Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 20/11/2023

  • |
T5g.org.vn - Bệnh hô hấp tăng đột biến tại TP.HCM; Nỗ lực ngăn chặn dịch tả heo châu Phi; Vận động kết hôn trước 30 tuổi: Lo “gánh nặng” bản thân, có thể tạo gánh nặng cho xã hội

 

Bệnh hô hấp tăng đột biến tại TP.HCM

Theo báo cáo của các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tình hình bệnh hô hấp khám và nhập viện có sự gia tăng đột biến, kể số ca tử vong cũng gia tăng. Các bệnh viện kín mít bệnh nhân hô hấp.

Theo đó, 10 tháng đầu năm 2023, 4 bệnh viện đã tiếp nhận hơn 238.000 ca khám bệnh hô hấp. Từ tháng 1 - 9, trung bình mỗi tháng có từ 18.000 - 23.000 ca khám, nhưng đến tháng 10 số ca tăng đột biến lên đến 35.300 ca khám.

Số ca bệnh hô hấp nhập viện trong 10 tháng đầu năm 2023 là gần 39.400 ca. Tháng 2 là thấp điểm nhất với 2.700 ca nhập viện. Các tháng cao điểm là tháng 5, 6, có từ 4.000 - 4.600 ca. Nhưng đến tháng 10 số ca bệnh hô hấp nhập viện tăng đột biến lên đến hơn 5.800 ca.

Số ca bệnh hô hấp gia tăng kèm theo đó là số ca tử vong cũng gia tăng. 10 tháng đầu năm, tại các bệnh viện tổng số ca bệnh hô hấp tử vong là 223 ca. Tháng có số ca tử vong thấp nhất là tháng 2 và 6, mỗi tháng tử vong 14 ca. Đến tháng 10 số ca bệnh hô hấp tử vong tăng lên đến 36 ca, cao nhất từ đầu năm đến nay.

Theo các chuyên gia, thông thường các tác nhân gây bệnh hô hấp những năm trước là vi rút Adeo, RSV, cúm…

TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hằng năm bệnh hô hấp diễn ra vào mùa mưa, từ tháng 8 - 10 và đầu tháng 11 là đỉnh cao. Nhưng năm nay đặc biệt là bệnh diễn tiến kéo dài đến cuối tháng 11 và sang tháng 12 mới có thể giảm.

Nguyên nhân có thể có sự trùng lắp giữa tác nhân gây bệnh hô hấp và tác nhân gây dịch bệnh khác như cúm. Thực tế khá nhiều bệnh nhân có triệu chứng cúm như ho, sốt và sổ mũi.

Có rất nhiều chủng vi rút gây bệnh hô hấp, vi rút cúm là 1 trong những chủng gây ra. Đặc biệt ở trẻ em thường gặp là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), vi rút này đặc biệt gây bệnh ở trẻ dưới 2 tuổi là bệnh viêm tiểu phế quản (chiếm 90%).

TS-BS Tuấn nói và khuyến cáo biện pháp phòng bệnh chính vẫn là rửa tay vì bệnh thường lây qua bàn tay nhiễm bẩn. Thứ đến là bảo vệ trẻ em tránh sự tác động của sự thay đổi thời tiết nắng, mưa. Tiêm chủng đầy đủ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước..

Trước tình hình bệnh nhi hô hấp nhiều, số ca bệnh ở các tỉnh vào TP.HCM chiếm từ 40 - 50%, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị lấy mẫu tìm nguyên nhân gây bệnh hô hấp năm nay. Hiện đang chờ kết quả phân tích (Thanh niên, trang 4).

 

Nỗ lực ngăn chặn dịch tả heo châu Phi

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024 nhưng người nuôi heo trên cả nước hiện rất e ngại tái đàn để phục vụ thị trường tết, do dịch tả heo châu Phi (DTHCP) đang bùng phát trên diện rộng. Trong khi đó, tại nhiều địa phương, việc triển khai các giải pháp phòng ngừa bệnh dịch rất lơ là, thiếu quyết liệt.

Dịch bùng phát trên diện rộng

Giữa tháng 10 vừa qua, 10 con heo của một hộ chăn nuôi tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) bất ngờ đổ bệnh và chết. Ngành thú y tỉnh Long An lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện có virus gây bệnh DTHCP. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã cho tiêu hủy toàn bộ số heo còn lại trong đàn với tổng trọng lượng 4.620kg.

Tại Tiền Giang, từ ngày 21-10 đến nay, ở xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo) xuất hiện 15 ổ DTHCP với tổng đàn heo 6.500 con. Qua phân loại, xét nghiệm, ngành chức năng địa phương đã tiêu hủy 300 con (trọng lượng 16 tấn). Còn tại Hà Tĩnh, từ cuối tháng 10 đến nay, ngành chức năng cũng đã tiêu hủy gần 50 con heo bị DTHCP với tổng trọng lượng hơn 4.000kg tại 3 huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ và Nghi Xuân.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước xảy ra 481 ổ dịch tại 44 tỉnh, thành phố. Theo đó, hơn 18.100 con heo buộc phải tiêu hủy để cô lập các ổ dịch, dù vậy tại các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắk Lắk, Sơn La, Nghệ An... mầm dịch vẫn tồn tại dai dẳng, chưa khống chế hoàn toàn. Đáng ngại hơn, từ đầu tháng 11 đến nay, ổ dịch đã xuất hiện thêm ở nhiều địa phương khác như: Tiền Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Quảng Trị... Một số nơi, heo bị nhiễm dịch nên người dân “bán tháo chạy dịch”, càng khiến giá heo hơi rớt mạnh. Ở Nghệ An xuất hiện tình trạng vứt xác heo chết trôi nổi ra kênh, mương… khiến dịch bệnh có nguy cơ lan rộng hơn.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết, DTHCP đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương, bùng phát trên diện rộng trong cả nước. “Tại miền Bắc, thời tiết liên tục thay đổi, các đợt rét đậm bắt đầu xuất hiện; ở miền Nam, tình trạng gia tăng mua bán, vận chuyển heo lậu (không qua kiểm dịch) dịp cuối năm, tạo điều kiện để virus phát triển. Đây là các yếu tố có thể khiến DTHCP diễn biến phức tạp trong thời gian tới”, ông Minh nhận định.

Mặc dù hầu hết các ổ DTHCP đã được chính quyền, ngành chức năng các địa phương phát hiện sớm, không để lây lan trên diện rộng, nhưng từ thực tế cũng đã phần nào ảnh hưởng đến việc tái đàn heo phục vụ thị trường tết. Ông Nguyễn Văn Tư, chủ trại heo ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, chia sẻ: “Dù dịch bệnh chưa xuất hiện trên địa bàn nhưng để an toàn, dịp tết năm nay gia đình tôi chỉ tái đàn một nửa so với mọi năm, chủ yếu để giữ mối các thương lái uy tín”.

Còn bà Trần Thị Huệ, chủ hộ nuôi heo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, cho hay: “DTHCP diễn biến phức tạp, nguồn cung dịp tết có thể giảm, khi đó giá heo sẽ tăng cao. Tuy nhiên, gia đình tôi không dám mạo hiểm, hiện đang kêu gọi thương lái đặt cọc thu mua với giá hiện tại”.

Theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, trước diễn biến phức tạp của DTHCP, hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn chưa mạnh dạn tái đàn, vì lo sợ mầm bệnh còn ngoài môi trường. Số ít các hộ tái đàn chủ yếu ở mức nuôi thăm dò (khoảng hơn 10% so với trước đây) (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

 

Vận động kết hôn trước 30 tuổi: Lo “gánh nặng” bản thân, có thể tạo gánh nặng cho xã hội

Trao đổi với PV Dân Việt, bác sĩ Mai Xuân Phương, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế), có một thực tế hiện nay nhiều người trẻ đang ngại kết hôn. Phụ nữ "lười, ngại và sợ" đẻ khá phổ biến.

Vì sao nam, nữ nên kết hôn trước 30 tuổi?

Mới đây, bài viết có nội dung "Vận động nữ, nam thanh niên không kết hôn muộn. Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi" được đăng trên fanpage Thông tin Chính phủ đã thu hút lượt tương tác "khủng" khi nhận hơn 178.000 lượt yêu thích, 129.000 bình luận, gần 48.000 chia sẻ.

Trao đổi với PV Dân Việt, bác sĩ Mai Xuân Phương, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho biết, việc vận động, khuyến khích nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi là điều rất đúng đắn. 

Theo ông Phương, hiện nay cả nước có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, 21 tỉnh có mức sinh thấp, 9 tỉnh mức sinh thay thế, thậm chí tỉnh có mức sinh thay thế hiện nay đang nguy cơ sẽ trở thành mức sinh thấp. Chính vì vậy việc khuyến khích nam, nữ nên kết hôn và có con trước 30 tuổi là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ông cho rằng, việc này sẽ góp phần thành công chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, đảm bảo bền vững đất nước về quyền con người. 

"Nhưng quan trọng hơn bao giờ hết để lấy vợ, chồng trước 30 tuổi có liên quan rất nhiều đến công tác hôn nhân. Để kiếm được người vợ, chồng ở độ tuổi này thì kinh tế, trải nghiệm và hành trang cần thiết cho chặng đường rất cần cho việc lấy nhau thời điểm này. Hậu quả của việc kết hôn muộn, cái tôi độc thân rất lớn, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dân số", ông Phương nói.

Ông Phương cho hay, việc kết hôn trước 30 tuổi không có nghĩa là lập gia đình sớm. Về góc độ chuyên môn, ông cho rằng nam nữ nên kết hôn thời điểm 25-26 tuổi chứ không phải theo quy định của luật pháp đủ 18 tuổi. 

"Tuổi 18, 20 chưa hoàn thiện về mặt sinh học của người cha, người mẹ. Đẻ con ra có nhiều bất cập. Thứ 2, kinh tế của 2 nhân vật nam, nữ rất khó khăn khi công việc, nhà cửa chưa có. Ngay cả việc trách nhiệm, kinh nghiệm làm cha mẹ chưa đầy đủ. Vì vậy các bạn trẻ không nên lấy sớm quá. 18 tuổi là dấu mốc quan trọng để mỗi người bước sang một giai đoạn mới tự lập hơn, đến năm 30 tuổi quá trình cho nam nữ hoàn thiện về bản thân như: sinh học, kinh tế, nhà cửa, thu nhập… Nhiều người có quan niệm sai lầm đó là cưới trước 30 sẽ không đảm bảo hôn nhân sau này là không đúng", ông Phương nhấn mạnh.

Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục cũng nêu ra những lý do vì sao nên lấy vợ chồng trước 30 tuổi. Theo ông, phụ nữ ở giai đoạn 20-30 tuổi là giai đoạn đẹp nhất cuộc đời. Thời điểm đó về nhan sắc, trẻ trung các cô gái có nhiều cơ hội để lựa chọn bạn đời khi nhiều chàng trai vây quanh. Phụ nữ ở độ tuổi này có thể giành được cả sự chủ động trong tình yêu, tự mình đặt trong bàn cân mà có cơ hội được lựa chọn. Đó là lợi thế của người phụ nữ ở độ tuổi này. Họ có cơ hội lựa chọn chàng trai phù hợp với mình nhất. 

Thứ 2, trước 30 tuổi trai hay gái sức khoẻ đều sung mãn, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Họ tạo ra đứa trẻ thông minh kế thừa được di truyền của cả vợ và chồng. 

"Ở độ tuổi này đa số họ sinh nở ra những đứa trẻ thông minh, hầu như không có chuyện tai nạn sản khoa. Sau 30 tuổi đàn ông không tránh khỏi thay đổi về sinh lý. Phụ nữ cũng vậy việc sinh con gặp khó khăn, thậm chí nguy cơ vô sinh càng cao, xác xuất mang thai càng ngày càng thấp, dị tật bẩm sinh ngày càng lớn do trẻ em bị khuyết tật", ông Phương chia sẻ.

Thứ 3, theo ông Phương nếu không lấy trước 30 tuổi thì kỳ vọng của mỗi người về hôn nhân sẽ bị cảm giác tiêu cực tác động, chi phối. Ngoài 30 tuổi, khi chúng ta càng thực tế trong tình yêu hôn nhân thì càng lấy muộn, thậm chí khó lấy. 

"Lúc đó không phải tình yêu đẹp đẽ mà nhiều khi đang ổn định công việc, người bạn đời có cơ hội tương xứng với mình thì họ đã có vợ, có chồng hết… dẫn đến thiệt thòi dòng chảy cảm xúc rất lớn nếu kết hôn sau 30 tuổi. Thứ 4, phụ nữ càng trải qua các mối tình, mức độ chấp nhận của đàn ông càng ngày càng thấp. Phụ nữ sau 30 tuổi chưa kết hôn thường trải qua rất nhiều cảm xúc và mất hứng thú trong tình yêu. Họ rất khó yêu, khó lấy, không tin vào đàn ông. Thậm chí nghĩ một số vấn đề tiêu cực như chuyện mẹ chồng nàng dâu, chồng vũ phu, rượu bia, cờ bạc, hướng ngoại nhiều hơn hướng nội…", ông Phương phân tích.

Vị chuyên gia này cũng cho hay, nếu kết hôn trước 30 tuổi có lợi thế rất lớn đó là có cơ hội cạnh tranh việc làm. Nếu nam, nữ ổn định khoảng thời gian từ 22 đến 27 tuổi khi kết hôn sẽ rất hợp lý, đến 30 tuổi ổn định gia đình, con cái tập trung cho sự nghiệp. Nếu sau 30 tuổi mới kết hôn sẽ mất một giai đoạn sinh nở, thời gian có lợi nhưng công việc ngày càng khó khăn. 

Ông cũng cho rằng: "Ngày càng nhiều thạc sĩ, bác sĩ kết hôn rồi mới có con trong quá trình học đó là điều sai lầm. Chu trình tuần hoàn thế hệ sau mà cụ thể nếu kết hôn trước 30 tuổi, bố mẹ khi ấy mới khoảng 50-60 tuổi, họ vẫn còn sức khoẻ, có thể hỗ trợ bạn chăm sóc con cái, vừa mang lại niềm vui, hạnh phúc gia đình. Đây là quá trình tuần hoàn để tạo cuộc sống cho cả thế hệ trên và dưới. 

Nếu lấy sau 30 tuổi, cuộc sống rất áp lực, lãng phí tuổi trẻ, rong ruổi chạy theo sự nghiệp. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên khuyến khích nữ kết hôn trước 30 và sinh con thứ 2 trước 35 tuổi. Rất nhiều chuyên gia cũng nhận định thanh niên kết hôn trước 30 tuổi rất nhiều lợi ích về sức khoẻ cũng như tinh thần, đồng thời nâng cao chất lượng dân số và hạnh phúc mỗi gia đình", ông Phương lý giải.

"Đừng biến việc kết hôn muộn thành xu thế, là mốt"

Trước nhiều câu hỏi đặt ra việc không ít nam nữ "lười" kết hôn có phải do sức ép kinh tế? Ông Phương cho rằng, hiện tượng kết hôn muộn gần như xuất hiện khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. 

"Nó là xu thế, là mốt hiện nay khi thanh niên luôn mặc cảm lấy vợ, chồng. Bằng chứng được thể hiện qua thế hệ 8X thậm chí 9X lấy nhau và ly hôn rất nhiều. Thậm chí hậu quả những đứa con mồ côi cha hoặc mẹ, người ông, bà gánh chịu hậu quả khi phải nuôi cháu. Thứ 2, không ít người lo tiến thân và chỉ lo công việc sự nghiệp khi muốn có thu nhập đầy đủ, có vị trí xong xã hội thì lúc đó mới nghĩ đến chuyện gia đình nên hầu hết hiện nay trên 35 hoặc thậm chí trên 40 mới lập gia đình. 

Chưa nói hiện nay tại một số tỉnh, thành phố ở phía nam tôn thờ 'chủ nghĩa độc thân', làm mẹ đơn thân. Phụ nữ khu vực này 'lười, ngại và sợ' đẻ là khá phổ biến. Đó là thực tế, lấy vợ lấy chồng rất muộn thậm chí không lấy và nếu lấy cũng không muốn có con. Đó là suy nghĩ hết sức tai hại về trách nhiệm của người công dân", ông Phương bày tỏ quan ngại.

Ông Phương cũng thông tin, chủ nghĩa độc thân hiện khá phổ biến, nhất là các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đứng đầu là TP.Hồ Chí Minh. Ông cho rằng đây là một hiện tượng rất không hay mà chính ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh cũng đã phải "rất đau đầu" về chuyện này. 

"Ông khuyến khích một thông điệp mỗi cặp vợ chồng hãy sinh đủ 2 con thì mới yêu thành phố và khuyến khích lập gia đình trước 30 tuổi để có con đầu lòng và trước 35 tuổi để có con thứ 2. Hiện nay gia đình vệ tinh chủ yếu có 2 thế hệ, gia đình tam đại, tứ đại đồng đường hiện nay dần dần biến mất, đó là hiện tượng khá phổ biến", ông Phương nói thêm.

Trao đổi với PV Dân Việt, GS.TS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em cho hay, nếu nam, nữ kết hôn sau 30 tuổi có thể dẫn đến tình trạng cùng một lúc phải chịu nhiều gánh nặng khi chăm sóc bố mẹ già và con nhỏ. Lúc này, gánh nặng sẽ nhân lên gấp hai, ba lần.

"Thanh niên có nỗi sợ về việc phải dành thời gian chăm sóc con, phải nghỉ làm, mất cơ hội thăng tiến. Gánh nặng kinh tế trong việc nuôi dạy con theo mức sống sung túc như hiện nay, lo cho con đi học trường tốt thậm chí đi du học… cũng khiến nhiều người không dám đẻ nhiều. Chúng ta từng vận động đẻ ít, sinh đủ 2 con nhưng giờ có 'khuyến đẻ' thanh niên cũng không đẻ", GS Cử nhận định.

Các chuyên gia dân số chỉ ra rằng, mức sinh thấp kéo dài để lại những hệ lụy rất lớn cho xã hội như gây ra tình trạng suy giảm quy môn dân số, tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động. 

Đáng nói, chúng ta đang bước vào thời kỳ già hóa dân số nhanh. Dự tính khoảng 15 năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già với rất nhiều vấn đề về an sinh xã hội đặt ra. Nếu như mức sinh xuống thấp sẽ càng đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, khiến chúng ta "trở tay không kịp". 

Xã hội toàn người già thì lực lượng lao động giảm, đồng thời kéo theo nhiều người phải bỏ thời gian, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người nhà. Như vậy, xã hội thiếu lao động, tăng hệ thống an sinh, "thu ít mà chi nhiều".

Ngoài ra, mức sinh thấp làm gia tăng các dòng di cư do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt tác động đến các chính sách di cư làm tăng các dòng di cư, thu hút lao động nhập cư (Nông thôn ngày nay, trang 2).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang