Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 26/12/2017

  • |
T5g.org.vn - Tiết kiệm hơn 477 tỷ đồng nhờ đấu thầu thuốc tập trung; CÔNG ĐIỆN KHẨN CỦA BỘ Y TẾ ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 16; Không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong bão số 16; THÔNG BÁO KHẨN "Hoãn cuộc họp Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch mùa đông xuân 2017-2018" ngày 26/12/2017; Tầm soát trước sinh để nâng cao chất lượng dân số; ...

 

Tiết kiệm hơn 477 tỷ đồng nhờ đấu thầu thuốc tập trung

http://danviet.vn/doanh-nghiep/tiet-kiem-hon-477-ty-dong-nho-dau-thau-thuoc-tap-trung-834231.html

Đó là thông tin được chia sẻ tại Hội nghị triển khai đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia năm 2017, định hướng 2018 – 2020 vừa diễn ra tại TP.HCM ngày 22.12. Theo đó, trong lần đầu tiên thực hiện đấu thầu thuốc tập trung (tháng 8.2017), Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã đấu thầu 5 gói thầu với 22 loại thuốc (5 biệt dược gốc và 17 thuốc generic). Kết quả là giá trúng thầu là 2.269 tỷ đồng, tiết kiệm được trên 477 tỷ đồng (giảm 17% so với giá kế hoạch), trong đó, biệt dược gốc tiết kiệm 114,3 tỷ đồng, giảm khoảng 6,9% so với giá kế hoạch gói thầu; thuốc generic tiết kiệm 362,7 tỷ đồng, giảm khoảng 33% so với giá kế hoạch...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, thời gian qua giá thuốc tại nước ta cao hơn mặt bằng chung so với các nước trong khu vực. Tình trạng này dẫn đến số tiền mà Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cho các loại thuốc hàng năm rất cao. Cụ thể, năm 2016, Quỹ chi trả cho tiền thuốc 31.000 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng, hiện nay, xu hướng của nhiều nước trên thế giới là thực hiện đấu thầu thuốc tập trung quốc gia và kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu thực hiện đấu thầu thuốc tập trung hợp lý sẽ giúp quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng, giá và chất lượng thuốc. "Bộ sẽ tiếp tục triển khai tích cực các chỉ đạo của Chính phủ về đấu thầu mua thuốc tập trung cấp quốc gia. Trong quá trình thực hiện sẽ có những quy định chặt chẽ như bắt buộc doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo cung ứng đủ thuốc trúng thầu, chia nhỏ hơn nữa các gói thầu để tránh tình trạng thuốc giá rẻ, chất lượng không tốt nhưng vẫn trúng thầu do cùng một gói thầu với các loại thuốc trúng thầu khác" - Bộ trưởng cho biết.

Để giải quyết những khó khăn về điều chuyển thuốc giữa các bệnh viện, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị: Trung tâm tiếp tục tổ chức đấu thầu đối với các mặt hàng thuốc được Bộ Y tế thống nhất mở rộng danh mục đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, mở rộng danh mục thuốc đàm phán giá, góp phần vào các giải pháp chung của Bộ Y tế theo chỉ đạo của Chính phủ; Trong quá trình thực hiện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng thuốc và chất lượng thuốc; kịp thời phản ảnh với Trung tâm và Bộ Y tế những khó khăn, vướng mắc, bất cập để kịp thời giải quyết.

Bộ trưởng Tiến hy vọng phương pháp tổ chức đấu thầu tập trung cấp quốc gia đang được triển khai thực hiện sẽ kiểm soát tốt giá thuốc, tránh sự chênh lệch giữa nơi này nơi kia, giảm chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ thực hiện mua sắm tập trung vật tư tiêu hao, tương lai xa nữa là trang thiết bị để tiết kiệm chi phí và minh bạch kết quả.

Các chuyên gia dược cũng nhận định, việc đấu thầu tập trung quốc gia giúp giá thuốc chênh lệch  không đáng kể giữa các vùng miền; các tuyến điều trị. Do đấu thầu tập trung với lượng thuốc lớn nên giá thuốc rẻ hơn. Đấu thầu thuốc tập trung quốc gia cũng giảm bớt chi phí hành chính trong đấu thầu, góp phần chống lãng phí và minh bạch hóa trong cung ứng thuốc.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề xuất Bộ Y tế cần bổ sung thêm nhiều loại thuốc vào danh mục đấu thầu thuốc tập trung bởi hiện thuốc ung thư mới chỉ đấu thầu tập trung một hoạt chất nhưng thực tế khi điều trị đã phải tiến hành ghép liều. Đồng thời cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc điều chuyển thuốc giữa các bệnh viện thừa và bệnh viện thiếu để kịp thời cung cấp thuốc điều trị cho người bệnh. Ngoài ra Bộ cũng cần có quy định cụ thể, chặt chẽ hơn trong việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc, cấp số đăng ký thuốc, đặc biệt là quy trình cấp số đăng ký thuốc tránh trường hợp các thuốc có hồ sơ đăng ký giả mạo được phép lưu thông trên thị trường.

 

CÔNG ĐIỆN KHẨN CỦA BỘ Y TẾ ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 16

http://moh.gov.vn/news/pages/tinkhacv2.aspx?ItemID=2089

Thực hiện Công điện số 96/CĐ-TW hồi 16h00, ngày 22/12/2017 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai- Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về chỉ đạo công tác ứng phó bão Tembin,Theo tin của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn TW, hồi 13 giờ ngày 22/12, vị trí tâm bão Tembin ở vào khoảng 7,8 độ Vĩ Bắc; 123 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Philippin; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 13. Dự báo trong thời gian tới, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây vào biển Đông và tiếp tục mạnh thêm, Để chủ động ứng phó bão Tembin, Ngày 23/12/2017, Bộ Y tế đã có Công điện số 1407/CĐ-BYT  yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Quảng Ngãi đến Kiên Giang và các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nam Bộ thực hiện những công việc sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão, xây dựng kế hoạch ứng phó kịp thời khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, lên phương án ứng phó mưa bão theo cấp báo động. Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ theo dõi sát dự báo những khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của cơn bão Tembin, phát huy phương châm bốn tại chỗ, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra.

2. Sở Y tế các tỉnh/thành phố chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân ảnh hưởng của mưa, bão gây ra. Các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có lệnh. Khẩn trương triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, lên kế hoạch chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất.

3. Các đơn vị trực thuộc Bộ chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra.

4. Sở Y tế và các đơn vị tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về dự trữ thuốc, hóa chất và trang thiết bị y tế, kết quả triển khai công tác y tế ứng phó với mưa bão, rà soát lại số lượng, hạn sử dụng Cơ số thuốc phòng chống lụt bão và đề xuất yêu cầu về Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế qua số Đt: 024. 62732027:fax 024.62732207, Email: pcttbyt@gmail.com

 

Không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong bão số 16

http://suckhoedoisong.vn/khong-de-gian-doan-trong-cong-tac-cap-cuu-dieu-tri-benh-nhan-trong-bao-so-16-n139898.html

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 16 (bão Tembin ) rất mạnh, di chuyển nhanh, ngày 25/12, Bộ Y tế đã có công điện số 1408/CĐ-BYT về việc triển khai công tác kết hợp Quân dân y ứng phó khẩn cấp với cơn bão này.Công điện của Bộ Y tế cho biết, vào hồi 04 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão Tembin ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Huyền Chân, cách Côn đảo 410 km về phía Đông; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 -12, giật cấp 14. Dự báo 24 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây tốc độ 25 km/giờ trên giờ đến 04 giờ ngày 26/12 tâm bão ở 8,9 độ vĩ Bắc, 104,9 độ Kinh Đông trên khu vực Tây Nam Bộ, gió cấp 9- 10, giật cấp 12-13.

Theo đó, tại công điện khẩn này, Bộ Y tế, đề nghị Ban Quân dân y các Quân khu 7, 9; Ban Quân dân y các tỉnh phố ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang và các cơ sở y tế quân dân y thuộc khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nam Bộ khẩn trương triển khai một số nội dung như Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị trên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão, dự kiến những khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của cơn bão Tembin để chủ động các phương án đáp ứng y tế phòng, chống; chuẩn bị các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, cở sở khám chữa bệnh tại những nơi có khả năng ảnh hưởng của mưa, bão; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, có kế hoạch chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Không để xảy ra gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão; tổ chức trực bảo đảm 24/24 giờ, sẵng sàng tiếp nhận, tổ chức cấp cứu, điều trị người bị thương, bị nạn trước, trong và sau mưa bão. Tổ chức kiểm tra lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thuộc các tổ, đội cấp cứu cơ động sẵn sàng huy động làm nhiệm vụ ứng cứu cho tuyến dưới khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó cần phối hợp các lực lượng quân y của các đơn vị và y tế địa phương triển khai các biện pháp kết hợp quân dân y bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân; chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về dự trữ thuốc, hóa chất và trang thiết bị y tế, kết quả triển khai công tác y tế ứng phó với mưa bão, rà soát lại số lượng, hạn sử dụng Cơ số thuốc phòng chống lụt bão và đề xuất yêu cầu về Bộ Y tế.

 

Bão số 16 tàn phá cấp thảm họa: Bộ Y tế huy động người, thuốc ứng cứu

https://vtc.vn/bao-so-16-tan-pha-cap-tham-hoa-bo-y-te-huy-dong-nguoi-thuoc-ung-cuu-d371465.html

Bão số 16 sắp đổ bộ, cơn bão này được đánh giá mức tàn phá lên tới cấp thảm họa, ngành y tế đang huy động sẵn sàng nguồn nhân lực, thuốc, hóa chất... sẵn sàng cấp cứu nạn nhân ảnh hưởng của mưa, bão. Theo đó, trước diễn biến phức tạp của bão số 16 - bão Tembim, Bộ Y tế có công điện khẩn, yêu cầu triển khai ngay các giải pháp đảm bảo công tác y tế trong mưa lũ, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.Bộ Y tế yêu cầu cơ quan y tế các địa phương bão đổ bộ phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão, xây dựng kế hoạch ứng phó, kịp thời khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, lên phương án ứng phó mưa bão theo cấp cảnh báo.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư, thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão trước, trong và sau khi  bão Tembim đổ bộ.Y tế địa phương phải phải tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân ảnh hưởng của mưa, bão gây ra. Đội cấp cứu cơ động luôn phải sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có lệnh. Ở những vùng bão đổ bộ, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện các phương án bảo vệ hoặc di dời các cơ sở y tế nằm trong khu vực trũng thấp không an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão.

 

Bệnh viện Chợ Rẫy khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng chống bão

http://infonet.vn/benh-vien-cho-ray-khan-truong-trien-khai-nhieu-bien-phap-phong-chong-bao-post249344.info

Trước tình hình phức tạp của bão Tembin, ngay từ sáng sớm 25/12, Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy đã chỉ đạo các khoa, phòng, đơn vị nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để phòng chống bão.

Công tác kiểm tra các hành lang có nguy cơ gió tạt, các hệ thống điện, nước, các cửa sở trên cao được khẩn trương thực hiện…Trước tình hình quá tải ở nhóm bệnh nhân nội trú, thường xuyên sử dụng các hành lang, Ban Giám đốc chỉ đạo cần sơ tán bệnh nhân đến các khoa còn trống, đưa bệnh nhân vào các bệnh phòng, không để bệnh nhân nằm ngoài gió lạnh.

Bệnh viện cũng đã đưa ra phương án sử dụng 5 máy phát điện trong tình huống cúp điện trong bão, Ban lãnh đạo bệnh viện cũng đã trực tiếp thành lập 4 đoàn kiểm tra để đến tận nơi kiểm tra và nhắc nhở, chỉ đạo từng khoa, phòng trong việc nâng cao tinh thần phòng chống bão.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành đã chỉ đạo yêu cầu các đơn vị chức năng trực chiến 24/24 để đối phó với bão Tembin: Sở Y tế phối hợp Sở Điện lực đảm bảo nguồn điện liên tục tại bệnh viện bảo công tác cứu nạn, cứu hộ, có phương án dự phòng; Ban chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao… đảm bảo an toàn nhà xưởng.

Những khu vực có nguy cơ sạt lở cao như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức phải chủ động phương án di dời đến địa điểm an toàn. Công ty cây xanh khẩn trương có phương án xử lý cây gãy đổ đảm bảo an toàn, lưu thông thông suốt. TP.HCM hiện có nhiều công trình đang thi công, thành phố yêu cầu các công trình ngưng hoạt động, phải có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố.

 

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc ứng phó bão

http://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/ca-he-thong-chinh-tri-cung-vao-cuoc-ung-pho-bao-527402

Bão số 16 là một cơn bão mạnh, lại trái mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long-một khu vực vốn ít khi có bão nên chính quyền lẫn người dân nơi đây ít có kinh nghiệm phòng, chống. Chính bởi vậy, để ứng phó với bão số 16, từ Trung ương đến từng địa phương đều thể hiện rõ quyết tâm, nỗ lực nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Đã sơ tán hàng trăm nghìn dân, Ngày 25-12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bão ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Tại Sóc Trăng, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 16 tại huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu; thị sát khu vực cửa biển; đồng thời chỉ đạo, động viên các lực lượng tham gia phòng, chống bão. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện: Tỉnh đã huy động lực lượng tổ chức di dời hơn 27.000 người đến nơi trú, tránh bão an toàn từ ngày 24-12. Toàn bộ nhân dân đều được cung cấp nước, thức ăn, thuốc men.

Tại tỉnh Bạc Liêu, báo cáo với Phó thủ tướng và đoàn công tác, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đến 13 giờ ngày 25-12, toàn tỉnh đã sơ tán hơn 85.000 hộ dân, tương đương hơn 365.700 người, với tổng số 31.000 điểm sơ tán là trụ sở cơ quan, trường học, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và nhà người dân xây dựng kiên cố. UBND tỉnh Bạc Liêu huy động 12.000 người, 24.000 phương tiện… tham gia bảo vệ tài sản, di dời dân và ứng phó với tình huống bão số 16 đổ bộ vào đất liền.

Tại tỉnh Cà Mau, chiều 25-12, sau khi trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó bão tại cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, tỉnh Cà Mau), đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau. Báo cáo với Phó thủ tướng, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, đã kiểm đếm được 3.465 tàu, thuyền trên địa bàn. Đã có 145 tàu, với hơn 1.000 người trú bão tại Malaysia và Thái Lan. Còn lại các tàu đã được kêu gọi vào bờ tránh, trú bão. Về sơ tán dân, Cà Mau đã thực hiện di dời 56.000 người dân đến nơi an toàn. Tỉnh cũng đã cho học sinh nghỉ học từ sáng 25-12. Cà Mau thực hiện chằng chống nhà cho hơn 89.000/104.000 hộ dân. Triển khai gia cố 8 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, được đánh giá có nguy cơ gây vỡ đê, với chiều dài hơn 2.000m...

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những nỗ lực của các tỉnh nêu trên trong công tác phòng, chống bão số 16, đồng thời yêu cầu các địa phương không được chủ quan, bảo đảm lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời mọi tình huống xảy ra. Thực hiện nghiêm việc cấm biển, tiếp tục rà soát triệt để tàu, thuyền trên biển, không để bất cứ tàu, thuyền nào còn trên biển. Kiểm tra lại việc tránh trú của tàu, thuyền. Sơ tán triệt để người dân đến khu vực an toàn, tránh để người dân quay lại vùng xung yếu. Kiểm tra khu nuôi trồng thủy sản, giảm tối đa thiệt hại cho nhân dân. Lực lượng quân đội, công an giữ vai trò nòng cốt, sẵn sàng, chủ động ứng cứu, hỗ trợ địa phương khi cần thiết. Phó thủ tướng cũng chỉ đạo cần chú trọng khắc phục hậu quả, bảo đảm an toàn cho người dân sau bão.

20.229 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tham gia giúp dân, Theo báo cáo từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn: Trong ngày 25-12, đã có 20.229 cán bộ, chiến sĩ (bộ đội: 3.222, DQTV: 16.493, lực lượng khác: 514) và 152 phương tiện các loại được huy động tham gia giúp dân ứng phó bão. 92.533 cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) lực lượng vũ trang (bộ đội: 29.945, dân quân: 52.665, DBĐV: 9.914) và 3.524 phương tiện  (138 tàu, 1.674 xuồng, 1.529 ô tô, 210 xe đặc chủng) sẵn sàng tham gia giúp dân. Các lực lượng nêu trên đã tham gia công tác sơ tán dân đến nơi trú, tránh an toàn; chằng chống 23.979 ngôi nhà; sắp xếp 13.374 tàu, thuyền tại bến. Đồng thời, lực lượng bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, chủ tàu thông báo hướng dẫn cho 69.948 phương tiện với 346.441 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 16 để chủ động phòng, tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân, Ngày 25-12, Bộ Y tế đã có Công điện số 1408/CĐ-BYT về việc triển khai công tác kết hợp quân dân y ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 16. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Ban Quân dân y các Quân khu 7, 9; Ban Quân dân y các tỉnh, thành phố ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang và các cơ sở y tế quân dân y thuộc khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nam Bộ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Không để xảy ra gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

 Hàng chục chuyến bay bị hủy,  Ngày 25-12, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 16, hãng đã hủy 8 chuyến bay trong khung giờ từ 12 giờ 40 phút đến 20 giờ 30 phút trên các đường bay giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh-Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Hà Nội-Cần Thơ. Hành khách bị ảnh hưởng trên các chuyến bay này sẽ được hãng bố trí đi trên các chuyến bay trong ngày 26-12. Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco) cũng hủy 16 chuyến bay trong khung giờ 8 giờ 45 phút đến 15 giờ 25 phút ngày 25-12 trên các đường bay TP Hồ Chí Minh-Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Côn Đảo-Cần Thơ và Cần Thơ-Phú Quốc. Ngoài ra, một số chuyến bay nội địa của các hãng cũng bị chậm do ảnh hưởng dây chuyền. Để bảo đảm an toàn do ảnh hưởng của bão, ngày 25-12, Hãng hàng không Vietjet đã ngừng khai thác các chuyến bay VJ465/VJ466 (chặng Hà Nội-Cần Thơ), VJ701/VJ464 (chặng Đà Nẵng-Cần Thơ-Hà Nội), VJ457/VJ456 (chặng Hà Nội-Phú Quốc); VJ331/VJ33/VJ32/VJ326 (chặng TP Hồ Chí Minh-Phú Quốc). Nhiều chuyến bay khác của hãng cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thủy văn Trung ương, chiều tối (25-12), vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km về phía Tây Bắc, khoảng 80km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão. Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần, tốc độ di chuyển khoảng 20km/giờ. Đến 16 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 103,4 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng biển Cà Mau-Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.Do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ tiếp tục có mưa to, khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26-12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

 

THÔNG BÁO KHẨN "Hoãn cuộc họp Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch mùa đông xuân 2017-2018" ngày 26/12/2017

http://moh.gov.vn/news/pages/tinkhacv2.aspx?ItemID=2091

Ngày 19/12/2017, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1378/KH-BYT về việc tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân 2017 - 2018 vào ngày 26/12/2017. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc tập trung ứng phó với bão số 16 (bão Tembin) và Công điện số 96/CĐ-TW hồi 16h00, ngày 22/12/2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc Gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Y tế thông báo HOÃN TỔ CHỨC “Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch mùa đông xuân 2017-2018” Ngành Y tế ngày 26/12/2017 (Thứ Ba).Thời gian tổ chức họp lại Hội nghị trực tuyến Văn phòng Bộ Y tế sẽ có thông báo sau.

 

Viện tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai có tân Viện trưởng

http://suckhoedoisong.vn/vien-tim-mach-viet-nam-bv-bach-mai-co-tan-vien-truong-n139907.html

Ngày 25/12, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao quyết định bổ nhiệm vị trí Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, Bv Bạch Mai.

PGS. TS. BS Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1968, là Tổng thư ký Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam, Trưởng Đơn vị Tim Mạch can thiệp, Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai, là Chủ nhiệm và Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Đại Học Y Hà Nội.PGS. TS. BS Phạm Mạnh Hùng là người có nhiều cống hiến cho ngành tim mạch Việt Nam với các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, viết sách…  Ông đã tham gia biên soạn 13 sách giáo khoa và sách chuyên khảo, trong đó có 3 quyển xuất bản tại Hoa Kỳ. PGS Hùng có  98 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong đó có nhiều bài được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Trong các nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ ông cũng được đồng nghiệp và chuyên gia quốc tế đánh giá cao. PGS Hùng còn có nhiều công trình nghiên cứu  về các vấn đề: Nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân HHL đặc biệt ở phụ nữ có thai; Can thiệp động mạch vành qua da; Điều trị tế bào gốc ; Can thiệp một số bệnh tim bẩm sinh; Thăm dò chuyên sâu động mạch vành: siêu âm trong lòng mạch và thăm dò dự trữ dòng chảy động mạch vành; Can thiệp đặt stent graft động mạch chủ trong điều trị tách thành động mạch chủ; Điều trị bệnh cơ tim phì đại qua đường ống thông; Nong màng tim (mở cửa sổ) bằng bóng qua da…

Với những cống hiến của mình trong lĩnh vực tim mạch, PGS Hùng đã nhiều lần vinh dự nhận được bằng khen, giải thưởng của các Bộ Y tế, các hội, hội nghị nghiên cứu khoa học uy tín…Ghi nhận những  những nỗ lực, tâm huyết, trình độ và những đóng góp lớn của  PGS. TS Phạm Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến vừa trao quyết định bổ nhiệm PGS Hùng  là Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, Bv Bạch Mai.

 

Giá thuốc giảm vẫn chưa hết lo

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/886462/gia-thuoc-giam-van-chua-het-lo

Kết quả của đợt đấu thầu tập trung quốc gia lần đầu tiên với 22 thuốc điều trị ung thư vừa được Bộ Y tế công bố cho thấy, giá thuốc đã giảm tới 33%, giúp tiết kiệm 477 tỷ đồng. Dù có nhiều ưu điểm, nhất là khắc phục được tình trạng “loạn” giá thuốc trúng thầu nhưng với các nhà quản lý, bệnh viện, phương thức đấu thầu này chưa hẳn đã hết nỗi lo.

Thuốc hiện chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi cho khám, chữa bệnh của bảo hiểm y tế (BHYT). Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tổng chi cho thuốc từ Quỹ BHYT năm 2015 là hơn 26.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3%. Năm 2016, con số này hơn 31.500 tỷ đồng, chiếm 41%. Tỷ lệ này cao hơn so với các quốc gia có điều kiện tương đồng về kinh tế - xã hội. Có thực tế này là do trước đây việc đấu thầu thuốc thực hiện riêng lẻ tại từng tỉnh, thành phố và cơ sở khám, chữa bệnh dẫn đến tình trạng “loạn” giá thuốc. Cùng một hoạt chất, loại thuốc, nhà sản xuất, cùng địa phương nhưng giá có thể khác nhau giữa các bệnh viện, một số mặt hàng có giá trúng thầu cao. Chính vì vậy, việc đấu thầu thuốc tập trung quốc gia không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách mà còn xóa đi sự chênh lệch giá thuốc giữa các vùng, các bệnh viện.

Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng, đấu thầu tập trung đã khắc phục được một số bất cập của đấu thầu riêng lẻ. Đấu thầu tập trung cũng ghi nhận kết quả đáng mừng khi giá thuốc trúng thầu đã giảm so với giá kế hoạch, tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn khá nhiều vướng mắc, lo lắng. Kết quả đấu thầu tập trung đã tốt nhưng vấn đề còn lại là đưa vào thực tiễn khám, điều trị cho người bệnh thế nào.

Vướng mắc trước hết được ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề cập, đó là Thông tư 11/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 11-5-2016 về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế không quy định các tỉnh, thành phố được thành lập trung tâm đấu thầu thuốc tập trung. Do đó, các địa phương phải giao cho một bệnh viện tổ chức đấu thầu khiến bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong danh mục đấu thầu tập trung có một số hoạt chất ít được sử dụng hoặc sử dụng với số lượng nhỏ (chỉ vài trăm nghìn đồng), vì vậy, nhà thầu không ký hợp đồng hoặc không cung ứng.

Bên cạnh đó, hiện chưa có cơ chế dự trữ thuốc dự phòng khi thuốc đấu thầu đợt cũ hết nhưng đợt đấu thầu mới chưa có sẽ gây khó khăn trong điều trị bệnh. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng quy định, việc đấu thầu thuốc phải trình UBND tỉnh, thành phố để phê duyệt, nhưng các thủ tục lại rất khó đáp ứng việc cung cấp nguồn thuốc kịp thời. Điều này dễ dẫn tới tình trạng thiếu một số loại thuốc, làm ảnh hưởng đến người bệnh.

“Sở Y tế Hà Nội kiến nghị xem xét tổ chức hai cấp độ đấu thầu. Cụ thể, Bộ Y tế đấu thầu tập trung toàn bộ thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Còn ở cấp địa phương, các cơ sở y tế tự đấu thầu những mặt hàng còn lại”, ông Trần Văn Chung nói. Về vấn đề này, ông Vũ Đình Tiến, Trưởng khoa Dược (Bệnh viện K trung ương) đặt câu hỏi, hiện mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi nên thường xuyên phát sinh thuốc ngoài kết quả đấu thầu. Khi thuốc trong kế hoạch đấu thầu tập trung sử dụng hết nhưng lại không điều chuyển được giữa các cơ sở y tế thì bệnh viện sẽ mua bổ sung bằng cách nào? Mặt khác, thời gian từ khi lập kế hoạch đấu thầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu kéo dài, khi bệnh viện có sự thay đổi về số lượng bệnh nhân và nhu cầu sử dụng thuốc thì thuốc được lấy từ nguồn nào để đáp ứng?

Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, thuốc là mặt hàng quan trọng phục vụ khám, chữa bệnh. Nhiệm vụ của Bộ Y tế, các bệnh viện là cung ứng đủ thuốc, không vì mua sắm tập trung mà ảnh hưởng đến việc điều trị cho người bệnh. Vì vậy, sau việc hoàn tất công tác đấu thầu, nhiệm vụ tiếp theo của cơ quan chức năng là theo dõi chất lượng thuốc, số lượng thuốc, kịp thời có điều chỉnh phù hợp, không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.Sắp tới, Bộ Y tế tiếp tục triển khai quy định đàm phán giá với các thuốc độc quyền, đấu thầu tập trung quốc gia trên 20 thuốc kháng sinh có số lượng sử dụng lớn. Trước những vướng mắc được đưa ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia phân quyền tối đa cho các sở y tế địa phương để tự liên lạc với nhau trong việc điều chuyển thuốc, mở rộng danh mục và áp dụng hình thức đàm phán giá đặc biệt đối với gói thầu thuốc biệt dược gốc.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện sẽ có những quy định chặt chẽ như bắt buộc doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm cung ứng đủ thuốc trúng thầu, chia nhỏ hơn nữa các gói thầu để tránh tình trạng thuốc giá rẻ, chất lượng không tốt nhưng vẫn trúng thầu…Việc đấu thầu thuốc theo hình thức tập trung cấp quốc gia hướng tới mục tiêu lựa chọn ra các sản phẩm thuốc có chất lượng tốt, giá tốt, tiết kiệm chi ngân sách, giảm giá mua, giảm chi phí thực hiện các thủ tục. Tất cả yếu tố này giúp người bệnh được hưởng lợi thông qua việc giảm tiền thuốc, góp phần quan trọng vào việc giảm giá gói chữa bệnh, bởi hiện tiền thuốc đang chiếm tỷ trọng cao. Quỹ BHYT cũng giảm bớt nguồn tài chính cho chi phí thuốc để quan tâm tới các chi phí khác hiện đang thiếu nguồn.

 

Tầm soát trước sinh để nâng cao chất lượng dân số

http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/tam-soat-truoc-sinh-de-nang-cao-chat-luong-dan-so-527353

Làm thế nào để nâng cao chất lượng dân số trong tương lai luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm, đặt lên hàng đầu. Tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Theo dõi sát việc phát triển thai kỳ, Khoảng cuối tháng 10-2017, Khoa Sản, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thị H (17 tuổi), dân tộc Tày, trú tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) mang thai tuần thứ 31. Khi nhập viện, huyết áp bệnh nhân tăng, tiểu cầu giảm, men gan tăng, phù rau, phù thai, tổn thương chức năng thận. Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tiền sản giật nặng, phù rau thai và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy thai cứu mẹ do bệnh lý sản khoa của mẹ nặng nề, nguy cơ tử vong rất cao. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, các bác sĩ lấy ra một thai nhi nặng 1,800 gam, dị dạng toàn thân, bụng phù cứng, không rõ giới tính… Người nhà sản phụ cho biết, trước đó sản phụ không khám sàng lọc trước sinh (SLTS) tại các cơ sở y tế.

Chị Trần Minh Hiền (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) chia sẻ: “Khi mang thai cháu đầu, tôi hoàn toàn không để ý đến việc khám SLTS. Chỉ khi đến bệnh viện siêu âm ở những tuần đầu, tôi được bác sĩ tư vấn nên khám SLTS cho thai nhi để chắc chắn rằng em bé phát triển bình thường hoặc phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Bây giờ mang thai cháu thứ hai, từ khi đủ 12 tuần tuổi đến nay, tôi thường đến bệnh viện khám định kỳ. Hiện em bé phát triển bình thường nên gia đình tôi rất yên tâm”. Với chị Hải Hà (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) thời gian đầu mang thai, sức khỏe yếu, chị lại dùng thuốc kháng sinh một thời gian dài nên khá lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Được các bác sĩ tư vấn, chị tiến hành các xét nghiệm SLTS để bảo đảm môi trường an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. “Việc khám SLTS rất quan trọng. Điều này giúp chẩn đoán sớm những bệnh mà trẻ sinh ra có thể mắc phải, từ đó tránh những tổn thương cho trẻ, gia đình và xã hội khi trẻ sinh ra”, chị Hà nói.

Mở rộng phạm vi sàng lọc được thanh toán BHYT, Thứ trưởng Bộ Y tế, GS, TS Nguyễn Viết Tiến cho biết: "Ước tính ở Việt Nam, mỗi năm có hơn một triệu em bé được sinh ra, trong đó, khoảng 22.000-30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh ở nhiều dạng bệnh khác nhau. Nếu như trước đây, các thai phụ chỉ được thăm khám bằng các biện pháp đơn giản thì gần đây, nhờ sự tiến bộ của y học, nhất là từ khi triển khai đề án tầm soát phát hiện một số bệnh, tật bẩm sinh thông qua SLTS và sơ sinh, trẻ sinh ra đã tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Mục tiêu mà ngành Y tế đặt ra trong việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 là 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất, 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất".

Hiện nay, đề án tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh do Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tại Trung ương, các thai phụ có thể đến 6 trung tâm sàng lọc (BV Phụ sản Trung ương, BV Từ Dũ TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Dược Huế, BV Phụ sản TP Cần Thơ, BV Nhi Trung ương, Trung tâm SLTS và sơ sinh tỉnh Nghệ An) bảo đảm cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tại các tuyến quận, huyện, thai phụ có thể đến trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình để được tư vấn, khám SLTS, phát hiện sớm những bất thường hay dị tật thai nhi.Ngày Dân số Việt Nam 2017 lấy chủ đề “Thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số” cho thấy, việc thực hiện SLTS và sơ sinh chính là bước đi lâu dài của ngành Dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi.

 

57/63 tỉnh đã phê duyệt kinh phí triển khai BHYT cho người nhiễm HIV

http://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem-xa-hoi/5763-tinh-da-phe-duyet-kinh-phi-trien-khai-bhyt-cho-nguoi-nhiem-hiv-213079.html

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV, AIDS, Bộ Y tế, số bệnh nhân HIV/AIDS điều trị thuốc kháng virus ARV có thẻ BHYT tăng đột biến từ 50% vào cuối năm 2016 lên 82% vào cuối năm 2017.

Tính đến tháng 10 năm nay, cả nước có hơn 123.000 bệnh nhân HIV được điều trị bằng thuốc ARV, chiếm gần 60% người nhiễm HIV được phát hiện. Nếu như năm 2005 cả nước mới chỉ có 5.000 bệnh nhân được điều trị ARV thì đến hết 6 tháng đầu năm 2017, đã có hơn 110.000 bệnh nhân được điều trị ARV. Theo các chuyên gia quốc tế, hiệu quả điều trị bằng thuốc ARV tại Việt Nam trong 10 năm qua đã giúp khoảng 150.000 người nhiễm HIV thoát khỏi tử vong và dự phòng cho 450.000 người không nhiễm HIV.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, từ khi thuốc ARV được đưa vào điều trị rộng đã cho thấy những kết quả tốt, có tới 91,5% số người điều trị có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức là không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.

Tuy nhiên, kể từ năm 2015, nguồn thuốc viện trợ cho Việt Nam đã bị bị cắt giảm dần. Để đảm bảo được nguồn thuốc ARV tiếp tục cấp cho bệnh nhân HIV/AIDS, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Y tế mua sắm một phần thuốc ARV từ nguồn ngân sách trong nước để bù đắp khoản thuốc bị cắt giảm. Cũng theo ông Long, hiện chi phí thấp nhất cho việc điều trị thuốc của bệnh nhân HIV/AIDS khoảng hơn 4 triệu đồng/năm/người đối với bệnh nhân theo phác đồ 1. Nhưng đối với bệnh nhân kháng thuốc, phải điều trị phác đồ 2 chi phí điều trị tăng lên gấp 7-8 lần.Điều đáng nói, tỷ lệ kháng thuốc đang có xu hướng tăng lên, chiếm khoảng 4,5% bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị. Như vậy, nếu không có thẻ BHYT, người nhiễm HIV sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để điều trị bằng thuốc ARV.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tại một số tỉnh, thành phố độ bao phủ BHYT cho đối tượng nhiễm HIV còn thấp do tâm lý sợ lộ thông tin của người bị bệnh. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS có tâm lý lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên không muốn cung cấp thông tin để tham gia BHYT. Để khuyến khích người nhiễm HIV tham gia BHYT, ông Hoàng Long cho rằng, trước mắt cần hoàn thiện hệ thống thanh toán BHYT tại các cơ sở điều trị trên cả nước. Các địa phương cần bố trí ngân sách của địa phương để hỗ trợ những người nhiễm HIV điều kiện khó khăn.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã huy động các nguồn viện trợ để hỗ trợ phần nào cho chương trình này. Bên cạnh đó, một số địa phương đã khẩn trương triển khai BHYT cho người nhiễm HIV, do đó tỷ lệ này đã tăng rất nhanh.Trong Đề án bảo đảm tài chính, hiện chỉ còn 6 tỉnh chưa phê duyệt, còn lại 57 tỉnh đã được phê duyệt, kinh phí tương đối tốt. Thời gian tới các tỉnh còn lại cần khẩn trương phê duyệt để bảo đảm tài chính trong công tác này.Hiện Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng đang rà soát nhu cầu BHYT cho người nhiễm HIV của một số tỉnh khó khăn để dùng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế hỗ trợ trong thời gian đầu mới chuyển đổi nguồn lực. Đây là công tác lâu dài, nên Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang tiếp tục làm việc với các địa phương, đôn đốc thực hiện chỉ tiêu do Chính phủ giao, nhằm đạt được 100% người nhiễm HIV tham gia BHYT.

 

Trên 70% số ca tử vong hàng năm liên quan đến bệnh không lây nhiễm

http://bnews.vn/tren-70-so-ca-tu-vong-hang-nam-lien-quan-den-benh-khong-lay-nhiem/71812.html

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017, Việt Nam có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân; trong đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76%. Đặc biệt, theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% (năm 1976) xuống còn 19,8% (năm 2010) thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng nhanh từ 42,6% (năm 1976) lên tới 71,6% (năm 2010). Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Tăng cường truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm" do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức chiều 25/12.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện các bệnh không lây nhiễm (như: đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch) đang có chiều hướng gia tăng. Hầu hết các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (gồm: hút thuốc, thừa cân, tăng huyết áp, ăn ít rau/trái cây và thiếu hoạt động thể lực) có xu hướng tăng nhanh. Kết quả điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 cho thấy: 57,2% số người ăn ít hơn 5 suất rau/trái cây trung bình trong 1 ngày; 43,8% số người đang uống rượu bia; 22,5% số người trên 15 tuổi hiện có hút thuốc; 28,12% số người thiếu hoạt động thể lực dưới 150 phút hoạt động cường độ trung bình/tuần hoặc tương đương... Đặc biệt, tỷ lệ người thường xuyên và luôn luôn ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối là 10% (9,4g/ngày gấp hai lần so với khuyến nghị 5g/ngày của Tổ chức Y tế thế giới). Ăn nhiều muối dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, ung thư dạ dày, sỏi thận...

Trước thực trạng trên, Viện đã phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ triển khai mô hình can thiệp giảm muối tại 8 xã và 10 trường tiểu học của thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Theo đó, các hoạt động đã được triển khai gồm: Thực hiện các bài giảng về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực; lồng ghép truyền thông giảm muối; thực hiện bữa ăn bán trú giảm muối cho học sinh... Các báo cáo tại hội thảo nêu rõ: Mục tiêu của Chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 là giảm thiểu các hành vi nguy cơ gây mắc bệnh; nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm...

Trong đó, giải pháp can thiệp truyền thông về dinh dưỡng tập trung vào hướng dẫn cho cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý; khuyến cáo giảm tiêu thụ muối, kiểm soát cân nặng; dinh dưỡng chất béo hợp lý; giảm tiêu thụ đường tinh chế; tăng tiêu thụ rau quả; sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm... Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề như: Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về ăn giảm muối; gánh nặng bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam và giải pháp can thiệp; nội dung truyền thông phòng bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối trên trang điện tử của Viện Dinh dưỡng quốc gia và fanpage "Phòng, chống bệnh không lây nhiễm".../.

 

Tổng kiểm tra chất lượng các bệnh viện: Chỉ số hài lòng tăng

Bộ Y tế đang đồng loạt kiểm tra chất lượng bệnh viện (BV) trên toàn quốc, trong đó chú trọng đánh giá sự hài lòng của người bệnh về phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân của cán bộ y tế. Đây là cơ sở để Bộ Y tế xếp hạng BV trong thời gian tới.

Rốt ráo kiểm tra, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra BV Nhi T.Ư. Đây là năm thứ 5 Bộ triển khai hoạt động này. Ngoài kiểm tra việc thực hiện Bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng BV, sự hài lòng người bệnh, năm nay, nội dung kiểm tra có thêm chất lượng xét nghiệm.

Theo PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc BV Nhi T.Ư, ước tính đến hết năm 2017, BV đón gần 1 triệu lượt bệnh nhi tới khám, tăng 10% so với năm 2016 và gấp hơn 2 lần so với cách đây gần 10 năm. Đặc biệt, trong 2 năm qua, đơn vị quyết liệt giảm tải BV, hiện công suất sử dụng giường bệnh chỉ khoảng 84 - 88% . “Hàng ngày, BV và các khoa phòng tổ chức họp đánh giá 2 lần (8 giờ sáng và 16 giờ chiều) để điều tiết giường bệnh, tuyệt đối không có tình trạng bệnh nhân nằm ghép” - ông Hải nhấn mạnh. Qua kết quả tự đánh giá, kiểm tra, BV đạt 80/83 tiêu chí (4,11 điểm/5 điểm). Trong khi đó, năm 2016, kết quả đánh giá của Bộ Y tế cho BV này chỉ ở mức 3.43 điểm. Về kết quả khảo sát hài lòng người bệnh, có gần 90% bệnh nhân nội trú cho rằng họ chắc chắn sẽ quay lại BV này, tỷ lệ này với bệnh nhân ngoại trú là hơn 70%.

Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cũng dẫn đầu một đoàn kiểm tra BV Đại học Y Hà Nội. Theo báo cáo của BV, trung bình mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận khoảng 2.000 - 2.500 bệnh nhân. Kết quả tự kiểm tra, đánh giá của BV - áp dụng theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV, BV đạt 79/83 tiêu chí. Riêng BV K, trước khi Bộ Y tế kiểm tra, nhóm kiểm tra độc lập thuộc Viện Chiến lược chính sách y tế của Bộ đã quay lại đơn vị này sau một năm đánh giá sơ bộ đầu tiên, kết quả cho thấy mức độ hài lòng của người bệnh đã tăng từ 51% lên 85%.

Tại Hà Nội, Sở Y tế cũng đang rốt ráo kiểm tra chất lượng các BV trên địa bàn. Hiện đã kiểm tra được một số BV như Phụ sản Hà Nội, Đa khoa Hà Đông, Ung buớu Hà Nội, Xanh Pôn. Qua đánh giá ban đầu, chỉ số hài lòng của bệnh nhân ở các BV đều tăng so với năm trước.

Làm căn cứ xếp hạng bệnh viện, Theo kế hoạch của Bộ Y tế, từ nay đến 27/2/2018, sẽ tiếp tục kiểm tra, đánh giá sự hài lòng của người bệnh về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, chất lượng BV năm 2017 tại BV đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh ở 63 tỉnh, TP và 37 BV T.Ư trên cả nước. Trước đợt tổng kiểm tra BV trên toàn quốc, các đoàn kiểm tra, khảo sát độc lập đã khảo sát gần 170 cơ sở y tế trong cả nước. Kết quả cho thấy, 80% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng với thái độ ứng xử của y bác sĩ. Riêng ở Hà Nội, có 14 đơn vị đạt mức 1 (trên 90 điểm), có 25 đơn vị đạt mức 2 (từ 80 - 90 điểm) và 2 đơn vị đạt mức 3 (từ 70 - 80 điểm).

TS Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, năm 2017, Bộ Y tế triển khai việc đánh giá chất lượng BV theo phương thức mới. Đây là đợt đánh giá chất lượng BV diện rộng nhất từ trước đến nay và theo các tiêu chí mới. “Hoạt động này sẽ đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời cũng tìm ra những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại sau một thời gian triển khai các kế hoạch của Bộ Y tế, làm cơ sở để xây dựng nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới” - TS Phạm Văn Tác nói.

Trong các tiêu chí chấm điểm, Bộ Y tế chú trọng đến tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với cán bộ, nhân viên y tế cơ sở. Bộ sẽ căn cứ vào đợt đánh giá để xếp hạng BV. “Hiện nhu cầu đòi hỏi về chất lượng của người bệnh ngày càng cao, người bệnh sẵn sàng vượt tuyến khi thấy chất lượng BV địa phương không được đáp ứng. Để không rơi vào cảnh vắng vẻ, các BV buộc phải đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự hài lòng của người bệnh là chỉ số sống còn của BV” - PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Sau đợt tổng kiểm tra, đánh giá này, dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm 2018, Bộ Y tế sẽ công bố chất lượng BV và khen thưởng những đơn vị có thành tích xuất sắc.

 

Năm 2018, tiếp tục điều trị miễn phí cho các bé bị mắc sùi mào gà

http://nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/35097002-nam-2018-tiep-tuc-dieu-tri-mien-phi-cho-cac-be-bi-mac-sui-mao-ga.html

PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 109 trẻ ở Khoái Châu, Hưng Yên đến điều trị sùi mào gà. Bệnh viện Da liễu Trung ương sẽ miễn phí điều trị đến hết năm 2018 cho những cháu bé này.

Trong số 109 trẻ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, có 82 trẻ phải nhập viện điều trị, số còn lại điều trị ngoại trú. Sáu tháng nay, số bệnh nhi đến điều trị vẫn còn rải rác và đang giảm dần.TS Lê Hữu Doanh cho biết, điều trị bệnh sùi mào gà không đơn giản và phải điều trị nhiều lần. Mỗi trẻ, trung bình phải trải qua gần bảy lượt điều trị, nên thời gian chữa trị rất dài hơi. 109 cháu bé phải mất ít nhất 680 lượt khám và điều trị mới dứt điểm căn bệnh. Kinh phí điều trị tính đến hết năm 2017 ước tính hơn một tỷ đồng. Do việc điều trị sùi mào gà ở trẻ có thể kéo dài, chi phí lớn nên Bệnh viện Da liễu TƯ vừa có quyết định tiếp tục điều trị miễn phí cho các trẻ này đến hết ngày 31-12-2018.

Trước đó, vào khoảng tháng 7-2017, số bệnh nhân nhi điều trị sùi mào gà đến từ huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tăng bất thường. Nhiều gia đình cho biết, trước đó đã đưa con đi cắt bao quy đầu tại phòng khám của y sĩ Hoàng Thị Hiền (ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên).Sở Y tế Hưng Yên đã kiểm tra và phát hiện đây là cơ sở không phép, chủ cơ sở cũng không có chuyên môn khám chữa bệnh, mở phòng khám... Bộ Y tế cũng có công văn yêu cầu Sở Y tế Hưng Yên đình chỉ công tác của bà Hoàng Thị Hiền tại Trạm y tế xã Mỗ Sở, huyện Văn Giang, yêu cầu bà Hiền kiểm điểm và báo cáo trung thực về hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở.

Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho hơn 80 trẻ em nam ở Khoái Châu bị viêm nhiễm sùi mào gà khi điều trị hẹp bao quy đầu là do dụng cụ làm thủ thuật không bảo đảm vệ sinh và có chứa virus HPV.Ngày 26-7, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với y sĩ Hoàng Thị Hiền với tổng số tiền 100 triệu đồng. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục làm sáng tỏ sự việc.

 

Bệnh viện công tự chủ, ngân sách giảm chi ngàn tỉ đồng

https://thanhnien.vn/doi-song/benh-vien-cong-tu-chu-ngan-sach-giam-chi-ngan-ti-dong-916981.html

Ngành y tế đang khẩn trương tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp sự nghiệp công, cắt giảm mạnh biên chế gián tiếp. Cùng với đó, tự tài chính với các BV công cũng đang được thực hiện hiệu quả.Ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, theo quy hoạch của ngành y tế được Chính phủ phê duyệt, sẽ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công theo hướng: đối với tuyến tỉnh, thành lập một trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) trên cơ sở sáp nhập các trung tâm tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Thành lập đơn vị kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm và trang thiết bị (FDA) theo khu vực. Đối với tuyến huyện: thành lập trung tâm y tế đa chức năng trên cơ sở của trung tâm y tế dự phòng, BV huyện và các đơn vị khác. Đối với tuyến xã: không thành lập các trạm y tế xã có chức năng khám chữa bệnh ở gần các bệnh viện huyện, tỉnh, thành phố và các phòng khám đa khoa khu vực cần rà soát lại một cách hợp lý. Y tế trường học về cơ bản sẽ ký hợp đồng với các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

CDC có những ưu điểm: trước hết là giảm đầu mối tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Như vậy, theo mô hình này trong ngành y tế, giảm trung bình mỗi tỉnh 5 đơn vị trên tổng số các tỉnh có 5 - 9 đơn vị thì tại 63 tỉnh, thành giảm được 315 đầu mối tổ chức. Giảm số lượng người làm lãnh đạo: 1.260 người (cấp trưởng, phó các đơn vị) và chắc chắn sẽ chọn được người có năng lực, có tâm, có tầm và ưu tú nhất trong quản lý; Giảm biên chế làm gián tiếp trong các tổ chức như: hành chính, văn thư, tổ chức, lái xe, bảo vệ... Ngành y tế hiện có khoảng 17.000 cán bộ làm việc trong lĩnh vực này, trong đó có khoảng 3.400 cán bộ làm gián tiếp (chiếm khoảng 20%). Tuy nhiên, có đơn vị số làm gián tiếp chiếm đến 30%. Đến nay đã giảm được 2.140 người (biên chế). Ví dụ như Hà Nội, có 41 kế toán trong khi đề án vị trí việc làm mới chỉ cần 7 kế toán, giảm đến 34 người. Mỗi năm nhà nước không phải chi 154,080 tỉ đồng sau khi các tỉnh này tinh giản biên chế. Việc sáp nhập không chỉ tiết kiệm nguồn chi do cắt giảm nhân lực gián tiếp cồng kềnh mà từ nguồn tiết kiệm đó còn thêm nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Ông Phạm Văn Tác, cũng cho biết, đến nay, đã có 21/38 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tự chủ về ngân sách thường xuyên cắt giảm được 1.305 tỉ đồng/năm, Nhà nước không phải chi nguồn ngân sách cho các bệnh viện tự chủ. Nếu số lượng các bệnh viện tự chủ tăng lên thì số tiền Nhà nước không phải chi sẽ còn lớn hơn nữa để tập trung đầu tư cho khối dự phòng và khối y tế cơ sở.

 

Cắt giảm nhiều loại thuốc BHYT chi trả

http://nld.com.vn/thoi-su/cat-giam-nhieu-loai-thuoc-bhyt-chi-tra-2017122422450466.htm

215 loại thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, chi phí lớn, hiệu quả không rõ ràng... bị đề xuất cắt giảm khỏi phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, Chi tiêu cho thuốc chữa bệnh vốn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cân đối chi của quỹ mà còn cả phần tự trả của người bệnh. Vì thế, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang rà soát, cắt giảm nhiều loại thuốc trong danh mục do bảo hiểm thanh toán.

"Sàng lọc", bỏ nhiều thuốc bổ trợ, Mới đây, tại buổi lấy ý kiến các bệnh viện về dự thảo danh mục thuốc được BHYT chi trả, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tỉ trọng thuốc trên tổng chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT có xu hướng giảm, từ 60% (giai đoạn 2009-2013) còn 48% (năm 2015) và 41% (năm 2016). Song, tổng chi phí thuốc BHYT vẫn tăng dần, từ 9.370 tỉ đồng năm 2009 lên 25.000 tỉ đồng năm 2015 và 31.000 tỉ đồng năm 2016. Theo ông Tuấn, việc kê đơn lựa chọn thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị và có giá phù hợp khả năng chi trả sẽ giúp kiểm soát chi tiền thuốc chữa bệnh của quỹ BHYT.

Trước đó, kết quả nghiên cứu của BHXH Việt Nam cũng ghi nhận chi tiêu thuốc chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi cho y tế. Trong đó, tỉ lệ chi thuốc trên tổng chi KCB và KCB BHYT đều cao hơn so với các quốc gia tương đồng về kinh tế - xã hội. So với nhiều nước trong khu vực và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), danh mục tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại Việt Nam khá rộng.

Tổng số thuốc theo danh mục quy định tại Thông tư 40/2014 của Bộ Y tế là 1.064 loại, trong khi tại Thái Lan là 765, Philippines là 186, còn theo danh mục thuốc thiết yếu của WHO là 454. Chi phí thuốc BHYT phần lớn tập trung vào 20 nhóm chính, chiếm 86% tổng chi phí thuốc BHYT chi trả năm 2016. Trong đó, các nhóm thuốc kháng sinh, ung thư, điều trị tăng huyết áp, vitamin và khoáng chất… chiếm chi phí cao nhất.

Dẫn chứng về chi phí cho nhóm vitamin và khoáng chất, ông Nguyễn Tá Tỉnh, Trưởng Ban Dược và Vật tư y tế - BHXH Việt Nam, cho biết nhóm thuốc này đứng thứ 13 trong danh sách mặt hàng chi trả nhiều nhất năm 2016 với hơn 615 tỉ đồng - cao hơn chi phí cho máu và các chế phẩm máu cũng như nhóm thuốc kháng viêm, hạ sốt. Trong đó, quỹ đã chi gần 140 tỉ đồng cho vitamin B1, B6, B12; gần 40 tỉ đồng cho vitamin C, gần 45 tỉ đồng dạng phối hợp vitamin B6 và magnesi, gần 20 tỉ đồng dạng phối hợp vitamin A và D…

Ngoài ra, với các thuốc hỗ trợ điều trị, năm 2016 là gần 440 tỉ đồng, trong đó quỹ đã chi trên 53 tỉ đồng cho thuốc glucosamin (hỗ trợ điều trị xương khớp), gần 25 tỉ đồng cho glutathion (tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa), trên 37 tỉ cho ginkgo biloba (tăng cường chức năng não), gần 90 tỉ đồng cho thuốc tuần hoàn não, bổ thần kinh Peptid (Cerebrolysin concentrate). Ông Nguyễn Tá Tỉnh cho rằng quy định về việc sử dụng và thanh toán chi phí thuốc BHYT thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc, cần phải sửa đổi.

Chi trả gần 1.200 loại thuốc, Trước thực trạng này, đầu năm 2017, Bộ Y tế đã xây dựng thông tư ban hành kèm Danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với tân dược thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT - thay cho Thông tư 40 ban hành năm 2014.Ông Phạm Lê Tuấn cho biết việc xây dựng và ban hành tiêu chí loại bỏ, bổ sung, sửa đổi thuốc trong danh mục lần này được thực hiện khoa học, chặt chẽ, dựa trên các khuyến cáo của WHO, các hiệp hội y khoa, dược khoa, cơ quan quản lý dược của nhiều nước trên thế giới về hiệu quả điều trị, độ an toàn của thuốc; đánh giá chi phí - hiệu quả kinh tế dược và tác động ngân sách lên quỹ BHYT... Dự kiến, thông tư này sẽ được ban hành trong quý I/2018.

Theo đại diện Vụ BHYT - Bộ Y tế, dự kiến danh mục thuốc sửa đổi lần này sẽ gồm 1.184 loại, trong đó có 1.045 loại thuộc danh mục hiện hành. Danh mục mới cũng đề xuất bổ sung 66 thuốc mới và loại bỏ 215 loại thuốc khỏi phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Trong số thuốc bị đề nghị cắt giảm, nhiều loại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, chi phí lớn, hiệu quả không rõ ràng; thuốc có dạng bào chế, hàm lượng không phổ biến...Dự thảo cũng đề xuất thu hẹp hạng bệnh viện được sử dụng đối với 12 loại thuốc, mở rộng hạng bệnh viện được sử dụng với 34 loại, bổ sung dạng dùng với 7 loại, đề xuất mở rộng điều kiện thanh toán với 11 loại. Tại dự thảo này, các thuốc trị ung thư như thuốc phóng xạ, đồng vị phóng xạ và hợp chất đánh dấu sẽ bổ sung 2 loại. Các thuốc này không phải sử dụng theo hạng bệnh viện như hiện hành mà được chỉ định tại tất cả bệnh viện chuyên khoa, trung tâm ung bướu, các đơn vị điều trị ung bướu của bệnh viện đa khoa.

Kháng sinh, thuốc trị ung thư "ngốn" nhiều tiền, Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2016, thuốc kháng sinh và chữa trị ung thư "ngốn" tới gần 30% tổng chi cho thuốc điều trị được quỹ BHYT chi trả. Trong đó, kháng sinh chiếm 19% với gần 5.777 tỉ đồng, còn nhóm thuốc điều trị ung thư được bác sĩ kê đơn cũng "tiêu" gần 2.700 tỉ đồng cho khám chữa bệnh BHYT. Tại TP HCM, chi phí dùng vitamin, khoáng chất năm 2016 tăng gần 200% so với năm 2015, Đồng Nai tăng 50%, Quảng Nam tăng 36%...

 

Trưởng Trạm y tế "ăn bớt" 10-50.000 đồng phụ cấp của nhân viên

http://nld.com.vn/thoi-su/truong-tram-y-te-an-bot-10-50000-dong-phu-cap-cua-nhan-vien-20171225191033882.htm

Sau khi nhận tiền phụ cấp cho cán bộ y tế thôn, một trưởng trạm y tế xã ở Hà Tĩnh đã "ăn bớt" của mỗi cá nhân từ 10.000-50.000 đồng để tiêu xài.

Chiều ngày 25-12, tin từ Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này vừa kỷ luật cảnh cáo đối với bà Nguyễn Thị Mai, Trạm trưởng Y tế xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, vì tự ý trích tiền trợ cấp của cán bộ y tế thôn để chi tiêu riêng. Ngoài ra, nữ trạm trưởng này đã làm sai quy định nhà nước khi không tổ chức họp cán bộ y tế thôn trước khi cho họ thôi việc khiến nhiều người bức xúc, tham mưu cho UBND xã ký hợp đồng với 4 nhân viên y tế thôn bản không có trình độ chuyên môn.

Theo đó, trong các năm từ 2010-2016, nhà nước có chế độ hỗ trợ phụ cấp hàng tháng từ 195.000 đồng đến 363.000 đồng cho cán bộ y tế thôn ở xã Đức Quang.Tuy nhiên, khi được chỉ định giao nhận tiền về phát lại cho nhân viên, bà Mai lại tự ý trích lại của mỗi người từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng để tư lợi cá nhân. Số tiền mà bà Mai "ăn bớt" của nhân viên trong thời gian trên là hơn 11 triệu đồng, và theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Thọ, đến thời điểm hiện tại bà này vẫn chưa trả đủ số tiền mà mình đã chiếm đoạt của các cán bộ y tế thôn.

 

Chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số

http://baothanhhoa.vn/vn/xa-hoi/n179998/chan-doan-som-benh-tat-truoc-sinh-va-so-sinh-nham-nang-cao-chat-luong-dan-so

Trong những năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh, tỷ suất sinh thô giảm còn 13,3%o, tỷ suất tăng dân số tự nhiên 8,2%o, đạt và duy trì được mức sinh thay thế từ năm 2011 đến nay; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm liên tục hàng năm... Từ năm 2011-2015, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã triển khai, thực hiện nhiều chương trình, mô hình, đề án như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển... Đặc biệt, công tác tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh luôn được ngành dân số và các địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện tốt. Nhiều cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh đều đã triển khai sàng lọc trước sinh; một số cơ sở đã triển khai sàng lọc sơ sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân về công tác này. Từ đó có thể can thiệp và điều trị sớm các bệnh tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp trẻ sinh ra bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Năm 2017, toàn tỉnh có 48.852 trẻ được sinh ra. Để bảo đảm số trẻ sinh ra khỏe mạnh, không mắc các bệnh bẩm sinh, ngành dân số tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Trong năm, Chi cục Dân số đã triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 365 xã/27 huyện, thị xã, thành phố với 3 hoạt động chính là siêu âm sàng lọc chẩn đoán trước sinh, lấy mẫu máu gót chân cho trẻ sơ sinh và công tác truyền thông. Kết quả đã siêu âm sàng lọc trước sinh được 3.500 ca, đạt 100% kế hoạch; lấy mẫu máu được 760 ca, trong đó có 734 mẫu đạt, có 96 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD được tư vấn kiểm tra và điều trị kịp thời.

Theo đánh giá của các chuyên gia: Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề án góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự chi trả một phần kinh phí chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và chăm sóc y tế nói chung; giảm số lượng trẻ chậm phát triển về trí tuệ, trẻ bị dị dạng, tật, bệnh. Qua đó, giảm thiểu số người tàn tật tại cộng đồng, giảm gánh nặng về chi phí của gia đình và xã hội trong việc chăm sóc người tàn tật; đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân một cách chủ động với chất lượng cao và chi phí hợp lý; giảm chi ngân sách của Nhà nước cho hoạt động này, để tăng ngân sách đầu tư cho lĩnh vực dân số - y tế khác. Sàng lọc để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm những bất thường của trẻ giai đoạn thai còn trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời, để từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời giúp thai nhi và trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh bình thường góp phần nâng cao chất lượng dân số. Cũng bởi ý nghĩa quan trọng đó, chủ đề Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay được chọn là “Thực hiện tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh trước sinh và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số”.

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Để hưởng ứng chủ đề Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam, ngành tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ đề và các thông điệp chính ngày Dân số Việt Nam. Thực hiện tuyên truyền các nội dung ưu tiên về: Lợi ích khi thực hiện tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh; quy trình tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật và những thông điệp vận động các đối tượng phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Ngành y tế sẽ chú trọng các hoạt động như mít tinh, cổ động, diễu hành, diễn đàn, đối thoại giao lưu, tổ chức truyền thông nhóm nhỏ, tư vấn tại hộ gia đình, sinh hoạt câu lạc bộ về DS - KHHGĐ. Tập trung đẩy mạnh triển khai các loại hình cung cấp dịch vụ: Chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ; tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ tư vấn và khám tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số (ưu tiên các nhóm đối tượng là vị thành niên/thanh niên, phụ nữ mang thai, nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn).

 

Startup về y tế điện tử của Việt Nam đạt giải tại cuộc thi khởi nghiệp ASEAN

http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/startup-ve-y-te-dien-tu-cua-viet-nam-dat-giai-tai-cuoc-thi-khoi-nghiep-asean-c7a602664.html

Vượt qua hàng chục startup ở khu vực Đông Nam Á, CLAS Healthcare đã giành chiến thắng tại một hạng mục giải thưởng Rice Bowl Awards năm 2017 vừa tổ chức ở Malaysia.Công ty khởi nghiệp Việt Nam CLAS Healthcare đã giành chiến thắng ở hạng mục Startup khoa học đời sống, công nghệ y tế thuộc giải thưởng khởi nghiệp Rice Bowl Awards 2017. Cuộc thi do Tổ chức doanh nhân mới Malaysia (myNEF) tổ chức nhằm vinh danh những công ty khởi nghiệp nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực đến từ 10 quốc gia Đông Nam Á.

CLAS Healthcare cung cấp một tổ hợp các dịch vụ y tế điện tử cho các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân… Dịch vụ y tế điện tử Clas Healthcare sẽ giúp các cơ sở y tế tăng cường tương tác với bệnh nhân, tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin tại bệnh viện… bằng việc sử dụng các công cụ phần mềm.

Theo bà Lilyana Latif, Giám đốc điều hành của Tổ chức Doanh nhân Mới (myNEF), giải thưởng khởi nghiệp này sẽ tạo nền tảng cho các doanh nhân sáng tạo phát triển sản phẩm ra thị trường toàn cầu. “Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, đây là giải thưởng cấp khu vực đầu tiên tôn vinh các giải pháp sáng tạo và bền vững của các startup khu vực ASEAN. Đây là những giải pháp nhằm cải thiện sinh kế địa phương và có tiềm năng mở rộng phạm vi khu vực và thế giới” - bà Lilyana Latif nói.

Cuộc thi Rice Bowl là bước đệm để các startup khu vực ASEAN của Đông Nam Á tham gia giải thưởng Global Startup Awards tại Thiên Tân (Trung Quốc) vào năm 2018. Với cuộc thi này, startup có cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn, tiếp cận những nhà đầu tư mới. Đã có tổng cộng 26,4 triệu đô la Mỹ đã được các nhà đầu tư cam kết đầu tư cho các dự án vào vòng chung kết. Ban tổ chức đã chọn ra 89 startup, cá nhân khởi nghiệp trong hơn 2.000 dự án từ 10 quốc gia khu vực ASEAN.

Việt Nam có các đại diện tham gia ở hầu hết hạng mục, bao gồm mIDEAS (startup triển vọng), Học viện sáng tạo công nghệ TEKY (startup có ảnh hưởng xã hội), EyeQ (startup thương mại điện tử/ chuỗi cung ứng).Ngoài ra, đại diện Việt Nam cũng góp mặt trong danh sách startup công nghệ sinh học, thực phẩm (Lucky Telecom Services), startup fintech (eWay), không gian làm việc chung (Up Co- working space), người sáng lập của năm (CEO Khanh Pham Lan đến từ Freelancer Viet), trung tâm hỗ trợ hội nghiệp (BSSC). Đặc biệt, công ty khởi nghiệp Robot3T nhận được đề cử kép ở hạng mục startup công nghệ (công nghệ sâu/ Trí tuệ nhân tạo/ Dữ liệu lớn) và startup của năm.

 

Hàng chục công nhân nhập viện sau bữa trưa

https://baotintuc.vn/thoi-su/hang-chuc-cong-nhan-nhap-vien-sau-bua-trua-20171225211656205.htm

Đến 19h30 tối 25/12, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Phước phối hợp với phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Bình Phước đang tích cực làm việc với các bên liên quan; lấy mẫu xét nghiệm để điều tra, làm rõ vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng chục công nhân của Công ty TNHH New Apparel Far Eatern nhập viện.

Theo trình bày của một số công nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Thánh Tâm (xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước): Sau bữa ăn trưa tại nhà ăn của Công ty TNHH New Apparel Far Eatern (Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), đến khoảng 12 giờ 15, hàng chục công nhân bắt đầu cảm thấy buồn nôn, đau bụng với dấu hiệu của ngộ độc thức ăn.

Ngay sau đó, hàng loạt công nhân đã bị ngất xỉu và lập tức được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Thánh Tâm. Được biết, bữa ăn trưa gồm: canh chua bạc hà, chả thịt chiên, đậu đũa xào và cá bạc má chiên... Trong đó, một số công nhân phát hiện dọc mùng khi ăn vào có biểu hiện ngứa, khó chịu ở cổ.

Tính đến chiều 25/12, số công nhân bị ngộ độc thuộc Công ty TNHH New Apparel Far Eatern đưa vào viện cấp cứu là 54 công nhân. Tất cả đều được cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, nằm ly bì. Theo các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thánh Tâm, khi nhập viện, các bệnh nhân đều có triệu chứng như ngứa cổ, buồn nôn, nôn ói, đau bụng... Hiện đã có một số trường hợp nhẹ được xuất viện, số trường hợp nặng vẫn tiếp tục được bệnh viện theo dõi và điều trị.

Được biết, Công ty TNHH New Apparel Far Eatern hợp đồng với Công ty TNHH Tấn Đăng Khoa, đơn vị cung cấp thức ăn công nghiệp với 1.900 suất ăn mỗi ngày cho công nhân. Hiện Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Phước cùng với Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Bình Phước đang tiếp tục điều tra về sự cố an toàn thực phẩm.

 

Một người chết não hiến tim, thận cứu sống 3 bệnh nhân

http://dantri.com.vn/suc-khoe/mot-nguoi-chet-nao-hien-tim-than-cuu-song-3-benh-nhan-20171225200335565.htm

Dân trí Chiều 25/12, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết) các ca ghép tạng tim, thận từ một người hiến chết não hiện tình trạng sức khoẻ ổn định. Trước đó, ngày 12/12, các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép tim và thận thành công cho 3 bệnh nhân từ nguồn tạng của người chết não hiến tặng.

Người hiến tạng là một nam bệnh nhân, ngoài 40 tuổi, bị chết não do chấn thương sọ não sau tai nạn giao thông. Gia đình bệnh nhân đồng ý hiến đa tạng để ghép, cứu chữa cho những người suy tạng đang sống mỏi mòn từng ngày.Sau khi có bệnh nhân hiến tạng, lãnh đạo hai bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã trao đổi, phối hợp thực hiện lấy gan, thận, tim, phổi để ghép tạng. Sau khi lấy tạng, trái tim và một quả thận đã nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép tim, thận cho hai bệnh nhân.

Quả thận còn lại được kíp bác sỹ Bệnh viện quân đội Trung ương 108 ghép cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện 108.Còn gan của người hiến bị xơ nặng nên không có chỉ định ghép cho bệnh nhân khác.Được biết, đây cũng là lần đầu tiên Bệnh viện quân đội Trung ương 108 thực hiện thành công lấy đa tạng (tim, thận …) với sự phối hợp của các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tới nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện được ghép thận, ghép gan và đang trong quá trình nghiên cứu ứng dụng ghép tim và phổi từ người cho chết não, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một số trung tâm y tế lớn trên thế giới. PGS Ước cho biết sau 2 tuần ghép tim, thận, các bệnh nhân đều tiến triển tốt. Các bệnh nhân ổn định sức khỏe, tự ngồi dậy, ăn uống được và tiếp tục được theo dõi điều trị tích cực.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức đã thực hiện được 522 ca ghép thận, 45 ca ghép gan và 18 ca ghép tim. Bệnh viện quân đội Trung ương 108 đã thực hiện thành công 14 can ghép thận, 01 ca ghép gan từ người cho sống. Việc hợp tác, liên kết giữa các bệnh viện lớn trong nước đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kỹ thuật cao trong ghép tạng, mang lại sự sống cho nhiều người bệnh.

 

Mỹ phẩm thiên nhiên "tự chế" được sản xuất như thế nào?

http://anninhthudo.vn/phap-luat/my-pham-thien-nhien-tu-che-duoc-san-xuat-nhu-the-nao/752640.antd

Trong ma trận mỹ phẩm lậu bán tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng cần nhắc đến một vấn nạn khác cũng đang hoành hành thời gian gần đây, đó chính là mỹ phẩm tự chế hay còn gọi là “kem trộn”, “mỹ phẩm trộn”. Đây là các loại hóa chất, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ được các đầu nậu nhập về và chế biến theo các công thức truyền miệng học trên mạng rồi tự khoác cho nó những công dụng thần kỳ...

Mặc dù Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng được quảng cáo là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu, hẳn nhiều khách hàng đã trót bỏ tiền để mua các sản phẩm này sẽ vô cùng bất ngờ.Do trên bao bì và nhãn mác sản phẩm của “hãng” Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng đều không ghi tên nhà sản xuất và đơn vị phân phối, nên việc “truy” ra trụ sở của đơn vị này là vô cùng khó khăn. Và để làm rõ nguồn gốc xuất xứ của loại mỹ phẩm “3 không” nói trên, PV đã bỏ ra nhiều ngày lần theo đường đi của các nhân viên giao hàng.

Hàng ngày, cứ vào các buổi tối tại Bến xe Giáp Bát luôn xuất hiện một thanh niên đi trên chiếc xe máy Honda Wave mang BKS: 30K7-1671 chở theo những thùng carton nặng trịch để giao cho các nhà xe vận chuyển đi các tỉnh. Bên trong những chiếc thùng này là hàng trăm chai dầu gội đầu, tinh dầu xịt tóc, gel ủ tóc, bột ngũ cốc, các lọ serum... và chúng đều được sản xuất “chui”. Tất cả đều mang nhãn hiệu Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng.

Ngoài nhiệm vụ buổi tối “ship” sản phẩm đi các tỉnh theo những đơn hàng của khách, đại lý hoặc nhà phân phối đặt mua trên mạng thì ban ngày, thanh niên nói trên còn có nhiệm vụ chở các can hóa chất loại 20l, các thùng nguyên liệu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc để đưa về tập kết tại sảnh 1 tòa nhà tại khu đô thị số 458 đường Minh Khai.

Từ sảnh, số hóa chất nói trên sẽ được tiếp vận bằng xe đẩy lên thang máy để đưa tới căn hộ nằm trên tầng 7. Bên trong căn phòng luôn “ra đóng, vào mở” này là cả chục người tham gia vào các công đoạn chế biến, gia công, dán nhãn mác, đóng gói để cho ra các loại sản phẩm được gắn mác “có nguồn gốc thiên nhiên”.

Chúng tôi đã thu thập một số chủng loại can, chai, lọ hóa chất không nhãn mác mà thanh niên này chuyển đến, sau đó được chủ hộ thải bỏ thì nhận thấy đó là các loại hóa chất, hương liệu có mùi giống như nước rửa bát hương chanh, hương bưởi do các xưởng hóa chất gia công tự chế.

Ngoài ra còn có các bao bì đựng một loại hóa chất có mùi hương dừa được in toàn chữ Thái Lan, nhưng cũng không rõ nhà sản xuất và đơn vị nhập khẩu. Chính số hóa chất này sau khi được chủ xưởng tự pha trộn sẽ trở thành Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng có công dụng: “Ngăn rụng tóc, chống hói tóc, nuôi dưỡng chân tóc mọc dày trở lại nhanh chóng”, “Giảm tóc khô xơ, phục hồi tóc chẻ ngọn, thấm sâu da đầu nuôi dưỡng tóc chắc khỏe”. Và nếu chứng kiến điều đó, hẳn niềm tin về Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng “được chiết xuất từ tinh dầu hoa bưởi, vỏ bưởi, Vitamin B5... không chất hóa học” trong tâm trí khác hàng sẽ ít nhiều bị... lung lay.

Học sản xuất mỹ phẩm, dễ như ăn kẹo, Hiện nay, để có công thức sản xuất mỹ phẩm là một việc không hề khó. Chỉ cần gõ cụm từ “dạy sản xuất mỹ phẩm” trên trang tìm kiếm thì chỉ trong chưa đầy 1 giây đã cho ra hơn 3,6 triệu kết quả. Liên kết vào các đường link này, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào các lớp học cấp tốc chỉ trong vài ba ngày với giá học phí chưa tới 3 triệu đồng để thuộc nằm lòng đủ mọi công thức tự chế bất kỳ loại mỹ phẩm nào như: sữa rửa mặt, kem làm trắng da, dầu gội đầu, son môi hay thậm chí cả... nước tẩy bồn cầu.

Dĩ nhiên việc dạy là một chuyện, còn việc các học viên sau đó đem áp dụng “kiến thức” lĩnh hội của thầy vào mục đích gì thì chỉ có... trời mới biết. Là người đã học qua nhiều lớp mỹ phẩm, chị Nguyễn Thu Lan - một đại lý của hãng mỹ phẩm L’Oreal cho biết, nhiều học viên học cùng chị sau này đều về mở cơ sở sản xuất mỹ phẩm “chui” và bán cũng khá đắt hàng.Điểm giống nhau của các cơ sở như thế này là đều không đăng ký kinh doanh, không được cấp phép, cũng chẳng có ai thẩm định chất lượng, nguyên liệu sản xuất đầu vào thì thuộc loại “thượng vàng hạ cám”. Nhiều người khẳng định họ nhập nguyên liệu tốt, những lại chẳng có gì để chứng mình điều đó.

Ngay cả nguyên liệu dù có tốt đến mấy đi nữa thì quy trình chế biến, sản xuất cũng cực kỳ tạm bợ hoặc thủ công, trong khi về nguyên tắc để sản xuất mỹ phấm luôn có những quy định rất ngặt nghèo. Đó là dụng cụ, nhà máy phải được khử trùng, bao bì, vỏ hộp phải được làm sạch. Với những yêu cầu đó có thể khẳng định, nếu không làm bài bản và được cơ quan chức năng thẩm định thì không bao giờ có thể cho ra những sản phẩm mỹ phẩm đạt yêu cầu.

Đấy là chưa kể hiện nay hầu như tại các lớp dạy sản xuất mỹ phẩm đều kiêm luôn khâu bán nguyên liệu và nguồn hàng thì chẳng cần quen biết, bất cứ ai cũng có thể tìm mua trên mạng với số lượng lớn. Đây là nguồn thu chính còn lớn hơn cả nguồn thu từ học phí của học viên.

Nghị định 93/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1-7-2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm tại Chương II nêu rõ, Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

b) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

3. Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;

b) Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;

d) Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;

đ) Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;

 

Cơ hội mới cho bệnh nhân ung thư

http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/co-hoi-moi-cho-benh-nhan-ung-thu-527284

Đối với bệnh nhân ung thư phải xạ trị, thay vì mất 4-5 tuần xạ trị liên tiếp với nhiều tác dụng phụ, thì sắp tới, nếu dùng phương pháp xạ trị proton và hạt nặng, bệnh nhân chỉ xạ trị một lần, trong khoảng 10 phút. Đặc biệt, phương pháp này được khuyến nghị chỉ định với ung thư ở trẻ em bởi tác dụng phụ hầu như không có.

Mỗi năm có khoảng 94.000 ca tử vong vì ung thư, Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 ca tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Bệnh viện K, trước năm 2017 có 7 máy xạ trị (6 máy xạ trị gia tốc và 1 máy xạ trị Cobalt). Năm 2017, bệnh viện được đầu tư hệ thống gia tốc xạ trị có chức năng xạ phẫu của hãng Elekta với bộ chuẩn trực 160 lá-là hệ thống xạ trị hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Với hệ thống gia tốc xạ phẫu mới trang bị, bệnh viện đã triển khai các kỹ thuật xạ trị mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang áp dụng, như: Xạ trị hướng dẫn hình ảnh, xạ trị điều biến thể tích, xạ phẫu khối u não, xạ trị cố định toàn thân khối u di động như phổi, tiền liệt tuyến nhờ kết hợp với kỹ thuật đồng bộ nhịp thở chủ động.

Tuy nhiên, với số lượng người bệnh ngày càng lớn, nhu cầu điều trị của người bệnh ngày càng cao (năm 2015: 11.799 người bệnh; năm 2016: 12.081 người bệnh; năm 2017, tính đến ngày 30-11 là hơn 15.000 người bệnh). Các máy xạ trị của Bệnh viện K sử dụng liên tục 22/24 giờ và như vậy bệnh viện phải sắp xếp điều trị theo lịch ở tất cả các giờ trong ngày, cả ban đêm.

Trong bối cảnh ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc có thêm các phương pháp điều trị hiện đại mang lại nhiều cơ hội hơn cho người bệnh. Tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư”, PGS, TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo Bệnh viện K hợp tác với các chuyên gia quốc tế trong đào tạo nhân lực xạ trị, nghiên cứu khoa học cũng như xây dựng đề án thành lập Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng tại Bệnh viện K trình Chính phủ. Khi Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sử dụng kỹ thuật này điều trị ung thư.

Xạ trị proton và hạt nặng là phương pháp xạ trị tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị ung thư. Trên thế giới đã có khoảng 40 trung tâm xạ trị proton, hạt nặng. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng ion nặng có kích thước khối u giảm hoặc không tăng lên sau 3 năm rất khả quan, cụ thể là hơn 90% với ung thư phổi không tế bào nhỏ; 80-90% ung thư gan; gần 100% ung thư tiền liệt tuyến. Tỷ lệ sống thêm sau 3 năm của ung thư phổi giai đoạn I và II là 86%; ung thư gan là 72%; sống thêm sau 2 năm của ung thư tụy là 36%; sống thêm trung bình sau 5 năm của ung thư tiền liệt tuyến là 99%, ung thư trực tràng là 53%, ung thư đầu cổ là 74%.

Thời gian chiếu xạ khi điều trị bằng hạt nặng cũng ngắn hơn xạ trị proton khiến số lượng bệnh nhân điều trị bằng hạt nặng cao gấp 2-3 lần số lượng bệnh nhân điều trị proton. Ví dụ, với ung thư phổi giai đoạn I thì chỉ cần chiếu xạ 1 lần... Nhờ rút ngắn thời gian điều trị, phương pháp này đặc biệt quan trọng để giảm tải bệnh viện ở chuyên ngành ung thư vốn đang rất “nóng” trên cả nước. Tuy nhiên, do 2 hệ thống xạ trị này đắt, khoảng 150 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng), nên Bệnh viện K trình lên Bộ Y tế theo phương án từng bước, trước mắt triển khai xạ trị proton. Hiện phương pháp xạ trị này ở nước ngoài là 20.000-30.000 USD/lần điều trị. Nếu Việt Nam triển khai, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều và hy vọng bảo hiểm y tế sẽ chi trả để giảm gánh nặng cho người bệnh.

Bác sĩ Tadashi Kamada, Giám đốc Viện Khoa học xạ trị Nhật Bản, cho biết, xạ trị bằng hạt proton và hạt nặng hầu như không có tác dụng phụ vì không ảnh hưởng đến các tế bào lành và các bộ phận kế cận như máu, tủy xương. Còn với các phương pháp xạ trị thông thường hiện nay đều ảnh hưởng đến các tế bào lành và các bộ phận kế cận, thậm chí có bệnh nhân không đủ sức khỏe để xạ trị trong các lần tiếp theo. Đối với những bệnh nhi mắc ung thư, phương pháp xạ trị bằng hạt proton và hạt nặng đem lại hiệu quả cao. Vì với những bệnh nhân nhi còn có tới 30-40 năm sống nên khi áp dụng phương pháp này hầu như không ảnh hưởng tới các bộ phận lành xung quanh nên bệnh nhân sẽ có cuộc sống tốt hơn sau này.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang