Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 01/2/2021

  • |
T5g.org.vn - Đối phó với chủng virus “siêu lây nhiễm”: Triển khai cấp tốc các biện pháp để giữ an toàn bệnh viện; Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân; Việt Nam xuất hiện virus biến thể từ Nam Phi…

 

Các địa phương triển khai biện pháp ứng phó dịch Covid-19

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày 31-1 ghi nhận 50 người mắc Covid-19, trong đó có 19 người nhập cảnh (được cách ly, điều trị ngay tại các bệnh viện ở Khánh Hòa, Bình Dương, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu) và 31 ca lây nhiễm ở cộng đồng.

Các ca lây nhiễm ở cộng đồng được ghi nhận tại Hải Dương 13 ca, Hà Nội chín ca, Quảng Ninh ba ca, Bắc Ninh một ca, Hòa Bình hai ca, Gia Lai hai ca, Bình Dương một ca.

* Tối 31-1, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam về kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Hải Dương. Sau khi nghe lãnh đạo UBND tỉnh báo cáo nhanh về tình hình phòng, chống dịch bệnh, Phó Thủ tướng đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, Bệnh viện dã chiến điều trị người bệnh Covid-19 tại TP Hải Dương và đến TP Chí Linh thăm lực lượng đang làm nhiệm vụ trực tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng biểu dương lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã vào cuộc quyết liệt, nhất là đội ngũ các thầy thuốc, công an, bộ đội, cán bộ cơ sở đã không ngừng nghỉ suốt những ngày qua nơi tuyến đầu chống dịch. Ðánh giá cao sự chi viện từ Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trung ương, các doanh nghiệp sản xuất sinh phẩm và thiết bị y tế... đã hỗ trợ giúp Hải Dương tăng cường năng lực phòng, chống dịch để đến thời điểm này tâm dịch ở khu công nghiệp Cộng Hòa (TP Chí Linh) đã được kiểm soát tốt.

Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam đề nghị Hải Dương không được lơ là, phải tiếp tục tinh thần quyết tâm, thần tốc để đạt mục tiêu "10 ngày khống chế dịch". Phó Thủ tướng kêu gọi người dân cần ý thức cao về sự nguy hiểm của vi-rút SARS-CoV-2, từ đó thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, nhất là tại các khu phong tỏa, khu cách ly tập trung. Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời điểm Tết Nguyên đán sắp đến, chính quyền và các lực lượng chức năng cùng với việc chống dịch, cần cố gắng quan tâm, động viên kịp thời những người dân đang chấp hành cách ly tại các điểm phong tỏa và khu cách ly tập trung. Phó Thủ tướng đến thăm, kiểm tra cơ sở điều trị người bệnh Covid-19 tại Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Sau khi kiểm tra ở Hải Dương, tối 31-1, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại thị xã Ðông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phó Thủ tướng chia sẻ, hiện nay chúng ta đang đối mặt với sự biến chủng của vi-rút SARS-CoV-2, có tốc độ lây lan rất nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cho nên tỉnh Quảng Ninh và thị xã Ðông Triều, bên cạnh việc hướng dẫn người dân tại các khu vực đang phong tỏa, cách ly thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, cần quan tâm, chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Tại khu cách ly tập trung đặt tại Trường THCS Nguyễn Du (phường Ðức Chính, thị xã Ðông Triều), Phó Thủ tướng lưu ý, địa phương cần tiếp tục duy trì tốt các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang được triển khai, trong đó chú trọng việc thần tốc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, xử lý ổ dịch theo từng quy mô, cấp độ; nỗ lực không để dịch có cơ hội bùng phát.

Ngày 31-1, tại Trung tâm quản lý và Ðiều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, các chuyên gia đầu ngành đã hội chẩn các ca bệnh Covid-19 nặng và chỉ đạo công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện dã chiến ở Quảng Ninh và Hải Dương. Hội đồng chuyên môn đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố có người bệnh Covid-19 tham dự các cuộc họp hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện để kịp thời giải quyết những khó khăn theo tinh thần bốn tại chỗ; việc chuyển người bệnh cần bảo đảm an toàn. Các bệnh viện cần trực khám, chữa bệnh từ xa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhân dịp này, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó Trưởng Tiểu ban Ðiều trị (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) đề nghị các cán bộ y tế, các bệnh viện phát huy tinh thần chống dịch trong giai đoạn trước, vượt qua những khó khăn vất vả để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Về trường hợp người bệnh 1.536 (nặng nhất hiện nay, đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Ðà Nẵng), các thành viên hội đồng chuyên môn đề nghị bệnh viện tính lại liều thuốc; xem xét tình trạng lọc thận; tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh...

Giám đốc Sở Y tế Ðà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho biết: Ðà Nẵng sẵn sàng chi viện cho các địa phương phía bắc khi có yêu cầu. Lãnh đạo ngành y tế Ðà Nẵng và Hải Dương đã trao đổi, đồng ý việc cần thiết tổ chức họp trực tuyến để cán bộ y tế tỉnh Hải Dương có thể trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp Ðà Nẵng về những khó khăn và kinh nghiệm thực tế khi vận hành bệnh viện dã chiến.

Tiếp tục truy vết và lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng

Tại các địa phương đang có dịch, hoạt động ứng phó dịch đang tích cực được triển khai. Tại Hải Dương, từ ngày 27-1 tới nay các đơn vị chức năng đã lấy gần 8.000 mẫu xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2, nhiều nhất là ở tâm dịch Chí Linh (hơn 5.000 mẫu). Trong những ngày tới, cùng với lấy mẫu xét nghiệm cho những trường hợp tại các khu cách ly tập trung, ngành y tế Hải Dương sẽ mở rộng, lấy mẫu xét nghiệm ở cộng đồng, nhất là các khu vực bị phong tỏa vì có người dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Hiện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương đã được tăng cường năng lực để nâng công suất xét nghiệm từ 1.500 mẫu lên 5.000 mẫu một ngày.

Ngày 31-1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương quyết định thành lập Tổ giám sát hoạt động khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh. Tổ giám sát có nhiệm vụ tham mưu và giúp Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo, điều hành, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch trong các khu cách ly tập trung của tỉnh; tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương thực hiện quy trình cách ly y tế tập trung tại các cơ sở cách ly bảo đảm an toàn theo đúng các quy định.

Do hầu hết cán bộ, công chức xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương) phải đi cách ly tập trung hoặc tự cách ly do liên quan đến các trường hợp nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 và F1, huyện Nam Sách đã thành lập tổ công tác hỗ trợ chỉ đạo, điều hành các hoạt động của xã. Tại thị xã Kinh Môn, 65 học sinh thuộc diện F1 gồm 34 học sinh lớp bốn Trường tiểu học Hiến Thành và 31 học sinh lớp hai Trường tiểu học Lê Ninh phải đi cách ly tập trung do các lớp có học sinh dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Cùng đi có cha mẹ một số cháu và 11 giáo viên để chăm sóc, hỗ trợ các cháu trong khu cách ly.

Tính đến 8 giờ ngày 31-1, toàn tỉnh Quảng Ninh đã truy vết được 32.447 trường hợp từ F1 đến F4, thực hiện xét nghiệm được gần 10 nghìn trường hợp, trong đó hơn 6.500 mẫu có kết quả âm tính. Ngành y tế tỉnh cử ba phó giám đốc sở y tế phụ trách chỉ đạo trực tiếp thị xã Ðông Triều, TP Hạ Long, huyện Vân Ðồn và điều động nhân lực, trang thiết bị tăng cường cho các đơn vị.

UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thành lập Tổ Thông tin truy vết Covid-19. Tổ có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin về chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, các biện pháp điều hành phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh; các thông tin cần thông báo đến người dân để phục vụ công tác truy vết Covid-19 để nhắn tin tới điện thoại cá nhân của tất cả người dân trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan Thường trực của Tổ Thông tin truy vết Covid-19 chủ trì phân công nhiệm vụ và điều phối hoạt động của Tổ để bảo đảm thông tin được cung cấp đến người dân chính xác, kịp thời. CDC Quảng Ninh triển khai cơ chế thường trực liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày để tiếp nhận và kịp thời xử lý thông tin liên quan đến truy vết Covid-19.

Ðến nay, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã thực hiện xong việc phun khử khuẩn, tiêu độc tại các địa điểm có ca nhiễm Covid-19 tại thị xã Ðông Triều, nơi giáp ranh với TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Bắt đầu từ sáng 31-1, Sở Y tế TP Hải Phòng yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn thành phố lập danh sách, phối hợp Trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu và xét nghiệm sàng lọc vi-rút SARS-CoV-2 cho tất cả người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu, người có ho, sốt đang nằm tại các bệnh viện. Việc lấy mẫu xét nghiệm cũng được thực hiện đối với những nhân viên y tế đã tiếp xúc, khám, điều trị cho người bệnh đến từ Hải Dương, Quảng Ninh. Các quận huyện, xã, phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F0, F1), có qua vùng dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh. UBND thành phố Hải Phòng cho tái hoạt động trở lại sáu khu cách ly y tế tập trung; dành khu cách ly tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 cho việc cách ly và điều trị đối với người có nguy cơ mắc Covid-19; tạm đóng cửa ba sân gôn trên địa bàn.

Sau khi ghi nhận hai ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn, ngày 31-1, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn lên tỉnh Hòa Bình chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hòa Bình khẩn trương rà soát, kiện toàn các phương án, kế hoạch để sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch lan rộng. Ðặc biệt chú ý phương án về cách ly, truy vết, sát khuẩn cộng đồng... Ðồng thời, đồng ý chủ trương của tỉnh Hòa Bình về việc thành lập bệnh viện dã chiến, khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, kích hoạt bệnh viện dã chiến; giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư hỗ trợ việc truy vết; chỉ định một số bệnh viện ở Hà Nội hỗ trợ việc xét nghiệm...

Ðoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 do Thứ trưởng Y tế Ðỗ Xuân Tuyên dẫn đầu kiểm tra, làm việc về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thứ trưởng đề nghị tỉnh Bắc Ninh cần huy động tổng lực, truy vết nhanh những trường hợp liên quan đến ca bệnh này cả F1, F2, F3 cả trong và ngoài cụm dân cư trên địa bàn tỉnh.

Tại tỉnh Lạng Sơn, các đơn vị chức năng đã xác định có năm trường hợp thuộc đối tượng F1 đều thuộc địa bàn huyện Tràng Ðịnh, nâng tổng số F1 đang được cách ly, theo dõi trên địa bàn toàn tỉnh là bảy người và đều liên quan đến ổ dịch tại Quảng Ninh. Ðến 14 giờ, cùng ngày, bốn trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ nhất, một trường hợp đang trong thời gian chờ kết quả. Ngoài ra CDC Lạng Sơn tiến hành lấy mẫu để làm xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 đối với 14 người thuộc diện F2 và 37 người thuộc diện F3 tại huyện Tràng Ðịnh.

UBND thành phố Hồ Chí Minh có công văn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Ðức và các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiếp tục quán triệt sâu sắc phương châm "chống dịch như chống giặc". Các đơn vị tích cực thực hiện truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trên diện rộng, thực hiện mở rộng điều tra dịch tễ đến F3 của các ca bệnh và thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung trong thời gian 21 ngày. Tiếp tục kêu gọi, khuyến khích người dân tự nguyện khai báo y tế, nhất là những trường hợp đã đi qua các địa phương có dịch, tiếp xúc gần - xa với các ca bệnh... UBND thành phố Hồ Chí Minh giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tự quyết định quy mô, tính chất, thời điểm tổ chức phù hợp, hạn chế các hoạt động tập trung đông người. Các sự kiện cấp thành phố sẽ được tổ chức bình thường nhưng rút ngắn thời gian hoạt động, giảm bớt quy mô, bố trí ngồi giãn cách, thực hiện biện pháp 5 K nghiêm ngặt...

Chủ tịch UBND thành phố Ðà Nẵng có văn bản khẩn về tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Ðồng thời quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm như F1 và người dân đã từng đến các ổ dịch. Tính đến chiều 31-1, Ðà Nẵng đã xác định được 346 người về từ hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh được ngành y tế Ðà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, có 320 mẫu xét nghiệm lần một có kết quả âm tính với vi-rút SARS-CoV-2, các mẫu còn lại đang tiếp tục chờ kết quả. Hiện những người này đang được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà và nơi lưu trú.

CDC Gia Lai cho biết, đã xác định được các địa điểm có yếu tố gây nguy cơ lây nhiễm cao dịch Covid-19 trên địa bàn. Hiện các ngành chức năng đang phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên lấy mẫu xét nghiệm, truy vết cho các đối tượng F1, F2 sau khi ghi nhận năm trường hợp dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Lực lượng quân đội huy động nhân lực, phương tiện vào cuộc, khử khuẩn vệ sinh môi trường ở điểm nóng dịch bệnh. Ngành y tế Gia Lai đề nghị tất cả các công dân tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm Covid-19 và đã đến các địa điểm liên quan liên hệ ngay với các số điện thoại đường dây nóng, hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.

Cho học sinh nghỉ học và dừng các hoạt động không cần thiết

UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đồng ý đề xuất của liên sở Giáo dục và Ðào tạo - Y tế và tờ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học từ ngày 31-1 đến hết ngày 16-2. UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giáo dục và Ðào tạo chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục có kế hoạch bảo đảm chương trình học tập; chủ động phối hợp với gia đình học sinh để có phương án quản lý, bảo đảm an toàn cho học sinh. UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tất cả các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê, vũ trường, quán bar tạm dừng hoạt động từ 0 giờ ngày 1-2 để bảo đảm công tác phòng dịch bệnh cho đến khi có thông báo mới; các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có biện pháp phòng, chống dịch (thường xuyên sát khuẩn bề mặt tiếp xúc, dung dịch sát khuẩn tay, ngồi giãn cách, vách ngăn, nhân viên phải đeo khẩu trang).

Từ ngày 31-1, huyện Ðông Anh (Hà Nội) yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ như ka-ra-ô-kê, trò chơi điện tử, điểm truy cập in-tơ-nét công cộng, phòng tập gym, sân gôn, các khu vui chơi... trên địa bàn đều phải tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Ðối với các địa điểm du lịch, đơn vị lữ hành, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho thuê) phải thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, rà soát khách du lịch đang cư trú tại cơ sở và cung cấp thông tin những người đi - đến từ vùng có dịch cho cơ quan y tế để có biện pháp giám sát theo quy định.

Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội có văn bản đề nghị các Phòng Giáo dục và Ðào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục duy trì, tổ chức có chất lượng các hoạt động dạy và học bằng hình thức học qua in-tơ-nét. Hiệu trưởng nhà trường quản lý chặt chẽ thời gian, kế hoạch dạy học của từng giáo viên; chỉ đạo, tổ chức, phân công giáo viên chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy qua in-tơ-nét cho học sinh bình thường theo thời khóa biểu chung của nhà trường. Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế; bảo đảm việc quản lý thời gian, nội dung chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Ðồng thời, tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản đồng ý cho học sinh các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 1-2 cho đến khi có thông báo mới. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai các biện pháp hiệu quả để làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19; hướng dẫn học sinh tự ôn tập trong thời gian nghỉ học và bố trí học bù phù hợp, đúng quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; hạn chế các hoạt động tập trung đông người, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán; tạm dừng một số hoạt động tập trung đông người không cần thiết; vận động hạn chế số người tham gia đám cưới, lễ tang... Các trường hợp trở về từ tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh kể từ ngày 1-1-2021 đến nay đều phải khai báo y tế, lấy mẫu và xét nghiệm Covid-19.

Phát hiện chủng vi-rút SARS-CoV-2 biến thể mới của Nam Phi

Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải trình tự gien vi-rút SARS-CoV-2 trên các người bệnh ở khu vực phía bắc và đã xác định một trường hợp (là chuyên gia đến từ Nam Phi, hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh) nhiễm biến thể mới của vi-rút SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi. Chủng biến thể này đã được khuyến cáo có khả năng lây lan nhanh hơn các chủng đã được biết từ đầu dịch. Như vậy, tại Việt Nam đã xuất hiện hai biến thể của chủng vi-rút SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh và Nam Phi. Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đang làm giải trình tự gien của những người nhiễm Covid-19 trong đợt dịch mới ở Hải Dương.

Tối 31-1, ngay sau khi có thông tin nam sinh viên của trường bị nhiễm Covid-19, Trường đại học FPT quyết định phong tỏa cơ sở tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Theo công bố của Bộ Y tế, ngày 23 và 24-1, sinh viên này đã về quê tại thị trấn Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương để dự đám cưới anh trai và trở lại trường học bình thường vào ngày 25-1. Trường đại học FPT đã nhắn tin trên toàn bộ hệ thống, đề nghị cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên “đang ở đâu thì ở yên chỗ đó”, không nên di chuyển, đồng thời kích hoạt app Bluezone, phối hợp với cơ quan chức năng truy vết các trường hợp tiếp xúc gần (F1, F2).

Sở Y tế Hà Nội phát đi thông báo khẩn tìm lái xe ô-tô bảy chỗ chở người bệnh thứ 1.694 từ Hà Nội đến Thái Bình ngày 24-1. Theo đó, ai là lái xe ô-tô bảy chỗ, mầu bạc chở bảy người, trong đó có người bệnh mắc Covid-19 (người bệnh thứ 1.694) đi từ địa chỉ 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đến Thụy Việt, Thái Thụy, Thái Bình ngày 24-1, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ phòng, chống Covid-19. Tính đến 16 giờ ngày 31-1, TP Hà Nội đã có 11 người bệnh mắc Covid-19, trong đó ba người bệnh lây nhiễm từ vùng dịch Hải Dương và tám người lây nhiễm trong cộng đồng. (Nhân dân, trang 8).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 4: “Nỗ lực ngăn dịch lan rộng”; Sức khỏe & Đời sống trang 8: “Y tế địa phương phòng chống COVID-19 với tinh thần quyết liệt nhất”; Hà Nội mới, trang 7: “Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch”.

 

Hơn 103 triệu ca mắc Covid-19 trên thế giới

Theo trang thống kê Worldometers.info, đến tối 31-1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận hơn 103,2 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,23 triệu người chết. Hơn 74,8 triệu người được điều trị khỏi.

* Trong khi đó, sau cuộc đối thoại với giới chức Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Ð.Ra-áp cho biết, Liên hiệp châu Âu (EU) không hề có ý muốn ngăn cản các nhà cung cấp thực hiện hợp đồng chuyển vắc-xin ngừa Covid-19 tới Anh. Trước đó, Ủy ban châu Âu công bố biện pháp nhằm giám sát và có thể cấm đưa vắc-xin ngừa Covid-19 ra khỏi các nước thành viên EU.

* I-ta-li-a thông báo, đã phê chuẩn sử dụng loại vắc-xin do tập đoàn AstraZeneca và Ðại học Oxford sản xuất. Ðức cũng đặt mua vắc-xin cho năm 2022, phòng trường hợp cần sử dụng để người dân hoàn toàn miễn dịch với các biến thể vi-rút gây Covid-19.

* Quỹ Ðầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết, Tuy-ni-di trở thành quốc gia thứ ba ở châu Phi phê chuẩn lưu hành vắc-xin Sputnik V của Nga. Tuy-ni-di thông báo, sẽ tiếp nhận lô đầu tiên gồm 93.000 liều vắc-xin của Pfizer/BioNTech giữa tháng 2 tới và thêm 500.000 liều của Oxford/AstraZeneca vào cuối tháng.

* Tại châu Âu, Thủ tướng Pháp công bố quyết định đóng cửa biên giới với các nước ngoài EU từ ngày 31-1. Trong khi đó, Chính phủ Na Uy từng bước nới lỏng phong tỏa tại vùng thủ đô, cho phép một số cửa hàng hoạt động trở lại từ ngày 3-2.

* Tại châu Mỹ, chính phủ Ác-hen-ti-na kéo dài áp dụng giãn cách xã hội bắt buộc, tuy nhiên cho phép các cơ sở giáo dục mở cửa trở lại sau gần một năm áp dụng giảng dạy trực tuyến. Cu-ba công bố các biện pháp phòng dịch bổ sung đối với khách quốc tế từ ngày 6-2 tới.

* Tại châu Á, Bộ Giao thông vận tải và Truyền thông Mi-an-ma thông báo gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch, cũng như kéo dài đình chỉ các chuyến bay thương mại quốc tế đến cuối tháng 2 tới.

* Tại Ô-xtrây-li-a, chính quyền bang Tây Ô-xtrây-li-a quyết định phong tỏa toàn bộ thành phố Pớt, thủ phủ của bang, trong năm ngày, sau khi phát hiện ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên sau gần 10 tháng.

* Tại châu Phi, chính phủ An-giê-ri thông báo duy trì lệnh giới nghiêm và phong toả một phần thêm hai tuần (đến ngày 15-2 tới) đối với 19 tỉnh, thành phố, trong đó có thủ đô An-giê. (Nhân dân, trang 8).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 8: “Tốc độ lây lan Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục chậm lại”.

 

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, dự thảo Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng, nêu định hướng về xã hội trong phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 có đề cập đến nội dung "chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển". Từ thực tế công tác ở địa phương, đồng chí có thể đánh giá về những thành tựu của đất nước ta về lĩnh vực y tế trong thời gian qua?

Tiến sĩ, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống y tế nước ta theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, mạng lưới y tế dự phòng, bảo đảm cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân là chủ trương quan trọng của Ðảng và Nhà nước ta. Tăng cường đầu tư, đổi mới cho ngành y tế sẽ đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thành công những mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của đất nước.

Hiện nay các chỉ số về tình trạng sức khỏe của người dân đều đạt mức tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia có cùng mức phát triển kinh tế. Các thành tựu của hệ thống y tế dự phòng đã góp phần quan trọng vào kiểm soát tốt các dịch bệnh nguy hiểm, như: SARS, cúm A(H5N1), đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang gây ra thiệt hại rất lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta là một trong bốn nước đầu tiên phân lập được vi-rút SARS-CoV-2, là nước đầu tiên chế tạo bộ kít để phát hiện loại vi-rút này.

Công tác khám, chữa bệnh đã phát triển được nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực. Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; nhiều đơn vị trong ngành y tế đã áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giảm thiểu sức lao động, tiến đến nền y tế thông minh. Nhân lực y tế, số lượng cán bộ y tế được đào tạo tăng nhiều, trong đó số bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học, trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao. Các bệnh viện lớn đã phẫu thuật thành công nhiều ca khó, phức tạp như tách đôi cặp song sinh, ghép tạng, có trường hợp ghép nhiều tạng cùng một lúc. Mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế từ Trung ương đến địa phương được quan tâm đầu tư, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng khám, điều trị, phòng chống dịch. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương trong khám, chữa bệnh.

Tại Ðồng Nai, trong nhiệm kỳ qua, tất cả các chỉ số mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao ở lĩnh vực y tế đều đạt và vượt. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từng bước nâng cao rõ rệt, với kỹ thuật hiện đại mà khoảng 15 năm trước không bao giờ điều trị được ở Ðồng Nai, như: điều trị bệnh mạch vành, mổ tim, xạ trị ung thư. Ðồng Nai là một trong những địa phương đi đầu trong số hóa, hiện nay tất cả các trạm y tế đều quản lý hồ sơ sức khỏe nhân dân; các nhà thuốc, quầy thuốc đều có phần mềm để quản lý xuất nhập thuốc. Ðáng chú ý, ngành y tế Ðồng Nai đã triển khai thành công bệnh án điện tử ở Bệnh viện đa khoa Long Khánh.

PV: Theo đồng chí, các giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng lực ngành y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới?

Tiến sĩ, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ: Ðể nâng cao năng lực ngành y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới, tôi nghĩ cần tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng và chính quyền, phát huy sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp. Bảo đảm đủ vắc-xin cho các đối tượng tiêm chủng. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, mạng lưới và trang thiết bị cho hệ thống y tế dự phòng, bảo đảm cho các cơ sở y tế dự phòng đủ điều kiện và năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh cho nhân dân. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn mạng lưới y tế, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế từ Trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.

Ðặc biệt, chúng ta phải quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đạo đức tốt, có chuyên môn sâu trong mọi lĩnh vực, chú ý đến đội ngũ y tế cơ sở. Bởi lẽ, thực tế hiện nay, việc đãi ngộ y tế cơ sở của chúng ta vẫn còn thấp, chưa đủ sức để động viên, phát triển mạnh, chuyên sâu nguồn nhân lực y tế cơ sở. Hiện tại, tỷ lệ bác sĩ trên bình quân đầu người của chúng ta so với thế giới vẫn còn thấp cho nên phải tiếp tục có những trường đại học y có chất lượng cao để đào tạo, kịp thời bổ sung đội ngũ bác sĩ trong thời gian tới.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí! (Nhân dân, trang 8).

 

Chạy đua truy vết để dập dịch

Trong đợt dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh này, gần 60 người trong Tổ Thông tin đáp ứng nhanh (Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) thường xuyên quay cuồng với công việc truy vết để dập dịch nhanh nhất.

Nơi xâu chuỗi các mảnh ghép dịch tễ

Đây là đợt thứ 3, Tổ truy vết phải thường trực số lượng nhân lực lớn và ngày đêm tìm kiếm các nhánh nhỏ mà dịch có thể lây lan, sau hai đợt vào tháng 3 và 7/2020. “Với yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với bệnh nhân là nữ công nhân đi Nhật, làm việc tại nhà máy, tiếp xúc với nhiều người, chủng virus biến thể…, các thành viên của Tổ đã lường trước sẽ có những khó khăn của đợt này”, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy nói.

Khi bắt tay vào truy vết, Tổ thấy có 3 điểm đáng chú ý. Đó là các ca bệnh dương tính (F0) phát hiện ban đầu, gồm cả ca bệnh phát hiện tại Nhật Bản đều tham dự các sự kiện đông người và không đeo khẩu trang như liên hoan chia tay, liên hoan tất niên, dự đám cưới... Nữ công nhân đi Nhật Bản và BN1552 lây bệnh sau bữa liên hoan chia tay. Quy trình truy vết của Tổ bắt đầu từ nguồn tin về F1, F2 cũng như người dân  khai báo. Tổ có nhóm tổng hợp và phân tích lại thông tin, bổ sung qua gọi điện phỏng vấn bệnh nhân và đưa ra chi tiết các mốc dịch tễ quan trọng. Từ đây, Tổ phối hợp các địa phương để bổ sung danh sách F1, F2. Song song với đó, thông tin này sẽ là căn cứ để gửi ngay cho Bộ Y tế những địa điểm quan trọng trong các thông báo khẩn tìm người từng tới nơi có F0.

Anh Lê Công Thành, phụ trách đội IT (công nghệ thông tin) của Tổ, ví các thông tin ban đầu như những mảnh ghép nhỏ; nhiệm vụ của Tổ là thu thập, bổ sung, phân tích và tổng hợp lại nhằm tạo ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch. Thông tin này sẽ được gửi đến Bộ Y tế, địa phương, qua đó đề xuất phương án như giãn cách, phong tỏa... tại một khu vực cụ thể.

Cao Văn Quyết, sinh viên Đại học Y Hà Nội, thuộc nhóm điều tra thông tin dịch tễ, nói: “Hiện khối lượng công việc khá nhiều do số lượng người mắc COVID-19 rất đông nhưng vẫn trong khả năng của chúng tôi. Vấn đề lớn gây khó khăn cho các thành viên của nhóm là sự hợp tác của người dân khi được phỏng vấn...”. Các tình nguyện viên, chuyên gia của Tổ truy vết đang chia nhau làm việc theo ca, ngày 3 ca (mỗi ca 8 tiếng), để làm sao mỗi phút, mỗi giây, mặt trận truy vết đều hoạt động liên tục. Bàn làm việc luôn sẵn điện thoại, máy tính, bút, giấy... để đảm bảo mọi dữ liệu dịch tễ đều được ghi lại cẩn trọng, không sai sót...

Những cuộc gọi quan trọng

Các bạn trẻ liên tục gọi điện thoại cho từng ca bệnh COVID-19 (F0) để truy vết, điều tra dịch tễ. Trong khi đó, đồng nghiệp của họ phân tích số liệu, dữ liệu tổng hợp từ các nguồn để bổ sung, vạch ra các mốc dịch tễ hay chỉ điểm chuyến bay, nhà xe, quán nước… có F0.

“Cuộc điện thoại kéo dài 6-7 phút, chị ấy lúc bấy giờ đã được chuyển cách ly điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, rất hợp tác, trả lời rành mạch tất cả câu hỏi. Từ việc ăn với ai, đi chợ nào, mua hàng ở đâu, trên đường đi làm ghé ở đâu, gửi xe chỗ nào… Điều quan trọng là bệnh nhân cung cấp thông tin về những sự kiện, địa điểm tập trung đông người đã đến”, Nguyễn Thái Bình nói về BN1552. Cô nhìn nhận sự hợp tác chia sẻ thông tin đó là cơ sở rất quan trọng để khoanh vùng, phân tích dữ liệu.

Việc gọi điện phỏng vấn bệnh nhân COVID-19 và đưa ra các mốc dịch tễ quan trọng, nhất là các sự kiện đông người (đám cưới, hội họp…), địa điểm hay phương tiện giao thông công cộng… là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổ. Đây sẽ là thông tin quan trọng để Bộ Y tế đưa ra các thông báo khẩn cho người dân. Trong 48 giờ từ khi triển khai truy vết dịch tễ ca bệnh, những người truy vết đã ghi lại các mốc dịch tễ, nhanh chóng cùng chính quyền địa phương lập danh sách F1, F2, F3 để cách ly, xét nghiệm…

Ông Nguyễn Thế Trung, Tổ phó Tổ thông tin đáp ứng nhanh, cho biết, trong đợt dịch này, lượng người dân là F1 khai báo (trực tiếp liên hệ y tế hoặc qua các phần mềm khai báo) hiện rất ít, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các trường hợp F1 đã truy vết được. Cùng đó, vẫn còn khoảng 20% bệnh nhân COVID-19 không hợp tác trong khai báo dịch tễ, khiến công tác truy vết mất nhiều thời gian, thậm chí bỏ lọt lượng lớn F1, F2. (Tiền phong, trang 7).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 7: “Tăng tốc truy vết”; Hà Nội mới, trang 7: “Tăng cường truy vết, khoanh vùng, ứng phó với dịch”.

 

Việt Nam xuất hiện virus biến thể từ Nam Phi

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã xác định một bệnh nhân (là chuyên gia nhập cảnh đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi. Chủng biến thể này có khả năng lây lan nhanh hơn các chủng đã được biết từ đầu dịch. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, biến chủng này đã lan ra hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong khi đó, biến chủng xuất hiện đầu tiên tại Anh đã lây nhiễm cho khoảng 80 nước, vùng lãnh thổ. Biến chủng mới phát hiện tại Brazil cũng gây bệnh cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong 2 tuần qua. (Tiền phong, trang 7).

 

1 ngày thêm 50 ca mắc

Ngày 31/1, Bộ Y tế cho biết có thêm 50 ca mắc COVID-19, trong đó có 31 trường hợp lây trong cộng đồng và 19 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Bộ Y tế cho hay, 19 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh được cách ly tại Khánh Hòa, Bình Dương, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hôm qua, các chuyên gia hội chẩn những ca bệnh nặng đang điều trị tại Hải Dương và Quảng Ninh.

UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh này vận động công nhân lao động có quê vùng dịch ở lại Bình Dương ăn Tết. Bình Dương thống nhất dừng chương trình “Chuyến xe Xuân nghĩa tình năm 2021” . Ngoài ra, quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ Tết sớm từ ngày 1-16/2. (Tiền phong, trang 7).

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 8: “Công bố 36 ca mắc Covid-19 mới, 17 ca nhiễm trong cộng đồng”; Công an Nhân dân, trang 1: “Cả nước có thêm 50 người mắc Covid-19”.

 

TP.HCM yêu cầu phạt nghiêm người không tuân thủ phòng chống dịch

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã yêu cầu các quận, huyện và TP.Thủ Đức tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng...

Cụ thể, ông Võ Văn Hoan yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi có nguy cơ cao như cơ sở khám chữa bệnh, siêu thị, chợ, trường học, bến xe, sân bay… Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi, khuyến khích người dân tự nguyện khai báo y tế, nhất là những người đã đi qua các địa phương có dịch, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc xa với các ca bệnh để được theo dõi sức khỏe, xét nghiệm đúng quy định.

Nhiều nơi “lơi lỏng” xử phạt

Theo ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, thời gian gần đây nhiều địa phương thuộc TP không còn “mạnh tay” xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng như trước. Trong khi đó, ông Lê Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND Q.6, cho biết trước khi xử phạt người dân không đeo khẩu trang, các phường sẽ nhắc nhở; nếu người dân vẫn cố tình vi phạm thì sẽ lập biên bản xử phạt theo Nghị định 117/2020. Đối với hành vi không khai báo y tế, ông Bình cho biết địa phương chưa xử phạt trường hợp nào nhưng nếu xác định một trong các trường hợp: người tiếp xúc với ca bệnh, về từ địa phương có dịch, người từ tỉnh thành khác nhưng không khai báo y tế thì sẽ xử phạt. Bên cạnh đó, người dân đến các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện mà đơn vị đó yêu cầu khai báo y tế nhưng không thực hiện và cố tình chống đối thì các đơn vị đó có thể báo cho địa phương xử phạt.

Từ thực tế địa phương, ông Bình cho rằng người dân đã chủ động khai báo y tế khi đi về từ địa phương có dịch. Như ở Q.6, một nhóm 8 người (gồm gia đình 3 người và 5 người đi chung) đi về từ Quảng Ninh, có ghé TP.Chí Linh (Hải Dương); khi nghe tin TP.Chí Linh có dịch thì cả 8 người không dám đi đâu mà báo cho phường, sau đó Trung tâm y tế Q.6 đưa họ vào khu cách ly tập trung của quận. “Khi đưa cả gia đình vào khu cách ly tập trung thì chính quyền địa phương cũng phải cắt cử lực lượng bảo vệ tài sản cho gia đình bởi thời gian cách ly hiện kéo dài lên 21 ngày”, ông Bình nói.

Mở rộng lấy mẫu xét nghiệm

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến chiều 31.1, HCDC đã tiếp nhận 484 người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Trong đó, 203 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính, số còn lại đang đợi kết quả. Đã có 87 người đi cùng chuyến bay VN213 với bệnh nhân 1660 khai báo y tế (có 3 người của tổ bay).

HCDC cho biết đang tiếp tục truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; đồng thời đề nghị người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh, từ các địa điểm do Bộ Y tế công bố, người trên chuyến bay VN213 ở TP.HCM chủ động khai báo tại y tế địa phương để được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Trường hợp bị phát hiện mắc Covid-19 mà trước đó không khai báo y tế thì sẽ bị xử phạt nghiêm hành vi để lây lan dịch bệnh vì không khai báo y tế.

Từ ngày 30.1 đến 7.2, HCDC tiến hành lấy mẫu xét nghiệm giám sát Covid-19 đối với toàn bộ nhân viên làm tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và nhân viên khoa kiểm dịch y tế của HCDC. Hoạt động này là một trong những chiến lược giám sát nhằm đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong nhóm làm việc tại sân bay. Tiếp theo, HCDC sẽ lấy mẫu giám sát nhóm làm việc tại các khu cách ly, nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng dân cư. (Thanh niên, trang 5).

 

Nguy cơ lây nhiễm từ tâm lý “về quê để tránh dịch”

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được có tâm lý chủ quan, vì nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng luôn cận kề.

Nỗi lòng người từ Sài Gòn về quê ăn tết giữa đại dịch Covid-19

Theo số liệu của Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống dịch Covid-19 (thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19), trong vụ dịch này có khoảng 20% người được phát hiện bị nhiễm Covid-19 nhưng không hợp tác, khiến cơ quan y tế phải tìm cách tiếp cận. Đây là tỷ lệ rất cao so với các đợt dịch trước. “Mặc dù truy vết sẽ tìm ra được, nhưng càng lâu càng mất thời gian, càng nguy hiểm, lây lan dịch, đặc biệt lần này dịch lây lan rất nhanh. Vì vậy, chúng tôi mong muốn mọi người cùng chung tay chống dịch, đừng nghĩ rằng ai đang truy tìm ai, mà là cùng nhau giải quyết”, ông Nguyễn Thế Trung, Tổ phó Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống dịch Covid-19, nói và mong muốn “ai thấy mình là F1, F2, ngoài việc tự giác cách ly, đeo khẩu trang, hãy khai báo y tế trên ứng dụng, bảo vệ bản thân và cộng đồng”.

Biến chủng mới rất mạnh và lây lan nhanh

Đánh giá về nguy cơ dịch, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng VN, khuyến cáo người dân không nên tụ tập đông người trong dịp tết. Đặc biệt, không chủ quan cho rằng “về quê để tránh dịch”, vì nguy cơ xuất hiện ca bệnh như nhau tại các địa phương, nếu chúng ta chủ quan, lơ là.

Theo ông Phu, Hải Dương đang xác định chủng vi rút mới của SARS-CoV-2, là nhiễm chủng của Anh, cũng đồng thời là nhiễm chủng có khả năng lây lan nhanh. Còn tại Quảng Ninh đang thực hiện giải mã trình tự gien. Biến chủng của SARS-CoV-2 ở Anh hiện lây lan ra khoảng 70 nước ở trên thế giới. Đây là biến chủng lây lan rất nhanh và mạnh hơn chủng cũ. Chủng mới này làm gia tăng số ca mắc lên khoảng 70% đã được công bố và chúng ta cũng đã chứng kiến sự lây lan của dịch tại Hải Dương trong những ngày gần đây. “Với chủng này, đòi hỏi phải nhanh chóng ngăn chặn lây lan dịch, vì dịch mà tăng nhanh trong thời gian ngắn sẽ nhanh chóng lây ra diện rộng, khó quản lý, kiểm soát dịch bệnh. Do đó, tỷ lệ nặng không tăng nhưng số mắc tăng thì số bệnh nhân nặng nhập viện tăng sẽ khiến bệnh viện quá tải, rất khó khăn cho điều trị”, ông Phu lo ngại.

Mới đây, ngay khi ghi nhận ổ dịch tại Chí Linh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cũng đã lưu ý: “Ổ dịch Chí Linh, một mẻ đầu đã xét nghiệm ra nhiều ca mắc (72 ca), lý do như chúng ta đã phân tích và phát hiện, chủng này là chủng mới, lây lan rất nhanh”. Phó thủ tướng cho hay, theo nhận định của các chuyên gia, tại TP.Chí Linh phát hiện ổ dịch muộn, đã lây qua mấy vòng, mà chủng này lại lây lan nhanh hơn rất nhiều, có khi chưa đến 3 ngày đã hết 1 vòng.

Chủ quan là “chết”

Về nguy cơ lây lan dịch, ông Phu đánh giá đến thời điểm này, mặc dù dịch đang lây lan mạnh nhưng vẫn đang tập trung ở

2 ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh. Các ổ dịch ở tỉnh khác đều có liên quan đến 2 ổ dịch ban đầu này. Số ca mắc vài ngày qua ghi nhận nhiều nhưng đều “trúng ổ dịch” mà chúng ta đã quây gọn. Năng lực phòng dịch của chúng ta hiện nay đã tốt hơn trước, kể cả đội ngũ dịch tễ, truy vết, phong tỏa ổ dịch đến công tác xét nghiệm, điều trị... Tuy nhiên, không vì thế mà các địa phương chủ quan.

“Chúng ta ăn tết trong điều kiện nguy cơ dịch rình rập bất cứ lúc nào, do đó, người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế, chung sống an toàn với dịch, không tập trung đông người”, ông Phu lưu ý và cho hay hiện tại, ngoài các TP, các nơi đã được yêu cầu khoanh vùng ở Hải Dương, Quảng Ninh, dù thực hiện giãn cách chúng ta chưa yêu cầu dừng việc đi lại giữa các nơi, trong khi những nơi chưa có ổ dịch vẫn có nguy cơ xuất hiện ca bệnh. Để phòng dịch, cần thực hiện tốt khuyến cáo 5 K; không tập trung đông người và không nên đi lại nếu không thật cần thiết… “Tuyệt đối không nên có tâm lý về quê “trốn dịch”. Nếu chủ quan thì có thể đó chính là người mang mầm bệnh, lây cho người thân khi về quê, hoặc ngược lại”, ông Phu cảnh báo. (Thanh niên, trang 6).

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo kết quả kiểm phiếu được công bố tại Đại hội XIII của Đảng, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế trúng cử Ban chấp hành Trung ương khoá XIII với số phiếu bầu cao.

Ông Nguyễn Thanh Long sinh ngày 3/9/1966 tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ông tốt nghiệp Thạc sĩ y khoa chuyên ngành truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội năm 1995; Tiến sĩ y học năm 2003. Ông được phong Phó Giáo sư y học năm 2009; Giáo sư y học năm 2013.

Từ năm 1995 đến năm 2003, ông là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2005, ông là Trưởng phòng Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Từ tháng 8/2005 đến tháng 3/2008, ông là Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Phó Bí thư Đảng ủy Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế

Từ tháng 3/2008 đến tháng 11/2011, ông là Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS. Bí thư Đảng ủy Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2018, ông là Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế

Từ tháng 10/2018 đến tháng 1/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngày 31/1/2020, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, bắt đầu được ghi nhận tại Việt Nam, với uy tín trong lĩnh vực y học dự phòng, ông Nguyễn Thanh Long được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.

Tháng 3/2020, ông giữ chức Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.

Ngày 7/7/2020, ông được giao giữ chức Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.

Ngày 16/10/2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.

Ông Nguyễn Thanh Long cũng là Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19

Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu và phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế với tỷ lệ phiếu đồng ý 95,42%. Cùng ngày, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định số 1999/QĐ-CTN về việc bổ nhiệm GS. TS. Nguyễn Thanh Long giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương đột tử tại nơi làm việc

Chiều tối nay 31-1, thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương xác nhận giám đốc bệnh viện này, GS.TS Lê Thanh Hải đột tử tại nơi làm việc.

Theo thông tin từ bệnh viện, ông Lê Thanh Hải (sinh tháng 3-1961) là GS.TS chuyên ngành nhi khoa và đang đương nhiệm là giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, viện trưởng Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em.

Một bác sĩ trưởng khoa của Bệnh viện Nhi trung ương cho biết không nhận thấy ông Hải có bệnh lý nền nào đặc biệt. Vị này cũng cho biết mới trò chuyện với ông Hải vài ngày trước và "thấy sức khỏe ông hoàn toàn bình thường". Tuy nhiên bất ngờ cho cả ngành y khi chiều nay ông Hải đột tử tại bệnh viện.

Được biết cơ quan công an cũng đã đến để hỗ trợ, xem xét nguyên nhân tử vong. (Tuổi trẻ, trang 5).

 

Covid-19 ập đến sát Tết Nguyên đán: Quyết thắng "trận chiến" mới

Chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” đang diễn biến phức tạp, lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố của chúng ta. Tuy nhiên, kinh nghiệm chống dịch ở nước ta được nâng lên so với giai đoạn đầu, do đó, người dân không nên hoang mang, lo lắng quá, cần thực hiện triệt để thông điệp 5K.

Tuyệt đối không để lây nhiễm cho nhân viên y tế

Từ 2 ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh đã phát hiện chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” B.1.1.7 và lây lan ra nhiều tỉnh thành. Để tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng, Bộ Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tổ chức giám sát chặt chẽ hằng ngày tình hình sức khỏe đối với tất cả trường hợp tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.

Tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú; các địa điểm bệnh nhân đã từng đến, ở, làm việc; các phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định tại hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.

Thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang – khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập – khai báo y tế. Yêu cầu đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và các nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Hạn chế tổ chức các sự kiện tập trung đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng.

Đặc biệt, trong Công điện số 97/QĐ-BYT gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quyết liệt các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Triển khai quyết liệt các biện pháp để bảo vệ lực lượng tuyến đầu chống dịch là nhân viên y tế, tuyệt đối không để lây nhiễm. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế. Rà soát lại máy thở và các trang thiết bị khác, cơ số thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch. Phối hợp với cơ quan Kiểm soát bệnh dịch các tỉnh (CDC) hoặc các bệnh viện có khả năng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR để khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế (xem xét áp dụng phương pháp gộp mẫu).

Các đơn vị y tế thực hiện việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối đa 3 tháng).

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và đồng bằng sông Hồng: Tổ chức điều trị, phân luồng người bệnh nặng và không có diễn biến nặng, chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết. Nâng cấp độ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất. Cho lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người bệnh tại các khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực và ngẫu nhiên người bệnh nội trú từ 30% trở lên của các khoa còn lại để phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh (có thể áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).

Bảo vệ người già và người có bệnh nền

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), đến nay kinh nghiệm chống dịch của ta nâng lên so với giai đoạn đầu nên người dân không nên hoang mang, lo lắng quá. Người dân cần hết sức đề phòng, thực hiện triệt để thông điệp 5K. Đây là 5 hành động cốt yếu để phòng bệnh cho người thân và cộng đồng trong giai đoạn này. Nếu đeo khẩu trang sẽ phòng lây bệnh cho người khác và để mình không bị bệnh. Khử khuẩn các bề mặt và rửa tay thường xuyên để phòng bệnh. Vấn đề khoảng cách tối thiểu 1 - 1,5m, nếu 2m thì càng tốt; không tụ tập cũng liên quan đến vấn đề khoảng cách, khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức để hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Khai báo y tế cũng rất quan trọng, khi có bệnh nhân dương tính thì có thể truy vết để tìm người tiếp xúc gần, tiếp xúc F1, F2 tiến hành xét nghiệm, khoang vùng, dập dịch.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý mạn tính, sức đề kháng yếu hơn các nhóm tuổi khác nên giai đoạn này người cao tuổi cần rất chú ý. Các gia đình có người có các bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, tới khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác; tăng cường sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt khoa học... khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sĩ gia đình; trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh…

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn hiện này là phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng... để tăng cường miễn dịch trong đợt dịch. Nguy cơ biến chứng, diễn biến bệnh sẽ tăng vọt nếu do dự không dùng các thuốc hằng ngày theo đơn, nhất là khi toàn trạng yếu mệt khi nhiễm Covid-19. (Khoa học & Đời sống, trang 1).

 

Đối phó với chủng virus “siêu lây nhiễm”: Triển khai cấp tốc các biện pháp để giữ an toàn bệnh viện

Trước sự bùng phát mạnh mẽ của các ca lây nhiễm trong cộng đồng, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một trong những biện pháp cấp thiết nhất lúc này là phải giữ được an toàn cho các bệnh viện, không chỉ ở những  tỉnh có ổ dịch mà ở tất cả các địa phương.

Theo Bộ Y tế, những trường hợp ở Hải Dương có liên quan đến một trường hợp được khẳng định tại Nhật Bản đã nhiễm chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” B.1.1.7. Chủng này nếu lây nhiễm chéo trong bệnh viện, biến bệnh viện thành ổ dịch thì cực kỳ nguy hiểm.

An toàn bệnh viện đặt lên hàng đầu

Ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai và 3 bệnh viện tại Đà Nẵng khiến các bệnh viện này phải cách ly phong tỏa là bài học sâu sắc. Dịch bùng phát trong cộng đồng lần này có tốc độ lây lan rất nhanh bởi chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” khiến diễn biến của dịch hết sức phức tạp, gây khó khăn cho công tác chống dịch.

Trong cuộc họp gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tất cả các địa phương phải đặt cảnh giác cao hơn một mức tại các bệnh viện, phải giữ bằng được an toàn bệnh viện. Bởi nếu dịch xuất hiện trong bệnh viện, với sự biến thể của virus “siêu lây nhiễm” thì tốc độ lây lan rất nhanh. Nếu lây cho bệnh nhân nặng thì gây nguy cơ tử vong cao. Còn nếu lây cho nhân viên y tế thì cực kỳ nguy hiểm, sẽ thiếu bác sĩ điều trị cho người bệnh.

Hiện nay, nhiều bệnh viện đã siết công tác phòng, chống dịch. Bệnh viện Bạch Mai ngay trong sáng 29/1 đã dừng toàn bộ hoạt động chăm sóc người thân, thăm hỏi bệnh nhân đang điều trị tại các khu nội trú của bệnh viện nhằm chống lây nhiễm chéo COVID-19 giữa người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Sau khi tạm dừng, bệnh viện sẽ bố trí nhân viên y tế chăm sóc toàn diện cho người bệnh, người nhà bệnh nhân sẽ không được ở lại trong buồng bệnh.

Đồng thời, bệnh viện cũng cho chuyển tuyến đối với những bệnh nhân nhẹ và cho xuất viện với những bệnh nhân đủ điều kiện. Bệnh viện Bạch Mai cũng đề nghị người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến bệnh viện nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay và khai báo y tế trung thực.

Tại nhiều bệnh viện của Hà Nội đã thiết lập mức cảnh báo cao hơn, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, thực hiện khai báo y tế với tất cả người vào viện. Các bệnh viện tiến hành rà soát những người có địa chỉ tại các ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh đến thăm khám, điều trị trong 14 ngày qua để kịp thời có biện pháp phòng dịch.Ông Ngô Quang Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết, bệnh viện đã nâng mức cảnh báo, hạn chế 1 người bệnh chỉ có 1 người chăm, khuyến cáo người dân không vào viện thăm bệnh nhân.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê, chùm ca bệnh mới ở Hải Dương, Quảng Ninh là chùm lây lan trong cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay. Đây là thách thức lớn cho hệ thống y tế Việt Nam. Để cố gắng khoanh vùng, dập dịch trong 10 ngày như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, bên cạnh công tác dự phòng, công tác khám chữa bệnh cũng phải làm thật tốt.

Cục trưởng Lương Ngọc Khuê yêu cầu các bệnh viện cần rà soát lại toàn bộ việc phân luồng, phát hiện, cách ly ca nhiễm, xét nghiệm và tổ chức điều trị. Tất cả phòng khám ngoài công lập cũng cần nâng cao cảnh giác, khi phát hiện ca nghi nhiễm phải báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các địa phương để lấy mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm người bệnh nặng ở khu vực sông Hồng

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các cơ sở khám chữa bệnh phải nâng cao cảnh giác bởi rất có khả năng người từ ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh tới khám, chữa bệnh. Ông Long cũng chỉ đạo, tất cả bệnh nhân từ Quảng Ninh, Hải Dương tới các cơ sở y tế đều phải lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Để không bỏ lọt ca bệnh ở cơ sở y tế như đã từng xảy ra, Bộ Y tế có công điện tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quyết liệt các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh. Công điện yêu cầu Giám đốc các bệnh viện phải duy trì và siết chặt công tác sàng lọc, phân luồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; nghiêm túc triển khai “Thông điệp 5K”, giao thủ trưởng đơn vị thực hiện xử phạt người không đeo khẩu trang.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, các cơ sở y tế phải sàng lọc, phân luồng người bệnh ngay khi bước chân vào cổng viện. Bệnh nhân không được vào nhà trung tâm, khu vực phòng khám khi chưa sàng lọc COVID-19. Trường hợp nếu không đủ điều kiện khám sàng lọc, cách ly, không được giữ bệnh nhân mà phải hướng dẫn để người bệnh hiểu, tự giác đến nơi có đủ điều kiện. Đồng thời, đơn vị y tế phối hợp với CDC địa phương để xét nghiệm sớm cho tất cả ca nghi nhiễm.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho biết, các bệnh viện phải đặc biệt chú ý tới việc chống lây nhiễm chéo cho cán bộ, nhân viên y tế. Bộ phận tiếp xúc ban đầu với người bệnh và các bác sĩ trực tiếp điều trị cần được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng dịch. Ông Khuê nói: “Không vì sợ thiếu vật tư mà không làm quyết liệt từ đầu, để ảnh hưởng đến cán bộ y tế. Không có thầy thuốc sẽ không ai điều trị cho bệnh nhân”.

Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện ở Hải Dương, Quảng Ninh và đồng bằng sông Hồng phải nâng cấp độ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất. Cho lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người bệnh tại các khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực và ngẫu nhiên người bệnh nội trú từ 30% trở lên của các khoa còn lại để phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh (có thể áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ). (Công an Nhân dân, trang 4).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang