Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 18/05/2018

  • |
T5g.org.vn - Bác sĩ ồ ạt bỏ bệnh viện công: Phải giữ chân bằng cơ chế đặc biệt; Giảm phí 40 dịch vụ cho người bệnh; Người phụ nữ lần đầu đẻ non, lần hai hỏng thai, lần thứ ba lại vỡ tử cung; Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp; Đình chỉ năm bác sĩ và điều dưỡng của BVĐK tỉnh Hòa Bình…

 

Bác sĩ ồ ạt bỏ bệnh viện công: Phải giữ chân bằng cơ chế đặc biệt

Lương thấp, môi trường làm việc quá áp lực, nhiều vụ bạo hành gần đây thậm chí vụ xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương đang diễn ra… là những nguyên nhân khiến cho lực lượng bác sĩ cảm thấy tâm tư và bất an. Chưa có thống kê chính thức, nhưng Bộ Y tế thừa nhận là gần đây có làn sóng bác sĩ bệnh viện công ồ ạt chạy sang làm ở bệnh viện tư. Điển hình, từ đầu năm 2017 đến tháng 3.2018, 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã ghi nhận tổng cộng 125 bác sĩ tại các bệnh viện công xin nghỉ việc đã dấy lên nỗi lo ngại về “chảy máu chất xám” ở các đơn vị y tế công lập. 

Áp lực cao nhưng lương thấp

Một bác sĩ đã có thâm niên công tác 20 năm tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba (Hà Nội), nơi anh đánh giá là có môi trường làm việc tốt, tình cảm nhưng chế độ đãi ngộ không xứng đáng với sức lao động BS bỏ ra, nên anh đã rời đi.

“Lương thấp lắm, tính theo hệ số, thâm niên... cộng mãi vào được khoảng tầm 5-6 triệu đồng, không đủ để tôi chi trả cho các con đi học. Hiện tại, sau 3-4 năm tôi làm việc ở bệnh viện tư nổi tiếng ở Hà Nội thì mức lương của tôi khoảng vài chục triệu đồng một tháng, đủ có một cuộc sống đầy đủ” - bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng L.T.C chia sẻ với báo Lao Động.

Theo bác sĩ C, về nguyên tắc, bệnh viện tư yêu cầu các bác sĩ không được làm thêm và dành toàn bộ thời gian, tâm sức cho công việc tại bệnh viện.

“Ở viện cũ, ngoài tiền lương, chế độ, tiền mổ lúc đó khoảng 15 nghìn đồng/ca. Bác sĩ phải ra ngoài làm thêm rất nhiều, cứ lao vào kiểm tiền, không biết cuộc sống như thế nào” - bác sĩ C nói.

Bác sĩ Đ.V.S - người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện công và bệnh viện tư - tại địa bàn tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “Từ khi ra bệnh viện tư tôi thấy công việc thoải mái hơn, tập trung vào chuyên môn nhiều hơn khi không còn gặp phải các “vấn đề” khó khăn tại bệnh viện công”.

Theo bác sĩ S. một nguyên nhân lớn là do các bác sĩ nhận thấy làm việc tại bệnh viện Nhà nước lương thấp lại phải “bon chen” nhiều, nên chuyển ra bệnh viện tư nhân được trả lương cao gấp 3 lần.

Bác sĩ S. là một trong số 22 bác sĩ ở Đồng Nai nghỉ việc trong 3 tháng qua. Tại địa phương này, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 108 bác sĩ, dược sĩ nghỉ việc tại các cơ sở y tế trực thuộc sở; trong đó có 7 bác sĩ chuyên khoa 1 (CKI), 18 bác sĩ chuyên khoa 2 (CKII), 4 thạc sĩ bác sĩ, 73 bác sĩ.

BS Nguyễn Duy Long - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM chia sẻ, năm vừa qua có 23 cán bộ, công nhân viên của Trung tâm xin nghỉ việc do chế độ lương thấp (trong đó có 6 bác sĩ, 1 y sĩ, 6 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, 3 lái xe, 1 bảo vệ). Người có lương thấp nhất khoảng 1,6 triệu đồng/tháng, bác sĩ từ 4-6 triệu đồng/tháng. Hiện Trung tâm chỉ còn 16 bác sĩ, 60 điều dưỡng, 15 dược sĩ, 12 y sĩ, 22 lái xe.

Tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, năm 2017 thu nhập trung bình đối với các cán bộ viên chức toàn bệnh viện khoảng 6,9 triệu đồng/tháng, tăng 600.000 đồng so với năm 2016. Toàn bệnh viện có khoảng 420 bác sĩ, trong năm 2017 có 4 bác sĩ đã bỏ việc để chuyển sang bệnh viện tư làm. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 1% nhưng đã gây trở ngại trong công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

TS- BSCK2 Diệp Bảo Tuấn - Phó Giám đốc BVUB - cho biết: “Bác sĩ bỏ làm chủ yếu là bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm hơn chục năm công tác… các bác sĩ này đột ngột bỏ việc, thì khó kiếm được đội ngũ bác sĩ khác thay thế. Đối với ngành ung thư, để đào tạo một bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 phải mất hơn chục năm… Tuy nhiên, đó là quyết định cá nhân khó có thể giữ chân họ”.

Chưa có thống kê chính thức, nhưng Bộ Y tế thừa nhận là gần đây có làn sóng bác sĩ bệnh viện công ồ ạt chạy sang làm ở bệnh viện tư. Điển hình, từ đầu năm 2017 đến tháng 3.2018, 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã ghi nhận tổng cộng 125 bác sĩ tại các bệnh viện công xin nghỉ việc đã dấy lên nỗi lo ngại về “chảy máu chất xám” ở các đơn vị y tế công lập. 

Áp lực cao nhưng lương thấp

Một bác sĩ đã có thâm niên công tác 20 năm tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba (Hà Nội), nơi anh đánh giá là có môi trường làm việc tốt, tình cảm nhưng chế độ đãi ngộ không xứng đáng với sức lao động BS bỏ ra, nên anh đã rời đi.

“Lương thấp lắm, tính theo hệ số, thâm niên... cộng mãi vào được khoảng tầm 5-6 triệu đồng, không đủ để tôi chi trả cho các con đi học. Hiện tại, sau 3-4 năm tôi làm việc ở bệnh viện tư nổi tiếng ở Hà Nội thì mức lương của tôi khoảng vài chục triệu đồng một tháng, đủ có một cuộc sống đầy đủ” - bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng L.T.C chia sẻ với báo Lao Động.

Theo bác sĩ C, về nguyên tắc, bệnh viện tư yêu cầu các bác sĩ không được làm thêm và dành toàn bộ thời gian, tâm sức cho công việc tại bệnh viện.

“Ở viện cũ, ngoài tiền lương, chế độ, tiền mổ lúc đó khoảng 15 nghìn đồng/ca. Bác sĩ phải ra ngoài làm thêm rất nhiều, cứ lao vào kiểm tiền, không biết cuộc sống như thế nào” - bác sĩ C nói.

Bác sĩ Đ.V.S - người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện công và bệnh viện tư - tại địa bàn tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “Từ khi ra bệnh viện tư tôi thấy công việc thoải mái hơn, tập trung vào chuyên môn nhiều hơn khi không còn gặp phải các “vấn đề” khó khăn tại bệnh viện công”.

Theo bác sĩ S. một nguyên nhân lớn là do các bác sĩ nhận thấy làm việc tại bệnh viện Nhà nước lương thấp lại phải “bon chen” nhiều, nên chuyển ra bệnh viện tư nhân được trả lương cao gấp 3 lần.

Bác sĩ S. là một trong số 22 bác sĩ ở Đồng Nai nghỉ việc trong 3 tháng qua. Tại địa phương này, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 108 bác sĩ, dược sĩ nghỉ việc tại các cơ sở y tế trực thuộc sở; trong đó có 7 bác sĩ chuyên khoa 1 (CKI), 18 bác sĩ chuyên khoa 2 (CKII), 4 thạc sĩ bác sĩ, 73 bác sĩ.

BS Nguyễn Duy Long - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM chia sẻ, năm vừa qua có 23 cán bộ, công nhân viên của Trung tâm xin nghỉ việc do chế độ lương thấp (trong đó có 6 bác sĩ, 1 y sĩ, 6 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, 3 lái xe, 1 bảo vệ). Người có lương thấp nhất khoảng 1,6 triệu đồng/tháng, bác sĩ từ 4-6 triệu đồng/tháng. Hiện Trung tâm chỉ còn 16 bác sĩ, 60 điều dưỡng, 15 dược sĩ, 12 y sĩ, 22 lái xe.

Tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, năm 2017 thu nhập trung bình đối với các cán bộ viên chức toàn bệnh viện khoảng 6,9 triệu đồng/tháng, tăng 600.000 đồng so với năm 2016. Toàn bệnh viện có khoảng 420 bác sĩ, trong năm 2017 có 4 bác sĩ đã bỏ việc để chuyển sang bệnh viện tư làm. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 1% nhưng đã gây trở ngại trong công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

TS- BSCK2 Diệp Bảo Tuấn - Phó Giám đốc BVUB - cho biết: “Bác sĩ bỏ làm chủ yếu là bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm hơn chục năm công tác… các bác sĩ này đột ngột bỏ việc, thì khó kiếm được đội ngũ bác sĩ khác thay thế. Đối với ngành ung thư, để đào tạo một bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 phải mất hơn chục năm… Tuy nhiên, đó là quyết định cá nhân khó có thể giữ chân họ”.

Giải quyết “gốc rễ” của vấn đề

Trong Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (HPG) đầu tiên năm 2018 với chủ đề: Cơ chế tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng đến bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt ra những vấn đề nan giải cần giải quyết: “Ngành y tế cần đầu tư quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Trong đề án cải cách tiền lương lần này, tôi là thành viên ban chỉ đạo nhà nước về đề án, thậm chí đã có lúc tôi đề xuất ngành y tế được hưởng mức lương ngang lực lượng vũ trang, quốc phòng. Vì đấy là ngành trực tiếp chăm sóc sức khỏe con người.

“Trong cải cách chính sách tiền lương, hệ thống tham mưu đang chia ra 4 bậc lương, thì theo tôi bậc lương cho chuyên môn và nghiệp vụ thì ngành giáo dục và ngành y tế phải là bậc cao nhất. Từ những vấn đề trên cần quán triệt quan điểm y tế cơ sở phải là nền tảng” - ông Bùi Sỹ Lợi đề xuất. (Lao động, trang 1).

 

Giảm phí 40 dịch vụ cho người bệnh

4 tháng đầu năm 2018, riêng chi phí giường bệnh Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái 928 tỉ đồng. Tiền giường cùng với hơn 40 dịch vụ khác như khám, chữa bệnh, chụp chiếu… đang bị đánh giá có mức phí cao và phải đưa về mức giá đúng ... (Tuổi trẻ, trang 14).

 

Người phụ nữ lần đầu đẻ non, lần hai hỏng thai, lần thứ ba lại vỡ tử cung

Trong lần đầu sinh đẻ, chị Nguyễn Thị T. (sinh năm 1992, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) đẻ non 7 tháng, con chết, lần mang thai thứ hai thì thai chết lưu 8 tuần và mới đây, khi đang mang thai lần thứ ba được 8 tuần chị lại phải vào viện cấp cứu vì… vỡ tử cung. Ngày 17-5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, chị T. được đưa vào viện này cấp cứu rạng sáng ngày 11-5, trong tình trạng choáng, vật vã, đau bụng, buồn nôn, da xanh tái, niêm mạc nhợt, huyết áp không ổn định, bụng chướng, gõ đục vùng thấp, có phản ứng thành bụng, âm đạo không ra máu, tử cung to bằng thai 2 tháng... Khai thác bệnh sử, được biết bệnh nhân đang mang thai 8 tuần, siêu âm tại phòng khám tư thấy có tim thai. Qua thăm khám, siêu âm và làm các xét nghiệm liên quan, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện chị bị vỡ tử cung dù mới đang mang thai được 8 tuần tuổi, đây là trường hợp rất hy hữu, hiếm gặp.

Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu với chẩn đoán “hội chứng chảy máu trong ổ bụng”. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy đây là một trường hợp cháy máu dữ dội do thủng tử cung, túi ối lồi ra ở đáy tử cung. Vì người bệnh chưa có con, nên các bác sĩ đã chỉ định lấy khối thai, khâu tử cung cầm máu, bảo tồn tử cung.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiểu, Khoa Sản – Bệnh viện Đức Giang cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra vỡ tử cung trong khi mang thai và chuyển dạ, trong đó có những trường hợp do thai nhi quá to hoặc thai nhi bị dị dạng.

Tuy nhiên, trường hợp bị vỡ tử cung ở thai phụ mới mang thai 8 tuần, thai nhi còn nhỏ, lại có tiền sử chưa mổ gì ở tử cung như bệnh nhân Nguyễn Thị T. là vô cùng hiếm gặp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiểu - Khoa Sản khuyến cáo, để phòng tránh vỡ tử cung, khi mang thai sản phụ phải hết sức chú ý các dấu hiệu không bình thường biểu hiện trong thai kì. Đặc biệt với các trường hợp mang thai sau mổ con đầu lòng chưa đầy 2 năm cần được quản lý, theo dõi chặt chẽ. (An ninh Thủ đô, trang 9).

 

Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp

 Đây là thông tin được đưa ra tại lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày phòng chống tăng huyết áp (THA) thế giới và tổ chức sàng lọc, khám, tư vấn THA do Bệnh viện Tim Hà Nội phối hợp Hội Tim mạch Hà Nội, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh tổ chức, sáng 17-5.

Theo số liệu WHO, tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 12 triệu bị THA, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc THA. THA là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm cho hàng trăn nghìn người bị liệt, tàn phế, hoặc mất sức lao động mỗi năm. Đáng chú ý, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm 33% tổng số ca tử vong trên cả nước. Hầu hết người bị THA không có biểu hiện triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị bệnh.

Kết quả điều tra của Bộ Y tế (năm 2015) cũng cho thấy, hiện có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia, trong đó gần một nửa uống ở mức nguy hại. Người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so khuyến nghị của WHO và khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực… Đây là yếu tố nguy cơ chính gây THA, hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch. Đặc biệt, trong số 12 triệu người mắc THA ở cộng đồng hiện nay, có gần 60% chưa phát hiện được và hơn 80% chưa được điều trị…

Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, TS, BS Vũ Quỳnh Nga cho biết, THA là bệnh mạn tính và tiến triển một cách âm thầm, nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây biến chứng tim mạch trầm trọng và việc điều trị sẽ rất tốn kém. Trong khi đó, việc phát hiện sớm bằng đo huyết áp rất đơn giản và ít tốn kém…

Do vậy, được sự đồng ý của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội và theo đề xuất của các địa phương, thời gian qua, Bệnh viện Tim Hà Nội thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn quản lý THA và bệnh tim mạch cho y tế cơ sở tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Điển hình như, từ đầu năm 2018 đến nay, Bệnh viện đã tổ chức gần 20 buổi tập huấn, với hơn 500 học viên là các y bác sĩ tại các bệnh viện, trung tâm y tế của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Ngay sau lễ mít-tinh, các y bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội và Trung tâm Y tế huyện Đông Anh triển khai đo huyết áp, sàng lọc huyết áp cho 500 người dân trong độ tuổi hơn 40; khám, tư vấn cho 200 người THA…, TS, BS Vũ Quỳnh Nga cho biết thêm. (Nhân dân, trang 5; Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Đình chỉ năm bác sĩ và điều dưỡng của BVĐK tỉnh Hòa Bình

Ngày 16-5, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình Trần Quang Khánh đã có văn bản gửi Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình về việc đình chỉ năm bác sĩ và điều dưỡng viên của BVĐK tỉnh.

Năm cán bộ gồm: một bác sĩ Phó Trưởng Khoa nội tổng hợp và hai điều dưỡng viên; một bác sĩ trưởng Khoa sơ sinh và một điều dưỡng trưởng Khoa sơ sinh. Năm viên chức bị tạm đình chỉ để phục vụ công tác điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Hòa Bình.

Trước đó, vào ngày 11-5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã quyết định khởi tố năm bị can là bác sĩ và điều dưỡng viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ngày 12-1, Phòng an ninh Kinh tế (PA81) Công an tỉnh Hòa Bình bắt quả tang một số viên chức làm việc tại BVĐK tỉnh Hòa Bình đang có hành vi tuồn thuốc bảo hiểm y tế ra ngoài để bán cho đối tượng bên ngoài.

Các viên chức trên đã lập hồ sơ bệnh án khống, nâng khống số ngày điều trị để gian lận bảo hiểm y tế với số tiền hơn 700 triệu đồng. Ngày 7-2, cơ quan CSĐT (PC44) Công an tỉnh Hòa Bình ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23/PC44 về tội Gian lận bảo hiểm được quy định tại điều 215 Bộ luật hình sự năm 2015 để tiến hành điều tra. Trong quá trình điều tra, xét thấy hành vi lập khống hồ sơ bệnh án của các bác sĩ Khoa nội tổng hợp và Khoa sơ sinh BVĐK tỉnh Hòa Bình thực hiện năm 2017, tại thời điểm bộ luật hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực. Do đó, hành vi trên của các đối tượng đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại điều 281 – Bộ luật hình sự năm 1999. Đến ngày 7-5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23/PC44 thành khởi tố vụ án về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS năm 1999 (nay là điều 356 BLHS năm 2015). Hiện năm bị can bị cấm đi khỏi nơi cư trú. (Nhân dân, trang 5).

 

Nắng nóng đầu hè, cảnh giác bệnh ở người già và trẻ nhỏ

Trước tình hình nắng nóng gay gắt những ngày đầu hè, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới ngày 17-5, bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Tim Hà Nội) cho biết, một vài ngày gần đây, lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch nhập viện tăng nhẹ so với thời điểm bình thường, nhưng cũng có trường hợp nặng. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 40-50 ca bệnh nặng như suy tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não…Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, thời tiết mát, tình trạng sức khỏe bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ ổn định hơn. Ngược lại, thời tiết nắng nóng lại gây trở ngại lớn, đặc biệt với người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Có trường hợp, bệnh nhân vừa xuất viện đã tái nhập viện do khó thở, mất nước. Do vậy, những ngày thời tiết nắng nóng, người cao tuổi cần uống nước thường xuyên, bổ sung thêm hoa quả để đủ lượng vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, cần tránh ra nắng trong khoảng từ 10h đến 16h, bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao... 

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, nắng nóng cũng khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng nhẹ từ 10 đến 15% so với ngày bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận từ 3.200 đến 3.500 bệnh nhi đến khám, chủ yếu là các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Để ứng phó với nắng nóng, bệnh viện đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh… 

Còn tại Khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba), lượng bệnh nhi đến khám giảm so với những ngày bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi của bệnh viện cảnh báo, bình thường, sau mỗi đợt nắng nóng, lượng bệnh nhi sẽ tăng lên, nhưng vì ngại nắng nóng nên phụ huynh chưa đưa con đi khám; khi thấy bệnh nặng họ mới cho con nhập viện. Bác sĩ này lưu ý, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc tại hiệu thuốc vì nhiều nhà thuốc thường kê kháng sinh ngay cho trẻ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

* Ngày 17-5, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) cho biết: Trong ngày 16-5, sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố đã đạt 64,6 triệu kWh, đây là mức tiêu thụ điện trong ngày cao nhất từ đầu năm. Sản lượng điện tiêu thụ bình quân các ngày đầu tháng 5-2018 (tính đến ngày 16-5) đã tăng 21% so với tháng 4-2018. EVN HANOI khuyến cáo, tình trạng nắng nóng gay gắt còn kéo dài sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện. Vì vậy, khách hàng cần sử dụng điện tiết kiệm, hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm (từ 11h đến 14h và từ 18h đến 23h). Khi sử dụng điều hòa, người dân chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, bảo đảm tiết kiệm điện, góp phần giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ, gây sự cố gián đoạn cung cấp điện. Nhờ thực hiện tốt nhiều giải pháp, đến nay, việc vận hành và cung cấp điện trên địa bàn thành phố vẫn bảo đảm yêu cầu đặt ra.

* Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwaco) cho biết, việc cấp nước sạch cho các khu vực thuộc công ty quản lý vẫn diễn ra bình thường, không xảy ra sự cố. 

Tương tự, thông tin từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, việc cấp nước sạch trên địa bàn thành phố ổn định. Đơn vị chưa nhận được phản ánh nào về việc mất nước sinh hoạt của người dân. (Hà Nội mới, trang 1; Sức khỏe & Đời sống, trang 4).

 

Bệnh viện Việt-Đức khánh thành khu nhà trọ giá rẻ cho người nhà bệnh nhân

Ngày 16-5, tại Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức tổ chức khánh thành khu nhà nghỉ trọ cho người nhà bệnh nhân và công trình đường trên cao có mái che phục vụ việc vận chuyển bệnh nhân nằm trên cáng. Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức luôn trong tình trạng đông bệnh nhân và thường có hơn 10.000 người ra vào mỗi ngày. 

GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức cho biết, mỗi người bệnh có từ 2 đến 4 người nhà đi theo. Do đó, người nhà bệnh nhân thường phải thuê nhà ở ngoài với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày đêm. Với những gia đình phải trông bệnh nhân lâu dài sẽ gặp khó khăn về kinh tế. 

Xuất phát từ thực tế đó, bệnh viện xây dựng khu nhà nghỉ trọ 2 tầng có tổng diện tích 800m2 gồm 224 giường nằm. Khi ở trong nhà trọ của bệnh viện, mỗi người nhà bệnh nhân chỉ phải nộp 15.000 đồng/ngày đêm nhưng được nằm nghỉ, tắm giặt, có phòng vệ sinh sạch sẽ, phòng có hệ thống làm mát, quạt và thiết bị chiếu sáng. 

“Chúng tôi sẵn sàng bù lỗ với mong muốn góp phần giảm bớt nỗi vất vả cho người nhà bệnh nhân”, GS.TS Trần Bình Giang nói.

Cùng với khu nhà trọ, bệnh viện cũng đưa vào hoạt động công trình đường trên cao có mái che dài 135m, nối từ tầng 2 các khoa điều trị đến khu mổ và ghép tạng để phục vụ việc vận chuyển bệnh nhân được nhanh chóng và an toàn hơn. Tổng kinh phí xây dựng 2 công trình này là hơn 11 tỷ đồng, do bệnh viện tự đầu tư. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Khởi động cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018”

Cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” đã được Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) phối hợp Hội tin học Việt Nam phối hợp tổ chức khởi động chiều 17- 5 tại Hà Nội.

Đây là lần đâu tiên, một cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế được tổ chức nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh, hướng tới cách mạng 4.0 trong lĩnh vực y tế.

Theo ban tổ chức, cuộc thi năm nay sẽ hướng tới các mục tiêu đánh giá chất lượng các sản phẩm phần mềm đã triển khai tại Việt Nam; đồng thời góp phần hoàn thiện quy định về các sản phẩm công nghệ thông tin y tế và giúp các cơ sở y tế lựa chọn được những phần mềm phù hợp để triển khai.

Đây cũng chính là cơ sở để hướng tới việc kết nối, liên thông thông tin y tế trong toàn ngành y tế trong tương lai, hướng tới một hệ thống quản lý thông tin y tế hiệu quả, minh bạch và chất lượng.

Được biết, để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngoài các giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích, cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” sẽ xem xét trao giải xuất sắc nhất theo từng nhóm sản phẩm dự thi, bao gồm các nhóm sản phẩm về phần mềm: quản lý bệnh viện (HIS), bệnh án điện tử (EMR), quản lý xét nghiệm (LIS), lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACs), quản lý hoạt động trạm y tế xã (HCIS).

Các cá nhận hoặc tổ chức, doanh nghiệp có sản phẩm đã triển khai tại Việt Nam phù hợp yêu cầu của cuộc thi đều có thể tham gia dự thi giải thưởng “Y tế thông minh năm 2018”.

Theo PGS, TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế), việc ứng dụng CNTT trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển y tế điện tử trong thời gian tới. Bên cạnh xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu chuyên môn về CNTT y tế thì đến nay ngành y tế đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình ứng dụng CNTT tại các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; hoàn thành kế hoạch triển khai Dịch vụ công trực tuyến (100% dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 được Chính phủ giao); xây dựng được chín phần mềm ứng dụng trong ngành y tế...

Đáng chú ý, đến nay có 99,5% cơ sở khám bệnh trên cả nước đã ứng dụng CNTT phục vụ việc kết nối, chuyển dữ liệu giám định và thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) cho cơ quan giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hiện một số bệnh viện đã tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác khám, chữa bệnh, quản lý y tế, và bước đầu đạt được một số thành quả nhất định. (Sức khỏe & Đời sống, trang 6).

 

Lần đầu tiên một cụ già 104 tuổi được phẫu thuật gãy xương, thay khớp háng

Cụ bà Lê Thị Tiến (104 tuổi, ở Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa trở thành bệnh nhân cao tuổi nhất được phẫu thuật gãy xương, thay khớp háng bán phần tại Bệnh viện Việt Đức từ trước đến nay. Ngày 17-5, bệnh nhân Lê Thị Tiến đã được các bác sĩ Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức tái khám sau hơn 2 tuần phẫu thuật thay khớp háng bán phần. Trước đó, bệnh nhân này bị ngã gãy xương tại nhà, được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, bệnh nhân được chỉ định thay khớp háng bán phần.

Do đây là một ca khó vì bệnh nhân tuổi đã cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể gặp phải vấn đề tim mạch, teo não, loãng xương..., vì vậy, Viện Chấn thương chỉnh hình đã tổ chức hội chẩn liên khoa. Sau khi đánh giá tình hình sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy, bệnh nhân có thể mổ được.

Ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi. Sau ca phẫu thuật, hiện tại sức khoẻ của bà tiến triển rất tốt. Bà đã tập ngồi dậy và tự đi men vài bước theo thành giường.

Thông tin từ Bệnh viện Việt Đức cho biết, cụ bà Lê Thị Tiến cũng chính là bệnh nhân cao tuổi nhất từng được phẫu thuật gãy xương tại đây. Dự kiến sau một tháng đánh giá lại lực cơ chân, bệnh nhân có thể đi lại được như bình thường.

Theo bác sĩ Lưu Danh Huy, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức, với bệnh nhân cao tuổi khi bị ngã gãy xương nếu không tiến hành mổ sẽ là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân chỉ nằm một chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề về viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm loét điểm tỳ đè. (An ninh Thủ đô, trang 9).

 

Tái tạo toàn bộ mũi, má cho bệnh nhân ung thư da kích thước lớn

Các bác sĩ khoa Ngoại đầu cổ - Bệnh viện K vừa phẫu thuật tái tạo toàn bộ mũi, má cho nam bệnh nhân mắc ung thư da với khối u kích thước rất lớn. Bệnh nhân là ông Lương Xuân Q. (61 tuổi, ở Yên Bái). Cách đây 5 năm, ông Q. thấy xuất hiện khối u lạ trên vùng mũi bên phải. Ban đầu u có kích thước nhỏ khoảng 1x1cm nhưng sau đó ngày càng lớn dần, loét da chảy máu gây đau và khó chịu. Thời gian gần do thấy khối u quá lớn, tình trạng bị chảy máu diễn ra thường xuyên nên bệnh nhân mới đi khám và điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh rồi được chuyển xuống Bệnh viện K.

Tại đây, sau khi thăm khám, bệnh nhân được xác định có khối u da có kích thước lớn 7x9cm chiếm toàn bộ mũi (sống mũi, sườn bên sống mũi 2 bên, đầu mũi, cánh mũi 2 bên) và 1/3 má, mi dưới bên phải. U có ranh giới không rõ, nổi cục trên mặt da và có nhiều ổ loét, dễ chảy máu, nhiễm trùng.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy, chưa có di căn xaung thư da vùng mũi, má phải. Khối u không chỉ gây đau đớn mà còn mất tính thẩm mỹ, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều trở ngại, mặc cảm trong công việc cũng như cuộc sống.

Sau khi hội chẩn kỹ càng, các bác sĩ  Khoa Ngoại Đầu cổ quyết định phẫu thuật cắt rộng tổn thương và tạo hình tái tạo toàn bộ mũi, má cho bệnh nhân Lương Xuân Q.

Ca phẫu thuật được thực hiện ngày 10-5. Sau khi cắt u để lại 1 khuyết da rất lớn khoảng 9x9 cm ở mặt, các bác sĩ đã tiến hành tạo hình vùng má bằng cách sử dụng một vạt da lấy từ má bên phải xoay sang để che khuyết tổn vùng má và mi dưới. Riêng vùng mũi khuyết da đã được tạo hình bằng vạt da trán bên phải.

Hiện 1 tuần sau ca phẫu thuật tạo hình, bệnh nhân đã hồi phục và được ra viện. Giờ đây, bệnh nhân không còn mặc cảm với khuôn mặt bị bệnh của mình. (An ninh Thủ đô, trang 9, Sức khỏe & Đời sống, trang 4).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang