Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 14/10/2022

  • |
T5g.org.vn - Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan mong muốn WHO tiếp tục phối hợp, hỗ trợ y tế Việt Nam; Bộ Y tế: Các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên đảm bảo khám chữa bệnh trong mưa lũ, chú ý chống dịch; Bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở VN khỏi bệnh; Cả nước có thêm 1.069 ca Covid-19, 43 bệnh nhân đang thở ô xy…

 

Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan mong muốn WHO tiếp tục phối hợp, hỗ trợ y tế Việt Nam

Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin với bà Angela Maree Pratt- Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam về việc Bộ Y tế đang nỗ lực sửa đổi Luật Khám chữa bệnh, đồng thời mong WHO phối hợp chặt chẽ, có ý tưởng đề xuất cho Bộ Y tế xây dựng hệ thống khám chữa bệnh tiên tiến, hội nhập…
Chiều 12/10, tại Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp bà Angela Maree Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan chúc mừng bà Angela Maree Pratt nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam, đồng thời chúc bà có nhiệm kỳ làm việc nhiều kết quả trên cương vị mới

Quyền Bộ trưởng bày tỏ mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO thêm gắn kết, hiệu quả, chặt chẽ hơn nữa trong nhiệm kỳ của bà Angela Maree Pratt.

Tại buổi tiếp, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin đến bà Angela Maree Pratt và các thành viên của phía WHO một số kết quả ngành y tế Việt Nam đạt được thời gian qua. 

Về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đến nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản kiểm soát, Việt Nam đã mở cửa, phát triển kinh tế. Tính đến hết ngày 27/9/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 260 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và là một trong số những quốc gia có số liều vaccine sử dụng và tỷ lệ bao phủ cao trên thế giới được WHO ghi nhận.

"Có được kết quả này là sự hỗ trợ lớn của WHO. Chúng tôi cảm ơn WHO thế giới và đặc biệt là văn phòng WHO tại Việt Nam đã hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam trong những năm qua cũng như trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua. Đó là những hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị, hỗ trợ vaccine qua cơ chế COVAX. Những đóng góp và hỗ trợ này mang ý nghĩa to lớn, kịp thời trong thời điểm Việt Nam đang gặp khó khăn trong cuộc chiến chống đại dịch"- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Quyền Bộ trưởng bày tỏ: Chúng tôi đánh giá cao vai trò của WHO trong lĩnh vực y tế toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn y tế, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giúp các nước giải quyết các vấn đề y tế công cộng, tăng cường nghiên cứu y tế.

Chia sẻ với tân Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng, bên cạnh những hỗ trợ trong phòng chống dịch, Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của WHO trong các lĩnh vực y tế khác như: tăng cường hệ thống y tế, phòng chống bệnh không lây nhiễm và các bệnh lây nhiễm khác, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe môi trường, biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình hội nhập của Việt Nam trong các vấn đề sức khỏe toàn cầu khác.

Việt Nam đánh giá cao tầm nhìn hướng tới tương lai (for the future) của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm chiến lược cho một khu vực khỏe mạnh nhất, an toàn nhất trên thế giới, trong đó tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu đó là: Đảm bảo an ninh y tế; Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, sức khoẻ tâm thần và đáp ứng với già hoá dân số; Biến đổi khí hậu và sức khoẻ môi trường; Hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương.

"Các ưu tiên này rất phù hợp và cũng là ưu tiên của Việt Nam nhằm thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và các mục tiêu về phát triển bền vững  liên quan đến sức khỏe"- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Quyền Bộ trưởng đề nghị phía WHO tiếp tục hỗ trợ tăng cường hệ thống y tế cơ sở bao gồm việc cải tiến hệ thống, mô hình  cung ứng dịch vụ, các chính sách về tài chính, nguồn nhân lực cho y tế cơ sở, đặc biệt là mở rộng tiếp cận dịch vụ cho các đối tượng dễ bị tổn thương, như bà mẹ trẻ em, người cao tuổi...

"Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe toàn cầu như tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, năng lực đáp ứng và ứng phó với các vấn đề sức khỏe toàn cầu, an ninh y tế toàn cầu và các vấn đề chuyên môn cụ thể khác. Tiếp tục hỗ trợ phòng chống bệnh không lây nhiễm bởi đây là nguyên nhân hàng đầu tạo gánh nặng bệnh tật và gây tử vong tại Việt Nam"- Quyền Bộ trưởng nói.

Quyền Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn WHO tiếp tục hỗ trợ giúp Việt Nam các lĩnh vực như phòng chống HIV, Lao và sốt rét, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; Hỗ trợ tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Tại buổi tiếp, bà Angela Maree Pratt cảm ơn Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan và các thành viên phía Bộ Y tế đã dành thời gian trao đổi với bà và phía đoàn của WHO tại Việt Nam những vấn đề 2 bên cùng quan tâm.

Chia sẻ với Quyền Bộ trưởng mối quan hệ hợp tác giữa WHO và Việt Nam là mối quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định, bà Angela Maree Pratt nói: Tôi và các đồng nghiệp của WHO tại Việt Nam cùng mong muốn mối quan hệ hợp tác hai bên tiếp tục đạt được thành công mới trong thời gian tới.

Tân trưởng đại diện WHO đánh giá cao Việt Nam đã thành công trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và hiện tại Việt Nam là một trong những nước rất thành công trong tiêm chủng vaccine COVID-19 khi có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất trong khu vực.

"Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và tiêm vaccine, Việt Nam đã mở cửa phát triển kinh tế, điều này cho thấy y tế và kinh tế có mối quan hệ mật thiết. Những kết quả này đã giúp Việt Nam củng cố tính sẵn sàng cũng như khả năng ứng phó những tình huống tương tự về phòng chống dịch"- bà Angela Maree Pratt nói.

Bà Angela Maree Pratt chia sẻ những vấn đề quan tâm của Việt Nam về y tế, sức khoẻ và cho biết đây cũng là ưu tiên của WHO. "Chúng tôi sẽ giao các bộ phận liên quan làm việc với các đầu mối phía Bộ Y tế sớm nhất để tiếp tục có những chương trình, hợp tác cụ thể giữa 2 bên"- Trưởng đại diện WHO nói. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Bộ Y tế: Các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên đảm bảo khám chữa bệnh trong mưa lũ, chú ý chống dịch

Ngày 12/10, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên; Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ về việc triển khai công tác y tế chủ động ứng phó với mưa lũ.

Văn bản của Bộ Y tế cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, đã xảy ra mưa lớn tại các tỉnh Trung Bộ, đặc biệt là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi nhiều nơi có mưa rất lớn với tổng lượng mưa trong 24 giờ trên 300 mm, có nơi trên 550 mm, gây ngập cục bộ tại các khu vực thấp, trũng, chia cắt giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Trung Bộ có thể vẫn tiếp tục xảy ra mưa lớn trong thời gian tới, nguy cơ cao xảy ra lũ, ngập lụt sâu cục bộ tại các vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét tại vùng núi.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 908/CĐ TTg ngày 10/10/2022 về việc chủ động ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh Trung Bộ, Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Trung Bộ thực hiện một số nội dung, cụ thể:

Tổ chức quán triệt nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 908/CĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phỏng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về việc chủ động ứng phó với mưa lũ.

Thường xuyên cập nhật dự báo thời tiết từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn và diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng phương án phòng, chống; tổ chức rà soát các kế hoạch, phương án phòng chống mưa lũ; duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức phòng chống mưa, lũ.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư dự trữ trong thiên tai, không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chuẩn bị phương án sẵn sàng sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, đề xuất với Bộ Y tế nhu cầu bảo đảm y tế của địa phương (nếu có) qua Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở VN khỏi bệnh

Sau gần 3 tuần điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, nữ bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM và Việt Nam đã khỏi bệnh, dự kiến xuất viện vào ngày mai, 14.10.

Chiều 13.10, bác sĩ CK.II Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết, sau gần 3 tuần điều trị, hiện sức khỏe nữ bệnh nhân 35 tuổi (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM), người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM và Việt Nam đã hồi phục. Bệnh nhân khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.

Ngày 13.10, bệnh viện làm xét nghiệm PCR đậu mùa khỉ với bệnh nhân, kết quả âm tính. Dự kiến bệnh nhân xuất viện vào ngày mai, 14.10. Bệnh nhân sẽ sinh hoạt bình thường sau khi xuất viện.

Sau gần 3 tuần điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, nữ bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM và Việt Nam đã khỏi bệnh, dự kiến xuất viện vào ngày mai, 14.10.

Chiều 13.10, bác sĩ CK.II Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết, sau gần 3 tuần điều trị, hiện sức khỏe nữ bệnh nhân 35 tuổi (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM), người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM và Việt Nam đã hồi phục. Bệnh nhân khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.

Ngày 13.10, bệnh viện làm xét nghiệm PCR đậu mùa khỉ với bệnh nhân, kết quả âm tính. Dự kiến bệnh nhân xuất viện vào ngày mai, 14.10. Bệnh nhân sẽ sinh hoạt bình thường sau khi xuất viện.

Như Thanh Niên đã thông tin, nữ bệnh nhân 35 tuổi khởi phát bệnh ngày 18.9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7.2022 đến 22.9.2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngày 23.9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM.

Ngày 25.9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học Oxford (Anh) hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định nữ bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam nhiễm chủng vi rút Monkeypox thuộc Clade IIb. Theo Tổ chức y tế thế giới, vi rút Monkeypox được chia thành 2 Clade - I và II. Clade II chia thành IIa và IIb. Các vi rút của Clade IIb đang lưu hành và gây dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới từ đầu năm 2022 đến nay. (Thanh niên, trang 5; Tuổi trẻ, trang 4).

 

Cả nước có thêm 1.069 ca Covid-19, 43 bệnh nhân đang thở ô xy

Chiều 13-10, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 1.069 ca mắc Covid-19 (giảm 125 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, hiện có 43 bệnh nhân đang thở ô xy; không có bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.490.951 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.125 ca nhiễm).

Về tình hình điều trị, nước ta có thêm 411 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 10.597.953 ca.

Ngoài ra, có 43 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó có 40 ca thở ô xy qua mặt nạ, 1 ca thở ô xy dòng cao HFNC, 2 ca thở máy xâm lấn. 

Về số bệnh nhân tử vong, trong 24 giờ qua, không có bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.155 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại nước ta xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.261.463 liều; trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.516.065 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.988.419 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.756.979 liều.  (Hà Nội mới, trang 7).

 

Bệnh viện ở TPHCM: Khủng hoảng nguồn thu

Năm 2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, số lượng bệnh nhân giảm sâu đã khiến Bệnh viện Ung Bướu TPHCM thu không đủ bù chi. Chiều 13/10/2022, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, BS Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc bệnh viện, nói: “Khoản tiền 91 tỷ bệnh viện bị âm trong năm 2021 không phải là do năng lực của bệnh viện mà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bởi có thời điểm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện chỉ còn khoảng 10% so với trước khi có dịch. Bên cạnh đó, bệnh viện còn 38 tỷ đồng đã chi cho bệnh nhân diện bảo hiểm y tế nhưng chưa được quyết toán do vượt tổng mức thanh toán”.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu đang dần phục hồi. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn quỹ tích lũy của các năm trước đã sử dụng hết nhưng nguồn thu hiện tại vẫn không đủ để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên.

BS Tuấn cho biết, Bệnh viện Ung Bướu đã kiến nghị các cơ quan ban ngành và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để quyết toán các khoản còn tồn đọng và sử dụng quỹ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hỗ trợ bệnh viên tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.

THU NHẬP BÌNH QUÂN GIẢM

BS Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết, lượng bệnh nhân thời gian qua vẫn chưa đạt so với trước dịch, bệnh nhân khám và điều trị nội trú hiện chỉ đạt khoảng 70%, còn ngoại trú khoảng 80%. Nguồn thu của bệnh viện cũng chưa thể phục hồi. Nguồn thu giảm đang ảnh hưởng đến thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế toàn bệnh viện, tổng thu nhập của cán bộ, nhân viên chưa thể đạt mức của giai đoạn trước dịch COVID-19.

Trong khi đó, BS Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn thu của bệnh viện đạt khoảng hơn 200 tỷ đồng. Doanh thu đã vượt cùng kỳ năm trước, tuy nhiên chưa bình phục được. Sau 2 năm căng mình chống dịch, bệnh viện đang gặp khó khăn trong cân đối thu chi; không có nguồn để tăng thu nhập thêm cho nhân viên y tế.

Sở Y tế TPHCM cho biết, thành phố có 78 đơn vị sự nghiệp công lập, tất cả đều được giao tự chủ tài chính, trong đó có 45 bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, 3 bệnh viện tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, 2 bệnh viện do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Nguồn thu của các bệnh viện hiện nay đến từ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (khám chữa bệnh), hoạt động liên doanh liên kết, vốn vay, viện trợ, tài trợ và các nguồn thu khác.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên nguồn thu của các bệnh viện từ hoạt động khám chữa bệnh (bao gồm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh thông thường) đã giảm nghiêm trọng, do số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh liên tục giảm sâu. Theo thống kê của Sở Y tế, năm 2020, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú trên địa bàn thành phố giảm hơn 29%, bệnh nhân điều trị nội trú giảm gần 19%. Thực tế trên đã khiến nguồn thu của các bệnh viện trong năm chỉ đạt hơn 28.500 tỷ đồng (giảm 9% so với năm 2019).

Bước sang năm 2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng, các bệnh viện rơi vào cảnh khó khăn chồng chất. Có thời điểm bệnh viện phải hoạt động theo mô hình tách đôi (một nửa khám chữa bệnh thông thường, nửa còn lại thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19). Giãn cách xã hội khiến người bệnh khó tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh.

Năm 2021, số lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị giảm xuống mức kỷ lục. Lượt khám bệnh ngoại trú giảm gần 38%, điều trị nội trú giảm 32% so với năm 2020. Tổng nguồn thu của bệnh viện tiếp tục giảm sâu và chỉ đạt hơn 19.600 tỷ đồng (giảm 28% so với năm 2020 và 35% so với năm 2019).

Tổng thu của các bệnh viện công lập ở TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 12.400 tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019).

BS Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, nguồn thu thấp đang khiến nhiều bệnh viện gặp khó khăn trong cân đối nguồn tài chính. Ngoài số lượng bệnh giảm do ảnh hưởng của đại dịch thì một trong những nguyên nhân trực tiếp đang ảnh hưởng đến nguồn thu của các bệnh viện là do giá khám chữa bệnh chưa được cấu thành đầy đủ các yếu tố chi phí.

Theo BS Nam, hiện nay, trong 7 yếu tố cấu thành giá khám chữa bệnh thì các bệnh viện công lập mới chỉ được tính 4/7. Còn 3 yếu tố bao gồm: khấu hao tài sản cố định, duy tu sửa chữa tài sản; chi phí quản lý; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học chưa được tính vào giá khám chữa bệnh. Nguồn thu từ khám chữa bệnh của các bệnh viện chiếm khoảng 45% - 50% tổng thu của bệnh viện. Khi giá chưa được tính đúng, tính đủ thì tổng nguồn thu của bệnh viện càng thiếu hụt và không đủ kinh phí hoạt động. Mặt khác, vấn đề thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh liên quan đến bảo hiểm y tế thường bị chậm thanh quyết toán đang dẫn đến công nợ của các bệnh viện với những công ty cung ứng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị… kéo dài.

Sở Y tế đã kiến nghị với Bộ Y tế và các bộ, ngành trung ương cần: Sớm ban hành giá khám chữa bệnh, cần tính đúng, tính đủ 7 yếu tố cấu thành giá; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần có cơ chế linh hoạt để điều chỉnh bổ sung kịp thời kinh phí cho các bệnh viện trong trường hợp tổng chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế của thành phố vượt dự toán. TPHCM cần có giải pháp bổ sung nguồn cải cách tiền lương để đảm bảo thu nhập cho nhân viên y tế tương xứng với công sức làm việc. (Tiền phong, trang 1).


100 ca tử vong do sốt xuất huyết

Ngày 12-10, Bộ Y tế cho biết, tích lũy từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận gần 250.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH) với 100 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc SXH tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp.

Trong số các địa phương thì Hà Nội đã ghi nhận hơn 4.700 ca mắc SXH, tăng gấp 3,8 lần so với số ca mắc cùng kỳ năm 2021 và đã có 5 ca tử vong. Trong khi đó, tại TPHCM, số ca mắc SXH cũng tăng rất cao, trong đó có tới 75% số trường hợp tử vong là người lớn. Để hạn chế số ca tử vong do SXH xuống mức thấp nhất trong thời gian tới, Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu các cở sở y tế trên địa bàn về việc áp dụng mô hình tháp 3 tầng để điều trị các bệnh nhân SXH, đồng thời, tăng cường nguồn lực, phối hợp triển khai các giải pháp để hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong do SXH. (Công an nhân dân, trang 1; Sức khỏe & Đời sống, trang 8).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang