Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 20/10/2017

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế quyên góp lần thứ 3 chia sẻ với người dân vùng lũ; Hút thuốc có thể gây ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể; Bộ trưởng Y tế: Đi khám BHYT mà được vài viên thuốc thì còn ai muốn tham gia?; Ngành y tế sẵn sàng phục vụ tuần lễ Cấp cao APEC 2017; Làm gì để phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ?; Hà Tĩnh đã dập tắt dịch sốt xuất huyết; ...

 

Bộ Y tế quyên góp lần thứ 3 chia sẻ với người dân vùng lũ

http://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-quyen-gop-lan-thu-3-chia-se-voi-nguoi-dan-vung-lu-n137450.html

Sáng ngày 19/10, Bộ Y tế đã tiến hành đợt quyên góp thứ 3 ủng hộ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng lũ lụt khắc phục hậu quả lũ lụt. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo các Vụ/Cục/Văn phòng/Thanh tra Bộ cùng toàn thể các cán bộ viên chức ngành y tế.

Phát biểu tại dây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, hỗ trợ/ ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai do bão lũ, chia sẻ với người dân chịu nhiều ảnh hưởng do lũ lụt vừa là trách nhiệm vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành y.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, để hỗ trợ công tác ứng phó trong mùa mưa bão, lũ lụt năm 2017 tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung; ngày 16/10, thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đã yêu cầu Tổng công ty cổ phần y tế Danameco; Công ty TNHH Nam Thăng Long và Công ty cổ phần Dược TW3 cấp hỗ trợ về Sở Y tế các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi tỉnh 30 cơ số huốc phòng chống lụt bão, 200.000 viên hóa chất khử khuẩn cloramin B, 20 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão, 100 áo phao cứu sinh và một số tỉnh được hỗ trợ thêm phao tròn cứu sinh

Đồng thời theo Bộ trưởng, trước đó, chiều ngày 13/10, để chia sẻ phần nào với những thiệt hại do mưa lũ gây ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc, bắc Trung Bộ, Công đoàn cơ quan Bộ Y tế đã chuyển kinh phí tặng Sở Y tế 5 tỉnh là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An và Thanh Hóa mỗi tỉnh 50 triệu đồng để hỗ trợ các cán bộ y tế của địa phương tham gia cấp cứu nạn nhân, cán bộ y tế bị thiệt hại nặng nề hoặc trang bị khẩn cấp điều kiện làm việc cho các cơ sở y tế bị thiệt hại. Ngoài ra, cũng nhân dịp này, Bộ Y tế đã trích 50 triệu đồng để ủng hộ Quỹ Vì người nghèo TW.

Nguồn kinh phí này được trích ra từ nguồn đóng góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lụt bão lần 2 (tháng 9/2017) của cán bộ viên chức ngành y tế.

Trước đó trong tháng 8/2017, toàn thể các cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong cơ quan Bộ Y tế hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, mỗi người đã ủng hộ ít nhất một ngày lương để chung tay, góp sức chia sẻ và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai do ảnh hưởng của bão lũ. Riêng trong đợt lũ lụt này, trước tình hình mưa lũ gây ra thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong các ngày từ 12-13/10 đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thảm họa và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục thiên tai tại huyện Tân Lạc, Hoà Bình và tại thị xã Nghĩa Lộ- Tỉnh Yên Bái.

Tại các địa phương này, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đã yêu cầu ngành Y tế các tỉnh cần nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn sẵn sàng đối phó với tình trạng mưa lũ trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường; hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác khử khuẩn nguồn nước, tiêu hủy xác động vật chết.

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn giao cho cục Quản lý môi trường y tế cục Y tế dự phòng Bộ Y tế hướng dẫn hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, tiêu độc, khử trùng và công tác vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh; đồng thời chú ý các biện pháp nhằm tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm.

Ngay từ ngày ngày 11/10/2017 để giúp ngành y tế một số địa phương trong vùng ảnh hưởng lũ lụt khắc phục vụ hậu quả và triển khai tiếp công tác phòng chống lụt bão, Bộ Y tế đã cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 50 cơ số thuốc phòng chống bão lụt; 20 bộ dụng cụ phòng chống lụt bão; 200 phao tròn cứu sinh và 200 áo phao cứu sinh cho tỉnh Hòa Bình ;

Bộ Y tế cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 100 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Yên Bái; Bộ Y tế cấp  250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 30 cơ số thuốc phòng chống bão lụt, 200 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Nghệ An; Bộ Y tế đã cấp 250.000 viên khử khuẩn Cloramin B; 50 cơ số thuốc phòng chống bão lụt; 100 phao tròn cứu sinh và 100 áo phao cứu sinh cho tỉnh Thanh Hóa…

Box: Cũng trong sáng ngày 19/10, tại hội nghị “Giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT” do Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức, Ban tổ chức đã tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào bị bão lụt năm 2017. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban tổ chức, gần 500 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện và BHXH các địa phương đã tiến hành quyên góp, ủng hộ.

 

Bộ trưởng Y tế: Đi khám BHYT mà được vài viên thuốc thì còn ai muốn tham gia?

http://anninhthudo.vn/doi-song/bo-truong-y-te-di-kham-bhyt-ma-duoc-vai-vien-thuoc-thi-con-ai-muon-tham-gia/745255.antd

Nhắc đến việc quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đang kết dư 49.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, kết dư quỹ cũng không phải điều đáng mừng vì đó là do người bệnh bị thiệt thòi, quyền lợi chưa được đảm bảo…

Sáng nay, 19-10, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp tổ chức đối thoại về chính sách BHYT khu vực phía Bắc. Tại hội nghị, đại diện BHXH Việt Nam cảnh báo tình trạng mất cân đối quỹ BHYT, nguy cơ vỡ quỹ sau 2 năm tới. Lý do vì quỹ BHYT bị tăng chi đột biến trong thời gian qua, trong đó có nguyên nhân lạm dụng, trục lợi quỹ gia tăng.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc tăng chi tiền khám chữa bệnh BHYT vừa qua không hẳn chỉ đáng lo mà cũng đáng mừng bởi người dân được hưởng nhiều quyền lợi hơn, được chi trả nhiều hơn, được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Ngược lại, từ 2010-2016 quỹ BHYT kết dư 49.000 tỷ, theo Bộ trưởng thì không hẳn kết dư đã là điều đáng mừng. Bộ trưởng chỉ ra, lý do kết dư quỹ là vì kỹ thuật cao ở bệnh viện tuyến dưới không có, người dân không được thụ hưởng, thậm chí nhiều bệnh nhân tuyến dưới vì thấy thủ tục khám chữa bệnh phiền toái mà mức được BHYT chi trả không nhiều nên tự ý chuyển sang khám dịch vụ cho nhanh.

Theo Bộ trưởng, quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, là tiền của nhân dân và phải sử dụng cho nhân dân. “Giá dịch vụ khám chữa bệnh chưa được tính đúng tính đủ, bệnh nhân có BHYT mới chỉ được hưởng vài dịch vụ kỹ thuật cao, hay đi khám cao huyết áp mà chỉ được hưởng vài loại thuốc BHYT thì ai tham gia… Vì thế có thể nói kết dư là dở, là người bệnh thiệt thòi” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.

Thừa nhận với tình trạng bội chi quỹ BHYT hiện nay thì số tiền kết dư 49.000 tỷ đồng chỉ có thể đảm bảo duy trì cân đối quỹ được 2-3 năm tới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, nhiệm vụ của cả ngành y tế và BHXH là vừa phải bảo tồn quỹ vừa phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để hài đáp ứng sự lòng người bệnh.

“Với các bệnh viện, chúng ta không thể tiêu thoải mái quỹ BHYT được, nhưng với BHXH cũng không được gây cản trở khó khăn để các cơ sở khám chữa bệnh căng thẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh” – bà Tiến nói thêm.

 

Ngành y tế sẵn sàng phục vụ tuần lễ Cấp cao APEC 2017

http://suckhoedoisong.vn/nganh-y-te-san-sang-phuc-vu-tuan-le-cap-cao-apec-2017-n137482.html

Tuần lễ Cấp cao APEC từ ngày 6 - 11/11 tại Đà Nẵng. Dự kiến lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên và khoảng 10.000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự.

Đến thời điểm này, các công trình quan trọng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã cơ bản hoàn thành. Đặc biệt, công tác đảm bảo y tế đã sẵn sàng cho sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này. Phóng viên (PV) báo Sức khỏe&Đời sống đã trao đổi với PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác Y tế thuộc Tiểu ban An ninh - Y tế APEC 2017.

PV: Xin ông cho biết cụ thể kế hoạch chuẩn bị đảm bảo về công tác y tế cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng?

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế được giao nhiệm vụ là đơn vị thường trực, giúp lãnh đạo Bộ Y tế triển khai kế hoạch công tác y tế phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát điều hành trực tiếp các công tác chuẩn bị y tế của các đơn vị tham gia phục vụ hội nghị. Có thể nói đến thời điểm này, công tác y tế đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC.

Các công tác quan trọng như đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm dịch trước và trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017...

Đặc biệt, công tác cấp cứu, khám chữa bệnh đã sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để thực hiện tốt chăm sóc y tế đối với đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Ngành y tế đã bổ sung 2 xe cứu thương của Bệnh viện (BV) Hữu Nghị và Vinmec Đà Nẵng với đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu hỗ trợ Sở Y tế Đà Nẵng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; xây dựng các kịch bản về phương án cấp cứu thảm họa (sẽ diễn tập vào ngày 25/10/2017 tại TP. Đà Nẵng); phối hợp với Công ty International SOS ban hành kế hoạch và quy trình vận chuyển bệnh nhân ra nước ngoài điều trị. Đồng thời, các tổ y tế, BV được bố trí trực 24/24 giờ để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 trong trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn. Các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa nếu có đã được bố trí và kế hoạch vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay trực thăng cũng sẵn sàng.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Ngành y tế đã bố trí các BV: Hữu Nghị, C Đà Nẵng, TW Huế, ĐK Đà Nẵng, Ung bướu Đà Nẵng, ĐK TW Quảng Nam, Gia đình, Vinmec Đà Nẵng, Hoàn Mỹ, TTYT Hải Châu, TTYT Sơn Trà, TTCC 115 Đà Nẵng, các BV ngành đóng trên địa bàn TP. Đà Nẵng, Công ty International SOS Chi nhánh Đà Nẵng... sẵn sàng phục vụ Tuần lễ Cấp cao. Khoảng 500 cán bộ y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... đã được huy động tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Ngành y tế cũng đã có kế hoạch huy động các giáo sư đầu ngành chuyên khoa hồi sức tích cực, tim mạch, ngoại khoa của các BV: Hữu Nghị, Việt Đức, TW Huế, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Thống Nhất, Vinmec Hà Nội tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

PV: Vậy còn việc kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) tại các khách sạn có quan khách lưu trú và tại địa điểm họp được tiến hành như thế nào?

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP và điều tra ngộ độc thực phẩm tại các khách sạn phục vụ APEC 2017 và phân công 54 cán bộ giám sát bảo đảm ATTP tại 49 khách sạn phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; xây dựng quy trình điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; rà soát danh sách 69 địa điểm ẩm thực do Sở Du lịch đề xuất về điều kiện bảo đảm ATTP phục vụ APEC 2017; tập huấn giám sát và thực hiện kiểm thực 3 bước theo đúng quy định cho các cán bộ tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Trong thời gian tới, các đoàn kiểm tra, giám sát sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo ATTP tại các khách sạn có đại biểu lưu trú và các địa điểm tổ chức các hội nghị.

PV: Ông đánh giá thế nào về khả năng đáp ứng y tế đảm bảo cho Tuần lễ APEC của ngành y tế?

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: Những cán bộ y tế chúng tôi được lãnh đạo Bộ Y tế giao nhiệm vụ phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất vinh dự nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức, khó khăn, vất vả. Do vậy, chúng tôi cũng đã cố gắng chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và đến nay đã sẵn sàng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC.

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Máy bay trực thăng hỗ trợ cấp cứu trong Tuần lễ Cấp cao APEC

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/may-bay-truc-thang-ho-tro-cap-cuu-trong-tuan-le-cap-cao-apec.html

Bộ Y tế tổ chức các đội cấp cứu, có cả trực thăng, đề phòng sự cố ở hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào đầu tháng 11.

Theo Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC, Bộ Y tế đã huy động khoảng 500 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... ở các bệnh viện lớn cả nước tham gia công tác cấp cứu, đảm bảo an toàn thực phẩm...

Nhiều kịch bản ứng phó sự cố như cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa... được Bộ Y tế dự liệu. Tất cả bệnh viện khu vực miền Trung như Hữu Nghị, C Đà Nẵng, Đa khoa Đà Nẵng, Ung bướu Đà Nẵng, Trung ương Huế, Đa khoa Quảng Nam, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng... đã chuẩn bị sẵn cho các tình huống cấp cứu. Bộ Y tế bổ sung hai xe cứu thương với đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho Sở Y tế Đà Nẵng.

Các bác sĩ đầu ngành ở chuyên khoa hồi sức tích cực, tim mạch, ngoại khoa ở những bệnh viện lớn tại Hà Nội và TP HCM như Hữu Nghị, Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Thống Nhất... được huy động trực chiến. Các y bác sĩ chia thành những đội cấp cứu lưu động để xử trí các tình huống trong suốt thời gian diễn ra APEC.

“Bộ Y tế đã bố trí máy bay trực thăng cấp cứu để kịp thời vận chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện lớn trong nước, chuyển bệnh nhân ra nước ngoài, khi có sự cố”, Cục trưởng Khuê cho biết.

Bộ Y tế thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và điều tra ngộ độc thực phẩm tại các khách sạn phục vụ APEC. 54 nhân viên y tế chịu trách nhiệm giám sát an toàn thực phẩm tại 49 khách sạn phục vụ sự kiện này. 69 địa điểm ẩm thực do Sở Du lịch đề xuất tham gia phục vụ khách mời, được các chuyên gia y tế rà soát về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...

Theo Cục trưởng Khuê, ngành y sẽ tăng cường kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khách sạn có đại biểu lưu trú và địa điểm diễn ra những sự kiện trong khuôn khổ APEC.

Tuần lễ Cấp cao APEC sẽ diễn ra ngày 6-11/11 tại thành phố Đà Nẵng. Dự kiến lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên và khoảng 10.000 đại biểu trong ngoài nước tham dự.

 

Hơn 500 cán bộ y tế tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

http://baodansinh.vn/hon-500-can-bo-y-te-tham-gia-phuc-vu-tuan-le-cap-cao-apec-2017-d65732.html

Bộ Y tế cho biết, đã phân công hơn 500 cán bộ y tế tham gia phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6/11 đến 11/11 tới đây. Đến thời điểm này, ngành Y tế đã hoàn chỉnh kế hoạch chăm sóc y tế cụ thể cho các đại biểu dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017…

Theo đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện: Hữu Nghị (Hà Nội), Trung ương Huế, Đa khoa Đà Nẵng, C Đà Nẵng, Ung Bướu Đà Nẵng, Vinmec Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Gia đình, các Trung tâm Y tế: Hải Châu, Sơn Trà, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng và Công ty International SOS chi nhánh Đà Nẵng…, sẵn sàng phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC.

Hơn 500 bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… được huy động tham gia phục vụ sự kiện này. Ngành Y tế đã bổ sung 2 xe cứu thương của Bệnh viện Hữu Nghị và Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng với đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu hỗ trợ Sở Y tế Đà Nẵng; đồng thời xây dựng các kịch bản về phương án cấp cứu có thể xảy ra.

Các tổ y tế và các bệnh viện thực hiện trực 24/24 trong dịp diễn ra sự kiện. Ngành Y tế cũng có kế hoạch huy động thêm các giáo sư đầu ngành chuyên khoa Hồi sức tích cực, Tim mạch, Ngoại khoa của các bệnh viện: Việt Đức, Vinmec Hà Nội, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Thống Nhất… tham gia phục vụ trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trước và trong Tuần lễ cấp cao APEC, ngành y tế đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, tăng cường giám sát, hướng dẫn việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khách sạn có đại biểu lưu trú và các địa điểm tổ chức các Hội nghị.

 Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, đến thời điểm này, ngành Y tế đã hoàn chỉnh kế hoạch chăm sóc y tế cụ thể cho các đại biểu dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Hiện các đơn vị chức năng trong ngành đang cố gắng chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

 

BHYT nhiều căng thẳng, đầy vướng mắc

http://www.sggp.org.vn/bhyt-nhieu-cang-thang-day-vuong-mac-476664.html

Các cơ sở y tế kê thêm giường bệnh, tăng số ngày nằm viện của bệnh nhân, chỉ định các dịch vụ kỹ thuật, thuốc men vượt quá khả năng chi trả của Quỹ BHYT nhằm trục lợi. Trong khi, Bảo hiểm xã hội lại từ chối xuất toán thanh toán khám chữa bệnh BHYT cho cơ sở y tế, cùng với đó là những bất cập trong giám định BHYT.

Ngày 19-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, thời gian qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng lên rõ rệt, vượt chỉ tiêu đặt ra. Sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế, thông tuyến cũng đã giúp người dân được hưởng các kỹ thuật cao, thay vì phải trả tiền túi như trước kia.

Tuy nhiên, việc không ít cơ sở y tế, bệnh viện chỉ định các dịch vụ kỹ thuật, thuốc men... vượt quá khả năng chi trả của Quỹ BHYT, cùng với đó là việc giám định, xuất toán những chi phí khám chữa bệnh BHYT không hợp lý đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân, ảnh hưởng tới người bệnh.

“Đối với các bệnh viện, chúng ta không thể tiêu thoải mái Quỹ BHYT được, nhưng với BHXH cũng không được gây cản trở khó khăn để các cơ sở khám chữa bệnh căng thẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh...”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, BHXH Việt Nam thẳng thắn cho rằng tình trạng trục lợi, lạm dụng Quỹ BHYT vẫn đang nghiêm trọng. Trong 9 tháng qua của năm 2017, số người khám bệnh bằng BHYT tăng bất thường, với trên 122,0 triệu lượt với tổng chi hơn 71.325 tỷ đồng. Đến nay có 35 tỉnh thành đã chi trên 100% Quỹ BHYT, thậm chí nhiều tỉnh thành chi trên 170%, trong đó riêng Quảng Nam chi 202% quỹ, Quỹ BHYT âm 768 tỷ .

Ông Đức cũng cho biết, nhiều cơ sở y tế tránh vượt trần bằng cách chia nhỏ ngày điều trị, tính thêm ngày giường bệnh nhân ra viện. Đặc biệt, khi thực hiện giám định chuyên đề tại 5 bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội gồm: Việt Đức, Xanh Pôn, Đại học Y Hà Nội, Phụ sản Trung ương và Phụ sản Hà Nội cho thấy những bệnh viện này đã thực hiện tách các dịch vụ y tế để thanh toán BHYT khoảng 33 tỷ đồng và thu thêm của người bệnh hơn 4 tỷ đồng. Tệ hơn, qua giám định việc tách dịch vụ, BHXH nhận ra không ít vấn đề vô lý, bất cập, như: có bệnh nhân đi cắt đến hai túi mật, hai đại tràng, có tới hai ổ bụng, lấy thai lần đầu nhưng có hai thai, cắt hẹp tới hai bao quy đầu; ba ngày bệnh nhân lại mọc giả mạc/lần...

Ngoài ra, kỹ thuật nội soi tai mũi họng bị chỉ định lạm dụng tràn lan và vô lý khi có những người bệnh bị nấm da, đau đầu, bệnh tủy và mô quanh cuống, cao huyết áp, rối loạn giấc ngủ, viêm bờ mi, đục thủy tinh thể người già… đều có chỉ định nội soi tai mũi họng.

"Quỹ BHYT đang chi cho dịch vụ này tới 410 tỷ đồng. Nếu điều chỉnh lại giá thanh toán, chúng ta có thể tiết kiệm cho Quỹ BHYT đến 104 tỷ đồng..."- ông Đức chỉ rõ.

Trước tình trạng trục lợi Quỹ BHYT tràn lan được BHXH Việt Nam chỉ rõ thì về phía Bộ Y tế lại đưa ra những ý kiến cho rằng BHXH đang làm khó nhiều bệnh viện. Ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, việc thanh toán khám chữa bệnh BHYT đang có nhiều khó khăn, thậm chí nhiều bệnh viện bị từ chối xuất toán.

Dẫn chứng cho việc này, ông Nam cho biết có bệnh nhân chụp CT không phát hiện tổn thương, nhưng sau đó được phát hiện nhồi máu não nhờ chụp cộng hưởng từ (MRI) bị BHXH từ chối xuất toán chụp CT mà chỉ thanh toán chụp MRI.

Đại diện Vụ BHYT cũng cho rằng một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh giữa các bệnh viện với cơ quan bảo hiểm hiện chưa đúng với quy định. Hầu hết tạm ứng của BHXH không đúng thời gian và không đủ số tiền cho các bệnh viện. Đồng thời việc cập nhật thông tin trên hệ thống Cổng thông tin giám định điện tử của BHXH còn nhiều bất cập khiến nhiều bệnh viện không được xuất toán được, đặc biệt đội ngũ giám định viên của BHXH thường xuyên thay đổi quy tắc giám định nhưng không thông báo với ở các Sở Y tế dẫn đến cơ sở áp sai quy tắc.

 

Tranh cãi "nảy lửa" chuyện giám định thanh toán khám, chữa bệnh BHYT

http://www.baohaiquan.vn/pages/tranh-cai-nay-lua-chuyen-giam-dinh-thanh-toan-kham-chua-benh-bhyt.aspx

Ngày 19/10, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Viêm bờ mi cũng nội soi... tai mũi họng

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) cho thấy chỉ trong  9 tháng đầu năm, đã có 122,9 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT với tổng chi 71,325 tỷ đồng. Đến nay, đã có nhiều tỉnh chi trên 170% quỹ, trong đó, riêng Quảng Nam chi 202% quỹ, âm 768 tỷ đồng/9 tháng. Có 33 tỉnh/thành đã chi trên 100% quỹ BHYT, trong đó các tỉnh phía Bắc có mức chi cao hơn các tỉnh phía Nam.

Ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, BHXH Việt Nam nhận định, những con số 9 tháng đầu năm đã cho thấy có sự gia tăng lượt khám bệnh bất thường, nhiều cơ sở y tế tránh vượt trần bằng chia nhỏ ngày điều trị, tính ngày giường bệnh nhân ra viện; thống kê thanh toán dịch vụ kỹ thuật còn nhiều bất cập; tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm; tăng số lượng khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý, kéo dài ngày điều trị; Mua sắm sử dụng thuốc vật tư y tế chưa hợp lý; đặc biệt là trục lợi Bảo hiểm Y tế.

Khi thực hiện giám định chuyên đề tại năm bệnh viện lớn là: Bệnh viện Việt Đức, Xanh Pôn, Đại học Y Hà Nội, Phụ sản Trung ương và Phụ sản Hà Nội, BHXH Việt Nam nhận thấy, những bệnh viện này đã thực hiện tách các dịch vụ y tế để thanh toán BHYT khoảng 5,33 tỷ đồng và thu thêm của người bệnh hơn 4 tỷ đồng. Khi thực hiện tách dịch vụ, BHXH nhận ra những vô lý như bệnh nhân đi cắt đến hai túi mật, hai đại tràng, hai bụng, lấy thai lần đầu nhưng có hai thai, cắt hẹp tới hai bao quy đầu; ba ngày bệnh nhân lại mọc giả mạc/lần; chỉ định quá mức cần thiết cận lâm sàng…

Cụ thể theo ông Đức, hiện dịch vụ kỹ thuật nội soi tai mũi họng đang được chỉ định quá rộng rãi vì lợi nhuận cao, với giá được thanh toán cao hơn 50 nghìn đồng so với thực tế (giá xây dựng là 171 nghìn đồng nhưng giá thanh toán là 202 nghìn đồng). Vì thế, các bệnh nhân cao huyết áp, viêm bờ mi, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm mũi, đục thủy tinh thể người già… đều được chỉ định nội soi tai mũi họng. “Quỹ BHYT đang chi cho dịch vụ này tới 410 tỷ đồng. Nếu điều chỉnh lại giá thanh toán, chúng ta có thể tiết kiệm 104 tỷ đồng”,  ông Đức cho hay.

Bộ Y tế phản ứng!

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, cho biết cả ngành BHXH Việt Nam chỉ có 2.300 giám định viên BHYT, công việc nhiều nhưng hiện còn khoảng 50% giám định viên không có chuyên môn y, dược song lại đi giám định vấn đề y tế là điều bất cập.

Ông Nam dẫn chứng có cơ sở khám chữa bệnh ở Quảng Ninh không điều trị được bệnh nên chuyển bệnh nhân lên tuyến khác thì bị xuất toán 390 triệu đồng. Ông Nam cho rằng một người không có kiến thức về y, dược nhưng đi vào xuất toán hồ sơ bệnh án là chưa phù hợp.

Cụ thể, theo ông Nam, bệnh nhân tới cơ sở y tế được bác sỹ chỉ định chụp CT song không phát hiện tổn thương nhưng sau nhờ chụp MRI, được phát hiện nhồi máu não song BHXH từ chối xuất toán chụp CT, chỉ thanh toán chụp MRI. Huyện Quảng Yên (Quảng Ninh) bị từ chối xuất toán 390 triệu (năm 2016) chỉ vì Trung tâm y tế Quảng Yên không đủ điều kiện thực hiện dịch vụ kỹ thuật mà giới thiệu lên Bệnh viện Thụy Điển (Uông Bí). Lý do được BHXH đưa ra là bệnh nhẹ, không đáng chuyển.

Bên cạnh đó, vụ việc nổi bật nhất vừa qua tại Hải Dương được BHXH Việt Nam công bố điều trị nội trú lên tới 22 ngày, trong khi thực tế, khi Vụ Bảo hiểm y tế lập đoàn kiểm tra giám định thực tế chỉ điều trị nội trú có 6 ngày. Đồng Nai cũng bị từ chối xuất toán 208 tỷ, nhưng lúc giám định thực tế có 22,96 tỷ, bằng 22,5% từ chối xuất toán của BHXH.

Ông Nam cũng chỉ ra, hầu hết tạm ứng của BHXH không đúng thời gian và không đủ số tiền cho các cơ sở y tế. “BHXH thường xuyên thay đổi quy tắc giám định nhưng không thông báo với ở các Sở Y tế dẫn đến cơ sở áp sai quy tắc. Một ví dụ lớn nhất là BHXH từ chối thanh toán điều trị nội trú trên các cơ sở y tế toàn quốc về vật tư dây luồn tĩnh mạch với lý do vật tư đi kèm không phù hợp. Sau đó, các bệnh viện phải làm lại. Rõ ràng lỗi này không phải của cơ sở vì BHXH đã thay đổi quy tắc giám định mà không thông báo”, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế khẳng định.

Đại diện Vụ Bảo hiểm y tế đề nghị BHXH Việt Nam cần công bố quy tắc giám định để Bộ Y tế giám sát, ngăn chặn giảm thiểu thiếu xót những phát sinh khi thực hiện thanh toán khám, chữa bệnh BHYT trong thực tiễn.

 

5 bệnh viện lớn: Tách dịch vụ y tế để thanh toán BHYT và thu thêm gần 40 tỷ

http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/y-te/5-benh-vien-lon-tach-dich-vu-y-te-de-thanh-toan-bhyt-va-thu-them-gan-40-ty_t114c9n125853

Ngày 19/10, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức đối thoại về chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) khu vực phía Bắc. Mục đích của buổi đối thoại lần này giải quyết những vướng mắc xung quanh việc thanh toán BHYT tại các bệnh viện.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam) cho biết, 9 tháng đầu năm 2017, chi BHYT cho khám chữa bệnh tăng vọt. Trong kỳ có sự gia tăng lượt khám bệnh bất thường, nhiều cơ sở y tế tránh vượt trần bằng cách chia nhỏ ngày điều trị, tính thêm ngày giường bệnh nhân ra viện, giá dịch vụ y tế, mua sắm vật tư y tế, chất lượng cung cấp dịch vụ cũng có nhiều vấn đề.

Trong kỳ, quỹ BHYT đã chi trả cho gần 123 triệu lượt người bệnh với tổng chi trên 71.100 tỷ đồng. 35 tỉnh, thành có số chi BHYT tăng trên 100% như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Tuyên Quang… khiến cho quỹ BHYT giao cho các tỉnh này bị âm hàng nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, khi thực hiện giám định chuyên đề tại 5 bệnh viện lớn như: Bệnh viện Việt Đức, Xanh Pôn, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy, những bệnh viện này đã thực hiện tách các dịch vụ y tế để thanh toán BHYT khoảng 33 tỷ đồng và thu thêm của người bệnh hơn 4 tỷ đồng.

“Có bệnh nhân vừa ra viện làm lại một loạt xét nghiệm, nhưng 1 tuần sau lại làm lại hàng loạt xét nghiệm đó. Đây là tình trạng phổ biến từ tuyến huyện cho đến tuyến Trung ương. Dẫn chứng một bệnh nhân ở Hà Nội rất nổi tiếng, đã đi khám đến hơn 100 lần mà tình trạng này vẫn xảy ra”, ông Đức nhấn mạnh.

Về phía Bộ Y tế, ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cũng chỉ ra nhiều bất cập trong công tác khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế như: Một số nội dung trong hợp đồng khám chữa bệnh giữa các bệnh viện với cơ quan bảo hiểm hiện chưa đúng với quy định, vấn đề cập nhật thông tin trên hệ thống Cổng Thông tin giám định điện tử còn nhiều bất cập khiến nhiều bệnh viện không được xuất toán được, đặc biệt đội ngũ giám định viên của BHXH thường xuyên thay đổi quy tắc giám định nhưng không thông báo với ở các Sở Y tế dẫn đến cơ sở áp sai quy tắc.

Ông Nam ví dụ, có bệnh nhân chụp CT không phát hiện tổn thương, nhưng sau đó được phát hiện nhồi máu não nhờ chụp MRI nhưng bị BHXH từ chối xuất toán chụp CT, chỉ thanh toán chụp MRI.

Hay như tại huyện Quảng Yên (Quảng Ninh) bị từ chối xuất toán 390 triệu đồng (năm 2016) chỉ vì Trung tâm Y tế Quảng Yên không đủ điều kiện thực hiện dịch vụ kỹ thuật mà giới thiệu lên Bệnh viện Thụy Điển - Uông Bí. Lý do được BHXH đưa ra là bệnh nhẹ, không đáng chuyển.

Đại diện Vụ BHYT (Bộ Y tế) cũng cho biết thêm, thời gian qua, việc giám định điện tử còn gây khó khăn cho khám chữa bệnh trong việc xác nhận thẻ. Quy tắc giám định do BHXH xây dựng nhưng ngành Y tế không biết, việc đóng mở cổng tiếp nhận dữ liệu, việc sử dụng phần mềm giám định cung cấp thông tin ngành Y tế cũng không biết gây nên bất cập.

Vì vậy, đại diện Vụ BHYT đề nghị BHXH Việt Nam cần công bố quy tắc giám định để Bộ Y tế  giám sát, ngăn chặn giảm thiểu thiếu sót những phát sinh khi thực hiện thanh toán khám, chữa bệnh BHYT trong thực tiễn.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện nay 2 ngành Y tế và BHXH đang đối mặt với  nhiều bất cập, vướng mắc, như: Việc các cơ sở y tế thực hiện chỉ định các dịch vụ kỹ thuật thuộc vượt quá khả năng chi trả của quỹ khám chữa bệnh BHYT, hay việc giám định xuất toán những chi phí khám chữa bệnh BHYT không hợp lý, kê thêm giường bệnh; số ngày nằm viện của bệnh nhân  tăng; bác sỹ chỉ định sử dụng thuốc và xét nghiệm cao hơn bình thường... nên đã gây nhiều bức xúc cho người dân.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, đối với các bệnh viện mà chúng ta không thể chi thoải mái quỹ BHYT được, nhưng với BHXH cũng không được gây cản trở khó khăn để các cơ sở khám chữa bệnh căng thẳng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.

 

12 triệu chứng của trẻ cha mẹ cần phải đưa đi viện ngay

http://www.giadinhmoi.vn/12-trieu-chung-cua-tre-cha-me-can-phai-dua-di-vien-ngay-d1826.html

‘Để xem xem thế nào’ là phản ứng của nhiều bậc cha mẹ, nhất là những người tự coi là ‘có kinh nghiệm’ trong chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, với 12 triệu chứng sau thì trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ ngay.

#1: Sốt cao

Nhiệt độ cảnh báo với mỗi lứa tuổi là khác nhau. Bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên chú ý nếu:

. Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 37,9 oC

. Bé 3 - 6 tháng tuổi và sốt trên 38,5 oC

. Bé 6 – 24 tháng tuổi và sốt trên 39 oC

Bác sĩ Nhi khoa khuyên bạn với trẻ trên 2 tuổi, sốt cao không đáng ngại, nếu như trẻ vẫn tỉnh táo và không bị mất nước. Bạn không nhất thiết phải đưa trẻ đến viện nhưng vẫn nên theo dõi, chăm sóc trẻ kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

#2: Sốt kéo dài

Nếu trẻ sốt cao mà không hạ sau khi cho uống thuốc hạ sốt, trẻ sốt không cao nhưng kéo dài quá 5 ngày thì cha mẹ nên lập tức cho con đi viện.

Đây là dấu hiệu trẻ có một nhiễm trùng nặng khiến hệ đề kháng của cơ thể không thể chống chọi được. Bác sĩ sẽ tiến hành một hoặc một số xét nghiệm kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.

Một cơn sốt do một loại siêu vi gây cúm thông thường sẽ biến mất trong vòng 5 ngày. Vì vậy, ngay cả khi trẻ sốt nhẹ (tầm 37,5 độ) nhưng kéo dài thì đó có thể là do nhiễm trùng như viêm phổi, cần phải khám bác sĩ và điều trị kháng sinh.

#3: Sốt kèm đau đầu

Sốt kèm theo đau cứng ở cổ, nhức đầu hoặc nổi ban đều là những triệu chứng nghiêm trọng

#4: Quầng đỏ hình vòng tròn trên da

Những vết phát ban hình vòng tròn như kính mắt trên da, các chấm màu đỏ nhỏ li ti không biến mất khi bạn ấn da, bầm tím quá mức đều là các triệu chứng bé cần đến gặp bác sĩ.

Bé có thể bị dị ứng, rối loạn máu hoặc bệnh Lyme (bệnh do bị bọ ve đốt).

Nếu cùng với các nốt dị ứng, con bạn cũng khó thở, bị kích động hoặc hôn mê, bé nên được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.

#5: Nốt ruồi bất thường

Hãy quan tâm đến các nốt ruồi của bé, đặc biệt là những nốt có từ khi bé sinh ra. Nốt ruồi bất thường có thể liên quan đến ung thư da.

Kiểm tra da bé thường xuyên khi tắm nắng cho con. Nếu cha mẹ phát hiện nốt ruồi có hình dạng bất thường, có viền xung quanh, không có một màu và có dấu hiệu lớn lên – hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

# 6: Đau bụng dữ dội

Nếu bé bị đau ở phần bụng dưới bên phải, hãy yêu cầu bé nhảy lên. Nếu bé cảm thấy đau hơn đó có thể là dấu hiệu viêm ruột thừa.

Mặc dù phần ruột thừa ở phía dưới bên phải của bụng, cơn đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển sang phải.

Nếu bé bị nhiễm virus đường tiêu hóa, thường có sốt, nôn mửa, sau đó là đau bụng và tiêu chảy.

Với viêm ruột thừa, đôi khi trẻ bị tiêu chảy trước, đau bụng, sau đó là nôn mửa và sốt.

Bệnh viêm ruột thừa tiến triển nhanh và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Bé đau bụng kèm theo nôn mửa, sốt, máu trong phân thì cha mẹ cần đưa bé thẳng đến viện.

# 7: Đau đầu và nôn mửa

Cơn nhức đầu có thể khiến bé thức dậy vào nửa đêm hoặc sáng sớm, kèm theo nôn mửa là một dấu hiệu nghiêm trọng.

Bé có thể mắc chứng migraine (đau nửa đầu) – một chứng bệnh có yếu tố di truyền. Đau migraine ở trẻ em không phải là nguy hiểm, nhưng đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

Để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay.

#8: Bí tiểu

Triệu chứng này thường đi kèm với môi và miệng khô, da khô hoặc bong khi bạn sờ vào, đi ngoài và nôn mửa.

Những dấu hiệu này liên quan đến mất nước và cần được điều trị nhanh vì mất nước có thể gây sốc. Cha mẹ hãy cố gắng bổ sung nước cho con và đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

#9: Môi xanh xám

Bạn có thể thấy bé bị thâm môi, thở khó nhọc, ngực và bụng phập phồng trong lúc thở.

Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo các vấn đề về hô hấp đáng đáng lo ngại hơn khi âm thanh xuất phát từ ngực và phổi chứ không phải mũi

Đây có thể là biểu hiện khó thở do phản ứng dị ứng, cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở trẻ từ vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà hoặc ho.

#10: Mặt sưng phù

Triệu chứng này có thể đi kèm với sưng lưỡi, môi, mắt. Trẻ cũng đồng thời bị mẩn ngứa và nôn mửa.

Đây thường là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) mà cha mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ ngay.

#11: Nôn mửa sau khi ngã

Cha mẹ cần đưa trẻ đi viện với các tình huống sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ngã, hoặc trẻ lớn hơn sau khi ngã có biểu hiện chấn động về thần kinh, nhầm lẫn hoặc mất ý thức, nôn mửa sau khi ngã.

#12: Chảy máu nhiều

Cha mẹ cần chủ động cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi bé bị tổn thương mà vết cắt không ngừng chảy máu sau vài phút băng bó.

Vết cắt được coi là lớn nếu bạn có thể nhét vừa một miếng bông gòn vào đó.

Vết cắt do động vật cắn hoặc do trẻ khác cắn cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh, vì thế cha mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ ngay cả khi vết cắn không lớn.

 

Làm gì để phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ?

http://vtv.vn/suc-khoe/lam-gi-de-phong-chong-dich-benh-mua-mua-lu-20171019063212091.htm

Đợt mưa lũ vừa qua không chỉ tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dịch bệnh cho người dân.

Ở các vùng vừa xảy ra lũ, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh không chỉ cho cây trồng, vật nuôi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dịch bệnh cho người dân.

Những dịch bệnh phổ biến như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa lũ, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo bà con thực hiện các biện pháp phòng chống dịch dưới đây:

1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp xe ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

5. Nên mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày, đề phòng muỗi đốt.

6. Nên thau rửa bể nước và dụng cụ chứa nước; dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, bà con cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị điều trị kịp thời.

 

Dịch tay chân miệng có nguy cơ bùng phát

http://tieudungplus.vn/dich-tay-chan-mieng-co-nguy-co-bung-phat-20479.html

Thống kê của Bộ Y tế, đến tháng 10/2017, cả nước ghi nhận hơn 65.000 người mắc dịch bệnh tay chân miệng, trong đó có gần 30.000 trường hợp phải nhập viện điều trị, tăng xấp xỉ 10% so cùng kỳ năm 2016.

Theo các chuyên gia dịch tễ, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo.

Dịch bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm ở nước ta, nhưng thường tăng mạnh số người mắc trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 10. Đáng chú ý, bệnh tay chân miệng thường có dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 

Hà Tĩnh đã dập tắt dịch sốt xuất huyết

http://khoe365.net.vn/ha-tinh-da-dap-tat-dich-sot-xuat-huyet-p44382.html

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh được biết, tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết mới nào, các ca bệnh cũ đã chữa khỏi.

Bác sĩ Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh khẳng định: Đến nay đã qua 14 ngày không xuất hiện thêm trường hợp mắc mới sốt xuất huyết tại 2 ổ dịch ở phường Kỳ Long (thị xã Kỳ Anh) và xã Thạch Long (Thạch Hà); tất cả 30 người mắc bệnh đều đã khỏi nên có thể khẳng định trên địa bàn không còn loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Dịch sốt xuất huyết xảy ra tại phường Kỳ Long vào ngày 15/9 đến ngày 4/10/2017 khiến 13 người mắc; tại xã Thạch Long, dịch xuất hiện vào ngày 22/9 đến ngày 3/10/2017 làm 17 người mắc.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế dịch. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tập trung điều tra bọ gậy, giám sát, theo dõi số người mắc, khoanh vùng không để dịch bệnh lây lan sang các xã khác, hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế điều trị.

Mặc dù sốt xuất huyết tại xã Thạch Long và phường Kỳ Long đã được khống chế, song với thời tiết hiện nay, nắng mưa thất thường, rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Do vậy, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các đợt làm vệ sinh môi trường, tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng bọ gậy, điều tra, giám sát véc tơ truyền bệnh, với mục tiêu “không có loăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.

 

Xuất hiện ổ dịch tiêu chảy ở Bến Tre khiến 1 trẻ tử vong

http://khoe365.net.vn/xuat-hien-o-dich-tieu-chay-o-ben-tre-khien-1-tre-tu-vong-p44379.html

Trong số 17 cháu bé bị sốt cao, tiêu chảy ở huyện Bình Đại đã có một trẻ hơn 3 tháng tuổi tử vong do nhiễm trùng đường tiêu hoá.

UBND huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra một ổ dịch tiêu chảy. Ổ dịch được xác định tại mái ấm Đức Quang của chùa Vạn Đức, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại khi có 17 trẻ có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy.

Nhà chùa đã đưa các cháu nhỏ đi khám tại trạm y tế xã và được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

Riêng trường hợp bé Phạm Công Đào, sinh ngày 29/6/2017, bị nhiễm bệnh từ ngày 7/10 đã được đưa đi khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM.

Bé được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa, mềm sụn thanh quản. Sau khi xuất viện, bé bị tái phát và tử vong vào ngày 9/10. Các ca còn lại ở mái ấm Đức Quang hiện đã ổn định, được đưa về mái ấm chăm sóc và theo dõi.

Theo nhận định ban đầu của ngành chức năng, đây là ổ dịch nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Trước tình hình trên, UBND huyện Bình Đại đã thành lập đoàn công tác đến thăm hỏi sức khỏe các trẻ và kiểm tra tình hình dịch bệnh tại mái ấm Đức Quang- chùa Vạn Đức. Đồng thời, ngành y tế địa phương cũng đang tích cực theo dõi giám sát tình hình dịch để có hướng xử lý kịp thời.

 

Nhiều sai phạm ở Bệnh viện Mắt TP HCM

http://nld.com.vn/thoi-su/nhieu-sai-pham-o-benh-vien-mat-tp-hcm-20171019225117263.htm

Nguồn thu (hơn 1.000 tỉ đồng trong hơn 3 năm gần đây) không được bệnh viện đưa vào hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hằng năm

Ngày 19-10, một lãnh đạo Thanh tra TP HCM cho biết Thanh tra TP HCM vừa công bố kết luận thanh tra Bệnh viện Mắt TP.

Theo kết luận thanh tra trong hai năm 2015-2016, Bệnh viện Mắt TP cho đặt máy và sử dụng trang thiết bị y tế hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác liên kết và thuê sử dụng của đơn vị ngoài tổng cộng 13 thiết bị y tế nhưng không xin ý kiến Sở Y tế TP. Bệnh viện còn để thất thoát gần 241 triệu đồng do áp giá thuê thiết bị cao và thuê mà không sử dụng được.

Công tác đấu thầu, mua sắm thuốc y tế, vật tư tiêu hao, bệnh viện cũng để xảy ra nhiều sai sót, vi phạm các quy định, như mua hơn 3 tỉ đồng tiền thuốc phát sinh trong quá trình điều trị mà không có ý kiến của Sở Y tế…

Bệnh viện Mắt TP còn để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý thu, chi tài chính khiến Thanh tra TP phải thu hồi gần 8,2 tỉ đồng do bệnh viện thu vượt giá phẫu thuật Lasik so với quy định…

Đặc biệt là nguồn thu (hơn 1.000 tỉ đồng trong hơn 3 năm gần đây) của riêng khoa khám và điều trị theo yêu cầu và các khoản chi chưa được kiểm tra, kiểm toán, không được bệnh viện đưa vào hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hằng năm của bệnh viện…

 

TP.HCM: Xử phạt 5 phòng khám có yếu tố nước ngoài

UBND TP.HCM và Thanh tra Sở Y tế thành phố vừa quyết định xử phạt hành chính 5 phòng khám có yếu tố nước ngoài trên địa bàn do vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh.

Cụ thể, Phòng khám Baylor số 202 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, bị phạt với số tiền lên đến gần 130 triệu đồng; Phòng khám đa khoa Lians MMC (khu Hưng Phước 4, phường Tân Phong, quận 7) bị phạt 60 triệu đồng. Ngoài ra, nhà thuốc của phòng khám này cũng bị phạt 50 triệu đồng do bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành.

Bên cạnh đó, có 3 phòng khám đã bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt rất nhiều lần nhưng vẫn tái phạm như: Phòng khám đa khoa Thế Giới tại (646 - 648 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5), Phòng khám đa khoa Thăng Long (575 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10), Phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi (277 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1).

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cũng xử phạt Nha khoa Ánh Linh ở địa chỉ 57 Bành Văn Trân, Phường 7 (quận Tân Bình) 85 triệu đồng do cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có giấy phép hoạt động, sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề.

 

Cháu bé 14 tháng tuổi tử vong tại bệnh viện do sốc tim

HTTP://WWW.NGUOIDUATIN.VN/KET-LUAN-NGUYEN-NHAN-CHAU-BE-14-THANG-TUOI-TU-VONG-TAI-BENH-VIEN-A343129.HTML

Qua xác định, nguyên nhân tử vong của bệnh nhi tại bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai là do bị sốc tim, suy tim cấp, nghi bệnh lý cơ tim.

Sáng 19/10, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, Sở đã có báo cáo trường hợp tử vong của bệnh nhi P.Đ.P. (14 tháng tuổi) tại bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai.

Qua đó, Hội đồng kiểm thảo tử vong xác định, nguyên nhân tử vong của bệnh nhi là do bị sốc tim, suy tim cấp, nghi bệnh lý cơ tim.

Theo Hội đồng kiểm thảo tử vong, các bác sĩ, điều dưỡng đã không tiên lượng được hết bệnh lý của bé P. do bệnh khó, biểu hiện bệnh không rõ ràng, chưa tiến hành hội chẩn khoa.

Theo ông Hải thông tin, sau khi có kết luận nguyên nhân khiến cháu P. tử vong, sở Y tế đề nghị lãnh đạo bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tổ chức họp kiểm điểm cá nhân, khoa, phòng có sai phạm về quy trình chuyên môn.

Trước đó, ngày 27/9, cháu P. có biểu hiện mệt mỏi nên được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai chữa trị.

Qua quá trình điều trị, tối 1/10, bệnh tình của cháu P. có chuyển biến ngày càng xấu đi. Bác sĩ liền đưa cháu P. đi lấy máu xét nghiệm. Trong quá trình lấy máu, cháu P. bị ngất xỉu.

Thấy vậy, người nhà liền yêu cầu bác sĩ đưa cháu P. vào phòng cấp cứu. Đến khoảng 1h30 ngày 2/10, cháu P. tử vong tại bệnh viện

 

Phải chạy thận vì 6 thìa thuốc “lạ”

http://infonet.vn/phai-chay-than-vi-6-thia-thuoc-la-post240596.info

Với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, không may mắc bệnh vảy nến anh Nguyễn Công L. trú tại Hà Nội đã tìm đến đủ các loại thuốc và đến giờ anh đã bị suy thận phải chạy thận chu kỳ 3 tuần 1 lần.

Tại buổi chia sẻ thông tin về bệnh vảy nến do Bệnh viện Da liễu Trung ương tổ chức, anh Trần Công L. 1 trong nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh vảy nến đã chia sẻ câu chuyện bệnh tật của mình.

Anh L. kể anh bị bệnh này 16 năm nay. Khi biết bệnh không chữa được anh rất hoang mang và không tin. Vì thế, ai mách chỗ nào anh tìm đến lấy thuốc uống chỗ đó với hi vọng chữa được bệnh.

Chỉ những ai mắc bệnh vảy nên mới biết nỗi khổ của căn bệnh này, căn bệnh bị cộng đồng xa lánh, người bệnh tự ti do những mảng da bong tróc nhất là về mùa đông.

Anh L. kể anh mua thuốc đông y uống và dẫn đến bệnh bùng phát. Toàn thân từ da mặt, da chân, tay, lưng, bụng mưng mủ, nhìn rất sợ hãi. Anh phải vào Bệnh viện Da liễu trung ương cấp cứu cả tháng trời. Sau đó, da toàn thân của anh tróc ra thành từng mảng trắng xoá. Anh L kể lại “nó như bóng bì của lợn và tôi ám ảnh đến giờ”.

Thoát khỏi những ngày tháng điều trị bệnh biến chứng do thuốc nam, anh L. vẫn không từ bỏ hi vọng có thể tìm được bài thuốc nào đó chữa bệnh. Tâm lý có bệnh thì vái tứ phương. Anh lại quay sang cắt thuốc nam uống. Gói thuốc bột đó anh Nam không nhớ nó tên là gì. Chỉ biết anh mới uống 6 thìa thôi thì đã bị biến chứng suy thận. Thận teo lại, không đi tiểu được và thận không phục hồi. Đến giờ, anh là bệnh nhân nhân chạy thận nhân tạo mỗi tuần ba lần. Anh L. nhắc đi nhắc lại chỉ 6 thìa thuốc chữa bệnh vảy nến.

Sau kinh nghiệm của mình, anh L chia sẻ cho những thành viên của câu lạc bộ bệnh nhân vảy nến để mong họ không rơi vào hoàn cảnh như của anh, thực sự “bệnh chồng bệnh” rất khổ.

Ông Trần Hồng Trường – trú tại Minh Khai, Hà Nội hiện đang là chủ tịch Chi hội vẩy nến Việt Nam, ủy viên Hội vẩy nến Thế giới, là một người đã vật lộn với bệnh vảy nến 28 năm nay. Ông kể khi gia đình vừa chào đón thêm thành viên cũng là lúc ông mắc căn bệnh này.

 Căn bệnh đến với ông vào lúc tuổi đời đẹp nhất. Lúc đó, công việc hay mọi thứ đều đang rất thuận lợi. Bỗng dưng, căn bệnh xấu xí đã làm ông mất tất cả, phải làm lại từ đầu. Miệng ví von, ông Trường bảo căn bệnh vẩy nến toàn thân nhìn sợ lắm, bị kỳ thị, bị chê bai. Có lẽ vì thế mà nhiều người chết trong sự kỳ thị của mọi người.

Từ khi mắc bệnh, ông tự mình tìm hiểu các biện pháp chữa bệnh cho mình và chia sẻ cho những người cùng cảnh ngộ. Nhờ đó, từ chỗ mặc cảm tự ti, ông Trường đã lấy được tự tin có thể mặc áo ngắn tay, không thấy xấu hổ vì làn da xấu xí của mình. Ông cho biết chỉ điều trị theo phương pháp tây y không có bất kỳ một loại thuốc nào có thể chữa được bệnh này vì thế ông chỉ hi vọng người bệnh đừng tin theo quảng cáo như trường hợp của anh L. thì rất khổ.

Hiện nay, Bệnh viện Da liễu trung ương đang quản lý khoảng hơn 2000 bệnh nhân vảy nên. PGS Lê Hữu Doanh cho biết bệnh không thể điều trị khỏi được nên các bệnh nhân thường được tư vấn để có biện pháp điều trị riêng.

Với những bệnh nhân thể bình thường hoặc thể nặng có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng UVB dải hẹp toàn than là phương pháp sử dụng tia tử ngoại UVB có bước song 313 +/- 2nm, là phương pháp mới phát hiện và được coi là phương pháp ưu việt trong điều trị bệnh vảy nên và bạch biến.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng chống chỉ định với các bệnh nhân bị hội chứng nevi loạn sản di truyền, hội chứng ung thư tế bào đáy, tiền sử du dan, bệnh lupus ban đỏ….chi phí điều trị cũng được BHYT thanh toán theo quy định của luật BHYT.

 

Phẫu thuật lấy khối u não cho 2 người bệnh thường xuyên đau đầu

HTTP://WWW.NGUOIDUATIN.VN/PHAU-THUAT-LAY-KHOI-U-NAO-CHO-2-NGUOI-BENH-THUONG-XUYEN-DAU-DAU-A343070.HTML

Ngày 19/10, bệnh viện quận Thủ Đức vừa tiếp nhận và điều trị kịp thời 2 trường hợp u não. Cả 2 bệnh bệnh nhân đều đã hồi phục nhanh sau phẫu thuật.

Bác sĩ Trương Long Vỹ, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, bệnh nhân nam T.C.H. (SN 1956, trú tại phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM) và bệnh nhân nữ V.T.H. (SN 1955, trú tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức) đến phòng khám Ngoại Thần kinh với biểu hiện đau đầu nhiều, chóng mặt, buồn nôn. Cả 2 bệnh nhân đều được bác sĩ thăm khám và cho thực hiện chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI). Kết quả cho thấy, bệnh nhân T.C.H. có hình ảnh khối u màng não đính phải và bệnh nhân V.T.H. có khối u màng não đỉnh chẩm phải.

Qua thăm khám, cả 2 bệnh nhân đều trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nhưng đã hình thành khối u não. Nếu không phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời, khối u sẽ ngày càng phình to làm tăng áp lực lên hộp sọ và chèn ép các vùng não chức năng khác, thậm chí, có thể gây tử vong.

Sau khi phẫu thuật mở sọ não lấy trọn khối u dưới kính vi phẫu, 2 bệnh nhân đều hồi phục tốt, vết mổ khô, giảm đau đầu. Hiện tại, 2 người bệnh đã được xuất viện.

Người nhà bệnh nhân H. chia sẻ: “Bà H. đến bệnh viện thăm khám mới phát hiện ra bệnh, chứ không biểu hiện ra bên ngoài. Rất may, bà H. được các bác sĩ điều trị kịp thời. Nếu không đến bệnh viện để chụp cộng hưởng từ (MRI) và được phẫu thuật, bệnh u não có thể cướp đi sinh mạng lúc nào không

 

Số người chết do khói thuốc lá gần gấp 4 lần do tai nạn giao thông

http://thanhnien.vn/suc-khoe/so-nguoi-chet-do-khoi-thuoc-la-gan-gap-4-lan-do-tai-nan-giao-thong-891742.html

Mỗi năm tại Việt Nam có 40.000 người tử vong do các bệnh gây ra bởi khói thuốc lá, cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông.

Đó là thông tin tại hội thảo “Truyền thông đại chúng với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá”, do Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phát triển cộng đồng (CDS) phối hợp Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cùng các đơn vị tổ chức ngày 19.10, tại Quảng Nam.

Các báo cáo tại hội thảo cho biết, mỗi năm thế giới có hơn 6 triệu người tử vong bởi các bệnh do khói thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đột quỵ, bệnh mạch vành… Trong đó, có 600.000 người tử vong bởi hít phải khói thuốc lá từ người khác hút (hút thuốc thụ động).

Riêng tại Việt Nam, hằng năm có 40.000 người tử vong do các bệnh gây ra bởi khói thuốc lá (cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm).

Trình bày tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm (Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam) cho rằng Nhà nước cần tăng thuế đối với thuốc lá để hạn chế việc sử dụng.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, kinh nghiệm nhiều quốc gia cho thấy khi tăng thuế thì số người sử dụng thuốc lá giảm rõ rệt, những căn bệnh liên quan đến khói thuốc lá cũng giảm hẳn, nhờ đó giúp giảm chi phí cho điều trị các bệnh này.

Hội thảo nhằm cập nhật, chia sẻ thông tin về hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, và thực thi luật Phòng chống tác hại thuốc lá; đề cập sự tham gia, phối hợp của truyền thông đại chúng để công tác phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả hơn…

 

Hút thuốc có thể gây ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể

http://infonet.vn/hut-thuoc-co-the-gay-ung-thu-o-bat-cu-noi-nao-trong-co-the-post240707.info

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hút thuốc lá có thể gây ung thư ở gần như bất cứ nơi nào trong cơ thể như ung thư máu, cổ tử cung, thận, thanh quản, phổi…

CDC khẳng định hút thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể như ung thư bàng quang, ung thư máu (bệnh bạch cầu dạng tủy cấp tính), cổ tử cung, đại tràng và trực tràng, thực quản, thận và niệu quản, thanh quản, gan, ung thư biểu mô hình họng miệng oropharynx (bao gồm các phần của cổ họng, lưỡi, vòm miệng mềm, ưng thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, khí quản, phế quản và phổi.

Theo CDC, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ tử vong vì ung thư và các bệnh khác ở bệnh nhân ung thư cũng như những người đã được điều trị ung thư thành công.

Tính chung trên thế giới, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Mỹ, thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

Tại Việt Nam, theo thống kê gần đây của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá 96,8% và là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm. Trong nhóm bệnh lý hô hấp, 3 bệnh thường gặp nhiều nhất liên quan đến thuốc lá là ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản. Trong đó bệnh ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì tới 80 – 90% là do thuốc lá gây ra.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang