Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 01/1/2017

  • |
T5g.org.vn - Từ chối nhận quyết định làm giám đốc Bệnh viện Cái Nước; Siêu thị được bán thuốc; Phòng tránh 5 bệnh nghiêm trọng về mắt; Kỳ 1: “Thần y” cứu thoát người đàn bà bị tiểu đường hành hạ ngoạn mục như thế nào?; Phẫu thuật lấy panh nằm 18 năm rưỡi trong bụng; Viên sỏi nặng 0,5kg trong bàng quang.

Từ chối nhận quyết định làm giám đốc Bệnh viện Cái Nước

Ngày 31-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Tăng Xuân Đỉnh, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, xác nhận ông từ chối nhận quyết định làm giám đốc Bệnh viên Đa khoa khu vực Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau).

“Tôi được đào tạo về chuyên môn. Thời gian qua tôi phụ trách về lĩnh vực chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau thấy ổn. Trong khi đó chức vụ giám đốc phải quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến bệnh viện thì tôi không có nghiệp vụ này. Bài học vừa qua là nhiều lãnh đạo bệnh viện trên địa bàn bị kỷ luật do quản lý không tốt để ra sai sót.

Thêm nữa, gia đình tôi sống tại TP Cà Mau nếu nhận nhiệm vụ tại huyện Cái Nước thì việc ăn ở, đi về bất tiện. Vả lại, trong quy hoạch thì tôi không có quy hoạch giám đốc Bệnh viên Đa khoa khu vực Cái Nước” - bác sĩ Đỉnh giải thích.

Bác sĩ Đỉnh cũng cho biết cách đây khoảng một tháng lãnh đạo Sở Y tế có đề cập phân công ông về nhận nhiệm vụ tại Bệnh viên Đa khoa khu vực Cái Nước. Ông đã trình bày hoàn cảnh và lý do như đã đề cập ở trên.

Tuy nhiên, đến ngày 30-12, đại diện ban giám đốc Sở Y tế Cà Mau sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau công bố quyết định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Quốc Việt, giám đốc Sở Y tế, cho biết sẽ mời bác sĩ Đỉnh lên làm việc. Sau đó sẽ thông tin chính thức.

* Trong một diễn biến khác, Sở Y tế cũng đã triển khai quyết định cho bác sĩ Lưu Anh Tài, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nghỉ việc theo đơn. (Tuổi trẻ, trang 6).

 

Siêu thị được bán thuốc

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng trên thế giới, thuốc không kê đơn (OTC) bán rất nhiều trong siêu thị. Từ hôm nay, luật Dược sửa đổi chính thức có hiệu lực. Điểm đáng chú ý, điều 35 của luật này quy định về các cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, gồm: "Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc".

Điều kiện kèm theo là "cơ sở có đăng ký kinh doanh, có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng chuyên môn sơ cấp dược trở lên và chỉ được bán thuốc thuộc danh mục thuốc được bán tại kệ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định".

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng trên thế giới, thuốc không kê đơn (OTC) bán rất nhiều trong siêu thị. Nhưng chủ yếu siêu thị hay bán thuốc giảm sốt, thuốc bổ... Họ không cần dược sĩ nhưng phải đặt kệ riêng, có nguồn gốc rõ ràng. Hiện tại Sở Y tế chưa thấy doanh nghiệp nào xin đưa thuốc OTC vào siêu thị. Bà Lan cũng cho rằng luật đã cho phép, doanh nghiệp thấy có lợi thì làm. Tuy nhiên phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể.

Theo một doanh nghiệp có chuỗi nhà thuốc thì với quy định này sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận với thuốc OTC, đặc biệt là phụ nữ đi siêu thị, tiện thì mua thuốc luôn. Vị này cho biết thêm, công ty đang tham khảo về việc đưa thuốc OTC vào siêu thị nhưng chờ có hướng dẫn rõ ràng thêm. Ví dụ, không biết là luật cho phép bán thuốc OTC ở siêu thị truyền thống hay cả các cửa hàng tiện lợi 24/24.

Ngày 31.12, chúng tôi liên hệ với một số hệ thống siêu thị lớn ở VN hiện nay như: Co.op Mart, Big C..., đại diện truyền thông của các siêu thị này cho biết: Việc siêu thị được bán thuốc là thông tin hoàn toàn mới. Các đại diện truyền thông này cũng cho biết thêm nếu chính sách theo hướng “mở” là việc tốt. Tuy nhiên kinh doanh thuốc là ngành đặc thù, đòi hỏi nhân viên ngành hàng phải chuyên môn cao. Chính vì vậy, nếu có đơn vị độc lập nào đó thuê mặt bằng trong siêu thị để bán thuốc, họ sẽ sẵn lòng hợp tác. (Thanh niên, trang 5).

 

Phòng tránh 5 bệnh nghiêm trọng về mắt

Một số bệnh về mắt hay chấn thương mắt có thể để lại hậu quả lâu dài. Vì vậy khi mắc bệnh, cần điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa. 

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh về mắt có thể gây tổn hại thần kinh thị giác. Đây cũng là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp không rõ ràng và thường được phát hiện cho tới khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng.

Điều trị: Việc điều trị phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Uống hoặc nhỏ thuốc là cách phổ biến để điều trị bệnh tăng nhãn áp hoặc có thể phẫu thuật. Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ khuyến nghị, tất cả mọi người ở tuổi 40 trở lên nên đi khám mắt, ngay cả thị lực tốt. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh mắt, bạn cũng có nguy cơ bị tăng nhãn áp. 

Bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc thường được biết đến với tên gọi đau mắt đỏ. Những triệu chứng của bệnh gồm ngứa, chảy nước mắt, rỉ mắt, mờ mắt nhẹ. Mặc dù đau mắt đỏ gây cảm giác vô cùng khó chịu, nó lại không gây đau đớn hoặc khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng. 

Điều trị: Các dạng khác nhau của đau mắt đỏ như viêm kết mạc theo mùa (thường gây ra bởi phấn hoa) có thể được xử lý bằng rửa mắt, chườm lạnh, thuốc kháng histamin hoặc dùng thuốc nhỏ mắt steroid. Với viêm kết mạc do virus, dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng trị bệnh. Đây là loại viêm kết mạc thường mất 7-10 ngày để chữa lành.

Viêm kết mạc do vi khuẩn cần dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Theo các chuyên gia y tế, nếu không điều trị viêm kết mạc nhiễm trùng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các phần khác của cơ thể, thậm chí cũng có thể dẫn tới mất thị lực (dù rất hiếm xảy ra).

Với bệnh đau mắt đỏ, cách phòng ngừa chủ yếu liên quan tới bệnh do nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn gây ra) quan trọng nhất vẫn là rửa tay và không dùng chung đồ với người bị bệnh.

Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù loà ở người trưởng thành. Có hai dạng AMD là dạng khô và dạng ướt (chiếm khoảng 10% ca mắc AMD). Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ cho biết, không có biện pháp điều trị cố định cho dạng ADM khô. Dạng ướt (xảy ra khi các mạch máu bất thường xuất hiện bên dưới điểm vàng, đôi khi gây rò rỉ hoặc chảy máu) có thể được điều trị nhưng không chữa khỏi. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc bổ sung vitamin và khoáng chất có thể làm bệnh tiến triển chậm.

Điều trị: Không có cách nào để ngăn chặn AMD, nhưng bạn có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng cách kiểm soát huyết áp; ăn các loại thực phẩm lành mạnh cho mắt (trái cây họ cam quýt, các loại dầu thực vật, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm và cá); kiểm soát chất béo; bỏ thuốc lá và khám mắt định kỳ.

Bong võng mạc

Bệnh xảy ra khi võng mạc, phần mô nhạy sáng gửi thông điệp thị giác tới não, bị kéo chệch ra khỏi vị trí ban đầu. Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 1% dân số bị bong võng mạc tại một thời điểm nào đó trong đời. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến mù lòa. 

Điều trị: Đây là một căn bệnh cần điều trị khẩn cấp. Nếu tình trạng bong rách xảy ra ở phạm vi nhỏ, có thể dùng tia laser hoặc liệu pháp đông lạnh để điều trị. Nếu tình trạng bong rách nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Cận thị là yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh bong võng mạc.

Đục thủy tinh thể

Bệnh xảy ra khi thủy tinh thể bị mờ đục. Triệu chứng bệnh thường biểu hiện dần dần. Hãy chú ý nếu bạn thấy mình bị mờ mắt, chói mắt hoặc quáng mắt. Bạn cũng có thể cảm thấy bị giảm độ nhạy tương phản hay thậm chí nhìn thấy hình đôi ở một bên mắt.

Điều trị: Bệnh đục thủy tinh thể được điều trị qua phẫu thuật thay thủy tinh thể, nếu không thị lực của bạn có thể suy yếu dần theo thời gian, khi đó, phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn hơn. (An ninh Thủ đô, trang 15).

 

Kỳ 1: “Thần y” cứu thoát người đàn bà bị tiểu đường hành hạ ngoạn mục như thế nào?

Hiện nay, bệnh tiểu đường đang là mối lo ngại cho toàn thể nhân dân trên thế giới, nó không chỉ là một chứng bệnh khó chữa trị mà nó còn là nguyên nhân chính dẫn đến các căn bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương....

Hiểu được nỗi đau và lo lắng của người bệnh, lương y Triệu Thị Chính đã tìm ra được bài thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu nghiệm. Theo lời kể của bà , bệnh nhân mới bị và bị nhẹ chỉ cần uống 1 tháng thuốc là khỏi còn bệnh nhân nặng thì chỉ cần 2 tháng là khỏi hoàn toàn.

Người bệnh không mấy hy vọng được cứu cuộc đời khỏi khổ sở

Để kiểm chứng lời nói của vị lương y này, chúng tôi đã tìm đến thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nhà bà lang Chính nằm trên ngọn đồi cao, nơi đây mọi góc trống đều được gia đình bà tận dụng làm kho chứa và sân phơi thuốc khu vườn xung quanh nhà cũng là nơi để bà trông những cây thuốc quý. 

Theo bà, do địa hình vùng núi hiểm trở nên tạo hóa đã ưu ái cho vùng này nhiều thứ cây thuốc quý mà không phải vùng nào cũng có. Ngay từ bé, việc theo cha mẹ khai hoang, trồng rẫy, để phòng chữa những bệnh thường ngày như nhức đầu, mỏi gối, côn trùng cắn... bà cùng các anh chị em trong gia đình đã được ông bà, cha mẹ chỉ dạy cho một số bài thuốc. Lớn lên, để kế tục nghề gia truyền và để bảo tồn làng nghề của dân tộc, ngoài việc theo học của cha mẹ, các bậc tiền bối trong làng bà còn tham gia các khóa học lý luận cơ bản y học cổ truyền do Trung ương hội Đông y giảng dạy.

Tiếp chúng tôi mà bà liên tục bận bịu bởi bệnh nhân gọi điện hỏi thuốc và một số bệnh nhân tới nhà lấy thuốc. Nhìn bà chỉ dạy nhiệt tình cho bệnh nhân về uống thuốc chữa trị chúng tôi thấy như vẻ thân thiện, ân cần và nhiệt thành của bà đã làm mình như bị quyến rũ.  

Theo bà, ngoài những bài thuốc như lá tắm dân tộc Dao, thuốc dành cho sản phụ, thuốc chữa bệnh dạ dày, đại tràng, trĩ, xương khớp mà bà và thầy thuốc nào của bản người Dao cũng chữa trị được thì bà còn có những bài thuốc riêng như thuốc chữa xơ gan cổ trướng, sỏi mật và đặc biệt là bài chữa tiểu đường độc đáo.

Trong số hàng nghàn bệnh nhân được lương y Chính chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhớ nhất là trường hợp bác Nguyễn Thị Phương (Xuân Trường, Nam Định) là bệnh nhân rất nặng. Còn nhớ rõ như in những tháng ngày đầu tiên khi căn bệnh tiểu đường tìm đến mình. Ấy là vào tháng 8/1993, bác Phương cảm luôn cảm thấy miệng rất khô, lúc nào cũng khát nước mà càng uống nhiều thì càng đi tiểu nhiều khiến bác vô cùng mệt mỏi. Thêm vào đó, bụng đói liên tục nên bác ăn rất khỏe. Ăn nhiều như vậy nhưng chỉ trong vòng một tháng bác Phương đang từ 60 kg đã sút xuống còn 52 kg. Ra đường ai gặp bác Phương cũng hỏi: “Dạo này chắc bà đang có việc lo nghĩ trong người hay sao mà trông gầy mòn, kiệt quệ thế kia”. 
Nhìn lại chính bản thân mình thì bác Phương cũng thấy mình như bộ xương di động vậy, bỗng dưng chỉ trong một tháng mà sút những bằng ấy cân nặng thì ai cũng hoang mang tột độ. Bác cho biết: “Chợt tôi nhớ ra là trong họ nhà mình có ông cậu đã mất vì bệnh tiểu đường mà triệu chứng của tôi cũng giống thế nên lại càng hoang mang. Với bệnh tật là không thể chủ quan được nên tôi ngay lập tức vào viện khám. Khi hay tin mình bị tiểu đường tuýp 2 với chỉ số lên đến 17 phẩy thì tôi cảm thấy choáng váng, như sét đánh ngang tai . Tôi phải nằm viện mất hơn nửa tháng ròng rã. Được các bác sỹ cho thuốc rồi tiêm insulin thì dần dần bệnh tình của tôi cũng khá hơn một chút”.

Cứ tưởng bệnh tình của mình đã tiến triển tốt rồi cho nên bác Phương cũng yên tâm được phần nào nhưng căn bệnh giết người thầm lặng này đâu có buông tha cho bác. Về nhà, uống thuốc tây do bác sỹ cấp phát thì bác Phương lại gặp phải tác dụng phụ như các đầu ngón tay bắt đầu bị tê bì, đầu óc choáng váng, người mẩn ngứa, bị táo bón. Thêm vào đó thì chỉ số đường huyết lại thường xuyên không ổn định. Bác nhớ lại: “Có lúc chỉ số đường huyết của tôi lên đến 12 phẩy rồi lại hạ xuống còn 4 phẩy cô ạ. Vào năm 2006, tôi lại phải vào viện nằm lần nữa vì chỉ số đường huyết lên cao quá, những 15 phẩy. Lần này tôi lại nằm viện nửa tháng nữa mới đỡ”.

Những tưởng suốt cuộc đời này bác Phương sẽ chịu tiếp những đày ải cũng như khổ sở do căn bệnh tiểu đường mang lại. Nhiều người bảo rằng không thể chữa dứt căn bệnh quái ác này, nó sẽ nặng hơn rồi chết sớm. 

Tâm lý chán chường và chờ thần chết vẫy gọi cứ trôi đi thì may mắn đọc một tờ báo viết về lương y Chính. Ban đau, bác Phương cũng không mấy hy vọng, vì cũng đã gặp nhiều lương y quảng cáo rất hay nhưng bệnh không thuyên giảm. Nhưng với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương nên bác gọi điện lấy thuốc về uống, mới dùng đến tháng thứ hai bệnh đã thuyên giảm, rồi đến tháng thư 3 lại khỏi gần như hết bệnh, cứ thế bệnh của bác Phương dứt hẳn cho đến bây giờ.

Chữa trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh

Trong qua trình tìm hiểu về bài thuốc của lương y Triệu Thị Chính, chúng tôi gặp hàng trăm bệnh nhân chia sẻ về bài thuốc tiểu đường này bà cho hay, hầu hết tất cả bệnh nhân uống thuốc này của bà đều khỏi một cách ngọan mục. Có bệnh nhân uống được 2 tuần đi xét nghiệm lại mà không thể tin vào mắt mình vì lượng đường giảm  nhanh chóng và cơ thể thật khỏe mạnh.  

Lương y Chính cho rằng: “Làm thuốc chỉ mong người bệnh được khỏe mạnh, nhiều hôm có bệnh nhân ở xa cần thuốc gấp tôi cũng cho cháu chạy xe mang thuốc đến tận nhà mà không màng lợi nhuận”. 

Không chỉ là một bà lang tài ba đã chữa trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh, lương y Triệu Thị Chính còn là một người phụ nữ đảm đang. Bà đã cùng chồng xây dựng nên nếp sống gia đình văn hóa và chính quyền trao tặng bằng khen. Bên cạnh xây việc vun vén hạnh phúc gia đình, lương y Chính còn chú tâm vào việc truyền nghề cho con cái. Hiện nay 3 trong 4 người con của bà đang kế nghiệp y học của bà và cùng bà góp sức vào bảo tồn làng nghề thuốc Nam của bản Dao. 

Thời nay, khi y đức đang đi xuống và khi “lang băm” đang hoành hành khắp nơi, để tìm được những vị lương y như bà Triệu Thị Chính đây thật đáng trân quý. Bà không chỉ là bà tiên ban sức khỏe đến cho hàng ngàn người bệnh mà bà còn là tấm gương y đức đáng quý để lớp lương y trẻ sau này noi theo.

Bạn đọc xa gần quan tâm đến bài thuốc chữa bệnh tiểu đường của lương y Triệu Thị Chính hãy liên lạc, lấy thuốc qua số điện thoại: 0982708702 . (Đời sống & Pháp luật, trang 22).

 

Phẫu thuật lấy panh nằm 18 năm rưỡi trong bụng

Chiều 31-12, BS Nguyễn Văn Trung, Phó Giám đốc BV Gang thép Thái Nguyên, cho biết ca phẫu thuật lấy chiếc panh (kẹp mổ) nằm hơn 18 năm trong ổ bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật, 54 tuổi, trú tại Bắc Cạn đã kết thúc. BS Trung cho biết ca phẫu thuật bắt đầu từ 11h30 trưa 31-12, do các bác sĩ BV Gang thép phối hợp với các chuyên gia BV Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội thực hiện. 

Theo một thành viên kíp mổ, mặc dù nằm trong ổ bụng bệnh nhân tới 18 năm rưỡi, chiếc panh chỉ bị rỉ sét một chút ở đầu panh, panh nằm ở bên trái của ổ bụng, sát đại tràng. Một số tổ chức của cơ thể bệnh nhân do tiếp xúc dị vật lâu ngày đã có dấu hiệu dính sát vào panh. Giải thích về việc chiếc panh tồn tại trong cơ thể lâu như vậy mà bệnh nhân không hay biết, thành viên kíp mổ cho rằng mức độ chịu đựng của mỗi cơ thể là khác nhau, vì vậy những năm qua bệnh nhân không cảm thấy quá bất thường và không đi khám bệnh. Theo BS Trung, hiện bệnh nhân Nhật đã được đưa sang phòng hậu phẫu để hồi phục sức khỏe. Kết quả của ca phẫu thuật ra sao phải một tuần nữa các bác sĩ mới có thể có kết luận chính xác. Liên quan đến sự việc này, ngày 30-12, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu BV Đa khoa Bắc Cạn - nơi đã để quên chiếc panh trong bụng bệnh nhân từ tháng 6-1998 đến nay - báo cáo vụ việc và xử lý nghiêm những cán bộ 
liên quan ca mổ nói trên. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, hồ sơ của những bệnh nhân 
như ông Ma Văn Nhật chỉ lưu 15 năm, do vậy rất khó xác định chính xác thành phần kíp mổ và thành viên đã để quên panh. Theo TS Nguyễn Bạch Đằng, giảng viên Học viện Quân y 103, vụ quên panh trong ổ bụng bệnh nhân thực sự là chuyện không may, là chuyện hy hữu. Với bệnh nhân, nếu có dị vật trong người thường họ sẽ bị đau, gây khó chịu. Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân Nhật có thể các cơn đau không theo chu kỳ, chỉ âm ỉ bất chợt nên bệnh nhân đã bỏ qua và chịu đựng dị vật đến nay. (Tuổi trẻ, trang 5; Thanh niên, trang 5).

 

Viên sỏi nặng 0,5kg trong bàng quang

Phát hiện bị sỏi bàng quang 10 năm nhưng ông Văn (65 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) không điều trị, giờ viên sỏi đã có đường kính 250 mm và nặng 0,5 kg.

Bác sĩ Trần Thiện Việt, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E - người trực tiếp mổ - cho biết, bệnh nhân nhập viện vào ngày 28/12 trong tình trạng đi tiểu buốt, ngắt quãng, tức nặng vùng bụng dưới. Qua thăm khám, bác sĩ thấy một khối cứng trên xương mu. Kết quả siêu âm và X-quang ổ bụng cho thấy bệnh nhân bị sỏi bàng quang có kích thước lớn. Viên sỏi chiếm gần hết thể tích bàng quang của người bệnh. Viên sỏi chèn ép gây giãn niệu quản và đài bể thận phải. Theo các bác sĩ, việc bệnh nhân để bệnh đến mức độ này rất nguy hiểm. Bệnh nhân được chỉ định mổ vào sáng 29/12. Các bác sĩ không đặt được xông tiểu vì viên sỏi quá lớn nằm ngay lỗ vào của niệu quản. Khi mở bàng quang, bác sĩ bất ngờ vì viên sỏi có kích thước lớn, dính chắc vào niêm mạc bàng quang. Viên sỏi sần sùi, đường kính khoảng 250 mm, nặng 0,5 kg. Ca mổ kéo dài 30 phút. (An ninh Thủ đô, trang 2).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang