Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 16/7/2017

  • |
T5g.org.vn - Sữa non đóng hộp thực sự tốt đến đâu?; Chữa đau vai gáy, tê tay đơn giản mà hiệu quả; Tạm giữ người hành hung bác sĩ rách đầu; Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết tăng 300%

 

Sữa non đóng hộp thực sự tốt đến đâu?

Được quảng cáo là giúp trẻ tăng cường tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, sữa non công thức đang là sản phẩm được nhiều bà mẹ ưa chuộng sử dụng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sản phẩm này thực sự tốt đến đâu? Từ khi bước vào tuần thứ 39 của thai kỳ, gia đình chị Nguyễn Thị Bình (quận 5, TP.HCM) hồi hộp ngóng theo từng dấu hiệu chuyển dạ của chị Bình. Quần áo, sữa bỉm của em bé đã được chuẩn bị sẵn. Vì là sinh con đầu lòng nên chị Bình rất cẩn thận, nhất là trong khâu chọn sữa. Nghe bạn bè nói, sữa non là tốt nhất cho trẻ, nên chị đã chuẩn bị sẵn vài hộp trong nhà. Chị Bình cho biết: “Mấy ngày đầu, tôi sẽ cho bé bú hết sữa non của mình, sau đó sẽ chuyển sang dùng sữa non đóng hộp. Hy vọng như thế bé sẽ khỏe mạnh, hay ăn, chóng lớn”.

Tuy nhiên, không biết vì lý do gì từ khi chuyển sang dùng sữa non đóng hộp, con trai chị lại có dấu hiệu tiêu chảy, phân nhiều bọt, có mùi chua, xì hơi nhiều quá mức, vùng da quanh hậu môn bị hăm đỏ... Đưa con đi bác sĩ kiểm tra chị mới biết cơ thể bé không dung nạp lactose trong hộp sữa non. 

Sữa non chỉ là thực phẩm bổ sung

Trước kia, do không hiểu được giá trị của sữa non, nên lúc vừa đẻ xong, nhìn thấy dòng sữa có màu khác thường lại dinh dính, nhiều người vắt bỏ đi, không dám cho con bú vì tưởng đó là sữa đã bị ôi thiu do tích trữ lâu. Ngày nay, khi kiến thức được nâng cao, mọi người đã biết trân trọng giá trị của từng giọt sữa non quý giá. Nắm bắt được tâm lý này, bên cạnh sản xuất những loại sữa phổ thông, các hãng sữa còn đua nhau tung ra thị trường sản phẩm sữa non đóng hộp. So với giá sữa chung, sữa non đắt hơn hẳn, có loại đến cả triệu đồng một 1 hộp nhỏ tầm 250gram.

Đắt là thế, nhưng vì nghĩ rằng nó tốt cho trẻ nên nhiều bà mẹ vẫn  cố gắng mua cho con. Theo quảng cáo, đây cũng là loại sữa gần giống với sữa mẹ và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ có sức chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng sữa non của mẹ và sữa non công thức là hoàn toàn khác nhau.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: “Sữa non đóng hộp hoàn toàn không phải là sữa non của mẹ như nhiều người lầm tưởng. Về bản chất, sữa non cũng như các loại sữa công thức khác, chỉ là thực phẩm bổ sung, dù tốt đến đâu thì cũng không thể bằng sữa mẹ”. 

Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tháng

Cũng bởi sữa non của bò khác với sữa non của mẹ, thế nên, chuyện trẻ không dung nạp lactose ở sữa non đóng hộp nhưng lại có thể tiêu hóa được lactose trong sữa mẹ là điều dễ hiểu. Thực chất, lactose là dạng đường có trong sữa động vật, trong đó có cả sữa mẹ. Ở một số trẻ, hệ tiêu hóa không thể dung nạp được lactose dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Tuy nhiên, lactose trong sữa mẹ lại hoàn toàn vô hại. Cũng chính vì lý do này mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo, ngoài sữa mẹ, trẻ dưới 6 tháng không nên dùng bất cứ loại sữa nào khác, bao gồm tất cả các loại sữa non đóng hộp.

Mặc dù sữa non đóng hộp và sữa non của mẹ là khác nhau, song trong những trường hợp bất khả kháng như người mẹ không có sữa do chữa bệnh, con không được ở gần mẹ… bạn vẫn có thể sử dụng loại sữa non này cho trẻ. Để đảm bảo chất lượng cũng như tránh hàng giả, hàng nhái, bạn cần mua sữa của các nhà sản xuất có uy tín tại các cửa hàng tin cậy.

Ngoài việc sử dụng sữa non đóng hộp, nhiều người còn cất công tìm mua sữa non từ những con bò mới đẻ cho trẻ uống. Thực chất, loại sữa này cũng được coi là sữa tươi và không thích hợp với trẻ dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, chưa thể tiêu thụ được loại sữa giàu đạm như thế. Hơn nữa, vì loại sữa này chủ yếu là của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên yếu tố vệ sinh không được đảm bảo. Nếu mua về không biết cách tiệt trùng sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

“Sữa non đóng hộp hoàn toàn không phải là sữa non của mẹ như nhiều người lầm tưởng. Về bản chất, sữa non cũng như các loại sữa công thức khác, chỉ là thực phẩm bổ sung, dù tốt đến đâu thì cũng không thể bằng sữa mẹ”.  (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Chữa đau vai gáy, tê tay đơn giản mà hiệu quả

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp người, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay. Đây là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều. Bệnh hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh, do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư…

Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán.

Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng vật lý trị liệu hay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai...

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh. (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Tạm giữ người hành hung bác sĩ rách đầu

Liên quan đến vụ việc bác sĩ bị nam thanh niên hành hung (Báo Thanh Niên đã đưa tin), ngày 15.7 Công an H.Việt Yên (Bắc Giang) cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Tú (26 tuổi, trú xã Hoàng Ninh, H.Việt Yên).

Theo kết quả điều tra ban đầu, sáng 12.7, Tú đi ăn uống ở một quán tại xã Hoàng Ninh thì gặp anh Ngô Văn Thủy (30 tuổi, trú xã Đồng Phúc, H.Yên Dũng) và một số người bạn. Trong khi ăn uống, Tú đã xảy ra mâu thuẫn với anh Thủy nên cầm cốc thủy tinh ném anh này bị thương ở đầu và tay. Sau đó, Tú và một số người ở quán ăn đưa anh Thủy vào Bệnh viện đa khoa H.Việt Yên để cấp cứu. Tại bệnh viện, thấy Tú đi cùng anh Thủy, các y bác sĩ nghĩ rằng Tú là người nhà bệnh nhân nên yêu cầu Tú đi làm thủ tục nhập viện cho anh Thủy. Tuy nhiên, Tú đã chửi bới, lăng mạ và đe dọa các y bác sĩ. Chưa dừng lại, Tú cầm hộp đo huyết áp ném bác sĩ Nguyễn Văn Long rách đầu, phải khâu 5 mũi. (Thanh niên, trang 4).

 

Đừng để trẻ em mắc bệnh vì hiểu không đúng về vắc-xin

Nhiều bằng chứng khoa học và thực tiễn đã chứng minh lợi ích của tiêm chủng, được coi là một can thiệp y tế có chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả lại cao nhất. Các bậc cha, mẹ hãy tin tưởng về tính an toàn, chất lượng của vắc-xin, nên đưa con em mình đi tiêm vắc-xin đúng lịch, đủ số mũi tiêm để tạo miễn dịch, chủ động phòng bệnh. Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được các tổ chức quốc tế xếp ở thứ tư trong mười thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20. Tiêm chủng góp phần giảm hai đến ba triệu trẻ em chết hằng năm; thanh toán đậu mùa năm 1979; giảm số ca mắc bại liệt từ 350 nghìn ca bệnh ở 125 nước (năm 1988) xuống còn 37 ca (năm 2016), và đang tiến tới thanh toán bại liệt trên toàn thế giới vào năm 2018; dự kiến giảm hơn 80% số trường hợp chết do sởi so với năm 2000; giảm đáng kể số trẻ chết vì các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, cúm tuýp A, viêm màng não do não mô cầu tuýp A, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib… Tổ chức Y tế thế giới ước tính, nếu tất cả vắc-xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ hơn 90%, thì hằng năm có thể dự phòng cho hai đến ba triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh truyền nhiễm.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, lợi ích của tiêm chủng đã vượt qua lợi ích dự phòng bệnh tật. Vắc-xin đã góp phần phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho những người dễ bị tổn thương. Chương trình tiêm chủng vắc-xin toàn diện là nền tảng của y tế công cộng và làm giảm nghèo đói trong xã hội. Tiêm chủng vắc-xin có thể mang lại lợi ích như tăng năng suất lao động, tăng giá trị xã hội của cộng đồng, gia đình hay một cá nhân khỏe mạnh. Việc triển khai tiêm vắc-xin cũng đem lại những tác động tích cực về mặt xã hội, như: tăng cường sự công bằng và bình đẳng; nâng cao quyền của người phụ nữ; góp phần tăng cường an toàn trong đi lại…

Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm triển khai Chương trình TCMR đã giúp khoảng 6,7 triệu trẻ em không mắc các bệnh truyền nhiễm (uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà, bại liệt), và giảm được 42.900 trường hợp tử vong do các bệnh nêu trên.

Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, các vắc-xin đang được sử dụng là rất an toàn, hiệu quả cao. Vắc-xin trước khi được cấp phép sử dụng phải trải qua nhiều công đoạn kiểm duyệt nghiêm ngặt về khoa học. Trước hết, tiến hành nghiên cứu trong phòng xét nghiệm và trên động vật thí nghiệm (giai đoạn tiền lâm sàng); sau đó vắc-xin được thử trên người tình nguyện khỏe mạnh qua ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, với số người tham gia nghiên cứu tăng dần 50 lên 200 và 500. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt đề cương nghiên cứu và kết quả của mỗi giai đoạn. Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng sẽ được Hội đồng khoa học thông qua, được Hội đồng cấp phép sử dụng vắc-xin và sinh phẩm của Bộ Y tế phê duyệt. Vắc-xin trước khi xuất xưởng và trong quá trình lưu hành trên thị trường phải được cơ quan thẩm định quốc gia về vắc-xin và sinh phẩm y tế kiểm định chất lượng. Toàn bộ các quy trình trên đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận bảo đảm chất lượng.

Kết quả đánh giá nguyên nhân các phản ứng sau tiêm vắc-xin xảy ra ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, không liên quan chất lượng vắc-xin, mà chủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, chết đột tử, sặc sữa... Các mẫu vắc-xin cũng được kiểm tra và khẳng định chất lượng, độ an toàn đạt yêu cầu.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc không đưa trẻ đi tiêm chủng, sẽ dẫn đến dễ mắc bệnh truyền nhiễm, hậu quả là trẻ bị tàn phế, thậm chí tử vong. Nếu dừng tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ làm dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, tiêm vắc-xin không gây ung thư, mà còn dự phòng được một số bệnh ung thư; cũng không có bằng chứng khoa học về việc tiêm nhiều loại vắc-xin làm gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ. Các vắc-xin phối hợp nhiều kháng nguyên (vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1) đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.

Các bà mẹ hãy tin tưởng về tính an toàn và chất lượng vắc-xin hiện dùng trong chương trình TCMR, chủ động đưa con em minh đi tiêm đúng lịch, đủ số mũi tiêm với tỷ lệ tiêm chủng cao, để bảo đảm miễn dịch, chủ động dự phòng hiệu quả, chứ không phải có dịch mới đi tiêm vắc-xin, hay đợi chờ tiêm vắc-xin dịch vụ... Tiêm chủng là quyền lợi của trẻ em, là trách nhiệm của cha mẹ và cộng đồng, đứng trước thực trạng nhiều nguồn thông tin hiện nay, các bậc cha mẹ hãy là những người thông thái, lựa chọn những nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy về khoa học, để bảo vệ sức khỏe bạn và con em bạn.

GS, TS Nguyễn Trần Hiển

Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam

Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được các tổ chức quốc tế xếp ở thứ tư trong mười thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20. Tiêm chủng góp phần giảm hai đến ba triệu trẻ em chết hằng năm; thanh toán đậu mùa năm 1979; giảm số ca mắc bại liệt từ 350 nghìn ca bệnh ở 125 nước (năm 1988) xuống còn 37 ca (năm 2016), và đang tiến tới thanh toán bại liệt trên toàn thế giới vào năm 2018; dự kiến giảm hơn 80% số trường hợp chết do sởi so với năm 2000; giảm đáng kể số trẻ chết vì các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, cúm tuýp A, viêm màng não do não mô cầu tuýp A, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib… Tổ chức Y tế thế giới ước tính, nếu tất cả vắc-xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ hơn 90%, thì hằng năm có thể dự phòng cho hai đến ba triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh truyền nhiễm.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, lợi ích của tiêm chủng đã vượt qua lợi ích dự phòng bệnh tật. Vắc-xin đã góp phần phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho những người dễ bị tổn thương. Chương trình tiêm chủng vắc-xin toàn diện là nền tảng của y tế công cộng và làm giảm nghèo đói trong xã hội. Tiêm chủng vắc-xin có thể mang lại lợi ích như tăng năng suất lao động, tăng giá trị xã hội của cộng đồng, gia đình hay một cá nhân khỏe mạnh. Việc triển khai tiêm vắc-xin cũng đem lại những tác động tích cực về mặt xã hội, như: tăng cường sự công bằng và bình đẳng; nâng cao quyền của người phụ nữ; góp phần tăng cường an toàn trong đi lại…

Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm triển khai Chương trình TCMR đã giúp khoảng 6,7 triệu trẻ em không mắc các bệnh truyền nhiễm (uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà, bại liệt), và giảm được 42.900 trường hợp tử vong do các bệnh nêu trên.

Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, các vắc-xin đang được sử dụng là rất an toàn, hiệu quả cao. Vắc-xin trước khi được cấp phép sử dụng phải trải qua nhiều công đoạn kiểm duyệt nghiêm ngặt về khoa học. Trước hết, tiến hành nghiên cứu trong phòng xét nghiệm và trên động vật thí nghiệm (giai đoạn tiền lâm sàng); sau đó vắc-xin được thử trên người tình nguyện khỏe mạnh qua ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, với số người tham gia nghiên cứu tăng dần 50 lên 200 và 500. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt đề cương nghiên cứu và kết quả của mỗi giai đoạn. Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng sẽ được Hội đồng khoa học thông qua, được Hội đồng cấp phép sử dụng vắc-xin và sinh phẩm của Bộ Y tế phê duyệt. Vắc-xin trước khi xuất xưởng và trong quá trình lưu hành trên thị trường phải được cơ quan thẩm định quốc gia về vắc-xin và sinh phẩm y tế kiểm định chất lượng. Toàn bộ các quy trình trên đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận bảo đảm chất lượng.

Kết quả đánh giá nguyên nhân các phản ứng sau tiêm vắc-xin xảy ra ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, không liên quan chất lượng vắc-xin, mà chủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, chết đột tử, sặc sữa... Các mẫu vắc-xin cũng được kiểm tra và khẳng định chất lượng, độ an toàn đạt yêu cầu.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc không đưa trẻ đi tiêm chủng, sẽ dẫn đến dễ mắc bệnh truyền nhiễm, hậu quả là trẻ bị tàn phế, thậm chí tử vong. Nếu dừng tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ làm dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, tiêm vắc-xin không gây ung thư, mà còn dự phòng được một số bệnh ung thư; cũng không có bằng chứng khoa học về việc tiêm nhiều loại vắc-xin làm gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ. Các vắc-xin phối hợp nhiều kháng nguyên (vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1) đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.

Các bà mẹ hãy tin tưởng về tính an toàn và chất lượng vắc-xin hiện dùng trong chương trình TCMR, chủ động đưa con em minh đi tiêm đúng lịch, đủ số mũi tiêm với tỷ lệ tiêm chủng cao, để bảo đảm miễn dịch, chủ động dự phòng hiệu quả, chứ không phải có dịch mới đi tiêm vắc-xin, hay đợi chờ tiêm vắc-xin dịch vụ... Tiêm chủng là quyền lợi của trẻ em, là trách nhiệm của cha mẹ và cộng đồng, đứng trước thực trạng nhiều nguồn thông tin hiện nay, các bậc cha mẹ hãy là những người thông thái, lựa chọn những nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy về khoa học, để bảo vệ sức khỏe bạn và con em bạn. (Nhân dân, trang 5).

 

Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết tăng 300%

Theo báo cáo sáu tháng đầu năm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cả nước đã có 35 ca tử vong do bệnh dại, 14 ca tử vong do sốt xuất huyết và 10 ca tử vong do viêm não virus trong sáu tháng đầu năm 2017.

Số ca mắc sốt xuất huyết tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam, miền Trung, tại Hà Nội số ca mắc tăng gần 300%, theo VOV.

Với dịch viêm não virus, đã có 10 ca tử vong trong tổng số gần 400 ca mắc phải. Trong khi đó, “tất cả 35 trường hợp tử vong do dại đều không đi tiêm phòng sau khi bị chó dại cắn” - ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết.  (Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, trang 2).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang