Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 20/2/2020

  • |
T5g.org.vn - TPHCM không còn người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19; Sớm ngắt dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường; 69 nước có thể tự xét nghiệm Covid-19; …

 

Cung cấp quyền truy cập miễn phí nghiên cứu, điều trị Covid-19

Để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (Covid-19) gây ra, cộng đồng KH-CN Việt Nam không chỉ nghiên cứu sản xuất bộ kit test nhanh dịch Covid -19 mà còn nhanh chóng vào cuộc với hàng loạt hoạt động thiết thực, gấp rút.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế hết sức ủng hộ các chương trình nghiên cứu do Bộ KH-CN đang triển khai. Hiện Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đầu mối phối hợp với các nhà khoa học, nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu sản xuất bộ kit test nhanh dịch Covid-19 triển khai công việc liên quan, cũng như hỗ trợ tối đa các nhà khoa học Việt Nam.

Với 2 nhóm triển khai việc nghiên cứu sản xuất bộ kit test nhanh dịch Covid-19 đã thông tin trước đây, đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Bộ KH-CN cho biết, theo kế hoạch đầu tuần qua, đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus Corona” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty CP Công nghệ Việt Á thực hiện sẽ báo cáo kết quả. Tuy nhiên, đến ngày 19-2 (giữa tuần), vẫn chưa thấy có báo cáo. Một số thông tin cho biết, cả 2 nhóm đều đang tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Trong khi đó, vào ngày 20-2, tại Hà Nội, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup sẽ ký hợp tác tài trợ cho đề tài KH-CN cấp quốc gia đột xuất phòng chống dịch Covid-19. Tổng giá trị của gói tài trợ này là 20 tỷ đồng. Đây được xem là hành động thiết thực, ủng hộ lời kêu gọi xã hội hóa các đề tài KH-CN cấp nhà nước của Tập đoàn Vingroup, góp phần cùng cả nước chủ động phòng ngừa, đối phó hiệu quả với dịch Covid-19 trong tình hình hiện nay.

Vai trò của Cục Thông tin KH-CN quốc gia (Bộ KH-CN) cũng được thể hiện. Cục này cho biết, trước tình hình dịch Covid-19 gây ra, cuộc chiến đấu chống lại dịch bệnh đang được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng khoa học quốc tế. Chỉ tính riêng 10 ngày đầu tháng 2, đã có gần 80 bài về Covid-19 được đăng hoặc chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế của Nhà xuất bản Elsevier, Springer Nature. Các nhà xuất bản đều công khai những bài viết này, ngay cả khi chưa được xuất bản chính thức.

Ngoài những tài liệu được cấp phép truy cập mở để phục vụ nghiên cứu về Covid- 19, Cục Thông tin KH-CN quốc gia đã mua quyền truy cập toàn bộ gói tạp chí điện tử về lĩnh vực y học của Nhà xuất bản ScienceDirect (bao gồm toàn văn khoảng 800 tạp chí y học có chỉ số impact-factor cao), gói sách điện tử lĩnh vực y dược của Nhà xuất bản Springer Nature (khoảng 3.000 cuốn sách điện tử toàn văn về y dược) và cung cấp quyền truy cập miễn phí nhằm hỗ trợ cộng đồng y khoa trong việc nghiên cứu, điều trị và phòng chống dịch Covid-19. Các nhà khoa học, bác sĩ, nhân viên y tế có thể liên hệ đến Cục Thông tin KH-CN quốc gia để được cung cấp tài khoản truy cập miễn phí vào các nguồn tin trên (Điện thoại: 024.39349928; Email: bandoc@vista.gov.vn). (Sài Gòn giải phòng, trang 4).

 

Sớm ngắt dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đã bàn các giải pháp, điều kiện tiến hành các bước chuẩn bị theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là làm kiên quyết để ngắt dịch sớm, đưa cuộc sống cũng như các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Ngày 19-2, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra đã có cuộc họp để bàn các biện pháp triển khai trong phòng chống dịch.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện nay tình hình Covid-19 tại nước ta đang được kiểm soát tốt với nhiều tín hiệu tích cực. Kể từ ngày 13-2 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca nào mới.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có số ca mắc cao nhất cả nước (11 ca) cũng không ghi nhận trường hợp mắc mới nào trong vòng hơn 1 tuần qua. Hiện nay, ngành y tế tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện theo dõi sức khỏe hộ gia đình tại xã Sơn Lôi, Thiện Kế và Quất Lưu của tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh về quản lý số liệu giám sát, kiểm soát lây nhiễm tại Trung tâm y tế Bình Xuyên; tập huấn cho các nhóm hậu cần, vệ sinh khử khuẩn, theo dõi sức khỏe, thu gom và xử lý rác thải tại khu cách ly tập trung Trường Quân sự thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Đồng thời tiếp tục cử chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương thường trực tại Trạm y tế xã Sơn Lôi để hỗ trợ chuyên môn và bổ sung máy siêu âm cho Trạm y tế xã Sơn Lôi.

Đặc biệt, các thành viên của Ban chỉ đạo đã đánh giá cao công tác điều trị Covid-19 thời gian qua khi hiện đã có tại 14/16 người mắc Covid-19 ở Việt Nam đã được chữa khỏi, trong đó có 11 người ra viện.

Đặc biệt, không chỉ ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh mà tuyến huyện cũng đã chữa khỏi bệnh cho những người bị nhiễm Covid-19. Cả nước hiện còn 34 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đang được cách ly theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng; 1.538 người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi sức khỏe.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan trong phòng chống Covid-19 nhưng hiện nay dịch bệnh nguy hiểm này tại Trung Quốc còn diễn ra phức tạp, do đó các thành viên Ban chỉ đạo thống nhất công tác phòng chống dịch bệnh ở trong nước không được chủ quan. Chúng ta cần kiên trì và tiếp tục thực hiện tốt công tác rà soát, cách ly. Ban chỉ đạo cũng bàn các giải pháp, điều kiện tiến hành các bước chuẩn bị theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là làm kiên quyết để ngắt dịch sớm, đưa cuộc sống cũng như các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Đồng thời ngành y tế, các nhà khoa học tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm thế giới để hoàn thiện phác đồ điều trị, các điều kiện, giải pháp dự phòng hiệu quả nhất. Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã bàn thảo và thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác tiếp nhận lao động nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cũng yêu cầu Bộ TT-TT, Bộ GD-ĐT tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về vấn đề du lịch tại Việt Nam an toàn, giáo dục an toàn để du khách và người dân yên tâm. Điều này xuất phát từ thực tế tình hình đang được kiểm soát tốt, từ khâu nhập cảnh, cách ly và điều trị. Việt Nam là điểm đến an toàn, du khách nếu đã đủ điều kiện vào Việt Nam thì hoàn toàn yên tâm. Đặc biệt, về việc chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 nêu rõ cần tích cực phòng chống dịch bệnh ở trường học, đồng thời truyền thông cho người dân hiểu rõ và tin tưởng, yên tâm khi cho trẻ quay trở lại trường học.

Liên quan tới trường hợp bé gái N.G.L. 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhiễm Covid-19, PGS-TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, hiện sức khỏe của bé đã ổn định. Bé không sốt, ăn bú tốt, xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính.

Trong khi đó, đối với trường hợp bệnh nhân Việt kiều Mỹ đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã 5 lần cho kết quả âm tính với Covid-19 và dự kiến được xuất viện vào ngày 21-2. Cùng với đó, 3 trường hợp khác nhiễm Covid-19 đang điều trị tại Phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc cũng đã cho kết quả âm tính với Covid-19.

* Cùng ngày, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quân rút kinh nghiệm công tác phòng chống Covid-19. Tới dự và phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 biểu dương kết quả, thành tích của quân đội trong tham gia công tác phòng chống Covid-19 và nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia đã xử lý Covid-19 rất tốt, trong đó quân đội đã có những đóng góp quan trọng mang yếu tố quyết định đến thành công trong việc ngăn chặn, khống chế, không để dịch bệnh nguy hiểm này lây lan trong cộng đồng. Qua công tác phòng chống Covid-19, hình ảnh “bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục được tỏa sáng trên mặt trận phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân.

Theo Cục Quân y, đến nay toàn quân đã thành lập, kiện toàn 7 bệnh viện dã chiến, 14 tổ chuyên khoa tăng cường của các bệnh viện quân y; 5 đội và 154 tổ phòng chống dịch; 120 tổ, 20 đội cơ động phòng chống dịch của các bệnh viện; chuẩn bị hàng ngàn giường bệnh để sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19; đồng thời huy động cán bộ, nhân viên, chiến sĩ các đơn vị toàn quân chuẩn bị doanh trại, cơ sở vật chất, sẵn sàng phục vụ cho việc tiếp nhận, cách ly công dân Việt Nam từ các khu vực có dịch trở về nước. (Sài Gòn giải phòng, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 6: “Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19”; Hà Nội mới, trang 1: “Tiếp tục kiểm soát tốt dịch Covid-19 để ồn định cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội”; Thanh niên, trang 5: “Ngắt dịch sớm, đưa cuộc sống trở lại bình thường”; Công an nhân dân, trang 1: “Quyết liệt các giải pháp để sớm “ngắt” dịch COVID-19”.

 

69 nước có thể tự xét nghiệm Covid-19

Đến cuối tuần này, 40 nước châu Phi và 29 nước châu Mỹ sẽ có khả năng tự xét nghiệm Covid-19. Từ nay tất cả các nước trên có thể tự kiểm tra Covid-19 trong vòng 24-48 giờ.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 19-2 tuyên bố, với sự hỗ trợ của WHO, nhiều nước ở châu Phi và châu Mỹ có thể sớm tự xét nghiệm virus Covid-19.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO đã cung cấp các trang thiết bị bảo hộ y tế cá nhân tới 21 nước và sẽ tiếp tục vận chuyển những mặt hàng này tới 106 quốc gia khác trong những tuần tới.Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: “Đến cuối tuần này, 40 nước châu Phi và 29 nước châu Mỹ sẽ có khả năng tự xét nghiệm Covid-19. Từ nay tất cả các nước trên có thể tự kiểm tra Covid-19 trong vòng 24-48 giờ”. Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia nước này ngày 19-2 công bố số ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày là 1.751 ca, số ca tử vong là 2.009, tăng 139 ca so với ngày 18-2.

Theo hãng thông tấn ISNA của Iran, ngày 19-2, giới chức Iran đã xác nhận 2 trường hợp đầu tiên tại nước này nhiễm Covid-19. ISNA không đề cập chi tiết quốc tịch của 2 người này. Theo một quan chức Bộ Y tế Iran, kể từ 2 ngày qua, nước này đã phát hiện một số trường hợp nghi nhiễm Covid-19. (Sài Gòn giải phòng, trang  10).

 

TPHCM không còn người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19

Sáng 19-2, Sở Y tế TPHCM tổ chức buổi lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc và trưởng các khoa phòng của Bệnh viện dã chiến. Theo đó, bác sĩ CK2 Nguyễn Thành Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện dã chiến; TS-BS Ngô Ngọc Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 và bác sĩ CK1 Trần Chánh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Huyện Củ Chi, được bổ nhiệm làm phó giám đốc. Tất cả đều là chức danh kiêm nhiệm.

Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trước mắt, Bệnh viện dã chiến có 2 phòng chức năng, bao gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng và 1 Khoa Lâm sàng với quy mô 300 giường. Các hoạt động khác liên quan đến các phòng chức năng còn lại sẽ do các phòng chức năng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đảm trách kiêm nhiệm.

Cùng ngày, Bệnh viện dã chiến đã tổ chức buổi tập huấn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho 135 bác sĩ, điều dưỡng từ 10 bệnh viện đa khoa TP và 7 bệnh viện quận, huyện hỗ trợ tại Bệnh viện dã chiến.

Tại buổi tập huấn, các học viên được cập nhật các kiến thức thực tế như: quy định, nội quy làm việc đối với nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến; hướng dẫn quy trình thu dung, cách ly người bệnh tại Bệnh viện dã chiến; hướng dẫn cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Cùng với đó, các học viên cũng được hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh; hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; hướng dẫn vệ sinh khoa phòng, quản lý chất thải y tế và hướng dẫn sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính đến chiều 19-2, TP không còn ca nhiễm Covid-19, tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều có xét nghiệm âm tính.

Ngoài 3 ca nhiễm Covid-19 đã được chữa khỏi, TPHCM không ghi nhận có trường hợp mắc mới. Toàn bộ 32 người nghi ngờ mắc bệnh đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Tổng số 44 trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh đều đã kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày và không xuất hiện dấu hiệu mắc bệnh. Hiện có 28 trường hợp đang được cách ly tại Bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi; 18 người đang tiếp tục được theo dõi cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện và 169 người đang tiếp tục cách ly tại nhà, nơi lưu trú. (Sài Gòn giải phòng, trang  9).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Không còn bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh”.

 

Hải Phòng phát triển kỹ thuật cao trong các bệnh viện

TP Hải Phòng nhiều năm qua tập trung vào nhiệm vụ phát triển kỹ thuật cao tại các bệnh viện tuyến thành phố. Theo đó, các bệnh viện của thành phố đã triển khai kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị giai đoạn 2019-2020. Cụ thể, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thực hiện thành công 40 kỹ thuật mới.

Bệnh viện Kiến An làm chủ bốn kỹ thuật mới; Bệnh viện Phụ sản triển khai năm kỹ thuật mới; Bệnh viện Trẻ em làm chủ được 10 kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến quận, huyện như An Lão, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Dương, thực hiện thành thục các kỹ thuật của tuyến trên như phẫu thuật lấy thai; phẫu thuật nội soi cắt khối chửa ngoài tử cung; phẫu thuật lấy sỏi mật, sỏi tiết niệu; phẫu thuật tuyến giáp; kết hợp xương; phẫu thuật nội soi tiêu hóa…

Năm 2020, các bệnh viện của Hải Phòng tiếp tục triển khai ứng dụng kỹ thuật cao trong nhiều lĩnh vực. Đối với các bệnh viện tuyến thành phố, lĩnh vực nội khoa sẽ triển khai kỹ thuật như: Chọc tủy sống tiêm hóa chất nội tủy, sinh thiết tủy xương, nội soi can thiệp, nhuộm mầu chẩn đoán ung thư sớm. Lĩnh vực ngoại khoa triển khai phẫu thuật nội soi tán sỏi đường mật trong gan, kết hợp xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt, thay khớp vai nhân tạo, từng bước triển khai ghép tạng. Lĩnh vực nhi khoa triển khai phẫu thuật tim kín, hở, lọc máu liên tục... Các bệnh viện tuyến quận, huyện cũng sẽ ưu tiên phát triển các kỹ thuật cao, như: siêu âm can thiệp, hướng dẫn chọc hút mủ áp xe ổ bụng, áp xe gan, đặt ống dẫn lưu ổ bụng liên tục; điều trị thoát vị bẹn; kết hợp xương, nối gân, tạo vạt da tại chỗ…

* 5 năm qua, chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đã được tỉnh Tiền Giang thực hiện và đạt nhiều kết quả. Tỉnh tích cực tham gia xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, triển khai các bước biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có kế hoạch triển khai ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021; tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu năm bộ sách giáo khoa lớp 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định phê duyệt nhằm chuẩn bị tốt cho công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 thời gian tới. Đồng thời, ngành giáo dục và đào tạo Tiền Giang cũng tập trung chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và mạng lưới cơ sở vật chất trường lớp để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Số lượng giáo viên hiện tại của tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời, cơ sở vật chất hiện có của tỉnh cũng bảo đảm nhu cầu dạy và học, công tác quản lý và các hoạt động khác của các đơn vị, trường học trong toàn tỉnh. (Nhân dân, trang  1).

 

Chủ động đề phòng dịch bệnh

Các nghiên cứu, thống kê cho thấy, phần lớn số trường hợp chết do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (Covid-19) là những người già, có các bệnh lý khác đi kèm nên hệ miễn dịch suy yếu. Ðiều này cho thấy vai trò của khả năng miễn dịch góp phần giảm nguy cơ mắc và giảm mức độ trầm trọng của bệnh cảnh lâm sàng.

Bộ Y tế đã có những khuyến cáo cộng đồng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà-phòng, bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh đến nơi đông người… Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp dự phòng này, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) đề xuất một số giải pháp chăm sóc dinh dưỡng và an toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Ðây cũng là yếu tố quan trọng mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để phòng tránh bệnh tật trong mùa dịch.

Những năm gần đây, thực phẩm chứa lợi khuẩn được người tiêu dùng quan tâm sử dụng do đặc tính có lợi cho sức khỏe. Probiotic hay lợi khuẩn gồm một nhóm các vi khuẩn khác nhau, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, do phương thức sống cộng sinh tự nhiên, thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của nhiều loài động vật. Chúng còn được gọi là “vi khuẩn thân thiện” hay “vi khuẩn có lợi” (vi khuẩn có lợi cho con người). Những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Ðây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của “vật chủ” cộng sinh. Probiotic tăng cường sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác.

Hệ miễn dịch là một hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể, probiotic có thể tăng cường miễn dịch thông qua việc thúc đẩy sự sản xuất các kháng thể, các tế bào có chức năng miễn dịch như tế bào sản xuất IgA, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên (Nature killer cell)… Nghiên cứu của đại học Reading (Anh) cho thấy nhóm nghiên cứu gồm những người tình nguyện uống sản phẩm có probiotic trong vòng bốn tuần có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn so với nhóm đối chứng không uống probiotic.

Người Việt Nam có một số thói quen ăn uống không đúng, dễ làm lây nhiễm từ người mang mầm bệnh sang người lành. Khi nguy cơ dịch Covid-19 lây lan thì những thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe cần sớm thay đổi. Trong bữa ăn của người Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát gia vị, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn, sự hiếu khách và bày tỏ sự gần gũi thân mật, thậm chí còn gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng thay vì cho vào bát mới ăn.

Ðể hạn chế sự lây nhiễm các loại bệnh, cần thay đổi thói quen ăn uống như: Trên bàn ăn cần có thìa (muỗng)/đôi đũa sạch để dùng chung, mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa/ thìa dùng chung. Mỗi người có bát nước chấm/đĩa gia vị riêng để dùng tùy theo sở thích.

Ngoài ra, một thói quen cũng cần bỏ ngay là ăn mớm hay nhai mớm. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn còn xảy ra ở một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường là trẻ nhỏ, lứa tuổi ăn bột hay cháo. Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Khi cho trẻ ăn bột, một số người có thói quen cho thìa bột vào miệng mình để ngậm cho nguội trước khi bón cho trẻ. Những thói quen nêu trên làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm của người mang mầm bệnh cho người lành qua con đường ăn uống, đường hô hấp. (Nhân dân, trang 5).

 

38 học sinh ho, sốt, khó thở ở Vĩnh Phúc: Không thuộc trường hợp nghi nhiễm Covid-19

Theo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, tất cả học sinh có biểu hiện ho sốt, khó thở được báo cáo theo dõi trước đó được xác định là ho sốt thông thường và hiện đã khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch Covid -19. Trong đó, cho biết, đến thời điểm này hầu hết các cơ sở giáo dục đã thực hiện phun thuốc khử trùng khuôn viên nhà trường, lớp học.

Vệ sinh sạch sẽ trường lớp. Hàng ngày các nhà trường, giáo viên theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh để có báo cáo khi phát hiện trường hợp bất thường. Theo đó, số học sinh mặc các triệu chứng sốt, ho, khó thở trước đó là những triệu chứng thông thường, được theo dõi và nghỉ ngơi hiện đã có sức khỏe tốt, sinh hoạt bình thường.

Trước đó, Sở có văn bản báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó, có nêu tình trạng 38 học sinh các trường có biểu hiện ho, sốt, khó thở được theo dõi chặt về sức khỏe.

Trao đổi với Tiền phong, ông Bùi Việt Hà, Phó trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc) cho biết, số học sinh có biểu hiện ho, sốt, khó thở trước đó được các nhà trường rà soát, báo cáo. Các em ho sốt do cúm mùa thông thường nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nên được theo dõi chặt về diễn biến sức khỏe tuy nhiên, các em không tiếp xúc với người bệnh nên không thuộc trường hợp nghi nhiễm. Đến thời điểm hiện tại, các học sinh đã khỏe mạnh. “Riêng học sinh ở xã Bình Lôi, huyện Bình Xuyên đến thời điểm này vẫn sinh hoạt bình thường, chấp hành theo hướng dẫn của lực lượng y tế. Các em có tâm lý ổn định”, ông Hà nói.

Sở GD&DT Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo các nhà trường chủ động phối hợp gia đình theo dõi sát tình hình sức khỏe học sinh, nếu xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở hoặc phát hiện tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với Covid-19 để có phương án xử lý kịp thời. (Tiền phong, trang  6).

 

Hà Nội đã xử lý 18 cá nhân bịa đặt thông tin về dịch Covid-19

Tối 18-2, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã lập hồ sơ xử lý T.A (nam, sinh năm 1994, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook về dịch Covid-19.

Trước đó, T.A đã đăng tải trên trang cá nhân với nội dung: “Dịch về Cầu Giấy, Hà Nội rồi mọi người ơi. Chia sẻ giúp mình đi, Hà Nội đã có 40 người tử vong rồi…”. Đây là thông tin sai sự thật và gây hoang mang dư luận.

Như vậy, theo thống kê, từ ngày 1 đến 18-2, Công an thành phố Hà Nội đã xử lý 18 trường hợp đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội.

Công an thành phố nhận định, những hành vi như của T.A là đáng lên án, thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức công dân. Công an thành phố tiếp tục đề nghị người dân cảnh giác, chọn lọc thông tin, không chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở; đồng thời, nên tiếp nhận thông tin qua các trang chính thống, có uy tín. Trong trường hợp phát hiện có người tung tin đồn thất thiệt lên mạng xã hội, người dân cần thông báo ngay với cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời.

Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng tung tin thất thiệt về dịch Covid-19, gây hoang mang dư luận. (Hà Nội mới, trang  7).

 

Nơi tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19

Những ngày cao điểm vừa qua, hàng nghìn cán bộ, nhân viên tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cùng các lực lượng chức năng đã làm việc với cường độ gấp đôi ngày thường để phòng, chống dịch Covid-19 nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc. Mỗi người làm việc tại đây luôn tâm niệm, mình không chỉ là một tuyên truyền viên mà còn là những “chiến sĩ” nơi tuyến đầu trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19 - là những người đầu tiên trực tiếp tiếp xúc với hành khách trong và ngoài nước.

Chủ động các kịch bản ứng phó

Từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (ngày 25-1), ngay sau khi Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ban hành chỉ thị trong toàn đơn vị về việc phòng, chống dịch Covid-19, hơn 2.500 cán bộ, nhân viên cũng như lực lượng từ các cơ quan chức năng tham gia phối hợp đã luôn trong tình trạng “căng như dây đàn”. Ông Ngô Ngọc Quyên - Đội trưởng Đội Y tế khẩn nguy của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhớ lại: “Dù Cảng đã có kinh nghiệm trong các đợt phòng, chống dịch bệnh trước đây như dịch SARS vào năm 2003, dịch MERS-CoV vào năm 2015 và công tác này cũng được diễn tập thường xuyên hằng năm song lần dịch bệnh đến quá nhanh, đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên ban đầu không tránh khỏi những khó khăn. Hơn nữa, trong những ngày Tết, việc mua trang thiết bị bảo hộ y tế, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn với số lượng lớn không dễ. Trong kho vật tư của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khi đó có 1.500 khẩu trang, chỉ đủ cấp phát cho những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách".

Trong bối cảnh đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có sự hỗ trợ kịp thời. Riêng mùng 5 Tết (ngày 29-1), ACV chuyển xuống Cảng 25.000 khẩu trang y tế cùng một lượng lớn dung dịch sát khuẩn, quần áo bảo hộ chuyên dụng... "100% nhân viên sân bay đều đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc. Các điểm cấp phát khẩu trang miễn phí, điểm đặt dung dịch sát khuẩn cho hành khách được thiết lập. Toàn bộ cán bộ, nhân viên đều được tập huấn về cách phòng tránh dịch bệnh để từ đó tuyên truyền nhằm giúp hành khách không hoang mang và sẵn sàng hợp tác", ông Ngô Ngọc Quyên chia sẻ.

Để phòng, chống dịch một cách kịp thời, hiệu quả, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã chủ động triển khai biện pháp ứng phó thông qua việc đặt ra các tình huống giả định phát hiện khách bị nhiễm Covid-19 tại các khu vực khác nhau (trọng điểm là Nhà ga quốc tế T2, Nhà ga quốc nội T1, sảnh E…; tình huống khách trên chuyến bay cập cầu hành khách; khách trên chuyến bay đỗ ngoài sân đỗ, khách tại khu vực công cộng…).

Ông Nguyễn Huy Dương, Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, việc tập dượt các phương án phân luồng, cách ly hành khách, máy bay khi có khách bị nhiễm Covid-19 đã được tiến hành nghiêm ngặt.

Đặc biệt, Đội Y tế khẩn nguy đã tổ chức một tổ cấp cứu lưu động với đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, cách ly người nghi nhiễm bệnh và xe cấp cứu trực 24/24 giờ để sẵn sàng phối hợp với cơ quan kiểm dịch y tế vận chuyển về các bệnh viện chuyên khoa. Lực lượng an ninh cũng luôn sẵn sàng hướng dẫn máy bay có hành khách nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào vị trí cách ly và phối hợp thực hiện khử trùng máy bay. Cảng cũng đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội bố trí vị trí đặt máy đo thân nhiệt tại Nhà ga T2, T1; bố trí 2 phòng cách ly tại Nhà ga T2 để cách ly hành khách khi bị nghi ngờ nhiễm bệnh.

Luôn bảo đảm an toàn cho mọi hành khách

Là một trong những hành khách bay từ Nội Bài đi Nha Trang trong những ngày đang cao điểm chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Quang Vinh (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Trước khi lên máy bay tôi cũng lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhưng vì là việc quan trọng nên không thể không đi. Tuy nhiên, các khâu kiểm soát, bảo đảm an toàn cho hành khách tại sân bay Nội Bài đều thực hiện rất tốt. Dù bị kiểm soát chặt chẽ hơn so với thông thường song chúng tôi không thấy phiền hà, mà thấy yên tâm hơn".

Đề cập đến vấn đề "Ứng xử với những hành khách bị từ chối nhập cảnh như thế nào để họ không có cảm giác bị phân biệt đối xử?", ông Bùi Đức Long - Đội trưởng Đội An ninh trật tự Ga Quốc tế, thông tin: “Tại 2 phòng cách ly (mỗi phòng rộng 100-120m2) đều được bố trí đầy đủ giường, tủ cá nhân, gần nhà vệ sinh riêng và được giám sát chặt chẽ để không ảnh hưởng tới các hành khách khác. Đồ ăn, nước uống được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Ban đầu cũng có một số hành khách bày tỏ thái độ khó chịu nhưng chúng tôi kịp thời tuyên truyền, giải thích về sự nguy hại cũng như yêu cầu về phòng, chống dịch nên hành khách đã hiểu và thông cảm. Công việc chính của chúng tôi là bảo đảm an ninh hàng không thì nay phải thêm nhiệm vụ chống dịch, nên anh em đều phải nỗ lực hơn”.

Khi bị từ chối nhập cảnh, thường là trong ngày hoặc sang hôm sau, những hành khách này sẽ được bay trở lại sân bay nơi xuất phát bằng chuyến bay sớm nhất của chính hãng hàng không đã đưa họ tới Nội Bài. Với những nhân viên hàng không và hành khách nghi nhiễm bệnh, kể cả khi chuyển khách ra xe cấp cứu để đưa tới bệnh viện thực hiện cách ly, theo dõi đều phải di chuyển bằng các luồng riêng với sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng.

"Cả ngày lo chống dịch ở sân bay, khi về đến nhà, vợ con và người thân có chia sẻ gì không, động viên hay e ngại?". Trước câu hỏi của phóng viên, ông Ngô Ngọc Quyên - Đội trưởng Đội Y tế khẩn nguy của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nói: “Đương nhiên là có chứ! Vợ tôi cứ nhắc đi nhắc lại là anh phải cẩn thận, phải đeo khẩu trang, phải thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Nhưng mình động viên ngược với vợ; đồng thời xác định, y tế sân bay chính là bộ phận y tế tuyến đầu, phải trực tiếp khai thác đầy đủ thông tin của hành khách từ đâu đến, có triệu chứng bệnh gì không... Mọi thao tác đều đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác. Làm trong ngành mà chính mình cũng hoang mang thì không thể tạo ra sự an tâm cho hành khách và cho chính những cán bộ, nhân viên làm việc trong sân bay”.

Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Nguyễn Huy Dương bộc bạch: "Sân bay Nội Bài là cửa khẩu hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc, có lưu lượng hành khách lớn thứ hai cả nước. Chưa biết khi nào dịch bệnh mới chấm dứt, song mỗi người trong chúng tôi đều tâm niệm, mình không chỉ là một tuyên truyền viên mà còn là những “chiến sĩ” ở tuyến đầu trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19, do đó phải có trách nhiệm cao nhất với mỗi hành khách và cả cộng đồng". (Hà Nội mới, trang  8).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Hà Nội quyết liệt và không chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19”.

 

Cẩn trọng khi mua, sử dụng khẩu trang

Những ngày gần đây, tại nhiều cửa hàng, đặc biệt là tại các điểm bán hàng của Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân - 1 trong 4 đơn vị phân phối và bán khẩu trang chính thống được các cơ quan chức năng công bố, luôn xảy ra tình trạng có hàng trăm người dân xếp hàng mua khẩu trang kháng khuẩn. Trước tình trạng này, vấn đề đặt ra là người dân cần tìm hiểu kỹ, cẩn trọng khi mua, sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng, chống được dịch Covid-19 một cách hiệu quả.

Khẩu trang kháng khuẩn: Có, nhưng không nhiều!

15h ngày 19-2, tại cửa hàng số 25 Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm), từng dòng người xếp hàng trong trật tự để chờ mua khẩu trang vải kháng khuẩn, có thể dùng được 30 lần sau khi giặt. Tại đây, theo quy định mỗi người chỉ được mua 5 chiếc, giá 7.000 đồng/chiếc.

Cũng từ 16h hằng ngày, tại cửa hàng của Công ty Dệt kim Đông Xuân ở số 221B Khâm Thiên (quận Đống Đa) luôn đông đúc người ra vào mua khẩu trang. Trước tình hình này, UBND phường Khâm Thiên đã cắt cử lực lượng chức năng phân luồng và điều tiết giao thông. Theo nhân viên bán hàng tại đây, trong ngày 17-2 và 18-2, cửa hàng bán được 3.000 chiếc khẩu trang/ngày và mỗi ngày chỉ bán vài tiếng là hết hàng.

Tương tự, tại cửa hàng số 460 phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), theo nhân viên bán hàng tại đây thì mỗi ngày cửa hàng bán 1.500 chiếc khẩu trang. Từ 9h đến hết buổi sáng hằng ngày, cửa hàng phát số cho 100 người; sang buổi chiều bán thêm 2 ca: Ca 1 từ 15h, ca 2 từ 17h, mỗi ca phát số bán cho 100 người; quy định mỗi người được mua 5 chiếc với giá 7.000 đồng/chiếc.

Tiếp tục tìm hiểu tại chợ thuốc Hapulico, chung cư Hapulico Complex - số 1 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân), khi phóng viên hỏi mua khẩu trang thì hơn 250 quầy thuốc ở đây đều nói không có. Tại gian hàng của Công ty Phát triển thương mại dược phẩm Hồng Phúc có vài chiếc khẩu trang loại KN95-PM2.5 với giá 30.000 đồng/cái và Kichi 3D Mask của trẻ em giá 30.000 đồng/túi 5 chiếc. Sản phẩm được quảng cáo là chống khói bụi và ngăn ngừa vi khuẩn. Khi phóng viên hỏi mua với số lượng lớn thì nhân viên cửa hàng trả lời không có. Anh Nguyễn Vũ Hưng (người chuyên mua buôn) cũng nói không thể mua được khẩu trang y tế dù là khách hàng quen thuộc của nhiều quầy hàng tại đây.

Thận trọng khi mua và hiểu biết khi dùng khẩu trang

Trước thực trạng khan hiếm khẩu trang, anh Lý Văn Dũng, người mua khẩu trang ở 221B Khâm Thiên cho biết, anh rất ủng hộ các công ty dệt may tiếp tục sản xuất và bán khẩu trang chất lượng, giá bình ổn cho người dân. Bởi theo anh Dũng, ngay ở các điểm bán khẩu trang vẫn có tình trạng người xếp hàng nhiều lần để mua hàng, sau đó bán giá cao trên mạng xã hội hoặc bán trao tay cho người khác ăn chênh lệch.

Chị Nguyễn Thị Hằng, phố Vọng Hà (quận Hoàn Kiếm) cho hay, chị xếp hàng từ 15h (ngày 18-2) để mua được 5 chiếc khẩu trang đầu tiên ở 25 Bà Triệu, sau đó nhanh chóng quay lại xếp hàng mua tiếp. Trong khoảng thời gian từ 15h đến 16h chị đã xếp hàng 6 lần, mua được 30 khẩu trang bán lại với giá 10.000 đồng/chiếc. Hoặc như anh Lê Anh Tám, phố Ngọc Hà (quận Ba Đình), một người làm nghề xe ôm cho biết, nhiều người hàng xóm đã nhờ anh xếp hàng mua hộ, trả 10.000 đồng/chiếc nên từ hai hôm nay anh đã mua được gần 50 chiếc khẩu trang tại số 221B Khâm Thiên.

Để tránh sự kiểm tra gắt gao của cơ quan quản lý, các tiểu thương sau khi gom được khẩu trang đã đăng bán nhỏ giọt hoặc bán trực tuyến. 17h30 ngày 18-2 tại siêu thị Co.op mart Hà Đông (quận Hà Đông), rất nhiều khách hàng hỏi mua khẩu trang nhưng nhân viên bán hàng nói không có. Tuy nhiên, sau đó khoảng 20 phút, khi có quá nhiều khách hàng hỏi mua khẩu trang, nhân viên phụ trách mang 10 gói thương hiệu Mayan 3D Medi PM2.5 do Công ty TNHH VPC Việt Nam sản xuất, ra treo tại kệ. 1 chiếc có giá 17.000 đồng nhưng chỉ áp dụng cho khách hàng có hóa đơn mua hàng 200.000 đồng trở lên.

Đáng lưu ý, ngay trên trang chủ chợ thuốc Hapulico, sáng 11-2-2020, chủ Facebook tên Lê Trang đã thông báo: "Khẩu trang kháng khuẩn Vinatex (Dệt kim Đông Xuân) nhà em lấy được 1.500 chiếc. Ai đang ở Hà Nội chắc biết mấy điểm bán khẩu trang này mọi người xếp hàng rồng rắn chứ ạ. Giá em bán 15.000 đồng/chiếc (trả công phơi nắng mưa dịch bệnh phải xếp hàng và đóng hàng)".

Những ngày gần đây, tình trạng buôn lậu khẩu trang, sản xuất khẩu trang kém chất lượng vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" dù các cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần thận trọng, tỉnh táo không để bị lợi dụng, mua phải hàng kém chất lượng. Trên địa bàn Hà Nội, chỉ trong ngày 17-2, lực lượng chức năng đã xử phạt 174 vụ vi phạm, thu giữ 678.788 chiếc khẩu trang không có hóa đơn, nguồn gốc xuất xứ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, đeo khẩu trang giúp phòng, chống bệnh đường hô hấp rất tốt, nhưng phải xác định ở mức độ nào, nguy cơ nào, trường hợp nào, lúc nào thì dùng khẩu trang. Hiện nay, dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, người dân nên dùng khẩu trang ở nơi có nguy cơ lây lan cao như khi đến nơi đông người.

Cùng quan điểm trên, theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, để phòng ngừa dịch Covid-19, người dân cần kết hợp đồng thời các yếu tố: Đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc. Với người khỏe mạnh không có các biểu hiện viêm đường hô hấp thì chỉ cần đeo khẩu trang vải thông thường đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông, các địa điểm công cộng. (Hà Nội mới, trang  6).

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 6:  “Đóng cửa trên 30.000 gian hàng trên shopee, Tiki, Lazada… vì “thổi giá” khẩu trang, nước rửa tay”.

 

Người dân sống cách ly ở Vĩnh Phúc ra sao?

Ngày 19-2 cũng là ngày thứ 6, kể từ khi Sơn Lôi được cách ly, ông Ngũ Duy Nghĩa (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) cùng khoảng 10 đồng nghiệp khác có mặt tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

"Con ruồi bị ốm cũng phát hiện được"

Ông Nghĩa cho biết tình hình khu vực bị phong tỏa đã giảm nhiệt, êm ả hơn rất nhiều. 6 ngày nay không ghi nhận ca nhiễm mới, đa số trường hợp nghi nhiễm đã có kết quả âm tính. Số nghi nhiễm còn chờ kết quả xét nghiệm rất ít và số này cũng đang giảm xuống theo giờ.

Để có kết quả này, tổ công tác của Bộ Y tế do ông Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, chủ trì với hơn 10 người đã đến thường trực tại Sơn Lôi từ 6 ngày trước.

Ở đây, tổ công tác rất bận rộn chia 10.600 người dân thành các nhóm hộ gia đình, cứ 50-60 gia đình/nhóm và mỗi nhóm sẽ có 1 đội giám sát. Đội giám sát này sẽ đo thân nhiệt, thăm hỏi tình trạng sức khỏe các thành viên trong gia đình 2 lần/ngày. Sự sát sao đến mức "con ruồi bị ốm cũng phát hiện được".

Tất cả báo cáo 2 lần/ngày này sẽ được gửi ngay trong ngày về tổ công tác của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan. 3 ngày đầu không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào bất thường, 3 ngày gần đây có một số người bị sốt, cúm nhưng qua xét nghiệm đều chưa ghi nhận ca bệnh nào bất thường. "Sơn Lôi đã êm ả hơn rất nhiều" - ông Nghĩa nhận xét.

14 hay 20 ngày?

Trong quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc hồi tuần trước, khi bắt đầu phong tỏa xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên với 12 chốt chặn tất cả các cửa ngõ ra - vào xã này, việc phong tỏa trước mắt sẽ kéo dài đến 3-3, tức là 20 ngày tính từ thời điểm bắt đầu lệnh phong tỏa.

Tuy nhiên, trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Đắc Phu, người phát ngôn của Bộ Y tế về vụ dịch COVID-19, cho biết: "Có thể dỡ bỏ phong tỏa sau 14 ngày (là thời gian ủ bệnh) nếu trong thời gian đó không ghi nhận bệnh nhân mới".

Một lãnh đạo Công an huyện Bình Xuyên cho biết để thực hiện lệnh phong tỏa xã Sơn Lôi, đã có gần 200 cán bộ, chiến sĩ công an Vĩnh Phúc được điều động về giám sát tại các chốt chặn. "Nếu người dân trong xã đi làm vườn, ruộng bên ngoài chốt chặn hoặc đi khám bệnh ở tuyến trên đều phải có xác nhận của xã mới được ra khỏi chốt" - vị đại diện này cho biết.

Hiện số người đang phải cách ly tại khu vực cách ly tập trung của Vĩnh Phúc (do quân đội quản lý) còn khoảng 80 người, số này cũng giảm xuống theo ngày do những người không phát sinh bệnh lý bất thường sau 14 ngày cách ly tập trung sẽ được trở về gia đình. (Tuổi trẻ, trang  1).

 

Đừng nhân đôi nỗi sợ hãi

Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin người dân chen nhau mua khẩu trang, nước sát khuẩn, cùng với đó trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus corona khiến cộng đồng thêm hoang mang, bối rối.

Nghe qua, thực tế đó như một lẽ tự nhiên, bởi nỗi sợ hãi là chung và ai cũng muốn chăm lo cho bản thân, gia đình mình. Thế nhưng, phải chăng mọi chuyện đang đi quá đà khi sự lo lắng thái quá đang làm thay đổi cách sống lẫn thái độ sống khiến những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh thêm khó khăn? Sự sợ hãi đang biến chúng ta thành "mồi ngon" cho những kẻ cơ hội?

Và điều đáng buồn hơn, sự quá đà này khiến chúng ta trở nên có những hành vi xấu xí, thiếu tử tế khi le lói những hành vi kỳ thị với người dân của mình.

Nỗi sợ biến tướng

"Họ gọi chúng tôi là "Vũ Hán của Việt Nam", từ chối mua hàng và tỏ thái độ kỳ thị người dân Sơn Lôi và cả Vĩnh Phúc nói chung", đây không chỉ là chia sẻ của một người dân xã Sơn Lôi trên Tuổi Trẻ ngày 16-2, mà đó còn là một lời cảm thán. Tôi đọc và cảm nhận được đấy là một tâm sự đáng buồn và phản ánh thực tế về sự sợ hãi thái quá đang làm thay đổi tâm tính lẫn hành vi của nhiều người.

Câu chuyện trên cũng tương tự câu chuyện của một người chị đồng nghiệp tôi kể: giờ lên máy bay không ai dám nói chuyện với ai, một người ho là toàn bộ ngó nghiêng hoảng sợ. Hay trên mạng xã hội mỗi ngày tin giật gân về dịch bệnh tràn ngập, mọi người nhiệt tình "like, share".

Thậm chí có người bày tỏ quan điểm trong nỗi sợ hãi được thổi phồng về chuyện cô gái Thanh Hóa (nhiễm bệnh nhưng đã được chữa khỏi). Đồn đại nhau chuyện nhiều người dân Vĩnh Phúc đang trốn khỏi vùng dịch (kêu gọi cần tránh xa những ai mang hộ khẩu Vĩnh Phúc)…

Tất cả cho thấy nỗi sợ dịch bệnh đang biến tướng và những thông tin thổi phồng thái quá khiến chúng ta bị sốc mạnh. Và vì sợ hãi quá mức, vì thiếu tìm hiểu thông tin, vì nôn nóng, chúng ta tự nhân đôi nỗi lo lắng của mình lên (nhất là khi lên mạng xã hội thấy ai cũng hô hào cả).

Điều này có thể thấy qua hình ảnh người dân đổ xô đi mua khẩu trang y tế, thậm chí tranh giành, đánh nhau vì khẩu trang. Hay cả lối sống quen thuộc cũng thay đổi: đóng cửa ở nhà, các trung tâm thương mại đìu hiu, du lịch "chết đứng"…

Và buồn hơn, sau cú sốc mạnh vì thông tin nhiễu loạn, chúng ta trở nên xấu xí khi đánh đồng việc phòng dịch đồng nghĩa với kỳ thị, tẩy chay cả những người trong vùng có một vài cá nhân nhiễm bệnh.

Bình tĩnh… vì người khác

Theo dõi thông tin về dịch bệnh suốt thời gian qua, tôi nhận thấy ở một góc nhìn nào đó đây là một phép thử với chúng ta. Theo kiểu "có qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau": trước dịch bệnh người lo lắng đối phó, người bình tĩnh sẻ chia, kẻ cuống quýt hoảng loạn, kẻ "đục nước béo cò"… Và phép thử này làm lộ rõ có rất nhiều người đang cố tình (hoặc vô ý) nhân lên nỗi sợ hãi.

Như hình ảnh một khách sạn treo biển không nhận khách đến từ Vĩnh Phúc (mặc dù chưa biết thật hay giả, nhưng hành vi như thế đã là không tốt đẹp gì) cho thấy chúng ta đang hoảng loạn và có xu hướng khuếch đại mọi thứ liên quan đến dịch bệnh. Vì thế, phải chăng lúc này điều chúng ta cần là bình tĩnh hơn, vì chính mình và vì người khác.

Ai cũng biết một thông tin sai lệch, một tin đồn về dịch bệnh được tung ra lúc này có thể phá hỏng mọi thành quả mà chúng ta đang xây dựng từ trước đến nay. Ví dụ như người dân xã Sơn Lôi rõ ràng họ đang rất cố gắng không chỉ vì họ mà còn vì cả cộng đồng, vậy tại sao trên mạng xã hội chúng ta vẫn có những bài viết kỳ thị?

Và nguy hại hơn, khi cả một cộng đồng sống trong sợ hãi thái quá thì niềm tin bị đánh mất. Để rồi khi những thông tin chính thức, đúng đắn không còn trở nên giá trị vì ai ai cũng tin vào những tin đồn, những tin phù hợp với nỗi sợ của họ.

Với mỗi người chúng ta, điều cần nhất lúc này có lẽ là thôi nhân lên nỗi sợ hãi bằng những hô hào hay than vãn. Nếu chúng ta không thể chung tay bằng những hành động đẹp như em bé dành tiền lì xì mua khẩu trang tặng mọi người, các bác sĩ gồng mình chống dịch… thì đơn giản hãy phòng chống dịch bằng những hướng dẫn cụ thể, và tin rằng dịch bệnh sẽ qua thôi. (Tuổi trẻ, trang 9).

 

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt 'bão Covid-19'`

Gia hạn nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ thanh khoản... kết hợp cùng việc miễn, giãn, giảm thuế cần được triển khai nhanh, mạnh và kịp thời hơn nữa để các doanh nghiệp sớm vượt qua “cơn bão” dịch Covid-19.

Giảm lợi nhuận, hạ lãi suất, giãn nợ

Trao đổi với Thanh Niên chiều 19.2, lãnh đạo một loạt ngân hàng (NH) cho biết, ngay sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Văn bản số 541/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà băng đã lập tức nhập cuộc. VietinBank lập ngay Ban Chỉ đạo do Chủ tịch HĐQT Lê Đức Thọ đứng đầu, yêu cầu toàn bộ chi nhánh rà soát, báo cáo về hội sở về thiệt hại của khách hàng. Đặc biệt, tập trung vào các doanh nghiệp (DN) như du lịch, kinh doanh dịch vụ lưu trú, xuất khẩu nông, thủy sản, vận tải, hàng tiêu dùng.

Theo Chủ tịch HĐQT VietinBank, ngay sau khi nhận được báo cáo, NH đã lập tức hạ lãi suất cho các DN gặp khó khăn trực tiếp, đang gián đoạn hoạt động kinh doanh với phía Trung Quốc. DN nào còn xoay xở được đơn hàng mới thay thế ngay hoặc cần tham gia xúc tiến mở thị trường thì các chi nhánh VietinBank sẵn sàng đáp ứng vốn cho họ, không để đình trệ. DN nào vay vốn rồi mà gặp khó khăn tiêu thụ, như nhập khẩu nhiên liệu, mua hàng hóa bị kéo dài thời gian do phía Trung Quốc đóng cửa thì phải giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn.

Tại Vietcombank, tính đến ngày 19.2 đã có hàng ngàn khách hàng được hạ lãi suất, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ. Vietcombank quyết định, tất cả DN hiện hữu đang kinh doanh thuộc lĩnh vực vận tải, dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu, nhất là các khách hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất ngành da giày, dệt may... từ Trung Quốc được giảm 1%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 1,5%/năm cho khoản vay trung dài hạn bằng VND. Với các khoản vay USD, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng được giảm 0,5%/năm, còn khoản vay trung và dài hạn giảm 0,75%/năm. Ngoài ra, với các khoản vay mới, Vietcombank sẽ giảm 1%/năm bằng VND và 0,5%/năm bằng USD.

Ở khối NH cổ phần, VPBank đánh giá trước mắt có 1.000 DN bị thiệt hại lớn do dịch bệnh, chủ yếu thuộc lĩnh vực vận tải, du lịch, nhà hàng, xuất khẩu nông sản... Từ đó, nhà băng này quyết định giảm lãi suất cho vay 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và 1%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm. KienLongBank thậm chí giảm lãi suất cho vay xuống chỉ còn 3%/năm đối với các khách vay trồng thanh long, dưa hấu, sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm, chuối... cho đến hết ngày 30.4.

Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng trả nợ, lãi vay cho DN, các NH cũng đang băn khoăn do chưa có chính sách hướng dẫn cụ thể về cơ chế gia hạn, cơ cấu, giãn nợ. “Thiệt hại bất ngờ, khách quan như dịch bệnh Covid-19 cần có cơ chế đặc thù. Khi giãn nợ, khoanh nợ thì các khoản nợ này có được giữ nguyên nhóm nợ như trước không hay phải chuyển nhóm nợ? Vì nếu chuyển sẽ thành nợ xấu. Ngoài ra, đối với các DN đã được gia hạn, điều chỉnh 1 lần rồi giờ có được điều chỉnh tiếp không, thời gian khi nào và trong bao lâu”, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), kiến nghị.

Lãnh đạo một nhà băng khác cũng đề xuất, NHNN xem xét, nếu có thể được cho vay tái cấp vốn cho các NH thương mại với lãi suất ưu đãi để đồng hành cùng các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngoài ra, nghiên cứu gói hỗ trợ quy mô vài chục nghìn tỉ đồng để hỗ trợ. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN, chiều 19.2 cho biết NHNN sẽ sớm ban hành văn bản, có thể dưới dạng thông tư để hướng dẫn cụ thể. Còn tinh thần chung là những khoản vay đối với các khách hàng khó khăn vì dịch khi điều chỉnh kỳ hạn, giãn nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ. NH không cần phải quá lo lắng về việc nhảy nhóm nợ hay nợ xấu.

Không phạt chậm nộp, giảm thuế

Theo một lãnh đạo Bộ Tài chính, hiện các cơ quan chức năng đang xây dựng các giải pháp về chính sách về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Trong đó, tập trung việc giãn thời gian nộp thuế, không phạt chậm nộp thuế, giảm chi phí sản xuất kinh doanh để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng người dân, DN chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19... Các giải pháp trên sẽ được báo cáo Chính phủ trước ngày 15.3.

Cụ thể, Bộ Tài chính định hướng chính sách thuế hỗ trợ, đặc biệt ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn như logistics, bán lẻ, sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy sản, dịch vụ, du lịch. Tính toán việc gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi DN đã nộp đủ thuế, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp phục vụ công tác chống dịch, khấu trừ thuế; miễn, giảm tiền thuê đất của nhà nước cho DN và người dân chịu ảnh hưởng của dịch trong thời gian diễn ra dịch; kéo dài thời gian, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát. Ngoài ra, cũng có thể giảm giá thuê đất, mặt bằng cho các DN logistics, DN bán lẻ để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho lạnh, bảo quản hàng hóa, tiêu thụ nông lâm thủy sản, thúc đẩy và tăng cầu nội địa trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị

Trước đó và hiện tại, các DN và hiệp hội đều có kiến nghị hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Cụ thể, Hiệp hội DN TP.HCM vừa có báo cáo tình hình các DN trên địa bàn TP ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19. Theo đó, hầu hết DN ở các ngành đều bị giảm sút doanh thu. Rõ nét nhất là dệt may, hàng không, du lịch lữ hành, lưu trú, giao dịch NH, kinh doanh ăn uống, nông nghiệp... Những DN nhỏ và vừa sau dịch bệnh sẽ khó khôi phục hoạt động sản xuất bình thường như trước. Đặc biệt với các DN có quy mô nhỏ và vừa, vốn đã yếu về sức cạnh tranh trên thị trường, gặp thời điểm bệnh dịch không kịp trở tay, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp dẫn đến nhiều DN thua lỗ sẽ phải ngưng hoạt động. Do đó, hiệp hội kiến nghị TP.HCM áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, chậm nộp thuế, giảm lãi vay NH, giảm tiền cho thuê đất, bổ sung ngành nghề vào chương trình kích cầu... để hỗ trợ DN.

Trước đó vào ngày 12.2, Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cũng gửi công văn đến các Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đề xuất hỗ trợ DN ngành nhựa trong thời điểm Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. VPA cho biết Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 sản phẩm nhựa của Việt Nam, với kim ngạch đạt 148,7 triệu USD, chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. Nếu tình hình kéo dài đến hết quý 1/2020 thì sẽ không có nguyên liệu sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ đơn hàng xuất khẩu của DN. Đồng thời ảnh hưởng đến công ăn việc làm của công nhân, chi phí DN phải gánh chịu trong thời gian không có đơn hàng. “Hiệp hội đề nghị các bộ đề xuất Chính phủ, NHNN xem xét cơ chế hỗ trợ DN trước tác động của dịch bệnh về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế...”, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch VPA nêu ý kiến.

Cũng rơi vào tình trạng khó khăn do tác động của dịch bệnh, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề nghị UBND TP đề xuất Chính phủ, NHNN xem xét cho phép DN được khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế... Theo HoREA, dịch Covid-19 đang tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nước ta, làm tăng thêm khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là những DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. (Thanh niên, trang 1).

 

Cho phép Bệnh viện Bạch Mai hoạt động như doanh nghiệp

Để thực hiện tự chủ toàn diện, Bệnh viện Bạch Mai sẽ lập Hội đồng quản lý bệnh viện và Hội đồng này là cơ quan quản lý cao nhất, có quyền trình Bộ Y tế phê chuẩn Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện.

Theo Đề án Thí điểm tự chủ Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020 – 2021 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tới đây Bệnh viện Bạch Mai sẽ được tự chủ cả về tổ chức bộ máy và nhân sự.

Cụ thể, bệnh viện sẽ lập Hội đồng quản lý bệnh viện (Hội đồng quản lý) gồm 11 thành viên. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý là cơ quan quản lý cao nhất của Bệnh viện cho tới khi Bộ trưởng Bộ Y tế phê chuẩn thành viên Hội đồng quản lý theo quy định.

Theo đó, trong thời hạn 6 tháng, Hội đồng quản lý quyết nghị trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê chuẩn: Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện.

Như vậy, về tổ chức của Bệnh viện Bạch Mai sẽ hoạt động giống như mô hình tập đoàn, doanh nghiệp, gồm 2 cơ sở của bệnh viện ở Hà Nội và thành phố Phủ Lý (Hà Nam). Bộ máy lãnh đạo của Bệnh viện Bạch Mai gồm: Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc.

Về tự chủ tài chính, theo đề án này, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công và Nghị quyết số 33; phân phối kết quả tài chính trong năm đảm bảo công khai, minh bạch, tăng tỷ lệ trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và Quỹ hỗ trợ người bệnh.

Bệnh viện được Nhà nước tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành các dự án đầu tư công thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. (An ninh Thủ đô, trang  2).

 

Chỉ khi nào phụ huynh yên tâm mới cho học sinh đi học trở lại

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội chiều 19-2 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19 tại Hà Nội. 74 trường hợp nghi nhiễm được giám sát tại bệnh viện đều có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Hiện còn 379 trường hợp đang tiếp tục cách ly theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú; 57/62 trường hợp tại Bệnh viện Công an TP đang được tiếp tục cách ly theo dõi. Sở Y tế nhận định, tại Việt Nam, số lượng ca mắc duy trì ở mức 16 trường hợp, từ ngày 13-2 tới nay chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc mới.

Theo nhận định của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch tại Việt Nam hiện nay đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên cần tiếp tục nâng cao sự chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ trường hợp đi từ vùng dịch và kịp thời phát hiện ca nghi ngờ mắc bệnh để cách ly, khoanh vùng xử lý sớm.

Vừa qua, Cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình địa bàn, phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng dịch bệnh mua gom đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh: Tổng số kiểm tra 223 vụ, xử lý 183 vụ, thu giữ 680.938 chiếc khẩu trang và 7.453 dung dịch sát trùng rửa tay. Công an TP đã lập hồ sơ xử lý 18 trường hợp về hành vi đăng tin, bài sai sự thật về dịch bệnh lên trang Facebook cá nhân, gây hoang mang dư luận.

Theo báo cáo của UBND quận Đống Đa, trên địa bàn quận có 5 trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-2019 và đã có kết quả âm tính. Có 81 trường hợp cần theo dõi sức khỏe, trong đó 78 trường hợp đã kết thúc, còn 3 trường hợp đang tiếp tục theo dõi, trong đó, có 1 trường hợp trở về Trung Quốc. Hiện sức khỏe, 3 người này bình thường, 2 người sẽ kết thúc theo dõi vào ngày 20/2, 1 người sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ.

Tại cuộc họp, đại diện UBND huyện Sóc Sơn cho hay, trên địa bàn có 24 trường hợp phải cách ly, trong đó, có 1 trường hợp đến từ Trung Quốc và 23 trường hợp người Việt Nam đến từ các xã của huyện Bình Xuyên. Hiện huyện đang tiếp tục chỉ đạo cách ly, giám sát chặt chẽ các trường hợp này.

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Hà Nội trong cuộc họp đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm để có thông tin chính thức về việc cho các cháu đi học lại hay nghỉ hết tháng 2/2020. Đồng thời, nếu có đi học phải đảm bảo an toàn cho học sinh, bố trí đủ khẩu trang, nước rửa tay cho học sinh bởi hiện nay mặt hàng này đang rất khan hiếm. Các điểm của Tập đoàn Dệt may Việt Nam có bán thì người dân xếp hàng rất đông.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, dư luận quan tâm đến việc cho học sinh đi học lại hay tiếp tục nghỉ để phòng dịch Covid-19: "Chúng ta sẽ cập nhật mọi tình hình và trên cơ sở đó, sẽ quyết định vào phiên họp của Ban chỉ đạo vào chiều thứ 6 này (21/2)".

Tuy nhiên, người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả các biện pháp đã chỉ đạo trong vấn đề liên quan đến khử trùng, tiêu độc các cơ sở y tế, giáo dục phải thực hiện nghiêm túc. "Chỉ khi nào người dân, bố mẹ các học sinh yên tâm hoàn toàn và chúng ta cảm thấy yên tâm hoàn toàn, đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân, cũng như sức khỏe của các cháu thì chúng ta mới tiếp tục cho đến trường", ông Chung nhấn mạnh. (Công an Nhân dân, trang 2)

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 1: Hà Nội: Việc học sinh đi học trở lại sẽ được quyết định vào cuối tuần” ; Nông thôn ngày nay, trang 5: “phòng chống dịch do virus Corona: Kiểm soát được dịch, học sinh sẽ sớm đi học lại? ”.

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang