Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 26/5/2021

  • |
T5g.org.vn - Thủ tướng Chính phủ gửi thư biểu dương, khích lệ đội ngũ y, bác sĩ chống dịch Covid-19; Cùng chung tay vì “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”; Nhiều giải pháp quyết liệt phòng, chống Covid-19; Truy vết thần tốc, Bắc Giang sẽ sớm khống chế được dịch…

 

Thủ tướng Chính phủ gửi thư biểu dương, khích lệ đội ngũ y, bác sĩ chống dịch Covid-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa gửi thư biểu dương và đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế chống dịch Covid-19 thời gian qua. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư:

Thân ái gửi: Các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành y tế

Covid-19 là đại dịch đặc biệt nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, diễn biến khó lường đã và đang gây ra cuộc khủng hoảng y tế và những hậu quả về kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, tác động mạnh đến hầu hết mọi mặt đời sống xã hội của nước ta. Ðợt dịch bùng phát ở nước ta từ cuối tháng 4-2021 đến nay với những biến chủng mới có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát và nguy hiểm hơn đã xuất hiện ở nhiều địa phương. Phát huy những bài học kinh nghiệm chống dịch trước đây, cùng với những biện pháp phù hợp, sáng tạo, kịp thời của các cấp lãnh đạo, của toàn dân,

toàn quân, đến nay chúng ta vẫn cơ bản kiểm soát được tình hình; kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển. Ðặc biệt, chúng ta đã tổ chức thành công rất tốt đẹp và an toàn ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với 99,57% cử tri cả nước tham gia bầu cử trong điều kiện phải tiến hành đồng thời việc đẩy mạnh chống dịch Covid-19.

Có được những kết quả đó là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Hội đồng Bầu cử quốc gia, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; sự nỗ lực vượt khó, tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên của nhân dân cả nước, sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, trong đó có sự cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình của các lực lượng tuyến đầu chống dịch, như quân đội, công an, ngoại giao, giao thông vận tải, các tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế, một lực lượng tiên phong, xông pha trên mặt trận chống dịch.

Chúng ta không thể nào quên những hình ảnh cảm động của những bác sĩ, nhân viên y tế phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, tận tình, chu đáo chăm sóc người bệnh; hay những khoảnh khắc, hành động cao đẹp lay động lòng người của những “chiến sĩ áo trắng” trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa hè oi nóng, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khoẻ của người dân, của cộng đồng ...

Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực không mệt mỏi, tận tâm tận lực, không quản ngại vất vả, gian nan và hiểm nguy của đội ngũ cán bộ y tế chống dịch thời gian qua. Chiến trường nào cũng gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh; các anh, các chị và các bạn thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” đang dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”, “… thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn…”.

Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, luôn thường trực nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, đe dọa thành quả phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, tôi tin tưởng rằng toàn thể thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế trên toàn quốc, cùng nhân dân cả nước và các lực lượng chức năng sẽ phát huy tinh thần, khí thế và những kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn và sự hy sinh có thể phải nhiều hơn nữa để cùng cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Thân ái chúc các thầy thuốc của nhân dân và đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của mình, xứng đáng với sự tin yêu của Ðảng, Nhà nước và nhân dân cả nước.

Thân ái.

(Nhân dân, trang 1)

 

Nhiều giải pháp quyết liệt phòng, chống Covid-19

Ngày 25-5 cả nước ghi nhận 447 ca mắc Covid-19, trong đó có ba ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 444 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (375 ca), Bắc Ninh (28 ca), Hà Nội (23 ca), Lạng Sơn (bảy ca), Hà Nam (năm ca), Ðà Nẵng (hai ca), Thái Bình (một ca), TP Hồ Chí Minh (một ca), Ðiện Biên (một ca), Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều (một ca).  Các cấp, các ngành, địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Cũng trong hôm qua, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ kinh phí, hiện vật cho công tác phòng, chống dịch.

Ngày 25-5, đồng chí Ðinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành của thành phố đẩy mạnh toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19. Cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không được rời khỏi địa bàn, duy trì trực và liên lạc liên tục 24 giờ trong ngày. Thành phố sẽ siết chặt kỷ cương, kỷ luật, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt, đồng thời phê bình, kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân làm chưa tốt; tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý vi phạm quy định phòng dịch như trường hợp để tụ tập đông người tại bãi đá sông Hồng vừa qua.

Thực hiện nhiệm vụ UBND thành phố Hà Nội giao về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự 30 quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan phối hợp các địa phương hoàn thành công tác chuẩn bị các khu cách ly tập trung. Ðến thời điểm hiện tại, 30 quận, huyện, thị xã của thành phố đã sẵn sàng đưa 72 khu cách ly tập trung đi vào hoạt động, dự kiến tiếp nhận khoảng 30 nghìn người là đối tượng F1.

Chiều 25-5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp khẩn trực tuyến với bộ phận công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. Theo Bộ trưởng Y tế, chủng SARS-CoV-2 lần này tại Bắc Giang lây rất nhanh, rất mạnh, có khả năng phát tán mầm bệnh rất rộng. Trong khi đó, số công nhân ở các ổ dịch lại quá đông, trong môi trường khép kín, nhà ăn tập thể có hàng nghìn người, khu vệ  sinh dùng chung, nên nguy cơ lây lan rất lớn. Ðể dập bằng được ổ dịch tại Bắc Giang, Bộ trưởng Y tế yêu cầu Bộ phận thường trực đặc biệt cùng tỉnh Bắc Giang đánh giá lại nguy cơ dịch ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh. Với những trường hợp có ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc truy vết, cách ly, dập dịch, điều trị nhưng phải truy vết triệt để, không để sót F1. Các khu vực có nhiều công nhân phải thực hiện “đóng băng” các điểm dân cư, áp dụng thiết chế cách ly tập trung trên toàn bộ các khu vực này và mở rộng sang các khu vực khác có đông công nhân và có yếu tố nguy cơ, coi cả vùng là khu cách ly tập trung thì mới khống chế, kiểm soát được dịch. Tiếp tục giám sát sàng lọc và sàng lọc liên tục, xét nghiệm ba ngày một lần; thay đổi phương thức lấy mẫu và trả kết quả để xét nghiệm nhanh và hiệu quả... Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện: Chợ Rẫy, Phổi T.Ư, Bạch Mai, Ðại học Y Hà Nội cử các kíp hồi sức tích cực, các đơn vị hồi sức tích cực hỗ trợ Bắc Giang.

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các đơn vị, cơ sở y tế triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Theo đó, các đơn vị khẩn trương thực hiện khám sàng lọc theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Y tế. Ðể phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi tiêm, Bộ Y tế yêu cầu mỗi bàn tiêm chủng trước khi tiêm vắc-xin và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải chuẩn bị sẵn một bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml. Khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng, tiêu chảy...) tiêm ngay 1/2 mg Adrenalin tiêm bắp. Sau đó tiếp tục theo dõi và xử trí theo hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ đã được Bộ Y tế ban hành.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hải Phòng, ngày 25-5, ngành y tế thành phố phối hợp Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng và doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho khoảng 5.000 công nhân. Trước đó, tại nhiều doanh nghiệp có nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc đã triển khai xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm Covid-19 cho hơn 4.000 chuyên gia nước ngoài và hơn 10 nghìn lao động. Dự kiến, trong đợt này, toàn thành phố sẽ xét nghiệm sàng lọc cho khoảng 30 nghìn chuyên gia, người lao động tại các khu công nghiệp.

Ðến nay, tỉnh Ninh Bình có hơn ba nghìn lao động trong các doanh nghiệp được lấy mẫu xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2. Ðây là những trường hợp do doanh nghiệp chọn ngẫu nhiên vì thường xuyên tiếp xúc, làm việc với nơi được đánh giá có nguy cơ cao về dịch bệnh.

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc khuyến khích các chuyên gia, quản lý doanh nghiệp làm việc theo hình thức trực tuyến. Nếu các chuyên gia buộc phải di chuyển từ địa phương khác đến tỉnh để làm việc, tỉnh khuyến khích họ ở lại tỉnh trong thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp và có thể lựa chọn một trong bốn phương án: Phải xét nghiệm ba ngày một lần (chi phí do doanh nghiệp chi trả, có thể xét nghiệm mẫu gộp); được tỉnh cung cấp chỗ ở miễn phí giống như các khu cách ly tập trung của tỉnh (sinh hoạt như người dân bình thường); ở trong các khách sạn mà tỉnh đề xuất, được giảm giá phòng từ 20% đến 50% (bao gồm một số khách sạn hạng sang); tự tìm chỗ ở phù hợp. Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đã sắp xếp hơn 800 phòng ở cho chuyên gia với nhiều mức giá khác nhau, để họ lựa chọn.

Ngày 25-5, UBND tỉnh Thái Bình cho biết, từ 5 giờ ngày 26-5, cho phép hoạt động trở lại các cơ sở dịch vụ ăn uống, giải khát tại nhà, nhưng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch như ghi nhật ký khách hàng, giữ khoảng cách bàn cách bàn 1 m và người cách người 2 m.

Sáng 25-5, Bộ Y tế tổ chức lễ tiếp nhận hỗ trợ 125 tỷ đồng, một triệu USD và một triệu liều vắc-xin từ các tập đoàn, doanh nghiệp cho việc mua và tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Cụ thể: Tập đoàn T&T Group hỗ trợ một triệu liều vắc-xin; Công ty cổ phần tập đoàn Ecopark hỗ trợ một triệu USD; Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát hỗ trợ 50 tỷ đồng; Tập đoàn Vàng bạc Ðá quý DOJI hỗ trợ 10 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBANK hỗ trợ 10 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Phenikaa hỗ trợ 20 tỷ đồng; Ngân hàng SHB hỗ trợ 15 tỷ đồng; Tập đoàn An Phát Holdings hỗ trợ 20 tỷ đồng. Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Ðến nay, Bộ Y tế đã đàm phán thành công với AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, COVAX Facility… Dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vắc- xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Bộ Y tế từ nay đến cuối năm là có đủ 150 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ… Do vậy, sự ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia đồng hành và đóng góp tài chính cho Quỹ vắc-xin rất cần thiết.

Chiều 25-5, tại Hà Nội, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam trao hai tỷ đồng hỗ trợ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch (PCD) Covid-19  Bộ Quốc phòng. Cùng ngày, đại diện lãnh đạo Tổng LÐLÐ Việt Nam đến thăm, động viên và trao hỗ trợ 500 triệu đồng tới Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Y tế; 500 triệu đồng tới lực lượng tuyến đầu đang làm nhiệm vụ  nơi biên giới, hải đảo, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; trao tiền, hàng hóa hỗ trợ công nhân lao động tỉnh Bắc Giang trị giá 900 triệu đồng, tỉnh Bắc Ninh 500 triệu đồng. Tổng LÐLÐ Việt Nam trao năm triệu đồng để LÐLÐ tỉnh Bắc Giang gửi tới gia đình nữ công nhân Công ty Hosiden bị chết do dịch Covid-19…

Ngày 25-5, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội quyết định ủng hộ Công đoàn ngành Y tế tỉnh Bắc Giang 30 triệu đồng và 2.500 khẩu trang và sát khuẩn.

Trước những khó khăn mà bà con kiều bào đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thay mặt Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã trao số tiền hỗ trợ bốn tỷ đồng từ nguồn kinh phí tiếp nhận ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao. Nguồn kinh phí này sẽ được Bộ Ngoại giao hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại bốn nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan và Ma-lai-xi-a.

Chiều 25-5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng đã tiếp nhận 669 triệu đồng của bốn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ kinh phí phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng ủng hộ 300 triệu đồng; Liên đoàn Lao động thành phố ủng hộ 200 triệu đồng; Cục Quản lý thị trường Hải Phòng ủng hộ 50 triệu đồng; Hội Lan VAR Ðất Cảng ủng hộ 119 triệu đồng.

Ngày 25-5, UBND tỉnh Yên Bái điều động 22 cán bộ y tế hỗ trợ tỉnh Bắc Giang. Trước đó, ngày 17-5, Yên Bái tổ chức đưa đoàn gồm 15 cán bộ y tế, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang.

Ngày 25-5, Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang trao 1.100 khẩu trang y tế, 1.000 khẩu trang vải, 100 bộ đồ bảo hộ và 20 thùng mì ăn liền, với tổng trị giá hơn 10 triệu đồng tặng Ðồn Cảnh sát Bảo vệ biên giới và Ðại đội 3 - Bộ đội Biên phòng xã K’am Samnar, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Cam-pu-chia.

Từ ngày 26-5, Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cấp vé máy bay miễn phí cho bác sĩ, nhân sự do Bộ Y tế, CDC các địa phương, bệnh viện cử đi tham gia chống dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh.

Ngày 25-5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, vừa ủng hộ Quỹ vắc-xin 30 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19; trong đó, Công ty mẹ - PVN hỗ trợ năm tỷ đồng; Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS) 10 tỷ đồng; Liên doanh Vietsovpetro, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Ðiện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) mỗi đơn vị năm tỷ đồng. PVN cũng dành hai tỷ đồng hỗ trợ hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh phòng, chống dịch Covid-19.

Lãnh đạo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vừa ra  quyết định tạm đình chỉ công tác Bí thư Ðảng ủy và Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ðức từ ngày 25 đến hết ngày 31-5, do để phát sinh chùm ca bệnh Covid-19 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Trước đó, trong đêm 23-5, tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện chùm ca bệnh trong cộng đồng ở xã Nguyệt Ðức, huyện Thuận Thành. Ngay lập tức, địa phương này được phong tỏa và 1.300 người được xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 17 trường hợp có kết quả dương tính. (Nhân dân, trang 8)

 

Truy vết thần tốc, Bắc Giang sẽ sớm khống chế được dịch

Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp tại Bắc Giang, với số ca mắc tăng rất cao trong các khu cách ly tập trung, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ huy bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã có cuộc trao đổi với báo chí về “điểm nóng” Bắc Giang.

* PHÓNG VIÊN: Thứ trưởng nhận định như thế nào về tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang?

- Thứ trưởng NGUYỄN TRƯỜNG SƠN: Bắc Giang đã trải qua 2 tuần có dịch Covid-19. Thời gian đầu, dịch lây lan rất mạnh, nhanh. Đặc biệt, dịch xảy ra trong các khu công nghiệp; ở đó khoảng cách của công nhân rất gần nhau nên dịch lây lan càng mạnh.

Thời gian qua, với sự nỗ lực của chính quyền, người dân địa phương cùng sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành, Bắc Giang đã chống dịch với các biện pháp mạnh mẽ nhất. Đến nay, Bắc Giang tiếp tục ghi nhận các ca mắc Covid-19 mới, tuy nhiên tất cả các trường hợp mắc Covid-19 thời gian gần đây chủ yếu nằm trong các khu cách ly tập trung, vùng phong tỏa, giãn cách xã hội.

Chúng ta biết biến chủng SARS-CoV-2 từ Ấn Độ gây ra dịch Covid-19 lần này lây lan rất nhanh; đồng thời độc lực của biến thể này có nhiều ca nặng hơn so với biến chủng trước đây. Do đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Đó là chủ động tấn công, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho người dân, vừa phát triển kinh tế.

* Xin Thứ trưởng cho biết các biện pháp chống dịch chủ động của Bắc Giang đang tập trung thực hiện?

- Chủ động chống dịch hiện giờ là chúng ta tiếp tục khoanh vùng, cách ly các điểm dịch mới và tăng cường năng lực xét nghiệm cho Bắc Giang. Thời gian qua, Bắc Giang cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các địa phương để nâng cao năng lực xét nghiệm Covid-19 lên mức rất cao.

Với các mẫu xét nghiệm, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị phải trả kết quả trong 24 giờ để có thể truy vết và phát hiện sớm các ca mắc mới. Tôi hy vọng với công tác truy vết thần tốc như hiện nay, cùng với năng lực xét nghiệm được nâng cao, tỉnh Bắc Giang sẽ sớm khống chế được dịch Covid-19.

* Tuy nhiên, hiện Bắc Giang đã xuất hiện một số ổ dịch ngoài cộng đồng?

- Đối với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bắc Giang, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo và chỉ đạo hết sức cụ thể về việc ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng. Các khu dân cư cần thành lập các tổ Covid-19 cộng đồng và hoạt động tích cực, đi từng ngõ, gõ từng nhà để nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Nếu phát hiện các trường hợp ho, sốt sớm báo cho đơn vị y tế; đồng thời công tác xét nghiệm cũng cần đẩy mạnh. Đó là xét nghiệm các cộng đồng có nguy cơ cao, nơi tụ tập đông người như bến xe, chợ, siêu thị một cách ngẫu nhiên để chúng ta rà soát lại, phát hiện sớm để kịp thời khoanh vùng, cách ly.

* Số ca mắc ở Bắc Giang đang tăng rất cao, cùng với số lượng người rất lớn phải cách ly tập trung. Vậy công tác cách ly của Bắc Giang có gặp khó khăn gì không, thưa Thứ trưởng?

- Hiện Bắc Giang có khoảng 71.000 người nằm trong vùng giãn cách xã hội và 13.000 người ở các khu cách ly tập trung. Đây là con số rất lớn và là khó khăn đối với tỉnh Bắc Giang. Chúng ta biết, thời tiết hiện nay rất nắng nóng mà các khu cách ly tập trung cần đảm bảo các tiêu chí đảm bảo an toàn như: giãn cách, giám sát bằng camera, lo ăn ngủ cho hàng ngàn người... nên không dễ dàng.

Chúng tôi đánh giá việc cách ly tập trung tại Bắc Giang được thực hiện khá ổn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, trước tình hình dịch phức tạp, số ca mắc sẽ còn tăng, F1 cũng tăng, chúng tôi đã đề xuất với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang tiếp tục chuẩn bị các khu cách ly mới để khi có thêm F1 sẽ kịp thời cách ly một cách chủ động. (Sài Gòn giải phóng, trang 7)

Cùng chủ đề Báo Tuổi trẻ, trang 1: “Biện pháp mạnh dập dịch ở Bắc Giang”; Nông thôn ngày nay, trang 1: “Bùng phát Covid-19 tại Bắc Giang: Khẩn cấp “đóng băng” nơi ở của công nhân”; Công an Nhân dân, trang 1: “Ưu tiên lớn nhất là dập dịch ở Bắc Giang”

 

Mỗi người lao động là một chiến sĩ phòng dịch

Dịch Covid-19 đang lây lan rộng trong đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ) tại các nhà máy, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) khiến hàng trăm người mắc bệnh, hàng chục ngàn NLĐ phải cách ly… Phóng viên Báo SGGP ghi nhận ý kiến của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Hồ Xuân Lâm về vấn đề này.

* Ông NGUYỄN ĐÌNH KHANG: Đảm bảo chế độ, tiền lương cho NLĐ

Từ ngày 27-4 đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn yêu cầu LĐLĐ các tỉnh thành, công đoàn ngành Trung ương và tương đương… quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nhất là nguyên tắc 5K; chủ động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để chăm lo, hỗ trợ, đảm bảo chế độ, tiền lương cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19…

Các tỉnh thành đang có dịch cần chủ động bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình; phân công cán bộ “trực chiến” phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động, tổ chức, cá nhân hảo tâm chăm lo chu đáo NLĐ... Đến nay đã có hàng trăm tỷ đồng được các cấp công đoàn ngành, địa phương chi hỗ trợ kịp thời NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành quyết định chi hỗ trợ khẩn cấp cho lực lượng đang phục vụ tuyến đầu chống dịch với mức 10-50 triệu đồng/đơn vị và NLĐ bị ảnh hưởng bởi đợt dịch lần thứ 4 với mức tối đa 3 triệu đồng/người.

* Ông HỒ XUÂN LÂM: Kích hoạt lại bộ chỉ số an toàn sản xuất ở các DN

Các cấp công đoàn trên địa bàn TPHCM đồng thời vào cuộc, tập trung thực hiện nhiều biện pháp an toàn phòng chống dịch Covid-19. Chúng tôi cũng yêu cầu LĐLĐ TP Thủ Đức, các quận huyện và Công đoàn các KCX-KCN TPHCM, công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thành lập các tổ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại các đơn vị.

LĐLĐ TPHCM tăng cường giám sát việc ký cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch giữa DN quy mô lao động lớn với chính quyền địa phương.

Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM cũng kích hoạt lại bộ chỉ số an toàn sản xuất ở các DN.

Trên tinh thần chủ động, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh, chúng tôi kêu gọi, mỗi NLĐ hãy trở thành chiến sĩ trên mặt trận sản xuất phòng chống dịch Covid-19. (Sài Gòn giải phóng, trang 7)

 

TPHCM: Tái lập khu cách ly dự phòng tại các trường đại học

UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế TP, Bộ Tư lệnh TP về việc sử dụng thêm khu cách ly để tổ chức tiếp nhận, cách ly tập trung trên địa bàn TPHCM.

Theo đó, UBND TPHCM chấp thuận cho Bộ Tư lệnh TP tạm sử dụng cơ sở 2 của Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ để tổ chức tiếp nhận cách ly tập trung cho người nhập cảnh với quy mô 300 giường.

UBND TP đề nghị Bộ Tư lệnh TP đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp các khu cách ly do Bộ Tư lệnh TP quản lý để chuyển trả công năng của Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ và Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi cho ngành y tế để sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm SARS-CoV-2.

Trong trường hợp dịch bùng phát tại TPHCM với số ca dương tính tăng nhanh, đề nghị Bộ Tư lệnh TP giao trả toàn bộ số giường tại cơ sở 2 của Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ để Sở Y tế tiếp nhận, phục vụ điều trị người bệnh dương tính đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất nguồn lây nhiễm ra cộng đồng.

Bên cạnh đó, yêu cầu cơ sở 1 của Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ (quy mô 300 giường) phải đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận, điều trị và cách ly người nghi nhiễm, người nhiễm SARS-CoV-2.

UBND TPHCM cũng chấp thuận việc tái thiết lập các khu cách ly dự phòng tại các trường đại học để cách ly tập trung cho những trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2, Sở Y tế tham mưu gửi các trường đại học đề nghị trưng dụng cơ sở vật chất của đơn vị.

Chiều 25-5, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện ngành y tế chủ động cập nhật, hoàn chỉnh các phương án sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch bệnh Covid-19, tổ chức diễn tập kịch bản, phương án để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống y tế từ dự phòng tới điều trị đã được kích hoạt sẵn sàng, đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu điều tra, truy vết, xử lý dập dịch, củng cố năng lực xét nghiệm và tổ chức điều trị người bệnh Covid-19 hiệu quả nếu dịch bệnh bùng phát tại TP.

Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, liên quan đến trường hợp mắc Covid-19 mới là bệnh nhân 5.463 (37 tuổi, ngụ quận 3) - con gái của bệnh nhân 4.780, hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương do đang điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối. Chỗ ở của bệnh nhân tại hẻm 404 Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3, được lập hàng rào chắn, đội ngũ nhân viên y tế tích cực lấy mẫu xét nghiệm, điều tra những người từng tiếp xúc với bệnh nhân này.

HCDC cũng đã phát thông báo mở rộng thêm đối tượng cách ly tập trung đối với người đến từ huyện Yên Phong, Bắc Ninh từ ngày 15-5 và người ở, đến huyện Yên Thế, Bắc Giang từ ngày 3-5, khi đến TPHCM phải cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm giám sát Covid-19. (Sài Gòn giải phóng, trang 7)

 

Tâm dịch Bắc Giang: Đột biến tỷ lệ F1 thành F0

Hầu hết số F0 mới phát hiện ở tỉnh Bắc Giang đều là các trường hợp được xác định là F1 trước đó. Theo mẫu xét nghiệm được lấy từ ngày 22-25/5, kết quả ca mắc tăng hơn gấp 3 lần so với một số lần đỉnh cao nhất ở tỉnh này.

Theo báo cáo của Bộ phận thường trực đặc biệt tại cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 25/5, tình hình dịch của Bắc Giang, Bắc Ninh đang rất nóng.

Số ca bệnh tiếp tục tăng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, những ngày qua, nhờ huy động tổng lực xét nghiệm, ngày 25/5 phát hiện hơn 300 ca bệnh ở Bắc Giang. Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho hay, 3 ngày qua, lực lượng chức năng vừa tập trung lấy mẫu trên diện rộng, vừa bám vào các điểm có nguy cơ cao và số lượng F0 tăng lên rất nhanh.

“Tỷ lệ F1 âm tính trở thành dương tính rất cao. Riêng tại ổ dịch công ty SJ Tech (trong khu công nghiệp Vân Trung) có ca nhiễm đầu tiên, tỷ lệ chuyển từ âm tính sang dương tính là 79%. Tại Công ty Hosiden (KCN Quang Châu), tỷ lệ này là 55%, đến nay, công ty này có 660 F0”, ông Dương nói.

“Ưu tiên nhất hiện nay là phòng chống và dập dịch Bắc Giang… Chấp nhận nhầm còn hơn bỏ sót thì mới nhanh được. Mỗi ngày phải làm 50.000 mẫu. Trên nguyên tắc phải nhanh nhất mới có thể thắng được” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bắc Giang đang phải đối mặt một thực tế là số ca bệnh tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bộ phận thường trực đặc biệt cần phối hợp Bắc Giang đánh giá lại, cập nhật liên tục nguy cơ trên toàn tỉnh, không riêng 4 huyện đã thực hiện theo Chỉ thị 16.

“Bắc Giang cần mạnh dạn hơn, đừng ngần ngại áp dụng biện pháp cách ly xã hội hoặc cách ly vùng y tế, thẩm quyền thuộc về UBND tỉnh”, ông Long nói. Đối với tất cả những trường hợp có ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc truy vết, cách ly, dập dịch, điều trị nhưng phải truy vết triệt để, không được để sót trường hợp F1.

Ông yêu cầu, tại các khu vực có nhiều công nhân như My Điền, Núi Hiểu, Trung Đồng…, phải “đóng băng” lại, cách ly tập trung toàn bộ khu vực này và mở rộng các khu vực khác nếu có đông công nhân và yếu tố nguy cơ. Phải coi cả vùng đó là khu cách ly tập trung thì mới khống chế, kiểm soát được dịch. Theo đó, tất cả những trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm, nhà nào ở nhà đó, phòng nào ở phòng đó, có giám sát chặt và nếu ra ngoài là vi phạm. Để dập dịch sớm, Bắc Giang cần phát huy nhiều hơn nữa vai trò của các tổ COVID-19 cộng đồng.

Thay đổi phương thức xét nghiệm

Ông Long yêu cầu PGS.TS Trần Như Dương và PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai - 2 Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư (thành viên Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang) họp với tỉnh và đưa ra phương án là thay thế xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR bằng test kháng nguyên nhanh, sàng lọc những người có nguy cơ cao. Ông Dương đánh giá, hiện Bắc Giang có 50.000 người nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ông Long yêu cầu xét nghiệm kháng nguyên nhanh 3 ngày/lần, nếu dương tính phải đưa đi cách ly, điều trị ngay. Với trường hợp âm tính, tuyệt đối không được coi là an toàn mà phải tiếp tục cách ly và làm xét nghiệm 3 ngày/lần, sau 7 ngày thì làm xét nghiệm khẳng định RT-PCR để đánh giá và điều chỉnh lại.

Với phương thức xét nghiệm này, Bắc Giang không phải lấy mẫu mang về cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hay tuyến huyện mà tổ chức các điểm vừa lấy mẫu, làm xét nghiệm và trả kết quả ngay. Khi có kết quả dương tính sẽ đưa bệnh nhân đi ngay và làm lại RT-PCR để khẳng định. Ông Long yêu cầu Bắc Giang nhanh chóng xét nghiệm theo phương thức mới.

Ông Long khẳng định, quan điểm Bộ Y tế là hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang. “Ngành y tế từng hỗ trợ rất lớn để dập dịch tại Đà Nẵng năm ngoái, nhưng lần này phải hỗ trợ ở mức cao hơn”, ông nói và giao Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt, toàn quyền “điều quân” từ mọi nơi tới Bắc Giang.

Với lực lượng xét nghiệm, ông Long yêu cầu các trường y khoa trên cả nước chuẩn bị nhân lực sẵn sàng với hơn 20.000 người. Về điều trị, Bộ Y tế đã điều những bệnh viện có các đơn vị hồi sức tích cực tốt về hỗ trợ Bắc Giang. Khi cần thiết, Bộ sẽ thành lập kho dã chiến tiền phương, hỗ trợ tối đa về trang thiết bị, vật tư cho Bắc Giang. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần chuẩn bị kịch bản số mắc cao tăng cao hơn kịch bản hiện tại (3.000 ca). (Tiền phong, trang 1)

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 1: “Báo động đỏ tâm dịch Bắc Giang”; An ninh Thủ đô trang 6: “55% F1 ở Bắc Giang chuyển thành F0, còn hơn 55.000 mẫu nguy cơ rất cao”

 

Chủng virus lây rất nhanh, mạnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hôm qua nhận định: “Chủng virus Ấn Độ có khả năng lây lan rất nhanh, mạnh, nhân lên, phát tán mầm bệnh rất rộng. Hình thái lây nhiễm cũng khác biệt khi lây nhiễm chủ yếu trong khu công nghiệp”.

“GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, báo cáo với tôi, thông thường, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sau 3-4 ngày, virus mới mọc, nhưng lần này, ngày thứ 2 virus đã mọc rất nhiều, phát tán mầm bệnh rất nhanh. Chủng virus lần này nếu xử lý chậm là gặp rủi ro lớn”, ông Nguyễn Thanh Long nói.

Chiều 25/5, bên lề cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về diễn biến tình hình dịch tại tỉnh Bắc Giang, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, biến chủng virus gây dịch đợt này đã khiến 9 bệnh nhân tử vong. Tiểu ban Điều trị bệnh nhân COVID-19 đang xem xét và đánh giá những ca tử vong này để có thể nhận biết sớm diễn biến tăng nặng của bệnh.

Thay đổi cách đánh giá tình trạng bệnh

“Chúng tôi đang chuẩn bị phần mềm theo tiêu chí quốc tế, cập nhật từ các nước trên thế giới gồm 5-10 tiêu chí để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân. Ví dụ, thấy nhịp thở bệnh nhân tăng 22 lần phải cảnh giác ngay, hoặc lưu ý chỉ số ôxy trên máu, một số chỉ số lâm sàng khác. Có thể bệnh nhân vẫn thấy khỏe nhưng các chỉ số đó sẽ cảnh báo cho bác sĩ biết tình trạng thực sự của bệnh nhân đã chuyển trạng thái xấu đi. Và nhờ đó, các bác sĩ chuẩn bị sẵn các yếu tố như ôxy máy thở và các phương tiện cấp cứu hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên”, ông Khuê cho biết.

Tối 25/5, Bộ Y tế cho biết, trong ngày Việt Nam ghi nhận thêm 447 ca mắc, trong đó 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tiền Giang. Các ca mắc còn lại được ghi nhận tại Bắc Giang với 375 ca, Bắc Ninh 28, Hà Nội 23, Lạng Sơn 7, Hà Nam 5, Đà Nẵng 2, Thái Bình, TPHCM, Điện Biên, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều mỗi nơi 1 ca.

Phần mềm đưa ra các tiêu chí giúp bác sĩ theo dõi bệnh nhân tốt nhất. Nhóm giáo sư đầu ngành trung ương sẽ cùng nhóm điều trị theo dõi các cảnh báo từ phần mềm. Nếu người bệnh diễn biến nặng, sẽ xuất hiện cảnh báo đỏ để các bác sĩ đang điều trị nhận biết sớm. “Chúng tôi đang đưa phần mềm trí tuệ nhân tạo vào các bệnh viện để sàng lọc các trường hợp từ F1 có thể thành F0 hoặc các trường hợp cần sàng lọc sớm để phát hiện F0. Qua điều trị telehealth (điều trị từ xa) sẽ giúp cho các tỉnh thành có thể điều trị tốt cho bệnh nhân”, ông Khuê nói.

Theo các chuyên gia, đợt dịch này số bệnh nhân nặng ít thay đổi hơn đợt trước. Tuy nhiên, lần này xuất hiện bệnh nhân trẻ tuổi bệnh nền không rõ, nhưng diễn biến viêm phổi nhanh và tử vong.

“Trong nửa tháng có hơn 2.000 bệnh nhân với 5 ca tử vong đều tuổi cao bệnh nền nặng thì trên thực tế chúng ta đã làm chủ được tình hình. Nhưng tại khu công nghiệp tăng ca nặng thì phải cảnh giác, tập trung để giảm tỷ lệ tử vong”, ông Khuê nói. (Tiền phong, trang 4)

 

Không dập được ổ dịch Bắc Giang là chống dịch thất bại

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp khẩn chiều qua với Bắc Giang, sau khi ghi nhận các ca mắc mới tăng cao tại tỉnh này.

Dịch lây trong không khí

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, “tổng chỉ huy’’ của bộ phận công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang, lo ngại cho biết biến chủng SARS-CoV-2 từ Ấn Độ gây ra dịch Covid-19 lần này lây lan rất nhanh, độc lực mạnh, gây ra nhiều ca nặng hơn.

Lý giải về tốc độ lây nhiễm rất nhanh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay tại Bắc Giang, dịch lây qua chuỗi và cả lây trong không khí, do môi trường kín với nhiều công nhân nên vi rút lây rất nhanh. Ông Long cho biết tại Nhà máy Hosiden (KCN Quang Châu), số lượng F1 chuyển thành F0 lên tới 55% do lây từ trước, trong khu lưu trú, trong nhà máy và trên xe đi làm. “Chủng vi rút lây lan này rất nhanh, rất mạnh, lan rất rộng. Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư báo cáo với tôi, thông thường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sau 3 - 4 ngày vi rút mới mọc, nhưng lần này, ngày thứ 2 vi rút đã mọc rất nhiều, phát tán mầm bệnh rất nhanh, nếu xử lý chậm là muộn”, ông Long nói và cho biết ca bệnh tại Bắc Giang còn tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đề nghị Bắc Giang sàng lọc liên tục, xét nghiệm (XN) 3 ngày/lần, làm thật nhanh và hiệu quả, làm ngay tại chỗ. Mẫu XN cần XN tại chỗ, trả kết quả ngay, test nhanh chỉ khoảng 15 phút. Nếu dương tính thì chuyển ngay ca đó đi cách ly và làm lại XN PCR khẳng định. Tốc độ “quét” để sàng lọc khoảng 50.000 mẫu/ngày.

Theo Thứ trưởng Trường Sơn, tại Bắc Giang hiện đã cạn test nhanh, còn khoảng 35.000 test, ngay ngày 26.5 sẽ tập trung ưu tiên làm tại 3 điểm nóng của tỉnh.

“Ưu tiên nhất của chúng ta là dập cho bằng được ổ dịch ở Bắc Giang, không làm được sẽ thất bại, sẽ lây lan sang các địa phương khác. Bộ Y tế sẽ huy động thêm test nhanh để chống dịch”, Bộ trưởng Y tế khẳng định.

80% bệnh nhân ít có triệu chứng

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thế giới đã cảnh báo biến thể lần này lây nhanh, diễn biến khó lường. Có người 3 lần XN âm tính, mà lần thứ 4 dương tính. Thời gian ủ bệnh cũng như lây truyền rất nhanh, nhưng có lúc khó đánh giá. Do đó, cách ly, quản lý tại các khu cách ly cực kỳ quan trọng.

Ông Khuê cho hay vụ dịch này đã ghi nhận các ca bệnh có diễn biến nặng nhanh, có bệnh nhân (BN) trẻ diễn biến lâm sàng nhanh, chuyển trạng thái triệu chứng sang diễn biến nặng hơn trong thời gian ngắn và tử vong. Ông cũng cho biết các chuyên gia đầu ngành sẽ có chia sẻ với các tuyến điều trị về đánh giá diễn biến ca bệnh. Ví dụ bệnh cảnh chung chưa nặng rõ rệt nhưng khi có vài chỉ số giúp phát hiện sớm như: nồng độ ô xy máu giảm xuống, nhịp thở tăng 22 lần là cần cảnh giác và các bác sĩ lưu ý sẵn sàng phương tiện cấp cứu hoặc chuyển BN lên tuyến trên.

Theo ông Khuê, hiện có khoảng 80% BN Covid-19 ít có triệu chứng, như: sốt không cao, không mệt nhiều, không khó thở. Ngoài ra, các đối tượng có thể diễn biến nặng và rất nặng chiếm khoảng 20%, hầu hết có ho, sốt, khó thở, có thể chuyển sang cấp cứu. Còn các ca rất nặng chiếm khoảng 5%. Tỷ lệ ca rất nặng chiếm thấp nhất trong các BN Covid-19 nhưng nếu số mắc tăng cao thì sẽ lo ngại về gia tăng các ca bệnh nặng. (Thanh niên, trang 2)

 

444 ca Covid-19 mới do lây nhiễm trong nước

Bộ Y tế thông báo ngày 25.5, Việt Nam có số ca mắc Covid-19 mới cao nhất, kể từ đầu dịch với 447 ca được ghi nhận. Trong đó, 444 ca mắc do lây nhiễm trong nước, gồm tại Bắc Giang 375 ca, Bắc Ninh 28 ca, Hà Nội 23 ca, Lạng Sơn 7 ca, Hà Nam 5 ca, Đà Nẵng 2 ca, Thái Bình 1 ca, TP.HCM 1 ca, Điện Biên 1 ca và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (tại Hà Nội) 1 ca. Như vậy, tính từ ngày 27.4 (bắt đầu đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam) đến nay đã ghi nhận 2.792 ca mắc mới.

Từ đầu dịch đến nay, có 2.794 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đã được điều trị khỏi; 44 ca tử vong; có 4.362 ca mắc trong nước và 1.489 ca nhập cảnh.  (Thanh niên, trang 2)

 

Bắc Ninh xây dựng kịch bản ứng phó tới 3.000 ca bệnh

Cùng với kịch bản số ca nhiễm tăng nhanh, lên tới hàng ngàn, Bắc Ninh cũng dự kiến tình huống 25 - 30% ca nặng và 10% ca rất nặng để lên phương án chữa trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang hôm qua (25.5) cho biết đã giao cho các ngành hữu quan lên kịch bản số bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng từ 1.000 đến 3.000 người cùng các nhiệm vụ cần làm cụ thể.

Hiện Bắc Ninh đang triển khai phòng, chống dịch cấp độ 3. Tỉnh này cũng nâng công suất Bệnh viện (BV) dã chiến truyền nhiễm số 1 lên 500 giường; hỗ trợ nhân lực triển khai thêm 50 giường bệnh ICU tại BV đa khoa tỉnh và 100 giường điều trị bệnh nhân nặng tại BV dã chiến số 1 (H.Tiên Du); bổ sung thêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 3. Địa phương cũng dự kiến tình huống 25 - 30% ca nặng và 10% ca rất nặng; đồng thời sẵn sàng cho kịch bản của 30.000 ca mắc của Bộ Y tế. Tổ chức thực hiện xét nghiệm (XN) sàng lọc ngẫu nhiên tối thiểu 5% theo hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận 288 cán bộ và tình nguyện viên của các đơn vị hỗ trợ.

Bắc Ninh cũng đã yêu cầu các huyện: Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong và TP.Bắc Ninh thực hiện cách ly xã hội; người dân không ra đường sau 20 giờ, trừ người thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về… Đồng thời xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu để dịch xảy ra do chủ quan, lơ là, không tuân thủ quy định phòng, chống dịch.

Xét nghiệm 100% công nhân 5 - 7 ngày/lần

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh, các KCN đã xuất hiện các ca mắc mới từ ngày 20.5 đến nay. Cụ thể, tại Công ty TNHH Spica Elastic VN đến nay đã ghi nhận thêm 22 ca. Tại Công ty Mitax ghi nhận 2 ca dương tính, bước đầu đã rà soát được 51 F1 và 151 F2 liên quan.

Trước tình hình này, Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ truy vết các trường hợp F1, F2, F3 tại các công ty Spica Elastic VN, T&D Tech Vina, Samsung Electronic VN, Mitac, Viettex và người dân, người lao động liên quan đến các KCN ở Bắc Giang. Thực hiện khai báo y tế bắt buộc, cách ly, lấy mẫu XN và triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Định kỳ 5 - 7 ngày tổ chức XN cho 100% công nhân, người lao động làm việc tại các vị trí có nguy cơ cao và XN ngẫu nhiên cho tối thiểu 20% số công nhân, người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Duy trì hoạt động của tổ giám sát phòng, chống dịch tại các công ty, doanh nghiệp, thường trực 24/24 giờ (lập chốt tại công ty, doanh nghiệp).

Kỷ luật cán bộ lơ là chống dịch

Liên quan đến ổ dịch xã Nguyệt Đức (H.Thuận Thành), để xảy ra chùm 17 ca bệnh trong khi đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ngày 25.5 Bắc Ninh tạm đình chỉ chức vụ với Bí thư, Chủ tịch xã Nguyệt Đức đến ngày 31.5 để xem xét trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch Covdid-19 trên địa bàn xã.

Bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, đánh giá nhiều ngày qua tỉnh đã chỉ đạo một số địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại một số nơi vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là, thực hiện không nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Đặc biệt, trên địa bàn H.Thuận Thành, tại một số địa phương đã xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật người đứng đầu, nếu để dịch bệnh xảy ra do không quyết liệt trong chỉ đạo. “Chủ tịch UBND tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nếu không thực hiện nghiêm chỉ đạo trên”, bà Giang nhấn mạnh. (Thanh niên, trang 3)

 

Hà Nội, TP.HCM siết chặt ứng phó dịch Covid-19

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến 2 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM tiếp tục những động thái siết chặt để phòng chống nguy cơ lây lan.

Ổ dịch nguy hiểm nhất Hà Nội ghi nhận thêm 11 ca bệnh

Tại Hà Nội, tính đến 20 giờ ngày 25.5 TP ghi nhận 16 bệnh nhân (BN) Covid-19 mới, trong đó có 11 ca liên quan đến ổ dịch nguy hiểm nhất hiện nay của thủ đô, là ổ dịch tại khu đô thị Times City và Công ty T&T. Hiện nguồn lây của chùm ca bệnh này vẫn chưa được xác định.

Tiểu thương chợ Xanh Văn Quán xôn xao vì bệnh nhân Covid-19 từng đến mua sắm

11 ca bệnh mới gồm những người làm việc ở trụ sở Công ty T&T cũng như những người tiếp xúc với những người này. Quyết định xét nghiệm đến F2 đối với ổ dịch này của Hà Nội đã chứng minh tính đúng đắn, khi mẹ và vợ của BN 5312 (là F1 của BN 5243, làm việc cùng công ty) cũng đã được phát hiện mắc Covid-19 vào ngày 25.5, cùng ngày phát hiện BN 5312. Sau 3 ngày, ổ dịch này đã ghi nhận 29 ca bệnh tại 11 quận, huyện, trong đó, Q.Hoàng Mai nhiều nhất, với 9 ca.

Ngoài ra, các chùm ca bệnh cũ của Hà Nội vẫn phát sinh BN mới, chiều 25.5 đã có 2 F1 của BN 3633 (vợ cựu Giám đốc Hacinco) dương tính, đưa tổng số ca bệnh trong chùm này lên con số 24, dù đã qua 14 ngày kể từ ngày vợ chồng BN 3633 được ghi nhận mắc bệnh. Ổ dịch Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và ổ dịch liên quan đến tỉnh Hưng Yên cũng vẫn ghi nhận thêm 2 BN mới tại Hà Nội.

Từ 29.4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 140 ca bệnh trong cộng đồng tại 20 quận, huyện, trong đó chùm ca bệnh liên quan đến Đà Nẵng vẫn nhiều nhất với 46 người. Hôm 24.5, Sở Y tế Hà Nội xác định TP còn 4 ổ dịch nguy hiểm, nhưng tin vui là liên quan đến BN Covid-19 có tham gia tổ bầu cử tại Goldmark City (36 Hồ Tùng Mậu, Q.Bắc Từ Liêm) và bác sĩ điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, đều chưa phát sinh thêm BN nào.

Hà Nội đã áp dụng các biện pháp khá mạnh tay, bao gồm cả việc không cho cửa hàng ăn uống hoạt động tại chỗ (chỉ bán mang về) và đã đóng cửa gần hết các dịch vụ không thiết yếu, dừng toàn bộ các hoạt động tụ tập đông người. Các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Hà Nội cũng đã được khuyến cáo cho nhân viên làm việc trực tuyến; hạn chế hội họp trực tiếp và tiếp khách ở công sở.

TP.HCM cách ly giám sát người đến từ 24 tỉnh, thành

Ngày 25.5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết TP đang thực hiện giám sát người đến từ một số khu vực của 24 tỉnh, thành gồm Hải Phòng, Thái Bình, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghệ An, Ninh Bình, Tuyên Quang, Nam Định, Khánh Hòa, Hải Dương, Lâm Đồng, Hòa Bình, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Quảng Trị, Điện Biên, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có những người liên quan đến các địa điểm, chuyến tàu xe có ca bệnh Covid-19. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, HCDC sẽ thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.

Riêng tại TP.HCM, HCDC đang giám sát cách ly tại nhà với người đã đến 4 địa điểm: người đến ăn bánh canh cá lóc O Thanh số 287/5 và 289 Nguyễn Đình Chiểu, P.5 Q.3 từ ngày 12 - 20.5; người đến Trung tâm y khoa Medic, 254 Hòa Hảo, Q.10 từ 8 - 14 giờ ngày 19.5; người đến quầy thu ngân tầng trệt, bên trái cửa nhà sách Nguyễn Huệ (P.Bến Nghé, Q.1) từ 18 giờ 30 - 18 giờ 40 ngày 14.5; người đến Starbucks Coffee store (góc Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thị Nghĩa, Q.1) từ 21 - 21 giờ 45 ngày 13.5.

Tính từ ngày 18.5 đến nay TP.HCM phát hiện 7 ca lây nhiễm cộng đồng. Theo đó, 2 BN thuộc chuỗi lây nhiễm tại một công ty ở Q.3 là BN 4514 (TP.Thủ Đức), BN 4583 (Q.7); 5 BN liên quan chuỗi lây nhiễm ở hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) là BN 4780, BN 4781, BN 4782, BN 5392, BN 5463. Điều đáng lưu ý, BN 5463 mới ghi nhận là nữ (37 tuổi, ngụ Q.3) có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối. (Thanh niên, trang 4)

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 1: “Quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô”; Lao động, trang 1: “Người dân tuân thủ, chủ quán chấp hành nghiêm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19”

 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Phải làm tất cả để đẩy lùi dịch Covid-19

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc cán bộ, đảng viên, quân và dân Hà Nội nêu cao ý chí quyết tâm, trách nhiệm nêu gương và phải làm tất cả để kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19. Đồng chí đề nghị người dân Thủ đô tuyệt đối không chủ quan, lơ là, nhưng cũng không hoang mang, lo lắng thái quá. Thành phố vẫn đang kiểm soát tốt tình hình.

Đồng bộ, toàn diện, khắp các “mặt trận”

Trao đổi với Báo Hànộimới, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, ngày 24-5, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố với 2 chùm ca bệnh mới liên quan đến khu đô thị Times City và một doanh nghiệp có trụ sở tại số 2 Phạm Sư Mạnh, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, nghe báo cáo và chỉ đạo tăng cường các biện pháp chống dịch. Quan điểm chỉ đạo chung là không để mất “thế trận”; phải làm tất cả để kiểm soát tình hình, triển khai các biện pháp đồng bộ, toàn diện trên khắp các “mặt trận”; tập trung khoanh vùng, cách ly những “điểm nóng” là nơi có ca nhiễm Covid-19, đồng thời, bảo vệ, ngăn ngừa dịch xâm nhập những điểm an toàn.

“Thường trực Thành ủy thống nhất giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo ra công điện mới với các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ hơn, trong đó có việc tạm dừng hoạt động và chuyển đổi hình thức hoạt động một số dịch vụ từ trưa ngày 25-5”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.

Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, các cơ quan chức năng của Hà Nội, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội đã tập trung thực hiện các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tăng cường xét nghiệm nhanh, mở rộng diện xét nghiệm với lựa chọn ngẫu nhiên có trọng tâm, trọng điểm.

Trước mắt, thành phố áp dụng các biện pháp phong tỏa, cách ly theo từng điểm và chưa tính tới biện pháp giãn cách toàn thành phố. Các điểm phong tỏa sẽ áp dụng mô hình cách ly “3 lớp” để vừa khống chế, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đối với sản xuất, kinh doanh.

“Người dân có thể yên tâm vì thành phố đang kiểm soát tốt tình hình. Các biện pháp mạnh hơn chỉ được xem xét khi tình hình phức tạp hơn và phải tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Trung ương”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu, cấp ủy, chính quyền các địa phương bám sát chặt chẽ chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương và thành phố, nhất là công điện mới của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, không để tồn tại khoảng trống lãnh đạo, chỉ đạo trong bất kỳ tình huống nào.

Cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trước mắt không rời khỏi địa bàn, duy trì trực và liên lạc 24/24 giờ để tập trung phòng, chống dịch. Từng đồng chí phải xác định rõ, phòng, chống dịch Covid-19 lúc này là nhiệm vụ ưu tiên số 1; hiệu quả chống dịch tại địa bàn mà mình lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành chính là “thước đo” năng lực, trình độ, uy tín, tín nhiệm.

Thành phố sẽ siết chặt kỷ cương, kỷ luật, vừa biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt, vừa phê bình, kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân làm chưa tốt; tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý vi phạm quy định phòng dịch như trường hợp để tụ tập đông người tại vườn hoa bãi đá sông Hồng (quận Tây Hồ) vừa qua.

Thành phố đã quyết định nâng công tác phòng, chống dịch lên một mức độ cao hơn, yêu cầu phải tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về); yêu cầu không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; tạm dừng các cửa hàng cắt tóc, gội đầu; thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, chúng ta phải tạm thời hy sinh những cái trước mắt để bảo đảm đời sống lâu dài của người dân. Đồng chí kêu gọi: “Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc cán bộ, đảng viên, quân và dân Hà Nội trên dưới một lòng, nêu cao ý chí quyết tâm, trách nhiệm nêu gương, tạm gác lợi riêng và phải làm tất cả để kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid-19. Chỉ có đẩy lùi dịch nguy hiểm này chúng ta mới bảo vệ được sức khỏe, an toàn của người dân và tiếp tục phát triển”.

Gương mẫu, quyết tâm chiến đấu, chiến thắng dịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng lưu ý, các cấp, các ngành phải xác định rõ yêu cầu cấp bách hiện nay là thích nghi nhanh để thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sinh kế cho người dân.

Trong đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền trên các hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền tại các tòa nhà chung cư gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra; phát huy cao độ vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, kêu gọi người dân không tụ tập, hội họp đông người và phải đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm biện pháp “5K” khi đi ra ngoài. Các cơ sở tôn giáo, điểm di tích tạm thời đóng cửa. Các cơ sở kinh doanh cà phê, ăn uống tạm dừng phục vụ tại chỗ và chỉ cho phép bán mang về...

Vừa qua, Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã hoãn tập trung đông người làm lễ Phật đản và những nghi lễ quan trọng khác. Đây là việc làm rất đáng hoan nghênh, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội rất cao, là tấm gương cho phật tử, nhân dân.

Các cấp, các ngành thành phố phối hợp chặt chẽ, rà soát quản lý các khu công nghiệp, khu nhà ở công nhân, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Các sở, ngành, địa phương liên quan phải làm việc cụ thể với từng khu, cụm công nghiệp, từng doanh nghiệp, nhà máy, để xây dựng các phương án phòng, chống dịch tới từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất; hình thành các “tổ an toàn Covid-19” trong doanh nghiệp... Mỗi khu, cụm công nghiệp, mỗi nhà máy, phân xưởng, từng bước phải trở thành một “pháo đài” chống dịch; tuyệt đối không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Bí thư Thành ủy cũng đề nghị từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, từng khu đô thị, từng tòa nhà chung cư trên địa bàn phải rà soát, nếu chưa có phải xây dựng ngay phương án để vừa phòng, chống dịch nghiêm ngặt vừa duy trì hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Đặc biệt, các cơ quan nhà nước, đơn vị quân đội, công an, các bệnh viện, cơ sở y tế của thành phố phải trở thành những “pháo đài” vững chắc nhất, không chỉ “phòng thủ” chặt, mà phải “tấn công” dịch quyết liệt, hiệu quả.

Cho biết hiện nay thành phố đã bảo đảm khu vực cách ly theo địa bàn từng quận, huyện, thị xã đủ đáp ứng cho hơn 30.000 người, Bí thư Thành ủy đồng thời yêu cầu tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả tiếp nhận và bảo đảm các điều kiện cần thiết; quản lý chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Bí thư Thành ủy cũng vui mừng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của thành phố về việc tăng mức bồi dưỡng tối đa cho các lực lượng tuyến đầu thêm 70%; đồng thời đồng ý nhân rộng thực hiện ra toàn quốc. “Có đến nơi mới thấy anh chị em tuyến đầu vất vả như thế nào, nên việc tăng mức bồi dưỡng cho các lực lượng vào thời điểm này là rất có ý nghĩa”, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục vận động ủng hộ vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 thành phố để phục vụ cho chiến lược vắc xin theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, với phương châm phòng, chống dịch từ xa và tinh thần trách nhiệm chung, thành phố đã cử đoàn công tác gồm 27 cán bộ có kinh nghiệm đến hỗ trợ tỉnh Bắc Giang. Không chỉ hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ y tế, trực tiếp điều tra truy vết 26 bệnh nhân dương tính, đến nay, đoàn đã lấy mẫu và gửi về Hà Nội xét nghiệm giúp tỉnh bạn gần 15.000 công nhân ở các khu công nghiệp đang cách ly tập trung. Thành phố cũng đã quyết định hỗ trợ xét nghiệm tiếp cho tỉnh 20.000 trường hợp nữa, đồng thời tặng thêm 10.000 kít test xét nghiệm RT-PCR. Hà Nội cũng đã hỗ trợ xét nghiệm hơn 11.000 mẫu cho tỉnh Bắc Ninh và sẽ tiếp tục tiếp nhận mẫu và hỗ trợ xét nghiệm theo đề nghị.

Đồng chí tin tưởng, với kinh nghiệm dày dạn, phong phú cùng ý chí, quyết tâm mãnh liệt, tận tình vì nhân dân phục vụ, các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội, cán bộ và nhân dân Thủ đô sẽ gương mẫu, quyết tâm chiến đấu, khống chế thành công, tiến tới đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19. (Hà Nội mới, trang 1)

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 3: “Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Triển khai các biện pháp đồng bộ, toàn diện, khắp các “mặt trận” để đẩy lùi dịch Covid-19 ”

 

Vì sao không công bố danh tính, lịch trình di chuyển của bệnh nhân COVID-19

Văn bản của Bộ Y tế vừa gửi các bệnh viện, đơn vị trực thuộc, các sở y tế yêu cầu không công bố danh tính, chi tiết lịch trình, quá trình tiếp xúc của bệnh nhân COVID-19.

Theo văn bản vừa được ông Nguyễn Đình Anh, vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), gửi các đơn vị trực thuộc, các sở y tế, đề nghị điều chỉnh việc cung cấp thông tin liên quan dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu không công bố danh tính, chi tiết lịch trình, quá trình tiếp xúc của bệnh nhân COVID-19, chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ dịch tễ (nơi từng có người mắc COVID-19 đến) để người dân từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó có biện pháp bảo vệ mình và người xung quanh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Văn bản này cũng yêu cầu các cơ sở y tế, sở y tế hỗ trợ cơ quan báo chí có đầy đủ thông tin và có phương thức truyền thông rõ ràng, chuẩn xác về việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Theo Bộ Y tế, Luật khám chữa bệnh hiện hành đã quy định không tiết lộ bất kỳ hình thức nào về thông tin cá nhân của bệnh nhân như danh tính, địa chỉ...

Trước đó, trong quá trình phòng chống dịch COVID-19, do để "truy vết" ca bệnh, đã có tình trạng công khai tên, địa chỉ, số điện thoại, quá trình đi lại của bệnh nhân, gây phiền hà đến đời sống của người bệnh.

Đối với việc tiêm ngừa, theo Bộ Y tế, gần đây việc thông tin số người đã được tiêm vắc xin có được thông báo, nhưng số trường hợp gặp phản ứng sau tiêm (kể cả các phản ứng nhẹ, tại chỗ) thì không được cung cấp kịp thời. (Tuổi trẻ, trang 2)

 

Cùng chung tay vì “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra yêu cầu: “Thực hiện thần tốc và hiệu quả chiến lược vacicne”. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan ngay lập tức đề xuất cơ chế đóng góp và sử dụng Quỹ vaccine bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hưởng ứng yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, báo Lao Động triển khai chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” với mục tiêu là để lực lượng người lao động được tiếp cận nguồn vaccine nhanh nhất.

Thủ tướng: Ưu tiên cho các đối tượng tuyến đầu chống dịch và công nhân các khu công nghiệp

Trước tình hình nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang đang đối mặt với nguy cơ dịch COVID-19 lan nhanh, đặc biệt thông tin 300 công nhân mắc COVID-19 ở Bắc Giang chiều qua thì vấn đề bảo vệ người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đặt ra rất cấp bách.

 “Phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh ở các khu công nghiệp”- Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra yêu cầu tại cuộc họp hôm 24.5.

Thủ tướng đánh giá, phải tiếp tục rà soát lại các quy định, quy trình, quy chế về khai báo y tế, phòng, chống dịch, cách ly và tổ chức sản xuất trong khu công nghiệp. Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ liên quan, các địa phương nhanh chóng xây dựng, vừa làm vừa hoàn thiện dần các quy định để có chiến lược hoàn chỉnh về phòng, chống dịch trong khu công nghiệp, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh.

Trong nhóm các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vào chiến lược vaccine. Theo đó “triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine. Chính phủ tập trung chỉ đạo, các bộ, cơ quan, ban, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện bằng được chiến lược vaccine. “Quyết liệt hơn nữa, thần tốc hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong công tác này” - Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng lưu ý, trong nghiên cứu, sản xuất vaccine, các nhà khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phải vào cuộc; Bộ Tài chính thiết kế cơ chế, chính sách để khuyến khích nghiên cứu, sản xuất vaccine. Có kế hoạch tiêm vaccine phù hợp, ưu tiên cho các đối tượng tuyến đầu chống dịch và công nhân các khu công nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan ngay lập tức đề xuất cơ chế đóng góp và sử dụng Quỹ vaccine bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên để bảo đảm ngân sách tối đa cho việc mua vaccine, vừa bảo đảm các hoạt động bình thường, vừa phục vụ các nhiệm vụ đặc biệt, đột xuất.

Công nhân mong vaccine

Mặc dù ở khu vực đang có nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2, nhiều công nhân ở các khu công nghiệp tại Bắc Giang vẫn không tỏ ra quá lo lắng. Bởi lúc này, bên cạnh họ còn có Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp và đặc biệt là tổ chức công đoàn cùng chung tay tháo gỡ những khó khăn trước mắt để đẩy lùi dịch bệnh và tiếp tục sản xuất “không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh” như yêu cầu của Thủ tướng.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - cho biết: “Đọc những thôn tin về chiến lược vaccine của Thủ tướng, người lao động rất vui mừng và tin tưởng sắp tới sẽ được tiếp cận vaccine. Có được tiêm vaccine thì sẽ đảm bảo được ổn định của lực lượng lao động. Đặc biệt, khi Thủ tướng nhấn mạnh sẽ có kế hoạch ưu tiên vaccine cho các đối tượng tuyến đầu chống dịch và công nhân các khu công nghiệp thì chúng tôi rất yên tâm”.

Còn ông Bùi Văn Trường - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Luxshare ICT Vân Trung - Việt Nam (có khoảng 24.000 người lao động) - hiện đang trong khu vực bị phong toả, ngăn chặn dịch COVID-19 cho rằng: “Tất cả anh em chúng tôi đều mong mỏi, khát khao được tiêm vaccine. Được biết, Đảng, Nhà nước đang đẩy nhanh chiến lược vaccine là chúng tôi rất mừng. Người lao động, đặc biệt là lao động nghèo tin tưởng sẽ sớm được tiêm”.

Công nhân Nguyễn Thị Mai - một trong những công nhân tại khu vực bị phong toả đã chia sẻ qua điện thoại với phóng viên Lao Động: “Tôi đọc báo thấy Báo Lao Động đang triển khai chương trình "Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo", tôi rất vui và tin tưởng chương trình sẽ nhận được sự đóng góp của xã hội để vaccine nhanh chóng đến với công nhân khu công nghiệp. Chương trình vô cùng ý nghĩa, là lá chắn chống COVID-19 hiệu quả bên cạnh các chương trình hỗ trợ về khẩu trang, nhu yếu phẩm… cho người lao động nghèo. Vaccine trở thành món quà mang ý nghĩa thiêng liêng trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi rất mong các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp cùng chung tay giúp đỡ những người lao động bằng cách ủng hộ Chương trình”.

Chung tay với “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”

Hưởng ứng yêu cầu về chiến lược vaccine của Thủ tướng Chính phủ với chủ trương huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Báo Lao Động triển khai chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Có đủ nguồn vaccine tiêm chủng cho người dân là điều rất quan trọng để chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phát triển kinh tế của đất nước.

“Để đảm bảo 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục nỗ lực tối đa tìm kiếm, tiếp cận để có đủ vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Quỹ Vaccine phòng COVID-19 vừa được Bộ Tài chính đề xuất thành lập. Với mục tiêu có đủ 150 triệu liều vaccine tiêm cho 75 triệu dân để đạt miễn dịch cộng đồng thì cần khoản ngân sách khoảng 25.200 tỉ đồng. Trong đó: 21.000 tỉ đồng để mua vaccine và 4.200 tỉ đồng để vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng.

Trong bối cảnh còn rất nhiều nhiệm vụ chi cấp bách, Ngân sách Trung ương bố trí được 16.000 tỉ đồng, số tiền 9.200 tỉ đồng còn lại cần huy động đóng góp từ doanh nghiệp, từ xã hội hoá.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng của Báo Lao Động chính thức phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho người lao động nghèo” từ ngày 23.5.

Chương trình rất mong nhận được sự ủng hộ của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức để người lao động nghèo nhanh chóng được tiêm vaccine. Sự hỗ trợ ấy cũng chính là bảo vệ lực lượng lao động, đảm bảo sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hoá thúc đẩy quá trình chiến thắng dịch bệnh, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về: Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng, số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232748. Số tài khoản (STK): 113000000758 tại Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài khoản USD: 115000196228 tại Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. STK: 0021000303088 - tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 12410001122556 - tại BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

Bạn đọc ghi rõ hỗ trợ chương trình: "Triệu liều vaccine cho người lao động nghèo”. (Lao động, trang 1).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang