Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 24/4/2019

  • |
T5g.org.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Trạm y tế phải là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu; Đảm bảo khám chữa bệnh, phòng chống dịch trong dịp nghỉ lễ 30/4; 10 loại bệnh dịch dễ bùng phát, gia tăng do nắng nóng; ...

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Trạm y tế phải là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu

Chiều 23/4, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế và đại diện các Vụ, Cục của Bộ đã có buổi làm việc tại Trạm y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP. HCM. Đây là một trong 26 trạm y tế đang hoàn thiện mô hình trạm y tế điểm của cả nước.

Phục vụ cho 70.000 dân, Trạm y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú có diện tích sử dụng 620m2, 14 phòng. Trạm hiện có máy siêu âm 3 đầu dò, máy điện tim 3 cần, hệ thống xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa bán tự động... Về nhân sự, trạm có 4 bác sĩ (trong đó có 1 bác sĩ có chứng chỉ đào tạo về y học gia đình), 2 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh và dược sĩ trung học... Trạm y tế phường Tân Quý đã dần lấy được lòng tin và thu hút được lượng người đến khám bệnh, cụ thể quý 1 năm 2018 có 996 lượt bệnh nhân, đến quý 1 năm 2019 đã có 1.573 lượt khám.

Từng nhiều lần đến thăm và làm việc tại Trạm y tế phường Tân Quý, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những cố gắng của trạm trong công tác xây dựng đầu tư trang thiết bị, nhân lực và công tác khám chữa bệnh cho người dân, tuy nhiên mô hình mà trạm xây dựng và thực tế hoạt động của trạm còn mang nặng tính điều trị hơn chăm sóc sức khỏe ban đầu. “Tăng cường y tế cơ sở là tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người còn khỏe chứ không chỉ điều trị. Cũng theo Bộ trưởng, không nên biến trạm y tế thành nơi khám chữa bệnh, là mô hình phòng khám đa khoa thu nhỏ, mà là nơi chăm sóc đầu tiên để ngăn bệnh. Theo dõi huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, phòng chống lao đã làm tốt chưa, đã tiêm phòng chưa, đã uống vitamin chưa... Đây là điều cần phải làm và phải ưu tiên hàng đầu.

Về nhân lực cho trạm y tế, nhân lực của Trạm y tế phường Tân Quý hiện đã ổn nhưng cơ cấu chưa hợp lý, nhân lực để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện chưa có, hiện chỉ có 1 điều dưỡng làm việc này. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, các trạm y tế điểm cần có cử nhân y tế công cộng hoặc điều dưỡng y tế cộng đồng tại trạm y tế để có đủ chuyên môn thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Về công nghệ thông tin, cần có hồ sơ sức khỏe điện tử trong hồ sơ bệnh án đầy đủ các hạng mục sức khỏe, cần tích hợp cả các bệnh không lây nhiễm vào hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân. Danh mục thuốc ở trạm y tế không thể kém vì nếu danh mục thuốc tại trạm y tế thiếu hụt và kém thì không thể tạo được niềm tin của người dân. Hiện tại nhiều người vẫn chấp nhận xếp hàng chờ lấy thuốc ở bệnh viện tuyến trên.

PGS.TS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đã chỉ đạo luân phiên hai chiều giữa các bác sĩ ở trung y tế quận huyện và bác sĩ ở trạm y tế. Riêng các bác sĩ của các bệnh viện tuyến thành phố được phân công cụ thể sẽ phụ trách khám, tư vấn bằng cách kết nối hình ảnh qua mạng internet. Sở Y tế cũng xây dựng lộ trình hồ sơ quản lý bệnh mạn tính không lây cho người dân...

Phát biểu tổng kết buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các Vụ, Cục rà soát, hoàn thiện mẫu chuẩn gửi cho 26 trạm mẫu, đồng thời phải rà soát lại danh sách các hoạt động của trạm y tế trong công tác truyền thông, y tế công cộng, công tác khám chữa bệnh, danh mục thuốc bảo hiểm y tế... Trong tương lai, ngoài 26 trạm y tế mẫu, các tỉnh thành trong cả nước nhất thiết phải tập trung công tác tầm soát sức khỏe ban đầu cho toàn dân (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

 

Đảm bảo khám chữa bệnh, phòng chống dịch trong dịp nghỉ lễ 30/4

Để đảm bảo an ninh trật tự và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực tốt công tác công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp nghỉ lễ.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị ăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý, tổ chức lực lượng thường trực sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp trong công tác điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố an toàn thực phẩm xảy ra tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm và các điểm vui chơi, lễ hội; ác bệnh viện Trung ương, bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến bảo đảm kế hoạch trực 24/24 giờ, lưu ý nhân lực và phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tuyến dưới chuyển lên, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho tuyến dưới khi có yêu cầu, chuẩn bị đủ số lượng máu, đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

10 loại bệnh dịch dễ bùng phát, gia tăng do nắng nóng

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế lưu ý, có tới 10 loại bệnh truyền nhiễm dễ gia tăng và lây lan từ tháng 5 đến tháng 8, gồm: Cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, lỵ trực trùng, thủy đậu, adeno vi rút, lỵ amip, rubella, viêm não virus.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các bệnh dịch dễ gia tăng và bùng phát trong mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, chủ yếu là các dịch bệnh dễ lây lan thông qua môi trường, đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc, cũng những dịch bệnh vẫn chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.

Ngoài những dịch bệnh cần chú ý phòng tránh vào thời điểm hiện nay như viêm não, tiêu chảy, hay sốt xuất huyết, có một dịch bệnh rất đáng chú ý là bệnh sởi. Thông thường bệnh sởi hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết nồm ẩm kéo dài, thế nhưng hiện nay dù đã bước vào những ngày nắng nóng gay gắt song số ca mắc sởi vẫn tăng vọt.

Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về số trường hợp mắc sởi trong 3 tháng đầu năm 2019 trên thế giới đã tăng lên 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới.

Tại Hà Nội, trong tuần qua, số bệnh nhân mắc sởi trên địa bàn thành phố tăng gần gấp đôi. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu trong tháng 3 và đầu tháng 4-2019, số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội dao động từ 70 đến 80 ca/tuần thì riêng tuần vừa qua (từ 15-4 đến 21-4), số ca mắc sởi đã tăng vọt lên 123 ca.

Tính chung từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 928 ca mắc sởi, gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018 và vẫn có xu hướng gia tăng hơn. Theo ông Hạnh, phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi năm 2019 cho thấy, hơn 500 ca mắc trong tổng số ca ghi nhận từ đầu năm đến nay (chiếm khoảng 55%) là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng (trẻ dưới 9 tháng) hoặc người lớn (trên 15 tuổi) có tỷ lệ tiêm vaccine thấp.

Không chỉ dịch bệnh sởi, trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội, một số dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà… có số mắc tăng nhẹ so với tuần trước đó. Đến nay, Hà Nội có 185 ca sốt xuất huyết (tăng hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2018), số ca mắc ho gà tăng hơn 4,8 lần...

Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, dù các dịch bệnh này vẫn trong tầm kiểm soát nhưng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và gây bệnh. Trước tình hình đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tiếp tục củng cố và nâng cao khả năng phản ứng nhanh của các đội chống dịch cơ động trên địa bàn, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

Liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp thường tăng mạnh trong những ngày nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người dân nên tuân thủ việc ăn chín, uống sôi, uống nhiều nước và bổ sung hoa quả để nâng cao sức đề kháng. 

Đặc biệt, không nên uống quá nhiều nước đá lạnh; không nên nằm quạt, máy lạnh quá lâu; hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời vào lúc nhiệt độ cao khi không thật cần thiết (An ninh thủ đô, trang 7).

 

Hơn 750 người mắc bệnh máu ác tính, di truyền... được cứu sống nhờ ghép tế bào gốc

Tính từ ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thực hiện thành công vào năm 2008, đến nay, cả nước đã thực hiện được hơn 750 ca, giúp các bệnh nhân mắc bệnh máu duy trì cuộc sống.

Sáng nay, 23-4, tại Hội nghị khoa học về Tế bào gốc toàn quốc năm 2019, TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc.

Hiện cả nước có 9 trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu. Đến nay, đã thực hiện được hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công, bao gồm cả các bệnh máu ác tính, lành tính, di truyền cũng như hỗ trợ trong điều trị ung thư và các bệnh lý khác.

Theo TS Bạch Quốc Khánh, việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất để giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.

Riêng tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, đến nay, đã thực hiện được 356 ca ghép tế bào gốc và gần 4.000 mẫu máu dây rốn cộng đồng.

Hiện mỗi ngày, Ngân hàng Tế bào gốc của Viện tiếp nhận và xử lý được khoảng 4 - 6 mẫu máu dây rốn. Các mẫu máu dây rốn sẽ được đánh giá, sàng lọc để chọn được những đơn vị tốt nhất, liều tế bào cao nhất để lưu trữ phục vụ cho tìm kiếm và ghép (An ninh thủ đô, trang 7).

 

Nắng nóng kéo dài tại miền trung: bệnh viện đau dầu tìm giải pháp

Trong đợt cao điểm nắng nóng kéo dài hiện nay, mỗi ngày, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận gần 600 trường hợp trẻ em đến khám bệnh, trong đó, có trên 200 trường hợp phải nhập viện để điều trị. Tại khoa Nhi tổng hợp, số trẻ đang điều trị nội trú gần 200 bệnh nhân trong khi số gường thực kê là 150. Vì cậy, bệnh viện hiên đang lên phương án để tránh tình trạng “2 bệnh nhân nằm chung 1 giường” như các năm trước… (Lao động, trang 3).

 

Gần 4000 bác sĩ được nâng cao trình độ điều trị bệnh đái tháo đường

Chiều 23- 4, tại Hà Nội, Hội Nội tiết và Đái tháo đường (ĐTĐ) Việt Nam và công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn điều trị bệnh ĐTĐ (iSTEP-D PLUS) và Chương trình giáo dục bệnh nhân ĐTĐ (iCARE). Theo đó, trong hai năm 2019-2020, iSTEP-D Plus sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ. Đáng lo ngại, có tới 63% số người mắc bệnh chưa được chẩn đoán và 70% số bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ típ 2 chưa đạt mục tiêu điều trị. Nguyên nhân chủ yếu của sự bùng nổ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống xã hội hiện đại bên cạnh các yếu tố về di truyền (Nhân dân, trang 5).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang