Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 02/10/2023

  • |
T5g.org.vn - Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam; Hà Nội đã có hơn 15.300 ca sốt xuất huyết, nhiều ổ dịch phức tạp kéo dài.

Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023- 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời, đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, cụ thể:

Tỷ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023– 2030 được UBND tỉnh phê duyệt và được cấp ngân sách để triển khai thực hiện đạt 100% vào năm 2025, duy trì đến năm 2030;

Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, bà mẹ, đạt ít nhất là 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030;

Ít nhất 90% cán bộ tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc;

Tỷ lệ BV từ tuyến quận, huyện trở lên triển khai Chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh đạt ít nhất 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030;

Đến năm 2045, kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hoạt động hiệu quả tương đương với các quốc gia phát triển.

Để triển khai hiệu quả Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023– 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có liên quan: Xây dựng Khung hành động chung làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành, điều phối, triển khai, giám sát các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành; xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng; xây dựng Bộ chỉ số đánh giá và theo dõi việc triển khai Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đối với lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công thương và môi trường…

Về thông tin, truyền thông và vận động xã hội, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, các cấp, ngành cần truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của Nhân dân về các nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả của kháng thuốc và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc; duy trì cam kết của cá nhân và xã hội đối với thay đổi hành vi để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật có trách nhiệm, ngừng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật sai mục đích; thúc đẩy các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sự lây lan của chúng, trong đó chú trọng nhân viên y tế, thú y, người chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; bà mẹ, phụ nữ, HSSV. Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân viên y tế, thú y và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống kháng thuốc thông qua mạng lưới thông tin truyền thông từ Trung ương tới địa phương. Nghiên cứu, xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phòng, chống kháng thuốc phù hợp với phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng các thông điệp chủ chốt, thông điệp mới về kháng thuốc để tác động mạnh mẽ tới xã hội.

Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023– 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. (Nhân dân, trang 8).  

 

Hà Nội đã có hơn 15.300 ca sốt xuất huyết, nhiều ổ dịch phức tạp kéo dài

Trong tuần này, trên địa bàn Hà Nội tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9-2023).

Như vậy, cộng dồn 9 tháng năm 2023, thành phố đã ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có nhiều ổ dịch phức tạp kéo dài.

Số ca mắc lập đỉnh mới

Ngày 1-10, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 22 đến 29-9), trên địa bàn thành phố có 2.578 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng gần 200 trường hợp so với tuần trước đó và tăng 1,5 lần so với tuần đầu tiên của tháng 9-2023). Đây cũng là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay.

Trong số các địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần này, dẫn đầu là Thanh Oai có 190 ca, tiếp đến là Phú Xuyên có 187 ca, Phúc Thọ (174 ca), Hoàng Mai (173 ca), Đan Phượng (151 ca), Cầu Giấy (138 ca), Đống Đa (137 ca), Quốc Oai (125 ca), Hà Đông (123 ca), Chương Mỹ (120 ca), Nam Từ Liêm (111 ca), Thanh Xuân (105 ca), Thanh Trì (100 ca).

Như vậy, cộng dồn trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022); trong đó có 3 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 557/579 xã, phường, thị trấn.

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân từ đầu năm đến nay là: Hoàng Mai (1.141 ca), Phú Xuyên (951 ca), Thanh Trì (928 ca), Thạch Thất (924 ca), Hà Đông (904 ca), Đống Đa (852 ca), Cầu Giấy (846 ca), Nam Từ Liêm (754 ca), Đan Phượng (744 ca), Thanh Oai (723 ca).

Ngoài ra, trong tuần này, trên địa bàn cũng ghi nhận thêm 78 ổ dịch sốt xuất huyết tại 21 quận, huyện, thị xã; trong đó, Bắc Từ Liêm có 9 ổ dịch; Quốc Oai, Đống Đa - mỗi nơi có 8 ổ dịch; Phúc Thọ (7 ổ dịch); Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đan Phượng - mỗi nơi có 5 ổ dịch; Sóc Sơn, Thanh Oai, Hai Bà Trưng (4 ổ dịch); Tây Hồ, Phú Xuyên (3 ổ dịch); Ba Vì, Sơn Tây, Hoàng Mai, Thường Tín (2 ổ dịch); Chương Mỹ, Thanh Xuân, Ba Đình, Thạch Thất (1 ổ dịch).

Tổng số ổ dịch tính từ đầu năm 2023 đến nay là 1.029. Hiện còn 289 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài và ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) có 485 ca bệnh; xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) có 340 ca; thôn Đống, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai) có 70 ca…

Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra giám sát tại một số nơi vẫn tiếp tục ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ từ 3-4 lần. Theo quy định, vùng nguy cơ cao có dịch sốt xuất huyết là vùng có chỉ số bọ gậy - BI từ 20 trở lên. Trong khi đó, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết trong tuần này cho thấy, tại thôn 8, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ (BI=80); phường Định Công, quận Hoàng Mai (BI=60); xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên (BI=50)…

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sốt xuất huyết là một bệnh lưu hành quanh năm, do đó, việc phòng, chống đòi hỏi liên tục, thường xuyên triển khai một cách đồng bộ trong toàn xã hội. Để có những biện pháp dự phòng hiệu quả lâu dài, cần tập trung loại bỏ những ổ muỗi vằn, ngăn chặn vector truyền bệnh, đó là nhiệm vụ, chính sách cụ thể của từng địa phương, đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao. Bên cạnh đó, thực hiện quản lý tốt các ca bệnh.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo CDC Hà Nội, thực tế nhiều bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết, họ sẽ đến thẳng bệnh viện tư, không qua trạm y tế, không đến bệnh viện công dẫn đến không thể giám sát bệnh nhân từ sớm và xử lý ổ dịch từ sớm. Trong khi nếu không xử lý ổ dịch sốt xuất huyết từ 3 ngày đầu, mà để qua ngày thứ 5 thì ổ dịch sẽ bùng phát và nhân rộng. Khi ổ dịch đã tăng đến 10 bệnh nhân thì thành 20-30 bệnh nhân là rất nhanh.

Kiểm tra những nơi có tỷ lệ phun hóa chất chưa triệt để

Theo các chuyên gia y tế, dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, nhiệt độ hằng ngày dao động trong khoảng 26-32°C, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi. Kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch, nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều điểm vượt ngưỡng dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh… Do đó, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.

Tại Việt Nam, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, việc chống dịch phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác, sự phối hợp của người dân trong hoạt động diệt bọ gậy, diệt muỗi truyền bệnh.

Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cũng cho rằng, biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết cần tập trung vào hai nội dung chính, đó là diệt bọ gậy và xử lý ổ dịch triệt để. Do đó, các cơ quan chuyên môn cần thực hiện giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết theo đúng quy định, hạn chế thấp nhất ổ dịch lan rộng, diễn biến kéo dài.

“Phải bảo đảm 95% hộ gia đình trong ổ dịch được phun hóa chất. Các cơ quan chuyên môn cần tập trung kiểm tra, giám sát tại các xã, phường có tỷ lệ bỏ sót ổ bọ gậy và tỷ lệ phun hóa chất diệt muỗi chưa triệt để cao”, ông Vũ Cao Cương nhấn mạnh.

Theo CDC thành phố, trong tuần này, công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tiếp tục được triển khai tại các ổ dịch ở một số quận, huyện: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ. Đồng thời, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho đội xung kích, tổ giám sát và các cộng tác viên về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết tại một số nơi có diễn biến dịch phức tạp, kéo dài. (Hà Nội mới, trang 1).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang