạ thảo-Dongchoonghacho Drink”, có hạn sử dụng 18/4/2018, xuất xứ Hàn Quốc, sản xuất bởi Công ty Dong Nam Medics Co. (Korea), nhập khẩu bởi Công ty TNHH Alomart Việt Nam.

Sai phạm trên được phát hiện khi đoàn thanh tra đã lấy mẫu tại đơn vị kinh doanh, bán hàng đa cấp sản phẩm này là Công ty TNHH Nhượng Quyền Toàn Thắng (số 19 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, TPHCM) để kiểm nghiệm.

 

Bệnh viện Bạch Mai: 100 nhân viên y tế được tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn

http://laodongthudo.vn/benh-vien-bach-mai-100-nhan-vien-y-te-duoc-tap-huan-kiem-soat-nhiem-khuan-58286.html

Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng bệnh viện.

Để cập nhật thông tin liên quan tới phòng ngừa chuẩn và kỹ năng điều tra cắt ngang NKBV, chính vì thế ngày 15/8 Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tập huấn “Phòng ngừa chuẩn và giám sát NKBV” cho gần 100 học viên là cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện.

Theo TS.BS Trương Anh Thư, Phó trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiễm khuẩn được coi là NKBV khi biến cố sức khỏe xuất hiện sau 2 ngày, tính từ ngày bệnh nhân nhập viện. Đối tượng điều tra cắt ngang là mọi bệnh nhân nội trú có thời gian nằm viện từ 2 ngày trở lên, kể cả bệnh nhân xuất viện trong ngày điều tra.

Vì vậy, việc điều tra cắt ngang NKBV được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ mắc, tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến NKBV. Bên cạnh đó giúp bệnh viện lập kế hoạch tăng cường kiểm soát

 

Thực hiện nhiều kỹ thuật cao ở bệnh viện tuyến tỉnh

http://baotintuc.vn/suc-khoe/thuc-hien-nhieu-ky-thuat-cao-o-benh-vien-tuyen-tinh-20170817155430571.htm

http://nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/33808802-trien-khai-ky-thuat-chup-va-can-thiep-tim-mach-tai-benh-vien-da-khoa-tinh-ha-nam.html

Ngày 17/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp và can thiệp tim mạch.

Bác sỹ Phan Anh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết, việc triển khai các kỹ thuật chụp và can thiệp tim mạch là một bước phát triển đột phá về khoa học, kỹ thuật, giúp Bệnh viện giải quyết triệt để các trường hợp bệnh mà trước đây phải chuyển viện hoặc gây nguy cơ tử vong cao, như các bệnh lý hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, các bệnh lý van tim, cấu trúc tim; lấy huyết khối động mạch, nút mạch trong các bệnh lý u gan, u xơ tử cung, u phì đại tiền liệt tuyến, can thiệp mạch não.

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cũng đã đầu tư hàng loạt trang thiết bị hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla; máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy đầu dò; hệ thống X- quang kỹ thuật số DA; hệ thống phẫu thuật nội soi; hệ thống tán sỏi laser; máy nội soi tiêu hóa...

Bên cạnh đó, Bệnh viện tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao như tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II kết hợp với đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề. Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật cao, hiện đại như phẫu thuật vết thương tim, phẫu thuật sọ não, cột sống, phẫu thuật nội soi khớp gối, thay khớp háng, tán sỏi niệu quản ngược dòng, tán sỏi thận qua đường hầm nhỏ, cắt dạ dày nội soi, liệu pháp tiêu huyết khối điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp, lọc máu hấp phụ điều trị ngộ độc cấp...

Không chỉ nâng cao năng lực đội ngũ, bổ sung trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam còn thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh. Hệ thống quản lý chất lượng Bệnh viện đã được công nhận phù hợp Tiêu chuẩn ISO 9001- 2015. Bệnh viện đã được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, liên tục nhiều năm liền là lá cờ đầu của ngành Y tế Hà Nam.

 

Bệnh phổi mạn tính giết chết 4 triệu người trên thế giới mỗi năm

http://thanhnien.vn/suc-khoe/benh-phoi-man-tinh-giet-chet-4-trieu-nguoi-tren-the-gioi-moi-nam-866820.html

Một báo cáo mới cho thấy hai bệnh phổi mạn tính - hen suyễn và COPD - giết chết gần 4 triệu người trên thế giới mỗi năm, theo UPI.

Nghiên cứu cho biết 3,2 triệu người chết vào năm 2015 do bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) - bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính, thường liên quan đến hút thuốc lá. Theo báo cáo, bệnh hen suyễn gây ra thêm 400.000 ca tử vong trong năm 2015.

Trong khi bệnh suyễn phổ biến hơn thì bệnh COPD khiến nhiều người chết hơn.Mặc dù cả hai bệnh đều có thể được điều trị, nhưng nhiều người vẫn không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai.Ngoài ra, ở nhiều quốc gia, việc điều trị có thể ở mức không hiệu quả, nhóm nghiên cứu cho biết.

Hút thuốc lá và ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra COPD, các tác giả nghiên cứu lưu ý. Nguyên nhân của bệnh hen suyễn ít rõ ràng nhưng được cho là có chứa chất gây dị ứng và hút thuốc lá.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Y học Hô hấp Lancet, công bố ngày 16.8.

 

Khói thuốc lá đầu độc trẻ em như thế nào?

http://nongnghiep.vn/khoi-thuoc-la-dau-doc-tre-em-nhu-the-nao-post200467.html

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra ước tính có khoảng 50% số trẻ em trên thế giới bị hít khói thuốc lá thụ động.

Đáng lưu ý những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con của những người không hút thuốc.

Không chỉ gây độc với người hút trực tiếp

Theo BS Phạm Thị Lệ Quyên - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, trong khói thuốc chứa các chất ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó bao gồm chất nhựa hắc ín, 7.000 chất độc hóa học như Formaldehyde, Toluene... trong đó nêu rõ 69 chất gây ung thư. Khi hút một điếu thuốc lá sẽ tạo ra 4 dòng khói thuốc chính (khói thuốc hút trực tiếp vào cơ thể - dòng khói chính, khói thuốc lan ra môi trường, khói thuốc hít vào rồi thở ra của người hút và tàn dư của khói thuốc lơ lửng trong môi trường sau khi hút).

Với 4 loại khói này, người hút thuốc lá chủ động sẽ hút vào dòng khói chính, còn người hút thuốc lá thụ động sẽ hít phải 3 loại khói còn lại (dòng khói phụ). Khói thuốc lá không chỉ có hại đối với sức khỏe người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến con trẻ và những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra ước tính có khoảng 50% số trẻ em trên thế giới bị hít khói thuốc lá thụ động. WHO cảnh báo, trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi.Các chuyên gia ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 - 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến khói thuốc lá. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con của những người không hút thuốc.

Tăng chi phí điều trị

Thuốc lá là thủ phạm khiến 7 triệu người tử vong mỗi năm do các căn bệnh liên quan. WHO cảnh báo con số này dự đoán sẽ tăng hơn 8 triệu người mỗi năm vào năm 2030 nếu các nước không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trong đó, khoảng 80% số ca tử vong do thuốc lá xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Việc sử dụng thuốc lá gây ra tổn thất kinh tế lên tới hơn 1.400 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, bao gồm chi phí điều trị bệnh và mất năng suất lao động vì ốm đau và tử vong sớm, qua đó làm tăng bất bình đẳng về sức khỏe và trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành cho thấy, trung bình số tiền người Việt Nam chi mua thuốc lá là 31.000 tỷ đồng/năm. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 nhóm bệnh dẫn đến tử vong sớm chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại nước ta. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm ở 5 nhóm bệnh thường gặp liên quan đến thuốc lá gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và phổi tắc nghẽn mãn là hơn 23.000 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, WHO cũng đưa ra cảnh báo, người cha hút thuốc và đặc biệt là người mẹ hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen. Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi nhiều chăm sóc y tế hơn, và nguy cơ bùng phát cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc. Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000 - 1.000.000 trẻ em bị hen suyễn đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng nghiện hút thuốc. Trẻ em hút thuốc lá thụ động sống chung nhà với một bệnh nhân lao có nguy cơ bị lây nhiễm lao với tỉ lệ cao gấp gần 5 lần so với đứa trẻ không bị hít khói thuốc lá thụ động.

 

Thuốc dự phòng nhiễm HIV dùng trong ngày

http://suckhoedoisong.vn/thuoc-du-phong-nhiem-hiv-dung-trong-ngay-n135270.html

Trong 15 năm qua, cộng đồng thế giới đã chi đến 109,8 tỉ đô la cho việc hỗ trợ biện pháp kiềm chế dịch bệnh HIV/AIDS. Theo mục tiêu của Tổ chức phòng chống AIDS là 90 - 90 - 90; nghĩa là 90% người nhiễm HIV biết tình trạng của họ, 90% những người này được dùng thuốc kháng virút và 90% được khống chế virút vào năm 2020. Nỗ lực phấn đấu trong 20 năm tới sẽ kết thúc dịch bệnh.

Tại Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2016, cả nước có 227.225 người nhiễm HIV (69,8% là nam giới, lây nhiễm qua đường tình dục 56%), 85.753 người chuyển sang giai đoạn Aids, 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong, trên 110.000 bệnh nhân được điều trị thuốc kháng virút (chiếm 48% số người bị nhiễm virút).

Viên thuốc dùng một lần trong ngày PrEP có tác dụng dự phòng cho việc tiếp xúc người nhiễm bệnh, cho thấy hiệu quả giảm nhiễm HIV ở 92% người có nguy cơ cao khi dùng nó, trong đó có những nam đồng tính trong quan hệ không an toàn. Bởi bác sĩ không có nhiều thời gian để bàn luận vấn đề này với bệnh nhân, theo các chuyên gia thì người đồng tính nam cần phải được thông tin về thuốc này và bàn luận nguy cơ nhiễm HIV. Theo các chuyên gia thì PrEP là cơ may cho những người có nguy cơ cao ở Hoa Kỳ, nơi có hơn 44.000 ca nhiễm HIV mới hàng năm. Trong năm 2011, có đến 18% người đồng tính nam nhiễm HIV. Từ khi Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng PrEP từ 2012 thì chỉ có 5% người có nguy cơ cao dùng nó để phòng ngừa nhiễm HIV. Hiện cũng có viên thuốc dùng trước và sau khi quan hệ tình dục để phòng ngừa nhiễm HIV là Truvada, theo khuyến cáo người nam cần dùng 2 viên trước quan hệ tình dục từ 2 - 24 giờ, viên thứ ba dùng sau 24 giờ và viên thứ 4 dùng sau 48 giờ (kể từ liều đầu tiên).

 

Thất bại sau phẫu thuật cột sống khiến bệnh nhân trầm cảm

http://infonet.vn/that-bai-sau-phau-thuat-cot-song-khien-benh-nhan-tram-cam-post234622.info

Đau lưng không phải là căn bệnh hiếm gặp nhưng chỉ khoảng hơn 10% người bệnh đau lưng cần phải phẫu thuật cột sống với những dấu hiệu như đau lưng lan xuống chân, đau lưng kèm tê chân, teo chân, rối loạn tiêu tiểu, yếu liệt chân, sụt cân...ThS BS Lê Viết Thắng – Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, để mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh phẫu thuật cột sống, vấn đề quan trọng nhất là chẩn đoán chính xác bệnh, không để bỏ sót thương tổn, nhìn nhận tổng thể vấn đề, đúng chỉ định, đúng điều kiện, đúng kỹ thuật.

Điển hình là trường hợp người bệnh Hoàng Trung T. (56 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) bị đau chân phải, vận động rất khó khăn.Cách đây 6 tháng, người bệnh đến khám ở cơ sở y tế gần nhà, được chẩn đoán thoái hóa khớp gối và có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối.

Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, có biểu hiện yếu chân.Đến khám tại Bệnh viện ĐH Y dược, người bệnh đã được đánh giá tổng thể, chụp MRI thì phát hiện có thoát vị đĩa đệm và chỉ định phẫu thuật.Sau phẫu thuật, tình trạng yếu chân đã khỏi hẳn, người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường.

Bệnh nhân Mai Ngọc T. (60 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) cũng bị yếu chân, đi lại rất khó khăn sau phẫu thuật trượt cột sống lưng cách đây 7 năm.Đến khám tại bệnh viện và được đánh giá tổng thể thì phát hiện có vấn đề ở cột sống cổ gây yếu chân.Vấn đề ở cột sống cổ có thể dễ bỏ sót nếu không thăm khám toàn diện người bệnh.

Theo TS BS. Nguyễn Minh Anh – Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống là hội chứng đau còn xuất hiện sau phẫu thuật cột sống, ước tính khoảng 4 – 10% các trường hợp phẫu thuật cột sống. Có nhiều yếu tố gây ra hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống khi không tuân thủ nguyên tắc đúng chủ định, đúng điều kiện, đúng kỹ thuật.

Những nguyên nhân có thể do đĩa đệm còn sót lại sau phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm tái phát, mô xơ sẹo sau mổ, thần kinh bị tổn thương, mất vững cột sống, trầm cảm, mất ngủ, lo âu. Người bệnh có thể gặp hội chứng đau sau phẫu thuật khi kèm theo các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, bệnh tự miễn, bệnh lý thần kinh ngoại biên,...

Hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống gặp ngày càng nhiều, có trường hợp người bệnh đau nhiều gây lo lắng, lo âu, mất ngủ, dễ đẫn đến trầm cảm. Khi người bệnh có vấn đề tâm lý kèm theo càng làm cho hội chứng này khó đáp ứng với điều trị. TS BS. Nguyễn Minh Anh nhận định trước phẫu thuật cột sống cần đánh giá lại một cách toàn diện để không bỏ sót tổn thương, mức độ đau, nguyên nhân gây đau, tâm lý và mong muốn của người bệnh và gia đình, từ đó đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn.

Hiện nay, hội chứng thất bại sau phẫu thuật cần phải điều trị đa mô thức, cụ thể là kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, phối hợp lẫn nhau như sử dụng thuốc opioid, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, vật lý trị liệu, châm cứu, liệu pháp hành vi, hay các thủ thuật can thiệp tối thiểu như TENS, tiêm steroid ngoài màng cứng, tiêm thấm cạnh cột sống, đặt điện cực tủy hay bơm thuốc vào kênh tủy,... thậm chí người bệnh có thể phải phẫu thuật lại.

 

"Mẹ ngỡ đang mơ vì con từ cõi chết trở về"

http://phunuvietnam.vn/khoe/me-ngo-dang-mo-vi-con-tu-coi-chet-tro-ve-post31539.html

http://cand.com.vn/y-te/huy-dong-tong-luc-hai-benh-vien-cuu-song-be-trai-bi-nga-tu-do-cao-7-met-454362/

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/be-trai-te-nga-gan-dut-lia-co-hong-kien-cuong-qua-3-ca-mo-393389.html

Tưởng chừng như cậu con trai 5 tuổi sẽ không qua khỏi sau khi ngã từ tầng 1 xuống. Thế nhưng, trải qua 3 lần phẫu thuật liên tiếp, đội ngũ y bác sĩ đã dành giật cậu bé thoát khỏi bàn tay tử thần. Chính người mẹ cũng không tin vào điều kỳ diệu này.

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, vừa phối hợp cấp cứu với Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cứu sống bé trai N.T.P(5 tuổi, ngụ Bình Thuận).

Mẹ của bệnh nhi cho biết, do sự sơ ý của gia đình nên trước đó, khi đang chơi ở nhà, P. đã té từ lầu 1 xuống. Bé may mắn không rơi xuống đất mà đập đầu vào hàng rào trước nhà, lúc này trên hàng rào đang phơi quần áo nên đã “giữ” được mạng sống cho bé.

Tuy nhiên, sự cố đã khiến cho P. bị tổn thương rất nặng và được gia đình nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhà cấp cứu, rồi lần lượt được đưa tiếp đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận và Bệnh viện Nhi đồng 2.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ chẩn đoán bé bị vết thương thanh khí quản, thực quản cổ và đã tiến hành mổ (ngày 26/6)  khâu rách thực quản, khí quản và mở thực quản. Tuy nhiên, do tình trạng của bé rất nguy kịch nên Bệnh viện Nhi đồng 2 đã chủ động liên lạc nhờ sự giúp đỡ của Bệnh viện Chợ Rẫy và bé lập tức được chuyển sang bệnh viện này.

PGS.TS Vũ Hữu Vĩnh – Trưởng khoa ngoại lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, khi tiếp nhận P. thì tình trạng của cháu rơi vào hôn mê hoàn toàn. Bệnh nhân được đặt dẫn lưu màng phổi trái… Được hội chẩn và phát hiện có khối dịch lớn ở khí quản. Do bệnh nhân tiếp tục sốt cao, tụt dịch, nhiễm trùng lớn ở hai bên cổ các bác sĩ đã quyết định thực hiện ca mổ tiếp theo (ngày 3/7) để phục hồi chức năng sống cho trẻ.

Sau mổ bệnh nhân tỉnh, có nhiều chuyển biến tích cực. Đến ngày 19/7, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định thực hiện tiếp ca mổ lần thứ 3 với mong muốn giúp cho tính mạng bệnh nhân được tuyệt đối an toàn. Đến ngày 1/8, P. được chuyển trở lại Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị. Đến nay, cháu đã khỏe, tự đi lại được, đường thở được thay bằng canuyn hai nòng và sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.

Theo Bác sĩ Vũ Hữu Vinh, sau khi xuất viện khoảng 1 tháng, bé sẽ được kiểm tra thực quản để cho bé có thể ăn hoàn toàn bằng đường miệng. Sau đó 6 tháng sẽ phẫu thuật nối lại khí quản để bé thở bình thường qua mũi miệng. Bác sĩ Vinh cho hay, trước đó, bệnh viện cũng đã gặp một ca bệnh tương tự và phải thực hiện mổ đến 11 lần để cứu sống bệnh nhân.

PGS.TS Nguyễn Văn Khôi, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết, thành công của ca bệnh cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bệnh viện là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi đồng 2 nói chung và các khoa phòng của Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng.

“Bệnh viện, các bác sĩ đã làm mọi cách để chiến đấu với thần chết, giành giật lại sự sống cho em bé. Trước đó, khi nhận được thông tin của bé từ Bệnh viện Nhi đồng 2 thì Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã lập tức tiếp nhận bé mà bỏ qua các thủ tục hành chính, sau đó mới thực hiện”, PGS.TS Nguyễn Văn Khôi chia sẻ

Sự hồi sinh của P. thậm chí còn khiến cho nhiều người trong cuộc không tin đây là sự thật.Mẹ của P chia sẻ, khi thấy con rơi từ tầng 1 xuống đất thì tôi cứ nghĩ là mình mất con rồi.Đặc biệt, khi con được bệnh viện, bác sĩ quan tâm, săn sóc đặc biệt; đáng lý tôi phải mừng lắm nhưng khi đó tôi lại lo lắng ngàn lần.Tôi sợ rằng, con sẽ mãi ra đi.

“Trước khi thực hiện ca mổ, PGS.TS Nguyễn Văn Khôi còn mua một con thú bông cho con tôi, để cháu vui vẻ khi bước vào phẫu thuật. Chính các bác sĩ đã sinh ra con trai tôi lần thứ hai trên đời này”, mẹ của bệnh nhi hạnh phúc tâm sự.

 

Quảng Trị: Cứu sống người bệnh nhồi máu động mạch mạc treo tràng trên hiếm gặp

http://suckhoedoisong.vn/quang-tri-cuu-song-nguoi-benh-nhoi-mau-dong-mach-mac-treo-trang-tren-hiem-gap-n135290.html

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/cuu-song-benh-nhan-mac-benh-hiem-gap-20170817123332405.htm

BVĐK Quảng Trị mới cứu sống một bệnh nhân 57 tuổi nhờ can thiệp thông động mạch mạc treo tràng trên.

5 ngày sau khi được can thiệp thông động mạch mạc treo tràng trên tại Đơn nguyên Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, ông Đặng Quang Tuấn- 57 tuổi, ở phường 1, thành phố Đông Hà vui mừng nói: “Lúc khởi bệnh, tôi đau bụng dữ dội, đau tới vã mồ hôi rồi ngất xỉu. Tỉnh dậy sau phẫu thuật thì tôi không còn đau nữa… Rất may là tôi được đội ngũ thầy thuốc trẻ và giỏi chuyên môn của Bệnh viện nhanh chóng khám tìm ra bệnh và phẫu thuật tốt”.

Đột ngột đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, đau vùng chậu lúc 17 giờ ngày 10/8/2017, ông Đặng Quang Tuấn vào viện và được kíp trực của bác sỹ Phùng Hưng tiến hành khám cùng với thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết, trong đó có chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng có khảo sát mạch các tạng như gan, tụy, lách và mạch khối u. Về tiền sử bệnh lý, ông Tuấn không rõ mình có mắc bệnh tim mạch. Phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh bóc tách huyết khối trong lòng động mạch mạc treo tràng trên từ đoạn gốc, huyết khối tắc hoàn toàn đoạn xa giúp các bác sỹ khoa Nội Tim mạch-lão học của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đưa ra chẩn đoán ông Tuấn bị huyết khối gây tắc động mạch mạc treo tràng trên. Bước hội chẩn tiếp theo giữa các bác sỹ đã đi tới kết luận nhồi máu động mạch mạc treo tràng trên do bóc tách và huyết khối, bóc tách dài xuống các nhánh bên, hẹp lòng từ trên xuống dưới từ 30% đến 80%, nhiều huyết khối gây tắc hoàn toàn một số nhánh bên. Xác định hướng điều trị là chụp và nong động mạch mạc treo số hóa xóa nền, truyền tiêu sợi huyết Alteplase trực tiếp động mạch mạc treo tràng trên, bác sỹ Phùng Hưng cùng bác sỹ Nguyễn Hữu Đức đã tiến hành thông động mạch mạc treo tràng trên bằng máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (Digital Subtraction Angiography-DSA).

Thủ thuật thông động mạch mạc treo tràng trên cứu sống ông Đặng Quang Tuấn được bác sỹ Phùng Hưng và bác sỹ Nguyễn Hữu Đức cùng các cộng sự là bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên X-quang, điều dưỡng dụng cụ tiến hành theo trình tự: Gây tê tại chỗ, chọc dò và đặt sheath 6F vào động mạch cánh tay trái theo phương pháp Seldinger. Luồn Yashiro catheter 5F + Radifocus guidewire 0.035’’ vào động mạch mạc treo tràng trên, ghi hình chẩn đoán qua các thì mạch máu phát hiện bóc tách từ đoạn gốc đến đoạn xa, hẹp lòng nặng, dòng chảy bên trong yếu, tắc một số nhánh bên do huyết khối. Dùng wire Ashahi qua chỗ bóc tách và nong bằng bóng Purlsan 6.0 và đặt microcatheter truyền chậm R-TPA 5ml hỗn hợp/giờ trong 6 giờ. Chụp kiểm tra thấy dòng nhánh động mạch thông khá tốt.Kết thúc thủ thuật. Sau can thiệp, người bệnh được theo dõi hội chứng sau thuyên tắc cũng như theo dõi mạch, thân nhiệt và huyết áp mỗi 60 phút trong 6 giờ đầu đồng thời theo dõi chỗ chọc dò động mạch đùi (P), bất động chân (P) 24 giờ và tháo băng ép sau 24 giờ.

Được biết, tắc/nhồi máu động mạch mạc treo là bệnh lý hiếm gặp, thường khó tìm nguyên nhân và rất dễ gây hoại tử do nhiễm trùng buộc phải cắt đoạn ruột, tỷ lệ tử vong cao. Bà Lê Thị Hồng- vợ của ông Đặng Quang Tuấn nói: “Chồng tôi được vào viện cấp cứu sớm và nhờ Bệnh viện có hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y, bác sỹ có thái độ làm việc rất kịp thời và sự nhiệt tình nên đã qua khỏi nguy kịch. Ca can thiệp trị bệnh về mạch máu của chồng tôi được tiến hành từ 8 giờ rưỡi tối hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau nhưng y, bác sỹ nào trong kíp phẫu thuật cũng vui vẻ bước vào ngày làm việc mới. Tại khoa Nội Tim mạch-lão học, các y, bác sỹ chăm sóc chồng tôi ngày đêm, liên tục hỏi thăm và động viên người vừa được họ cứu sống”…

 

Nghệ An: Cứu sống bệnh nhân bị vỡ túi giả phình động mạch chủ hiếm gặp trong y khoa

http://khoe365.net.vn/nghe-an-cuu-song-benh-nhan-bi-vo-tui-gia-phinh-dong-mach-chu-hiem-gap-trong-y-khoa-p42284.html

http://infonet.vn/cuu-song-benh-nhan-mac-benh-hiem-gap-trong-y-khoa-post234590.info

Đây là căn bệnh rất hiếm gặp trong y khoa khi bị vỡ túi giả phình động mạch chủ chậu do vi khuẩn Whitmore tấn công gây áp xe, hoại tử mạch.

Ngày 17/8, thông tin từ bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, bệnh nhân Vi Ngọc Hình (47 tuổi), trú tại Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực 2 tuần qua đã được xuất viện về nhà.

Trước đó, vào đầu tháng 7, ông Vi Ngọc Hình xuất hiện những cơn đau bụng quằn quại, sốt cao gần 40 độ; đồng thời, do không ăn không ngủ nên bệnh nhân bị sụt cân và suy kiệt sức khỏe.

Dù ông Hình đã điều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện nhưng bệnh tình không đỡ, vì thế vào ngày 31/7, bệnh nhân được chuyển tuyến tới bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện vùng hố chậu trái của bệnh nhân có khối phình đập theo nhịp tim; đồng thời, hình ảnh siêu âm và chụp phim cắt lớp vi tính xác định động mạch chậu gốc trái có vị trí vỡ vào khoang sau phúc mạc, tạo thành túi giả phình kích thước 38 x 40mm.

Từ đó, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trực khuẩn Gram âm Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore).Trực khuẩn tấn công khối phình động mạch chủ gây nhiễm trùng, từ đó gây thủng mạch và tạo nên túi giả phình động mạch chủ chậu trái. Đây là căn bệnh rất hiếm gặp trong y khoa, tiên lượng bệnh nhân rất nặng.

Ngay sau đó, các chuyên ngành Ngoại lồng ngực, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Dược lâm sàng hội chẩn và quyết định phẫu thuật cứu bệnh nhân. Ngày 4/8, bệnh nhân bước vào ca đại phẫu.

Ngay trước khi lên bàn phẫu thuật theo kế hoạch thì bệnh nhân bị vỡ bục khối giả phình, vì vậy, ông Hình được chuyển phẫu thuật cấp cứu tối khẩn để bảo toàn mạng sống.

Ca mổ thành công, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ tại khoa Hồi sức ngoại khoa trước khi chuyển về điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực.

Thạc sỹ, bác sỹ Phạm Văn Chung, Phó khoa Ngoại lồng ngực cho biết, trong suốt ca mổ, 3 lít máu và chế phẩm máu đã được truyền bù cho bệnh nhân. Ca mổ diễn ra có nhiều sự thay đổi, khiến các bác sỹ phải vất vả.Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và trình độ, ca mổ đã diễn ra thành công.

“Sau ca mổ, sức khỏe bệnh nhân ổn định, ăn uống được; tuy nhiên, mặc dù được ra viện nhưng ông Hình vẫn phải tiếp tục dùng thuốc chống đông và theo dõi chặt chẽ”, bác sỹ Chung chia sẻ thêm.

 

BVĐK Cần Thơ: Cấp cứu thành công ca u nhầy nhĩ trái

http://suckhoedoisong.vn/bvdk-can-tho-cap-cuu-thanh-cong-ca-u-nhay-nhi-trai-n135223.html

Ngày 12/8/2017, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận trường hợp em Nguyễn Hoàng Khang, sinh năm 1997, ở Phong Điền, Cần Thơ vào viện trong tình trạng sức khỏe rất yếu hay bị ngất.

Trước khi nhập viện 10 ngày em Khang mệt, khó thở khi nằm, uống thuốc không giảm sau đó đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khám và được các bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị. Tiền sử đã hai lần em ngất, một lần cách đây 5 tháng, một lần cách nhập viện 1 tuần.

Kết quả CT Scan 64 lát cắt ngực có cản quangcho thấy có u nhầy tim, kích thước khoảng 6 cm x 5 cm.

Các bác sĩ chẩn đoán: U nhầy nhĩ trái – Hở van hai lá trung bình – Hở van ba lá nặng – Tăng áp phổi trung bình. Tiên lượng: rất nặng. Sau khi hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Chợ Rẫy, lãnh đạo và ê kíp trực phân khoa Phẫu thuật tim Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã phẫu thuật cấp cứu bóc tách u nhầy, sửa - đặt vòng van hai lá, sửa van ba lá cho bệnh nhân lúc 21 giờ 25 ngày 12/08/2017.

Tình trạng bệnh nhân sau mổ tỉnh, tiếp xúc được, đau nhẹ vết mổ, tim đều tần số 72 lần/phút, được chăm sóc nội khoa tại khu vô trùng của phòng phẫu thuật tim, dự kiến chuyển khoa Nội Tim mạch theo dõi và điều trị.

 

Dùng nước chanh trị co giật, trẻ nhập viện vì viêm phổi

http://suckhoedoisong.vn/dung-nuoc-chanh-tri-co-giat-tre-nhap-vien-vi-viem-phoi-n135258.html

Sốt cao co giật là bệnh cảnh cấp cứu thường gặp.Trung bình mỗi ngày, khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận 10 ca như vậy.Tuy nhiên, BS. Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1, cảnh báo, không ít cha mẹ xử trí sai lầm khiến trẻ nhập viện vì những di chứng của co giật như viêm phổi, dị vật đường thở.

Gần đây nhất, khoa Cấp cứu của bệnh viện cũng tiếp nhận một ca xử trí co giật sai lầm của phụ huynh, khiến bé phải điều trị dài ngày hơn.

“Khi co giật do sốt cao, các phản xạ hầu họng của bé không có, nên bất cứ dị vật gì khi đưa vào đường thở đều khiến bé dễ bị sặc. Cụ thể, cách đây 2 ngày, chúng tôi vừa tiếp nhận một ca sốt cao co giật, có di chứng viêm phổi hít. Đây là một cơn co giật lành tính, nhưng do người nhà vắt nước chanh vào miệng khi bé mất ý thức, nên gây ra những cơn ho sặc sụa. Chúng tôi phải điều trị chứng viêm phổi cho bệnh nhi này, khi lẽ ra bé không phải tốn thời gian nằm viện,” BS Phương cho biết.

Trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu, BV Nhi Đồng 1, tiếp nhận khoảng 10 ca, trong đó 7 – 8 ca là sốt cao co giật lành tính, còn lại là sốt cao co giật do các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm não – màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…“Khi bé bị sốt co giật, người nhà phải xử trí để tránh di chứng do co giật. Co giật dẫn đến trẻ bị mất ý thức, phản xạ hầu họng mất đi, nên dễ bị hít sặc. Do đó, không nên đưa bất cứ dị vật nào vào miệng bé vào lúc này. Điều quan trọng nhất là phải tránh thiếu oxy lên não, bằng cách cho bé nằm đầu cao, nghiêng đầu sang một bên để tránh tắc nghẽn đường thở. Dùng vật mềm, nhỏ như cây đè lưỡi có quấn băng gạc đưa vào giữa hai hàm răng để miệng bé không bị khép kín, giúp đàm nhớt chảy ra ngoài,” BS Phương hướng dẫn.

Lứa tuổi thường gặp phải sốt cao co giật là từ 6 tháng đến 6 tuổi.Trẻ đang sốt phải hạ sốt tức thì như mặc quần áo thoáng, lau nước ấm, thuốc hạ sốt. Các cơn co giật lành tính thường ngắn, từ 1 – 2 phút; đặc biệt sau co giật bệnh nhi tỉnh táo không biến chứng. Đặc biệt đừng bao giờ để bé bị tím tái. Tím tái trên 4 phút làm não bị thiếu oxy và gây ra những di chứng do tốn thương não dù sốt cao co giật lành tính.

Còn đối với trẻ bị co giật nhưng không sốt cao, liệt nửa người, hoặc hôn mê, sau co giật mê man kéo dài 3h là những cảnh báo của bệnh lý liên quan đến thần kinh trung ương. Lúc này, phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu khẩn để tránh những biến chứng đáng tiếc.

 

TP.HCM: Ghép ngón chân thành ngón tay cho người phụ nữ bị tai nạn lao động

http://khoe365.net.vn/tphcm-ghep-ngon-chan-thanh-ngon-tay-cho-nguoi-phu-nu-bi-tai-nan-lao-dong-p42241.html

Sau tai nạn lao động, chị Lan bị mất 2 ngón tay. Mới đây, các bác sĩ bệnh viện Nhân dân 115 đã ghép hai ngón chân phải để thay thế hai ngón tay cho chị.

Ngày 16/8, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) lần đầu tiên phẫu thuật ghép hai ngón chân phải để thay thế hai ngón bàn tay trái cho chị N.T.L.

Bệnh nhân cho biết trước đây trong lúc ép nhựa khi đang làm việc, do bất cẩn bàn tay trái của chị bị máy ép cắt đứt ngón trỏ và giữa. Sau tai nạn, chị cầm nắm các vật dụng thông thường rất khó khăn.

Gần đây, chị L. đến khám tại Bệnh viện Nhân dân 115 được các bác sĩ tư vấn ghép hai ngón chân thay thế chức năng cho hai ngón tay.

Bác sĩ Nguyễn Cao Viễn, khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết ê-kíp phẫu thuật đã lấy ngón trỏ và ngón giữa bàn chân phải để thay hai ngón tay đã mất.

Các bác sĩ đã dùng phương pháp vi phẫu, nối ghép động mạch, tĩnh mạch, gân gấp, gân duỗi và xương. Sau 10 tiếng ca phẫu thuật đã thành công.

Hiện hai ngón chân trên bàn tay chị L. hoạt động bình thường. Chị L. có thể cầm, nắm và làm được nhiều việc.Riêng chân phải, cho dù bàn chân mất hai ngón nhưng chị L. vẫn đi đứng bình thường.

 

Cụ ông 102 tuổi được đặt stent môn vị thành công

http://thethaovanhoa.vn/ban-can-biet/cu-ong-102-tuoi-duoc-dat-stent-mon-vi-thanh-cong-n20170817112329427.htm

Cuối tháng 07 vừa qua, BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tiếp nhận bệnh nhân N.V.Đ (102 tuổi, đến từ Gò Quao, Kiên Giang). Bệnh nhân bị nôn ói nhiều lần trong ngày suốt hơn 1 tháng qua, ăn uống kém dẫn dến cơ thể suy kiệt, xanh xao và giảm hơn 10 kg, ông đã nhập viện kiểm tra.

Ông được nội soi dạ dày và chụp MSCT bụng, kết luận ông bị hẹp môn vị do ung thư xâm lấn. Môn vị là một cơ thắt nối dạ dày với tá tràng nên khi bị hẹp môn vị, thức ăn sẽ bị ứ đọng lại ở dạ dày, không xuống được tá tràng để tiếp tục quá trình tiêu hóa bình thường.

Theo BS-CKI Phạm Hữu Dũng - Phó khoa Tiêu Hóa BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long: Hẹp môn vị do u xâm lấn lý tưởng nhất là cắt dạ dày để điều trị triệt để, nhưng vì lý do nào đó bệnh nhân không thể điều trị triệt để được thì sẽ chọn cách điều trị tạm thời như: Phẫu thuật nối vị tràng (tạo đường thông cho thức ăn từ dạ dày xuống ruột) hoặc nội soi đặt stent môn vị - đặt một ống thông bằng kim loại qua chỗ hẹp để thông từ dạ dày xuống tá tràng qua đó giúp thức ăn có thể dễ dàng đi qua chỗ hẹp.

Do tuổi cao sức yếu, nên phương pháp nội soi đặt stent môn vị là phương pháp tối ưu được lựa chọn cho bệnh nhân này. Phương pháp được thực hiện trong thời gian khoảng 20 phút và bệnh nhân có thể xuất viện sau 24 giờ.

Sau khi đặt stent thành công, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe tốt, có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Nội soi đặt stent môn vị là phương pháp nhẹ nhàng, thời gian thực hiện ngắn, phục hồi sức khỏe nhanh và xuất viện sớm, bệnh nhân không phải chịu đựng cuộc phẫu thuật, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị.

 

Cô gái 8 năm ngồi trên lưng mẹ quyết trở thành bác sĩ

http://plo.vn/xa-hoi/co-gai-8-nam-ngoi-tren-lung-me-quyet-tro-thanh-bac-si-721858.html

Ngồi trên giường bệnh tại khoa Chấn thương Chỉnh hình BV quận Thủ Đức (TP.HCM), Chu Thị Tường Vy (16 tuổi, ở Long An) trải lòng với Pháp Luật TP.HCM chiều 16-8.

Bà Trần Thị Bình (mẹ Tường Vy) chia sẻ Vy là con út trong gia đình có ba chị em. Lên ba tuổi, Vy bị té ngã khi đang đùa giỡn với bạn bè quanh xóm và bị chấn thương cả hai chân. Trong thời gian điều trị, cả nhà mất ăn mất ngủ khi BS cho biết Vy mắc bệnh máu khó đông. Do ảnh hưởng nặng nề của chấn thương nên đôi chân Vy ngày càng yếu, bước đi chậm và luôn chực ngã. Đến năm tám tuổi, hai chân Vy bị liệt hoàn toàn, không thể đi lại.BS chẩn đoán Vy bị thoái hóa khớp gối nên dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng tình hình vẫn không khả quan hơn.

Mặc dù không thể tự đi nhưng Vy không bỏ trường, bỏ lớp. Thương con, mỗi sáng bà Bình đều cõng con tới trường, trưa cõng về. “Điều an ủi lớn nhất với tôi là Vy học rất giỏi, năm nào cũng được nhà trường khen thưởng. Năm nay Vy lên lớp 10, học ở Trường THPT Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, Long An” - bà Bình tâm sự.

Tình cờ nghe tin BV quận Thủ Đức thay khớp gối thành công cho một bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông nên gia đình đưa Vy tới.Sau khi thăm khám, BS cho biết Vy bị thoái hóa khớp gối hai bên mức độ rất nặng.Khớp gối bị co rút nhiều năm nên chân không thể duỗi thẳng. “Do có nhiều tổn thương nặng trên cùng một khớp, tuổi Vy còn nhỏ nên các BS chỉ mới can thiệp giải phóng khớp gối và kéo dài gân. Tiếp sau đó Vy sẽ được tập vật lý trị liệu để có thể duỗi thẳng chân. Các BS nói việc thay khớp gối sẽ cần thêm thời gian nữa” - bà Bình cho biết.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, điều dưỡng trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình BV quận Thủ Đức, cho biết do các BS kiểm soát được tình trạng đông máu trước, trong và sau phẫu thuật nên ca mổ duỗi gân chân của Vy đã thành công. “Hiện Vy đang được các BS tiến hành tập vật lý trị liệu để mau chóng phục hồi chức năng sau mổ.Hiện Vy đã tự đi từng bước nhờ sự hỗ trợ của khung sắt.BS điều trị nói chắc chắn một điều với sự nỗ lực tập luyện, Vy sẽ tự đi đứng bình thường trong thời gian không xa” - bà Hằng nói.

“Được đi lại trên chính đôi chân của mình là niềm vui đối với Vy.Biết Vy là học sinh giỏi, lại mơ ước làm BS nên một mạnh thường quân nhận hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị, kể cả phẫu thuật thay khớp gối sau này.Vị này cũng tán thành nguyện vọng làm BS của Vy và nhận bảo trợ toàn bộ chi phí học tập đến khi Vy chính thức thành BS” - bà Hằng cho biết thêm.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang