Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 22/9/2015

  • |
T5g.org.vn - Khẩn trương, tích cực phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; Chỉ thu bảo hiểm y tế 15 tháng khi HS-SV có nguyện vọng…

Khẩn trương, tích cực phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Từ đầu tháng 9 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam tăng lên rất nhanh. Nhiều địa phương, số ca mắc SXH tăng đến cả mười lần, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, là vấn đề rất đáng báo động.

Theo Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 9-2015, cả nước ghi nhận hơn 30.000 trường hợp mắc SXH tại 50 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía nam như: Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Số trường hợp tử vong do mắc SXH từ đầu năm đến nay cũng đã lên đến 18 ca.

Tại TP Hồ Chí Minh, liên tục trong nhiều ngày qua, số bệnh nhi mắc SXH tiếp tục tăng cao. Tại các bệnh viện nhi đồng, số ca mắc SXH tăng gấp ba lần, có nhiều trường hợp bị biến chứng nặng. Theo Trưởng khoa SXH (Bệnh viện Nhi đồng 1) Nguyễn Minh Tuấn, ở thời điểm những tháng đầu năm 2015, số trẻ mắc SXH điều trị tại khoa chỉ khoảng 30 trẻ thì hiện nay có 102 trẻ đang điều trị. "Trong số 102 trường hợp mắc SXH đang điều trị, có 13 trường hợp rất nặng, chủ yếu là sốc SXH và sốc SXH nặng. Đây là tình trạng SXH ở mức độ nặng nhất của bệnh này”, bác sĩ Tuấn cho biết thêm.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, thành phố có 8.739 ca SXH nhập viện, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng trong tuần qua, số ca mắc SXH lên đến 571 trường hợp, tăng 32% so với trung bình bốn tuần trước. Thành phố cũng ghi nhận có 82 phường, xã có ca bệnh trong bốn tuần liên tục gần nhất, tập trung ở các quận, huyện như: Bình Tân, Thủ Đức, Hóc Môn, quận 12…

Trong khi đó, tình trạng mắc SXH tại một số địa phương khác ở khu vực phía nam cũng diễn biến hết sức phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm đến nay đã có 4.533 ca mắc SXH, tăng 1,63 lần so với cùng kỳ năm trước; phát hiện 528 ổ dịch, tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là địa phương có số ca mắc SXH nhiều nhất nước tính trên số hộ dân.

Tại địa bàn phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai), số ca mắc SXH từ đầu năm đến nay đã lên đến 760 trường hợp; đặc biệt, chỉ tính riêng trong tuần vừa qua đã có đến 86 ca mắc. Bác sĩ Lại Đức Hạnh, Trưởng trạm Y tế phường Trảng Dài, cho biết, thời điểm này năm ngoái chỉ có khoảng 70 ca mắc SXH, trung bình mỗi tuần chỉ có hai, ba trường hợp. Như vậy, số ca mắc SXH hiện nay của phường đã tăng lên đến hơn mười lần so với cùng kỳ. “Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp như: tuyên truyền người dân diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi… để kéo giảm số người dân mắc SXH nhưng vẫn chưa giải quyết được tình trạng này”, bác sĩ Hạnh cho biết.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh SXH ở các tỉnh phía nam, mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra và làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về các biện pháp phòng, chống SXH ở địa phương này. Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống SXH; tổ chức các giải pháp đồng bộ, nhất là diệt loăng quăng, trong đó tập trung vào những vật phế thải chứa nước; hướng dẫn các hộ dân diệt loăng quăng và giám sát dịch bệnh…

Đối với TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Nguyễn Trí Dũng cho biết, qua điều tra dịch tễ đều phát hiện có ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh SXH trong những vật chứa nước thông thường như lu, phuy chứa nước sinh hoạt, bình bông, chén nước cúng, vật phế thải, máng nước uống của vật nuôi… Bên cạnh đó, có những điểm nguy cơ cao thường tập trung tại những cơ sở tái chế vỏ xe, vựa phế liệu, vựa cây cảnh, những bãi đất trống bị người dân chung quanh bỏ các vật phế thải... "Ngành y tế đã triển khai hoạt động giám sát điểm nguy cơ đến từng phường, xã với hai nội dung chính là truyền thông nâng cao ý thức người dân và kiểm tra định kỳ đối với những địa chỉ nguy cơ", bác sĩ Dũng cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, để kiểm soát hiệu quả những yếu tố nguy cơ này không chỉ có sự nỗ lực của riêng ngành y tế, mà cần có sự tham gia của toàn thể cộng đồng, từ chính quyền đến các ban, ngành, đoàn thể và từng người dân…(Nhân dân (trang 10).

Chỉ thu bảo hiểm y tế 15 tháng khi HS-SV có nguyện vọng

Bảo hiểm xã hội VN vừa có hướng dẫn cho biết sẽ thu bảo hiểm y tế từ tháng 10-2015 thời hạn thẻ 6 tháng - 1 năm, trường hợp HS-SV có nguyện vọng và tự nguyện đóng mới thu phí thẻ thời hạn 15 tháng.

Theo Bảo hiểm xã hội VN, năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên thu phí bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên theo Luật bảo hiểm y tế mới.

Các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương cần phối hợp với sở GĐ-ĐT rà soát các văn bản hướng dẫn, tổ chức thu phí theo đúng quy định, không thu phí bảo hiểm y tế cả 15 tháng nếu học sinh không có nguyện vọng, đồng thời kịp thời xử lý ngay các vướng mắc theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội VN cho biết nghị định hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế mới quy định phí bảo hiểm y tế (kể từ năm học 2015-2016) thu theo năm tài chính, thay vì thu theo năm học như trước đây.

Do đó để tiện lợi cho việc thu phí năm học 2015-2016, các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương đã hướng dẫn thu phí bảo hiểm y tế một lần kéo dài 15 tháng, trong khi hướng dẫn trong nghị định là thời hạn sử dụng thẻ 6 tháng-1 năm. (Tuổi trẻ (trang 4). 

Rút số đăng ký lưu hành cùng lúc 51 loại thuốc tây

Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường vừa ký quyết định cùng lúc rút số đăng ký lưu hành của 51 loại tân dược.

Các loại tân dược này có chủng loại rất đa dạng, nhưng chủ yếu là kháng sinh dạng viên nén, được sản xuất tại Ấn Độ, VN, Trung Quốc và LB Nga, được đăng ký lưu hành kể từ 2010-2013.

Đây là quyết định thứ 4 về rút số đăng ký lưu hành thuốc tính từ đầu tháng 9 đến nay, với tổng số 70 loại tân dược bị rút số đăng ký lưu hành.

Lý do của các quyết định này đều là vi phạm chất lượng thuốc và thuốc sản xuất không đúng với hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý Dược. (Tuổi trẻ (trang 4).

* Danh sách 51 thuốc vừa bị rút số đăng ký lưu hành:

STT     Tên thuốc        Dạng bào chế Số đăng ký

1          Fudnostra 5mg            Viên nén dài bao phim            VN-14364-11

 

2          Fudnostra 10 mg         Viên nén dài bao phim            VN- 14363-11

3          Stavudine Capsule USP 30 mg          Viên nang cứng          VN-11730-11

4          Stri-Alpha        Viên nang mềm          VN-11731-11

5          Melanic 15mg Viên nén          VN-11728-11

6          Melanic 7,5 mg           Viên nén          VN-11729-11

7          Azithrin- 250    Viên nang cứng          VN-10824-10

8          Amolic Bột pha tiêm    VN-11727-11

9          Amolic Bột pha tiêm    VN-11726-11

10        Cabemus        Bột pha tiêm    VN-15790-12

11        Gastufa           Bột pha tiêm    VN-16457-13

12        Sertil 25           Viên nén bao phim      VN-12912-11

13        Nalidixic Acid Tablet IP 500 mg         Viên nén bao phim      VN-11722-11

14        Saflux 20         Viên nang        VN-11723-11

15        Ama- power    Dung dịch tiêm bắp     VN-12972-11

16        Vitabase          Viên nén bao phim      VN-9536-10

17        Cyprofort         Viên nén nhai  VN-10059-10

18        Zinxime           Thuốc cốm uống         VN-10060-10

19        Romofine        Viên nang        VN-12974-11

20        Maxvir 100      Viên nén bao phim      VN-13582-11

21        Maxvir 50        Viên nén bao phim      VN-13583-11

22        Qplus New      Viên nang        VN-13584-11

23        DL       Siro      VN-14581-12

24        Ceftirox- S      Bột pha tiêm    VN-11817-11

25        Podoxi 100      Viên nén phân tán       VN-11818-11

26        Podoxi 200      Viên nén bao phim      VN-11819-11

27        Clavsun 1000  Viên nén bao phim      VN-12339-11

28        Azifar 500        Viên nén bao phim      VN-12340-11

29        Cefatasun 1g  Bột pha tiêm    VN-12341-11

30        Gemfar           Viên nén bao phim      VN-12342-11

31        Rosvas 20       Viên nén bao phim      VN-12343-11

32        Sunrox 750     Bột pha tiêm    VN-12344-11

33        Telfar 40          Viên nén          VN-12345-11

34        Telfar 80          Viên nén          VN-12346-11

35        Ampisun 1.5    Bột pha tiêm    VN-13036-11

36        Faromen 500  Bột pha tiêm    VN-13037-11

37        Farzone 1g      Bột pha tiêm    VN-13038-11

38        Merofar 500    Bột pha tiêm    VN-13039-11

39        Rosvas 10       Viên nén bao phim      VN-13040-11

40        Tazopip 2,25   Bột pha tiêm    VN-13041-11

41        Tazopip 4,5 gr Bột pha tiêm    VN-13042-11

42        Clamax 1000  Viên nén bao phim      VN-13649-11

43        Clamax 625    Viên nén bao phim      VN-13650-11

44        Clamax IV 1,2 GM      Bột pha tiêm    VN- 13651-11

 

45        Imisun Bột pha tiêm    VN-13652-11

46        Neomet-V       Viên nén đặt âm đạo   VN-13653-11

47        Ticarsun 3,1GM          Bột pha tiêm    VN-13654-11

48        Faromen 1g    Bột pha tiêm    VN-15380-12

49        Merofar 1g      Bột pha tiêm    VN-15381-12

50        Omesun 40     Bột đông khô pha tiêm            VN-14126-11

51        Rabofar 20      Viên bao tan ở ruột     VN-14127-11

Cán bộ bệnh viện bị côn đồ đánh trọng thương

Ngày 21.9, một lãnh đạo Bệnh viện (BV) đa khoa Quảng Nam cho biết BV đã có văn bản đề nghị Công an TP.Tam Kỳ điều tra, làm rõ vụ ông Trịnh Anh Tú (Trưởng phòng Vật tư - thiết bị y tế của BV) bị một nhóm người đánh trọng thương.

Chiều 20.9, ông Tú đang chuẩn bị cắt nguồn điện do các chủ hàng quán buôn bán trên vỉa hè trước cổng BV câu trộm điện nhà nước (đường dây điện dẫn vào BV) thì bị một nhóm 6 - 7 người lao vào đấm đá túi bụi. Sự việc chỉ dừng lại khi một số người gần đó can ngăn và đưa ông Tú vào cấp cứu trong tình trạng gãy xương sườn bên trái, gãy xương gò má và bị máu tụ mắt trái... Theo lãnh đạo BV, trước khi cắt điện dẫn vào các quầy hàng này, BV đã trao đổi và ra hạn cho các chủ quầy trong vòng 5 ngày phải giải quyết. (Thanh niên (trang 2), Tiền phong (trang 10):

Phần mềm quản lý tiêm chủng sẽ ra mắt vào cuối năm 2015

Ngày 21/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, phần mềm mang tên “Hệ thống quản lý thông tin Tiêm chủng quốc gia” do Cục Y tế dự phòng cùng với Cục Công nghệ thông tin và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp thực hiện sẽ ra mắt vào cuối năm 2015.

Phần mềm này góp phần thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng, không để sót đối tượng, đảm bảo quyền tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ.

Phần mềm sẽ quản lý từng đối tượng tiêm chủng và mỗi cá nhân sẽ có mã số riêng (số ID) để theo dõi lịch sử tiêm chủng suốt đời, gồm có thông tin về quá trình tiêm chủng của mỗi cá nhân, địa điểm, thời gian và tên cán bộ phụ trách tiêm. Điều này giúp cán bộ tiêm các mũi tiếp theo nắm rõ đối tượng đã được tiêm vắcxin gì, thời gian và ở địa bàn nào trước đó nếu người này di chuyển nơi ở.

Phần mềm cũng giúp phụ huynh theo dõi và nắm thông tin tiêm chủng của trẻ qua hệ thống viễn thông; hệ thống sẽ nhắc nhở phụ huynh nhớ lịch tiêm cho con. Đây cũng là công cụ thống kê số liệu tiêm chủng dành cho các nhà quản lý.

Hiện phần mềm đang được triển khai thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, các cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng của tỉnh được tập huấn và sử dụng. Giai đoạn thí điểm ban đầu đã thu được tín hiệu khả quan và khả năng ứng dụng cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong quản lý công tác tiêm chủng tại cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, để xây dựng phần mềm quản lý cho tất cả đối tượng rất khó vì cả nước mỗi năm có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời với trên 11.000 xã, phường, thị trấn và khoảng trên 30.000 điểm tiêm chủng. Nhưng Bộ Y tế vẫn quyết tâm xây dựng phần mềm và sau khi làm thí điểm tại Bắc Ninh sẽ hoàn thiện, triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác rồi sẽ nhân rộng ra cả nước.

Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao ý tưởng đưa công nghệ thông tin vào quản lý công tác tiêm chủng mở rộng quốc gia. Điều này sẽ giúp người dân có thể tự tra cứu thông tin và nắm rõ lịch tiêm chủng của bản thân và con em mình, từ đó chủ động đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh đó, phần mềm giúp cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng quản lý được nhóm đối tượng cần tiêm thông qua lịch hẹn tiêm, lịch sử tiêm của đối tượng trong danh sách quản lý.

Phần mềm “Hệ thống quản lý thông tin Tiêm chủng quốc gia” đang tiếp tục được hoàn thiện để dễ tiếp cận, xử lý thông tin hiệu quả hơn. Sau đó, Bộ Y tế sẽ triển khai ứng dụng phần mềm trên tại tất cả các điểm tiêm chủng trong cả nước./. (An ninh thủ đô (trang 2).

Khẩn trương, tích cực phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Từ đầu tháng 9 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam tăng lên rất nhanh. Nhiều địa phương, số ca mắc SXH tăng đến cả mười lần, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, là vấn đề rất đáng báo động.

Theo Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 9-2015, cả nước ghi nhận hơn 30.000 trường hợp mắc SXH tại 50 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía nam như: Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Số trường hợp tử vong do mắc SXH từ đầu năm đến nay cũng đã lên đến 18 ca.

Tại TP Hồ Chí Minh, liên tục trong nhiều ngày qua, số bệnh nhi mắc SXH tiếp tục tăng cao. Tại các bệnh viện nhi đồng, số ca mắc SXH tăng gấp ba lần, có nhiều trường hợp bị biến chứng nặng. Theo Trưởng khoa SXH (Bệnh viện Nhi đồng 1) Nguyễn Minh Tuấn, ở thời điểm những tháng đầu năm 2015, số trẻ mắc SXH điều trị tại khoa chỉ khoảng 30 trẻ thì hiện nay có 102 trẻ đang điều trị. "Trong số 102 trường hợp mắc SXH đang điều trị, có 13 trường hợp rất nặng, chủ yếu là sốc SXH và sốc SXH nặng. Đây là tình trạng SXH ở mức độ nặng nhất của bệnh này”, bác sĩ Tuấn cho biết thêm.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, thành phố có 8.739 ca SXH nhập viện, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng trong tuần qua, số ca mắc SXH lên đến 571 trường hợp, tăng 32% so với trung bình bốn tuần trước. Thành phố cũng ghi nhận có 82 phường, xã có ca bệnh trong bốn tuần liên tục gần nhất, tập trung ở các quận, huyện như: Bình Tân, Thủ Đức, Hóc Môn, quận 12…

Trong khi đó, tình trạng mắc SXH tại một số địa phương khác ở khu vực phía nam cũng diễn biến hết sức phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm đến nay đã có 4.533 ca mắc SXH, tăng 1,63 lần so với cùng kỳ năm trước; phát hiện 528 ổ dịch, tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là địa phương có số ca mắc SXH nhiều nhất nước tính trên số hộ dân.

Tại địa bàn phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai), số ca mắc SXH từ đầu năm đến nay đã lên đến 760 trường hợp; đặc biệt, chỉ tính riêng trong tuần vừa qua đã có đến 86 ca mắc. Bác sĩ Lại Đức Hạnh, Trưởng trạm Y tế phường Trảng Dài, cho biết, thời điểm này năm ngoái chỉ có khoảng 70 ca mắc SXH, trung bình mỗi tuần chỉ có hai, ba trường hợp. Như vậy, số ca mắc SXH hiện nay của phường đã tăng lên đến hơn mười lần so với cùng kỳ. “Chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp như: tuyên truyền người dân diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi… để kéo giảm số người dân mắc SXH nhưng vẫn chưa giải quyết được tình trạng này”, bác sĩ Hạnh cho biết.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh SXH ở các tỉnh phía nam, mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra và làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về các biện pháp phòng, chống SXH ở địa phương này. Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống SXH; tổ chức các giải pháp đồng bộ, nhất là diệt loăng quăng, trong đó tập trung vào những vật phế thải chứa nước; hướng dẫn các hộ dân diệt loăng quăng và giám sát dịch bệnh…

Đối với TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Nguyễn Trí Dũng cho biết, qua điều tra dịch tễ đều phát hiện có ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh SXH trong những vật chứa nước thông thường như lu, phuy chứa nước sinh hoạt, bình bông, chén nước cúng, vật phế thải, máng nước uống của vật nuôi… Bên cạnh đó, có những điểm nguy cơ cao thường tập trung tại những cơ sở tái chế vỏ xe, vựa phế liệu, vựa cây cảnh, những bãi đất trống bị người dân chung quanh bỏ các vật phế thải... "Ngành y tế đã triển khai hoạt động giám sát điểm nguy cơ đến từng phường, xã với hai nội dung chính là truyền thông nâng cao ý thức người dân và kiểm tra định kỳ đối với những địa chỉ nguy cơ", bác sĩ Dũng cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, để kiểm soát hiệu quả những yếu tố nguy cơ này không chỉ có sự nỗ lực của riêng ngành y tế, mà cần có sự tham gia của toàn thể cộng đồng, từ chính quyền đến các ban, ngành, đoàn thể và từng người dân…(Nhân dân (trang 10).

Chỉ thu bảo hiểm y tế 15 tháng khi HS-SV có nguyện vọng

Bảo hiểm xã hội VN vừa có hướng dẫn cho biết sẽ thu bảo hiểm y tế từ tháng 10-2015 thời hạn thẻ 6 tháng - 1 năm, trường hợp HS-SV có nguyện vọng và tự nguyện đóng mới thu phí thẻ thời hạn 15 tháng.

Theo Bảo hiểm xã hội VN, năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên thu phí bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên theo Luật bảo hiểm y tế mới.

Các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương cần phối hợp với sở GĐ-ĐT rà soát các văn bản hướng dẫn, tổ chức thu phí theo đúng quy định, không thu phí bảo hiểm y tế cả 15 tháng nếu học sinh không có nguyện vọng, đồng thời kịp thời xử lý ngay các vướng mắc theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội VN cho biết nghị định hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế mới quy định phí bảo hiểm y tế (kể từ năm học 2015-2016) thu theo năm tài chính, thay vì thu theo năm học như trước đây.

Do đó để tiện lợi cho việc thu phí năm học 2015-2016, các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương đã hướng dẫn thu phí bảo hiểm y tế một lần kéo dài 15 tháng, trong khi hướng dẫn trong nghị định là thời hạn sử dụng thẻ 6 tháng-1 năm. (Tuổi trẻ (trang 4). 

Rút số đăng ký lưu hành cùng lúc 51 loại thuốc tây

Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường vừa ký quyết định cùng lúc rút số đăng ký lưu hành của 51 loại tân dược.

Các loại tân dược này có chủng loại rất đa dạng, nhưng chủ yếu là kháng sinh dạng viên nén, được sản xuất tại Ấn Độ, VN, Trung Quốc và LB Nga, được đăng ký lưu hành kể từ 2010-2013.

Đây là quyết định thứ 4 về rút số đăng ký lưu hành thuốc tính từ đầu tháng 9 đến nay, với tổng số 70 loại tân dược bị rút số đăng ký lưu hành.

Lý do của các quyết định này đều là vi phạm chất lượng thuốc và thuốc sản xuất không đúng với hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý Dược. (Tuổi trẻ (trang 4).

* Danh sách 51 thuốc vừa bị rút số đăng ký lưu hành:

STT     Tên thuốc        Dạng bào chế Số đăng ký

1          Fudnostra 5mg            Viên nén dài bao phim            VN-14364-11

 

2          Fudnostra 10 mg         Viên nén dài bao phim            VN- 14363-11

3          Stavudine Capsule USP 30 mg          Viên nang cứng          VN-11730-11

4          Stri-Alpha        Viên nang mềm          VN-11731-11

5          Melanic 15mg Viên nén          VN-11728-11

6          Melanic 7,5 mg           Viên nén          VN-11729-11

7          Azithrin- 250    Viên nang cứng          VN-10824-10

8          Amolic Bột pha tiêm    VN-11727-11

9          Amolic Bột pha tiêm    VN-11726-11

10        Cabemus        Bột pha tiêm    VN-15790-12

11        Gastufa           Bột pha tiêm    VN-16457-13

12        Sertil 25           Viên nén bao phim      VN-12912-11

13        Nalidixic Acid Tablet IP 500 mg         Viên nén bao phim      VN-11722-11

14        Saflux 20         Viên nang        VN-11723-11

15        Ama- power    Dung dịch tiêm bắp     VN-12972-11

16        Vitabase          Viên nén bao phim      VN-9536-10

17        Cyprofort         Viên nén nhai  VN-10059-10

18        Zinxime           Thuốc cốm uống         VN-10060-10

19        Romofine        Viên nang        VN-12974-11

20        Maxvir 100      Viên nén bao phim      VN-13582-11

21        Maxvir 50        Viên nén bao phim      VN-13583-11

22        Qplus New      Viên nang        VN-13584-11

23        DL       Siro      VN-14581-12

24        Ceftirox- S      Bột pha tiêm    VN-11817-11

25        Podoxi 100      Viên nén phân tán       VN-11818-11

26        Podoxi 200      Viên nén bao phim      VN-11819-11

27        Clavsun 1000  Viên nén bao phim      VN-12339-11

28        Azifar 500        Viên nén bao phim      VN-12340-11

29        Cefatasun 1g  Bột pha tiêm    VN-12341-11

30        Gemfar           Viên nén bao phim      VN-12342-11

31        Rosvas 20       Viên nén bao phim      VN-12343-11

32        Sunrox 750     Bột pha tiêm    VN-12344-11

33        Telfar 40          Viên nén          VN-12345-11

34        Telfar 80          Viên nén          VN-12346-11

35        Ampisun 1.5    Bột pha tiêm    VN-13036-11

36        Faromen 500  Bột pha tiêm    VN-13037-11

37        Farzone 1g      Bột pha tiêm    VN-13038-11

38        Merofar 500    Bột pha tiêm    VN-13039-11

39        Rosvas 10       Viên nén bao phim      VN-13040-11

40        Tazopip 2,25   Bột pha tiêm    VN-13041-11

41        Tazopip 4,5 gr Bột pha tiêm    VN-13042-11

42        Clamax 1000  Viên nén bao phim      VN-13649-11

43        Clamax 625    Viên nén bao phim      VN-13650-11

44        Clamax IV 1,2 GM      Bột pha tiêm    VN- 13651-11

 

45        Imisun Bột pha tiêm    VN-13652-11

46        Neomet-V       Viên nén đặt âm đạo   VN-13653-11

47        Ticarsun 3,1GM          Bột pha tiêm    VN-13654-11

48        Faromen 1g    Bột pha tiêm    VN-15380-12

49        Merofar 1g      Bột pha tiêm    VN-15381-12

50        Omesun 40     Bột đông khô pha tiêm            VN-14126-11

51        Rabofar 20      Viên bao tan ở ruột     VN-14127-11

Cán bộ bệnh viện bị côn đồ đánh trọng thương

Ngày 21.9, một lãnh đạo Bệnh viện (BV) đa khoa Quảng Nam cho biết BV đã có văn bản đề nghị Công an TP.Tam Kỳ điều tra, làm rõ vụ ông Trịnh Anh Tú (Trưởng phòng Vật tư - thiết bị y tế của BV) bị một nhóm người đánh trọng thương.

Chiều 20.9, ông Tú đang chuẩn bị cắt nguồn điện do các chủ hàng quán buôn bán trên vỉa hè trước cổng BV câu trộm điện nhà nước (đường dây điện dẫn vào BV) thì bị một nhóm 6 - 7 người lao vào đấm đá túi bụi. Sự việc chỉ dừng lại khi một số người gần đó can ngăn và đưa ông Tú vào cấp cứu trong tình trạng gãy xương sườn bên trái, gãy xương gò má và bị máu tụ mắt trái... Theo lãnh đạo BV, trước khi cắt điện dẫn vào các quầy hàng này, BV đã trao đổi và ra hạn cho các chủ quầy trong vòng 5 ngày phải giải quyết. (Thanh niên (trang 2), Tiền phong (trang 10):

Phần mềm quản lý tiêm chủng sẽ ra mắt vào cuối năm 2015

Ngày 21/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, phần mềm mang tên “Hệ thống quản lý thông tin Tiêm chủng quốc gia” do Cục Y tế dự phòng cùng với Cục Công nghệ thông tin và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp thực hiện sẽ ra mắt vào cuối năm 2015.

Phần mềm này góp phần thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng, không để sót đối tượng, đảm bảo quyền tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ.

Phần mềm sẽ quản lý từng đối tượng tiêm chủng và mỗi cá nhân sẽ có mã số riêng (số ID) để theo dõi lịch sử tiêm chủng suốt đời, gồm có thông tin về quá trình tiêm chủng của mỗi cá nhân, địa điểm, thời gian và tên cán bộ phụ trách tiêm. Điều này giúp cán bộ tiêm các mũi tiếp theo nắm rõ đối tượng đã được tiêm vắcxin gì, thời gian và ở địa bàn nào trước đó nếu người này di chuyển nơi ở.

Phần mềm cũng giúp phụ huynh theo dõi và nắm thông tin tiêm chủng của trẻ qua hệ thống viễn thông; hệ thống sẽ nhắc nhở phụ huynh nhớ lịch tiêm cho con. Đây cũng là công cụ thống kê số liệu tiêm chủng dành cho các nhà quản lý.

Hiện phần mềm đang được triển khai thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, các cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng của tỉnh được tập huấn và sử dụng. Giai đoạn thí điểm ban đầu đã thu được tín hiệu khả quan và khả năng ứng dụng cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong quản lý công tác tiêm chủng tại cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, để xây dựng phần mềm quản lý cho tất cả đối tượng rất khó vì cả nước mỗi năm có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời với trên 11.000 xã, phường, thị trấn và khoảng trên 30.000 điểm tiêm chủng. Nhưng Bộ Y tế vẫn quyết tâm xây dựng phần mềm và sau khi làm thí điểm tại Bắc Ninh sẽ hoàn thiện, triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác rồi sẽ nhân rộng ra cả nước.

Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao ý tưởng đưa công nghệ thông tin vào quản lý công tác tiêm chủng mở rộng quốc gia. Điều này sẽ giúp người dân có thể tự tra cứu thông tin và nắm rõ lịch tiêm chủng của bản thân và con em mình, từ đó chủ động đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh đó, phần mềm giúp cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng quản lý được nhóm đối tượng cần tiêm thông qua lịch hẹn tiêm, lịch sử tiêm của đối tượng trong danh sách quản lý.

Phần mềm “Hệ thống quản lý thông tin Tiêm chủng quốc gia” đang tiếp tục được hoàn thiện để dễ tiếp cận, xử lý thông tin hiệu quả hơn. Sau đó, Bộ Y tế sẽ triển khai ứng dụng phần mềm trên tại tất cả các điểm tiêm chủng trong cả nước./. (An ninh thủ đô (trang 2).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang