Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 21/5/2017

  • |
T5g.org.vn - Phát triển não bộ trẻ bằng cách ăn dặm kiểu Nhật; Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư vòm họng; Tiêm hormone hãm trẻ dậy thì sớm “con dao hai lưỡi”…


 

Phát triển não bộ trẻ bằng cách ăn dặm kiểu Nhật

Ngoài việc giúp trẻ có phản xạ nhai, nuốt ngay từ nhỏ và kích thích vị giác phát triển, phương pháp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật còn có tác động lớn đến việc hình thành các tế bào não của trẻ. Và đây cũng là điều mà nhiều bậc cha mẹ không ngờ tới.

Chấp nhận biếng ăn sinh lý

So với phương pháp ăn dặm truyền thống của người Việt, ăn dặm kiểu Nhật có nhiều điểm vô cùng khác biệt. Điển hình đó là việc không trộn chung các loại thức ăn vào với nhau mà luôn để riêng rẽ các loại.

Người Nhật cho rằng, bằng cách này, trẻ sẽ cảm nhận được rõ ràng hương vị của các loại thức ăn. Và như thế, mẹ cũng sẽ biết được trẻ thích ăn gì và không thích ăn gì. Ngoài ra, khi nấu ăn cho trẻ, người Nhật sẽ không nêm nếm bất cứ gia vị nào, bởi họ cho rằng: Trong giai đoạn tập ăn dặm dưới 1 tuổi, muối không tốt cho sự phát triển của trẻ, nhất là gan, thận.

Người Nhật cho rằng, bằng cách này, trẻ sẽ cảm nhận được rõ ràng hương vị của các loại thức ăn. Và như thế, mẹ cũng sẽ biết được trẻ thích ăn gì và không thích ăn gì. Ngoài ra, khi nấu ăn cho trẻ, người Nhật sẽ không nêm nếm bất cứ gia vị nào, bởi họ cho rằng: Trong giai đoạn tập ăn dặm dưới 1 tuổi, muối không tốt cho sự phát triển của trẻ, nhất là gan, thận.

Điều đặc biệt, nếu trẻ không muốn ăn, họ cũng sẽ không thúc ép bằng mọi cách. Họ chấp nhận biếng ăn sinh lý ở trẻ. Vì thế, người Nhật không bao giờ bế rong, pha trò hay bật tivi, điện thoại cho con xem trong khi ăn. Với họ, ăn là phải tập trung ăn chứ không nên làm các việc khác.

Điều khiến nhiều mẹ Việt ngạc nhiên nữa là trẻ em Nhật ăn thô từ rất sớm. Thức ăn đầu tiên của các bé là cháo loãng qua rây, có độ lợn cợn nhất định chứ không phải là bột mịn hay cháo xay nhuyễn. Các loại thức ăn cũng sẽ được tăng độ thô tùy theo độ tuổi để dạ dày có thể làm quen dần. 

Kích thích tế bào não phát triển

Nói đến lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật, xưa nay chúng ta mới chỉ bàn đến việc giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt, tuy nhiên, ít người biết rằng phương pháp này còn giúp kích các tế bào não phát triển cũng như các nếp nhăn trong não được hình thành sớm hơn. Lý giải về điều này, Thạc sĩ Giáo dục Ngô Thanh Giang cho rằng: Ăn dặm  kiểu Nhật nhấn mạnh vào việc người lớn sẽ chuẩn bị cho bé các món ăn riêng biệt.

Khi đó, các bé sẽ nhận được tất cả các kích thích vị giác đến từ thức ăn. Ngoài ra, vì được độc lập trong ăn uống nên các bé cũng hoàn thiện dần các kỹ năng về xúc, cầm thìa hay sự phối hợp giữa các cơ. Và điều đó giúp não bộ tiếp nhận quá trình phối hợp tay mắt, phối hợp chỉ huy não bộ đối với các cử động có chủ đích của chân, tay, miệng.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng kiên trì tập cho con ăn theo cách này, bởi vì, khi được làm quen với thức ăn, trẻ sẽ ăn được rất ít, điều đó khiến chúng ta cảm thấy sốt ruột. Ngoài ra, khi ăn, trẻ sẽ làm vương vãi thức ăn ra khắp người và bàn, ghế, sàn nhà xung quanh, làm nhiều người cảm thấy mất vệ sinh.

Tuy nhiên, cũng đừng vì những lý do này mà bạn mất đi sự kiên trì! Về cơ bản, lượng thức ăn có thể cải thiện dần dần. Hơn nữa, dinh dưỡng trong thời gian tập ăn dặm này vẫn chủ yếu đến từ sữa nên chúng ta cũng không cần quá lo lắng. Tương tự như vậy, khi các kỹ năng nhai, nuốt hay sử dụng thìa, muỗng của bé được hoàn thiện, việc lấm bẩn sẽ mất dần.

Bên cạnh đó, để trẻ có thể cảm nhận rõ về thức ăn cũng như giúp não bộ của trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và phân tích, khi bày các món ăn ra trước mặt trẻ, chúng ta đừng quên giới thiệu về nó. Ngay cả khi trẻ chưa biết nói thì việc này cũng rất hữu ích.  

Với việc thay đổi thực đơn hàng ngày và các món ăn được đặt riêng rẽ với nhau, chế độ ăn dặm này sẽ không gây nhàm chán cho bé, đồng thời giúp bé hình dung được phần nào một bữa cơm cơ bản của người lớn. Điều này giảm bớt khó khăn khi chuyển từ giai đoạn ăn cháo sang ăn cơm của các bé. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc rèn thói quen tự lập cho trẻ. 

Ăn dặm  kiểu Nhật giúp các bé nhận được tất cả các kích thích vị giác từ thức ăn. Ngoài ra, vì được độc lập trong ăn uống nên các bé cũng hoàn thiện dần các kỹ năng về xúc, cầm thìa hay sự phối hợp giữa các cơ. Và điều đó giúp não bộ tiếp nhận quá trình phối hợp tay mắt, phối hợp chỉ huy não bộ đối với các cử động có chủ đích của chân, tay, miệng (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, tỷ lệ người Việt mắc bệnh này cũng đứng top đầu của thế giới.

Bệnh thường ít biểu hiện đặc thù ở những giai đoạn sớm nên bệnh nhân thường không để ý và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang khi chỉ bị đau đầu hoặc ngạt mũi thoáng qua.

Tuy vậy, theo các chuyên gia y tế, có những dấu hiệu cơ bản để phát hiện sớm ung thư vòm họng, đó là: 

- Đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn.

- Ù tai: Khi bị ung thư vòm họng xâm lấm, người bệnh thường xuyên bị ù một bên tai, như tiếng ve kêu bên trong tai.

- Ngạt mũi: Ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng chảy máu mũi.

- Khàn tiếng và khó nuốt: Nếu như dấu hiệu này kéo dài 3 tuần, đã uống thuốc mà không có biểu hiện thuyên giảm thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh khi tiến triển ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: Ho kéo dài, đờm có máu, chảy máu cam, bề mặt thanh quản khô ráp, cổ sưng lên từ các hạch bạch huyết phình to, mí mắt rủ, hoa mắt…

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, chỉ cần điều trị hóa chất và tia xạ thì khả năng chữa khỏi là hoàn toàn có thể, thậm chí bệnh nhân có thể kéo dài sự sống thêm 30 năm. Phát hiện muộn, điều trị muộn khiến khả năng chữa khỏi giảm hẳn, thậm chí nếu chỉ xạ trị đơn thuần thì khả năng tái phát rất cao, tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn từ 10 - 40%.

Để phát hiện bệnh sớm, mọi người nên tự biết cách phòng bệnh, nên tiến hành kiểm tra sức khoẻ, nội soi một lần/năm. Nên hạn chế ăn uống các thực phẩm lên men như rượu, bia, cá muối, dưa khú, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamine; chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi; Hoạt động thể chất đều đặn để tăng cường sức đề kháng của cơ thể; không hút thuốc lá. Người bệnh cần thăm khám nội soi tai mũi họng khi có các triệu chứng ngạt mũi, ù tai, nổi hạch cổ một bên to dần để được phát hiện sớm bệnh (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Tiêm hormone hãm trẻ dậy thì sớm “con dao hai lưỡi”

Trẻ ở độ tuổi 8-11 tuổi mắc dậy thì sớm gia tăng khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Nhiều bậc phụ huynh đã tự ý đưa con đi tiêm hormone ức chế hãm con lớn sớm. Các chuyên gia cảnh báo, nguy hại đến sức khỏe của trẻ (Đời sống & Pháp luật, trang 8).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang