Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 19/2016

  • |
T5g.org.vn - Khám, phát thuốc miễn phí cho 1.200 người dân tộc thiểu số; Tình người nơi bệnh viện; Một người chết, 20 người nhập viện sau khi ăn bánh mì; Giá thuốc cắt cổ, người giàu cũng khóc...

Khám, phát thuốc miễn phí cho 1.200 người dân tộc thiểu số

Ngày 18-6, Ban Dân tộc TP Hà Nội phối hợp với Thành đoàn, Sở Y tế tổ chức khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc miền núi trên địa bàn thành phố.

45 y, bác sĩ trẻ Thủ đô đã về địa phương khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.200 người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại 6 xã miền núi trên địa bàn huyện Thạch Thất, Quốc Oai và Chương Mỹ.

 Nhân dịp này, Thành đoàn và Ban Dân tộc thành phố trao tặng 300 suất quà cho 300 học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Hai đơn vị cũng đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động, giai đoạn 2016-2017, tiếp tục tổ chức hoạt động khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc miền núi. (* Hà Nội mới (trang 1))

Tình người nơi bệnh viện

Thời gian gần đây bố tôi hay mệt mỏi, chán ăn, người sút hẳn. Hôm trước, tại buổi lễ thượng thọ của ông nội, ai cũng bảo bố tôi xanh quá. Cả bố và mẹ tôi bắt đầu thấy sốt ruột, lo lắng. Mẹ quyết định đưa bố đi khám tổng thể. Các bác sĩ nói rằng bố tôi bị ung thư dạ dày giai đoạn 2, phải phẫu thuật ngay.

Bố tôi được phẫu thuật tại bệnh viện, đó là khoảng thời gian đầy ắp lo âu của từng thành viên trong đại gia đình. Nhưng chưa hết, sau khi ra viện, bố tôi phải điều trị bằng hóa chất ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Trong bệnh viện có biết bao hình ảnh đáng thương, khiến tôi cũng như những người đến chăm bệnh nhân đều thấy bùi ngùi thương cảm. Bên cạnh giường bố tôi nằm là một cậu bé bị ung thư xương. Cậu kêu rên suốt đêm ngày. Ở giường sát cửa sổ là một bạn gái học lớp 11 bị ung thư sắc tố, trông bạn như một bộ xương biết đi vậy. Rồi là một phụ nữ còn rất trẻ, đang có thai bốn tháng, bị ung thư tuyến giáp. Cô cố gắng điều trị để có thể giữ lấy đứa con trong bụng, mặc cho những cơn đau khiến cô suốt ngày ôm bụng và nôn khan, trông tội nghiệp vô cùng.

Có lẽ, chính nơi đây đã giúp tôi hiểu rõ nhất về giá trị của tình cảm con người. Hằng ngày, các y, bác sĩ thực hiện nhiều lượt thăm khám cho bệnh nhân. Những lúc đó, ở họ, dễ thấy ánh mắt chăm chú theo dõi từng biểu hiện trên khuôn mặt của người bệnh. Họ cho thuốc khi người bệnh đau, động viên bệnh nhân cố gắng ăn uống. Người nhà bệnh nhân chăm chăm dõi theo những giọt hóa chất chảy vào cơ thể người thân, cảm thấy như chúng đang đốt cháy chính bản thân mình. Không chỉ các bác sĩ và người nhà bệnh nhân, cộng đồng xã hội cũng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ nỗi đau với người bệnh. Ba lần trong một tuần, các sư thầy của ngôi chùa gần đó đều đặn mang cháo đến bệnh viện, phát miễn phí cho mọi người...

Bố tôi may mắn, chỉ phải điều trị tại bệnh viện 4 tuần. Quãng thời gian chăm sóc bố trong bệnh viện đó đã cho tôi bài học thực tế về tình người sâu lắng. Tôi đã cảm nhận điều đó bằng trái tim mình. (* Hà Nội mới (trang 6))

Cùng chủ đề Báo Thanh niên trang 4: “Khám bệnh, cấp thuốc cho dân làng miền núi”

Một người chết, 20 người nhập viện sau khi ăn bánh mì

Chiều 18-6, bệnh nhân Huỳnh Thị Thu Ngân (26 tuổi, quê Ninh Thuận, tạm trú xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã tử vong sau 3 ngày điều trị.

Trước đó, tối 15-6, bệnh nhân có ăn bánh mì mua tại một tiệm ở xã Hiệp An (huyện Đức Trọng) và uống nước bò húc, 2 giờ sau thì bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, đưa đưa đến trạm y tế điều trị nhưng không khỏi nên phải chuyển bệnh viện trong tình trạng đau bụng từng cơn,  được chẩn đoán nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.

Ngày 17-6, bệnh nhân bị lơ mơ, phù não, được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải và theo dõi viêm não; đến 21 giờ cùng ngày có cơn ngưng thở, phải thở máy. Sáng 18-6, bệnh nhân mê sâu, thở máy và tử vong vào chiều cùng ngày.

Ngoài ra, trong vòng 3 ngày qua, hơn 20 người khác ở cùng xã với nạn nhân Ngân cũng phải nhập viện điều trị sau khi ăn bánh mì.  (* Tiền phong, Sài Gòn giải phóng (trang 7))

Báo Thanh niên trang 5: “Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì thịt ”

Làm rõ việc bác sĩ xúc phạm nhà báo trên facebook

Ngày 18-6, phản ứng trước việc một bác sĩ ở TPHCM là chủ tài khoản facebook mang tên B.N.T có những lời bình luận, mạt sát nhà báo, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế TPHCM yêu cầu kiểm tra làm rõ, xử lý vụ việc này, đồng thời báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý về Bộ Y tế, các cơ quan liên quan và sớm thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng.

Ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, bước đầu đại diện Sở Y tế TPHCM đã có báo cáo qua điện thoại liên quan đến vụ việc phát ngôn mạt sát nhà báo trên facebook của bác sĩ có tài khoản mang tên B.N.T.

Theo đó, qua rà soát của Sở Y tế TPHCM cho thấy, hiện nay bác sĩ trên không còn công tác tại các cơ sở y tế công lập của thành phố. Sở Y tế TPHCM cũng khẳng định ý kiến của tài khoản B.N.T chỉ là ý kiến cá nhân, không đại diện cho đại đa số cán bộ y tế thành phố đang chăm lo cho sức khỏe của nhân dân và luôn coi công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân là nghĩa vụ thiêng liêng của chính mình. Sở Y tế TPHCM cũng thông tin khẳng định hoàn toàn không đồng ý với bình luận của chủ tài khoản B.N.T trên facebook. Bác sĩ trên sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về các phát biểu của mình khi tham gia các mạng xã hội, nhất là những lời mạt sát đã đăng tải trong những ngày qua.

Trước đó, trên mạng xã hội facebook, nhiều nhà báo đã bức xúc về bình luận của tài khoản facebook mang tên B.N.T. với nội dung: “Giá mà cả ngành báo này yên nghỉ thì cái xã hội này sẽ đỡ điên loạn”. Chủ tài khoản này còn viết thêm “… tối nay đi trực mà gặp nhà báo ngừng tim thì tôi sẽ theo ý trời…”. Cũng trong status trên, B.N.T. không tiếc lời chê bai, xúc phạm các nhà báo. (* Tiền phong, Sài Gòn giải phóng (trang 7))

Giá thuốc cắt cổ, người giàu cũng khóc

Chỉ trong vòng một ngày phát động đã có gần 28.000 người ký tên vào kiến nghị giảm giá thuốc của Tổ chức Thầy thuốc thế giới.

Tổ chức Thầy thuốc thế giới ở Pháp vừa phát động chiến dịch truyền thông nhằm đánh động dư luận về chuyện một số hãng dược phẩm bán thuốc mới điều trị ung thư hay viêm gan C với giá quá cao.

Là nước tiên tiến G7 nhưng Pháp cũng không chịu nổi giá thuốc cao ngất ngưởng.

Giá trên trời

Chiến dịch mang tên “Chi phí cuộc sống” trước đây dự kiến được tiến hành bằng cách quảng bá 12 nội dung trên bảng quảng cáo ngoài trời.

Nội dung quảng bá gồm các câu khẩu hiệu gây sốc như: “Bệnh bạch cầu mang lại lãi ròng trung bình 20.000%”, “Chính xác bệnh ung thư tế bào hắc tố là gì? Đó là 4 tỉ euro doanh số”, “Mỗi năm bệnh ung thư ở Pháp mang lại 2,4 tỉ euro”.

Phía dưới khẩu hiệu là lời kêu gọi: “Hãy ký kiến nghị giảm giá thuốc tại địa chỉ www.leprixdelavie.com”.

Do nội dung quảng cáo đụng chạm đến các hãng dược phẩm nên các công ty quảng cáo chạy làng. Đầu tuần này, Tổ chức Thầy thuốc thế giới xúc tiến chiến dịch truyền thông trên Internet và mạng xã hội.

Tổ chức này giải thích chi phí điều trị bằng thuốc điều trị viêm gan C Sofosbuvir trong 12 tuần cho mỗi bệnh nhân tốn 41.000 euro trong khi giá sản xuất chỉ 100 euro (theo nghiên cứu của tiến sĩ Andrew Hill ở Đại học Liverpool).

Tương tự là thuốc Glivec điều trị ung thư bạch cầu. Chi phí điều trị tốn 40.000 euro/năm/bệnh nhân trong khi chi phí sản xuất chỉ 200 euro.

Giá thuốc cao tất nhiên bảo hiểm xã hội không trả nổi. Bác sĩ Françoise Sivignon (chủ tịch tổ chức này) nhận xét: “Chính quyền đã để các hãng dược phẩm quy định giá thuốc là bỏ qua nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân”.

Bà kêu gọi bộ trưởng y tế phải hành động theo hướng không để thị trường ấn định luật mà phải là nhà nước.

Ngay sau đó, báo Le Monde đưa tin Tổ chức các doanh nghiệp dược phẩm (LEEM) ở Pháp đã phát thông cáo báo chí chỉ trích chiến dịch truyền thông kể trên là “tuyên truyền dối trá”.

LEEM nhấn mạnh chiến dịch này đã cư xử bất công không chỉ với các hãng dược đang nghiên cứu giảm nhẹ bệnh ung thư mà còn với nhiều triệu bệnh nhân đang chống chọi bệnh tật.

Trước đây, yếu tố xác định giá thuốc phụ thuộc vào chi phí nghiên cứu và phát triển. Còn bây giờ, giáo sư Jean-Paul Vernant nhận xét: “Chi phí nghiên cứu chỉ chiếm chưa tới 15% trong khi chi phí tiếp thị chiếm tối thiểu gấp đôi”.

Báo Libération ghi nhận giá thuốc tăng do hai yếu tố. Đầu tiên, giá tăng do lập luận từ các hãng dược phẩm lớn.

Hãng dược Gilead của Mỹ giải thích trong thuốc mới điều trị viêm gan C có các phân tử chống xơ gan và ung thư gan nên không cần nằm viện. Giáo sư Jean-Paul Vernant phân tích đây là lập luận phi lý bởi nếu thế thì cách đây vài năm giá văcxin ngừa bại liệt ắt phải cao ngất ngưởng.

Yếu tố thứ hai là giá thuốc được ấn định căn cứ khả năng chi trả của người mua. Cách đây năm năm, mỗi bệnh nhân phải tốn 30.000 USD mỗi năm để sử dụng thuốc điều trị bệnh ung thư bạch cầu.

Năm ngoái, chi phí này tăng lên 80.000 USD ở Mỹ chỉ vì bệnh nhân ở Mỹ đủ khả năng thanh toán. Trong khi đó, trước kia bào chế các phân tử mới rất tốn kém vì thời gian phát triển kéo dài, còn nay do tiến bộ kỹ thuật nên thời gian bào chế rất nhanh.

Hồi tháng 4, Hiệp hội Quốc gia chống ung thư ở Pháp đã trình kiến nghị đề nghị giảm giá thuốc.

Hiệp hội đưa ra ví dụ: Mỗi bệnh nhân điều trị ung thư tế bào hắc tố ở Pháp mỗi năm tốn hơn 100.000 euro cho thuốc Keytruda. Chi phí điều trị này gấp ba lần thu nhập bình quân hộ gia đình ở Pháp.

Trước đó giữa tháng 3, 110 chuyên gia nghiên cứu ung thư đã đăng kiến nghị trên báo Le Figaro phản đối giá thuốc cao. Còn tại Mỹ hồi năm ngoái, khoảng 100 bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng đã kiến nghị đề nghị giảm giá thuốc điều trị ung thư. (* Tuổi trẻ (trang 24))

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang