Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 10/9/2017

  • |
T5g.org.vn - Sữa bò hay sữa đậu nành tốt hơn cho trẻ nhỏ?; Điều trị kịp thời khi phát hiện nước tiểu có màu trắng đục; Thách thức trong triển khai đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…

 

Sữa bò hay sữa đậu nành tốt hơn cho trẻ nhỏ?

Với nhiều người, sữa bò luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhẹ cân. Tuy nhiên, nếu so sánh với sữa đậu nành loại sữa được cho là đạm thực vật, liệu sữa bò có chiếm ưu thế vượt trội?

Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, là sản vật có nguồn gốc từ Mãn Châu, Trung Quốc. Tính đến nay, hạt đậu nành đã tồn tại khoảng 5.000 năm và đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nó trở thành thực phẩm quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình.

Đậu nành có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các sản phẩm khác như: đậu phụ, nước tương, sữa đậu nành… Các thống kê cho thấy, dù có nhiều cách thức chế biến khác nhau, thế nhưng, chế phẩm nổi bật nhất vẫn là sữa đậu nành. Đây không chỉ là thức uống được ưa chuộng của người lớn và trẻ nhỏ.

Ước tính, mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 500 triệu lít sữa đậu nành, tương đương với 1,5 triệu lít mỗi ngày. Với nhiều người lớn, sữa đậu nành là thức uống không thể thiếu mỗi ngày, tuy nhiên, với trẻ nhỏ, lượng sữa đậu nành được sử dụng có vẻ ít hơn, do tâm lý ưu tiên sử dụng sữa bò của các bậc cha mẹ.

Nên sử dụng xen kẽ 2 loại sữa

Theo TS.BS Cao Thị Hậu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g đậu tương cho chúng ta khoảng 400 kcal và nếu so sánh với sữa bột tách bơ, nó là tương đương. Ngoài giá trị năng lượng, 100g đậu tương còn cung cấp 34g đạm, 18,5g chất béo, đường bột là 20g cùng hàm lượng phong phú các dưỡng chất khác như: kali, canxi, phốt pho, sắt..

Trong khi đó, 1 lít sữa bò nguyên kem sẽ có khoảng 670kcal, 29g chất đạm, 990g canxi, 76mg magiê... Như vậy, nếu so sánh với sữa bò, chất đạm trong sữa đậu nành nhiều hơn, tuy nhiên, hàm lượng canxi lại thấp hơn. Nếu chất béo trong sữa bò là loại bão hòa không có lợi thì chất béo trong sữa đậu nành lại là loại không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, sữa đậu nành lại có hàm lượng chất xơ tự nhiên dồi dào, tốt cho đường tiêu hóa, trong khi đó, sữa bò lại gần như không có thành phần này.

Với trẻ nhỏ, sữa đậu nành và sữa bò đều tốt, thế nên, chúng ta nên kết hợp cả hai loại sữa với nhau để các thành phần dinh dưỡng có thể bổ trợ cho sự phát triển của trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ uống sữa bò và sữa đậu nành theo tỷ lệ 1:1. Và với sữa đậu nành, trẻ không nên uống quá 200ml/ngày nếu không dễ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Như vậy, với trẻ nhỏ, sữa đậu nành và sữa bò đều tốt, thế nên, chúng ta nên kết hợp cả hai loại sữa với nhau để các thành phần dinh dưỡng có thể bổ trợ cho sự phát triển của trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ uống sữa bò và sữa đậu nành theo tỷ lệ 1:1. Và với sữa đậu nành, trẻ không nên uống quá 200ml/ngày nếu không dễ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Cũng vì lý do này mà chúng ta không nên thay thế hoàn toàn sữa bò bằng sữa đậu nành.

Lưu ý khi bảo quản sữa đậu nành

Theo TS.BS Cao Thị Hậu, tốt nhất là nên tự mua đậu nành và chế biến thành sữa đậu nành ở nhà. Trong trường hợp không có thời gian thì chúng ta nên lựa chọn những thương hiệu sữa lớn, có uy tín và tránh mua những loại sữa đã được đóng gói sẵn trong túi nilon. Bởi vì, đa phần các loại sữa này đều được đóng gói khi nóng và nhiệt độ sẽ làm các hóa chất độc hại trong túi bay hơi, ngấm vào sữa.

Đã từng có không ít trường hợp bị ngộ độc, cấp cứu bởi vì uống phải sữa đậu nành bị nhiễm khuẩn ở các hàng quán vỉa hè. Thậm chí, ngay cả với sữa tự nấu ở nhà,  nguy cơ ngộ độc cũng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như chúng ta không biết cách bảo quản. Theo đó, sữa đậu nành tự nấu nhất thiết phải để trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt vì nhiệt độ có thể làm một số vitamin và khoáng chất trong sữa mất đi.

Trước khi bảo quản sữa, bạn cần để sữa nguội hoàn toàn, tránh tình trạng nước bị hấp hơi, chảy ngược xuống, khiến sữa dễ bị đông. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên cho trẻ sử dụng sữa trong vòng 24 giờ sau khi nấu vì quá thời gian này, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa đã bị giảm, chất lượng sữa không còn giữ được hương vị như lúc đầu. (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Điều trị kịp thời khi phát hiện nước tiểu có màu trắng đục

 Nhiều người hốt hoảng bởi sau khi ngủ dậy, phát hiện nước tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo. Hiện tượng này do một số nguyên nhân, có thể do nguồn nước uống, thức ăn có nhiều canxi, cũng có thể do bệnh lý khác.

 Không uống đủ nước, lý do đơn giản này có thể khiến nhiều người bất ngờ, bởi lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu, có thể khiến nước tiểu bị đục. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Các loại thực phẩm cũng có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục. Tương tự như vậy, rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau, và nóng rát khi đi tiểu.

Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia: Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu rắt, buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. 

Tiểu dưỡng chấp: Nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu dưỡng chấp. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid. Việc dưỡng chấp có trong nước tiểu là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.

Tiểu phosphate: Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Đó là hiện tượng có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Đây không phải là bệnh lý nhưng nếu tình trạng kéo dài và uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục như Thuốc điều trị đái tháo đường; vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.

Tóm lại, nếu nước tiểu đục do thiếu nước, thực phẩm thì cần thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên, uống đủ nước. Tuy nhiên, nước tiểu đục kèm theo một số triệu chứng của bệnh lý cần đến cơ sở y tế làm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Thách thức trong triển khai đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người cao tuổi (NCT), dự báo đến năm 2030 sẽ có gần 19 triệu và năm 2050 là hơn 28 triệu NCT. Sự chuyển đổi nhân khẩu này mang đến những cơ hội và cả những thách thức lớn, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của cá nhân cộng đồng và đất nước.

Người cao tuổi và gánh nặng "bệnh tật kép"

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn dự báo trước đó là năm 2017. Với đời sống kinh tế - xã hội và hệ thống y tế phát triển, tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng cao, với mức trung bình là 75,6 tuổi, đứng thứ hai trong khu vực và đứng thứ 56 trên thế giới. Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí…, nhất là hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Hệ thống chính sách về NCT được ban hành và đang triển khai thực hiện; kinh tế - xã hội và hệ thống y tế phát triển là những thuận lợi để triển khai Ðề án chăm sóc NCT giai đoạn 2017-2025. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn. NCT Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất khó khăn, đa số NCT hiện nay lại không có tích lũy vật chất. Bên cạnh đó, nhiều người đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mãn tính (bình quân mỗi NCT mắc ba bệnh), đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và chi phí điều trị lớn. Ðiều tra quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011 cho thấy hơn 60% số NCT cho biết tình trạng sức khỏe là yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc.

Tình trạng NCT sống không có vợ, chồng chiếm tỷ lệ cao. Số cụ bà cô đơn cao gấp 5,44 lần so với cụ ông. Phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thân gấp 2,2 lần so với nam giới. Với sức khỏe nhiều hạn chế, việc phải sống một mình là điều rất bất lợi với NCT, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già.

Người cao tuổi là nguồn lực của xã hội

Thực tế cho thấy, hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe NCT bước đầu được hình thành và phát triển từ Trung ương cho tới địa phương. Nhiều mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng đã được nhân rộng. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho NCT chưa bắt kịp sự chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ này. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe NCT chưa phát triển, số nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về nghiệp vụ, kỹ năng. Hiện cả nước chỉ có 49 trong số 63 bệnh viện tỉnh, thành phố có khoa Lão, ba cơ sở đào tạo bộ môn Lão khoa. Khoa Lão vừa điều trị bệnh vừa điều trị phục hồi chức năng cho NCT cho nên không chỉ cần thuốc men, trang thiết bị y tế mà cả chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng phải được lưu ý.

GS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, NCT thường mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị, thậm chí phải điều trị suốt đời. Mặt khác, NCT sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc, do đó, chi phí y tế cho người già cao gấp từ bảy đến 10 lần so với người trẻ tuổi. Theo GS Phạm Thắng, việc thành lập khoa Lão tại các bệnh viện là rất cần thiết bởi đặc điểm bệnh lý của NCT khác với các lứa tuổi khác vì cơ thể bị lão hóa dẫn đến có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc; dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ; rối loạn đi và ngã; giảm hoạt động chức năng; lú lẫn, trầm cảm; sử dụng nhiều thuốc; nguy cơ tai biến cao… đòi hỏi phải được chăm sóc một cách toàn diện và liên tục.

Ngày 30-12-2016 Bộ trưởng Y tế đã ban hành Quyết định số 7618/QÐ-BYT phê duyệt Ðề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về NCT, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Ðề án do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện. Hiện đã có 17 tỉnh, thành phố xây dựng và trình phê duyệt Ðề án, kế hoạch hành động. Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Do đó, hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho NCT cần được tiến hành toàn diện. Ðể làm được điều đó, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, đoàn thể nhằm thích ứng với một xã hội già hóa dân số, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT.

PGS, TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: Cần nhận thức rằng NCT không phải là gánh nặng mà là một nguồn lực của gia đình, cộng đồng. Chăm sóc NCT là vấn đề cần sự quan tâm của cả xã hội, trong đó y tế đóng vai trò nòng cốt.

Để triển khai Đề án ở địa phương, ngày 22-3-2017, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1376/BYT-TCDS hướng dẫn kế hoạch về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2017, trong đó, giao chỉ tiêu cơ bản là 15% số NCT được chăm sóc toàn diện, khám sức khỏe định kỳ và được điều trị khi ốm đau tại cơ sở y tế; tăng thêm 10% số NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm. Ngày 24-3-2017, Bộ Y tế tiếp tục gửi Công văn 1439/BYT-TCDS tới UBND các tỉnh, thành phố kèm theo hướng dẫn xây dựng Đề án, kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025.

Tháng 8 vừa qua, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã tổ chức hội thảo tập huấn hướng dẫn triển khai Đề án và ký Kế hoạch phối hợp thực hiện Đề án với T.Ư Hội Người cao tuổi Việt Nam. (Nhân dân, trang 9).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang