Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 28/11/2023

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế đã trình cơ chế tháo gỡ nhằm bảo đảm nguồn cung thuốc hiếm; Bộ Y tế cùng 700 đại biểu của các bệnh viện phía Nam trao đổi tháo gỡ 'điểm nghẽn' đấu thầu thuốc

 

Bộ Y tế đã trình cơ chế tháo gỡ nhằm bảo đảm nguồn cung thuốc hiếm

Đối với các bệnh hiếm gặp, Bộ Y tế đã trình cơ chế để tháo gỡ nhằm bảo đảm nguồn cung thuốc hiếm, đặc biệt liên quan đến cơ chế tài chính, ngân sách.
Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình, làm rõ về việc đảm bảo nguồn cung thuốc, trang thiết bị y tế.

Về vấn đề này, tư lệnh ngành y tế khẳng định, Bộ tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp gia hạn thuốc, đăng ký lưu hành thuốc và thiết bị y tế.

"Tổng số thuốc có đăng ký lưu hành, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực hiện nay khoảng trên 22.000 thuốc và trên 100.000 chủng loại trang thiết bị còn hiệu lực đã tạo điều kiện cho thị trường bảo đảm cung ứng cho các cơ sở y tế", Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung. Đặc biệt đối với thuốc hiếm đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện phân cấp toàn diện phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, đấu thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị, cơ sở y tế trực thuộc Bộ.

Ngoài ra, đẩy mạnh tiến độ thực hiện mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; phối hợp với các địa phương, các cơ sở y tế rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin, đến nay, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, mặc dù vẫn còn tình trạng thiếu thuốc cục bộ tại một số cơ sở y tế địa phương.

Theo báo cáo của 1.078 cơ sở y tế trên toàn quốc, trong tháng 10/2023 có 61,41% đơn vị báo cáo đã đủ cung ứng thuốc cho hoạt động khám, chữa bệnh; 38,59% đơn vị báo cáo có tình trạng thiếu cục bộ, có những đơn vị trước đây khó khăn nhưng hiện nay đã đấu thầu đảm bảo cơ bản cho công tác khám, chữa bệnh.

"Ví dụ như Bệnh viện Bạch Mai từ đầu năm đến nay đã thực hiện được 35 gói thầu vật tư, hóa chất, máy móc", Bộ trưởng nêu ví dụ.

Đối với các bệnh hiếm gặp, Bộ cũng đã trình cơ chế để tháo gỡ trong vấn đề đảm bảo được nguồn cung cho các vấn đề thuốc hiếm. Đặc biệt là liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính ngân sách để đảm bảo thực hiện cho vấn đề thuốc hiếm.

Liên quan đến vấn đề thiếu máu tại TP. Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin, thời gian vừa qua, đặc biệt từ tháng 6/2023 Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ thông báo khó khăn trong việc cung cấp máu, chế phẩm máu cho các bệnh viện trong khu vực.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã có 5 văn bản chỉ đạo và đã giao nhiệm vụ cho Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trung tâm máu quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy và các trung tâm truyền máu khác đảm bảo hỗ trợ cho Cần Thơ và các tỉnh phía Nam.

Đến nay, theo số liệu báo cáo của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP. Cần Thơ đã cung cấp được cho 74 bệnh viện trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gần 65.000 đơn vị máu. Bộ cũng đã phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Hội Chữ thập đỏ để huy động máu đáp ứng cho các địa phương trong vùng.

"Đề nghị các tỉnh chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, Sở Y tế thực hiện việc mua sắm, đấu thầu đảm bảo đúng quy định. Rõ ràng có cùng một chính sách, có nơi làm tốt, có nơi còn vướng mắc. Rất mong các địa phương quan tâm chỉ đạo để thực hiện việc mua sắm, chủ động từ việc xây dựng kế hoạch, nhân lực, thực hiện các vấn đề phối hợp làm sao đảm bảo được nhịp nhàng", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói. (Sức khoẻ & Đời sống, trang 2)

 

Bộ Y tế cùng 700 đại biểu của các bệnh viện phía Nam trao đổi tháo gỡ 'điểm nghẽn' đấu thầu thuốc

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế cũng như quy trình thanh toán BHYT trước đây đã được xem xét tháo gỡ và cụ thể hoá trong Luật đấu thầu sửa đổi 2023, có hiệu lực vào 1/1/2024.
Qua đó, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế đảm bảo công tác khám chữa bệnh cũng như quyền lợi của người bệnh trong thời gian tới.

Đấu thầu thuốc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

Vừa qua, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ 21. Hội nghị thu hút hơn 700 cán bộ, lãnh đạo 160 bệnh viện trực thuộc 21 tỉnh, thành phố phía Nam và cả các tỉnh miền Trung, miền Bắc về tham dự.

Tới dự và chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết: "Với nhu cầu của người bệnh ngày càng cao, đòi hỏi sự chuyển mình của ngành y tế để chăm sóc người dân tốt hơn. Công tác quản lý luôn là thách thức đối với các giám đốc bệnh viện, trong đó có vấn đề quản lý tài chính, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, quản lý nhân sự và quản lý chất lượng bệnh viện, thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình mới.

Bộ Y tế rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các giám đốc bệnh viện để cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ, chủ trương, chính sách của ngành, từ đó triển khai tại bệnh viện một cách hiệu quả để giải quyết những vấn đề vướng mắc liên quan tới công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư máy móc, thiết bị y tế, thanh quyết toán BHYT,… góp phần xây dựng ngành y tế xứng đáng với sự tin yêu của Đảng và nhân dân".

Tại hội nghị, đại diện các bệnh viện cho biết, thời gian qua, công tác đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong đó, có một số nguyên nhân nổi trội như: Sau dịch COVID-19, do nguồn cung nguyên liệu hoạt chất trên thế giới khan hiếm, giá cả biến động trên quy mô toàn cầu, xung đột giữa các quốc gia… làm tăng chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn, khiến cho đơn vị dự thầu bị đứt gãy hàng hoá, có trường hợp phải "bỏ của chạy lấy người". Cơ cấu dịch bệnh thay đổi và diễn biến phức tạp trong khi hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn bất cập; việc thực tổ chức thực hiện đấu thầu còn vướng mắc; công tác phối hợp mua sắm giữa các đơn vị chưa kịp thời, chưa hiệu quả. Ngân sách tài chính của các bệnh viện công hạn hẹp, thiếu thốn. Hay việc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo các tiêu chí, quy định cũ không còn phù hợp.

Đối với quy định phân quyền, đại diện một bệnh viện tỉnh chia sẻ: "Trước đây, theo mức phê duyệt cho cấp bệnh viện tuyến tỉnh chỉ được thực hiện các hợp đồng từ một trăm triệu trở xuống. Còn cao hơn một chút (100-200 triệu) là phải Giám đốc Sở, dưới 500 triệu là phải thông qua Sở Tài chính. Từ 500 triệu tới 1 tỷ là thông qua Chủ tịch tỉnh, hơn 1 tỷ là Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt. Phân quyền như vậy bệnh viện chúng tôi rất khó "xoay sở". Trong trường hợp những gói thầu lớn, nếu như Sở Tài chính hoặc chuyên viên ở trên không thông qua hoặc chậm thông qua thì coi như bệnh viện và bệnh nhân "chịu trận". Thú thực, bản thân tôi phải tự tay ký 50 cái hợp đồng mỗi cái 50 triệu để có thuốc, vật tư phục vụ cho người bệnh, rồi tới đâu thì tới".

"Vừng ơi" đã "mở ra"

Tham dự và chia sẻ nỗi niềm của ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng tại hội nghị, ông Hoàng Cương - Trưởng phòng Chính sách đấu thầu, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, thách thức rất lớn về lĩnh vực đấu thầu thuốc và vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ cùng các Bộ, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương nhằm nỗ lực tập trung tháo gỡ những vướng mắc và mở ra rất nhiều chính sách cho ngành y tế trong Luật Đấu thầu sửa đổi 2023, có hiệu lực từ 1/1/2024.

Theo đó, Luật Đấu thầu sửa đổi 2023 với 10 chương, 96 điều quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, Luật Đấu thầu sửa đổi 2023, đã bổ sung hàng loạt nội dung liên quan đến việc đấu thầu của ngành y tế và dành hẳn chương 5 cho việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Bên cạnh việc điều chỉnh 8 hình thức trong luật trước đây như: Đấu thầu tập trung, chỉ định giá, đàm phán giá, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt …thì lần này chúng ta còn mở rộng thêm 2 hình thức (Đấu thầu ngược và mua sắm trực tuyến) cho các đơn vị. Hay Luật Đấu thầu sửa đổi 2023 cũng phân định rõ các tình huống cấp bách, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa… cũng như quy định rõ những nội dung hình thức nào phải đấu thầu hay mua sắm theo các hình thức khác.

Luật Đấu thầu sửa đổi 2023, tập trung vào 5 nhóm tiêu chí cơ bản đó là: 

Thứ nhất là các quy định nhằm xác định rõ đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại trong Luật đấu thầu trước đây. Nhóm thứ hai là đơn giản hoá các quyết định thủ tục sát với tình hình hiện nay. Dù rằng, trước đây công tác đấu thầu của chúng ta đã tiếp cận được những tiêu chí quốc tế, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục cải cách, tiếp tục cắt giảm thời gian đấu thầu các cách giảm các khâu trung gian đẩy mạnh hình thức đấu thầu qua mạng, để tiến tới việc chuyển đổi số.

Thứ ba là nhóm chính sách nhằm ưu tiên, ưu đãi đối với các hàng hóa sản xuất trong nước, nhất là sản phẩm đổi mới sáng tạo và các kỹ thuật để thay thế hàng nhập khẩu, thuốc đạt chứng nhận WHO-GMP.

Thứ tư là nhóm chính sách đưa ra để nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong ngành y tế trong đấu thầu của ngành y tế mà thời gian qua đã gặp phải.

Cuối cùng, nhóm chính sách thứ năm, nhằm nâng cao về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu quản lý, phòng chống tham nhũng được quy định cụ thể trong luật đấu thầu sửa đổi 2023 và Bộ Luật Hình Sự 2015. Theo đó, quy định các trách nhiệm của từng bên khi tham gia đấu thầu, trách nhiệm của người có thẩm quyền, của chủ đầu tư, nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu. Những điều được làm và không được làm. Nghiêm cấm hành vi "cài cắm" tạo điều kiện cho một đơn vị nào đó, đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả.

Trải qua hơn hai năm xây dựng, ngày 23/6/2023, tại kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua toàn văn dự án Luật đấu thầu sửa đổi với tỷ lệ tán thành và ủng hộ cây dự thảo luật này hơn 93%, 97 đại biểu tham dự "bấm nút". Do đó, các chính sách trong thời gian tới sẽ "mở" rất nhiều cơ hội, tháo gỡ cho ngành y, nhưng cũng quy định rõ ràng trách nhiệm các đơn vị.

"Về cơ bản thì các khó khăn vướng mắc đấu thầu trong y tế đã được nhận diện và xem xét trong Luật đấu thầu sửa đổi 2023 này. Sắp tới cùng với các thông tư hướng dẫn thì chắc chắn là việc đấu thầu y tế sẽ được sẽ hiệu quả hơn", ông Hoàng Cương khẳng định. (Sức khoẻ & Đời sống, trang 3)

 

Cả nước có hơn 149.500 ca sốt xuất huyết, Hà Nội ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 149.557 trường hợp mắc, 36 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, đáng lưu ý, ngoài 2 tuýp virus Dengue lưu hành chủ yếu là D1 và D2, kết quả giám sát mới đây cho thấy, Hà Nội ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết.

Số ca mắc và nhập viện do sốt xuất huyết đã giảm

Theo thống kê, tuần 46/2023 cả nước ghi nhận 5.903 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong (So với tuần trước số mắc giảm 18,2%), trong đó, số nhập viện là 4.568 (so với tuần trước số nhập viện giảm 18,2%).

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 149.557 trường hợp mắc, 36 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 số mắc giảm 53,2%, số tử vong giảm 109 trường hợp.

Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố cho hay, trong tuần từ ngày 10 - 17/11, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 2.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm 54 ca so với tuần trước đó)… (Sức khoẻ & Đời sống, trang 8)

 

TPHCM ghi nhận 74 ca đậu mùa khỉ, 73% dương tính với HIV

Sau một thời gian dài không phát hiện ca bệnh, từ tháng 9/2023 đến nay, TPHCM liên tục ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Thông tin trên được Sở Y tế TPHCM cho biết tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Y tế đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) các tỉnh, thành phố tại TPHCM ngày 24/11.

Theo Sở Y tế TPHCM, tháng 9/2022, TPHCM ghi nhận trường hợp mắc Mpox đầu tiên tại Việt Nam. Sau một thời gian dài không phát hiện ca bệnh, từ tháng 9/2023 đến nay, TPHCM liên tục ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Cụ thể, từ ngày 22/9 đến ngày 19/11/2023, TPHCM có tổng cộng 91 trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ đến khám tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, 82 trường hợp đã có kết quả dương tính (90,1%). Trong đó, 74 trường hợp lưu trú tại TPHCM và 8 trường hợp lưu trú tại tỉnh. 

Số ca bệnh đậu mùa khỉ tử vong là 2 ca, cả 2 bệnh nhân đều có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng. 100% ca bệnh là nam giới, 76% ca bệnh tự nhận bản thân thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Trong số các trường hợp đã biết về tình trạng nhiễm HIV có 73% ca bệnh dương tính với HIV (67/74). Độ tuổi ghi nhận nhiều nhất là 30 – 39 tuổi (53%).

Về hình thức điều trị, 53% ca bệnh cách ly điều trị tại bệnh viện, 47% ca bệnh tự cách ly theo dõi sức khoẻ tại nhà. Hiện tại còn 33 trường hợp còn cách ly điều trị (21 trường hợp cách ly tại nhà và 12 trường hợp cách ly tại bệnh viện).

Về truy vết, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần ghi nhận 4/105 trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc Mpox dương tính. Tất cả các trường hợp này đều có tiếp xúc thân mật hoặc quan hệ tình dục với ca bệnh…

Ngay sau khi phát hiện trường hợp Mpox vào tháng 9/2023 vừa qua, Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu các đơn vị tăng cường thực hiện các hoạt động giám sát bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, qua thực tế, xuất hiện một số khó khăn tồn tại trong công tác phòng chống dịch Mpox trên địa bàn.

Thứ nhất đó là, việc phát hiện ca bệnh trễ hoặc bỏ sót do nhân viên y tế không nghĩ đến Mpox khi gặp trường hợp có triệu chứng nghi ngờ. Ngoài ra, do bệnh Mpox vẫn còn khá mới với người dân, người bệnh không biết các dấu hiệu của bệnh hoặc không nghĩ bản thân có thể mắc bệnh nên không đi khám hoặc tìm đến cơ sở y tế muộn. Vì vậy cần tăng cường tập huấn cho nhân viên y tế và tăng cường truyền thông hướng dẫn phát hiện bệnh bằng những hình ảnh trực quan sinh động.

Thứ hai là, công tác điều tra, truy vết rất khó khăn khi khai thác các thông tin liên quan đến hành vi nguy cơ và người tiếp xúc gần. Vấn đề này dẫn đến không thể tìm được nguồn lây cũng như không thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, khiến cho số ca bệnh vẫn còn tiếp tục gia tăng. Do đó cần phát huy sự tham gia của các tình nguyện viên, các tổ chức dựa vào cộng đồng.

Thứ ba là, quy định cách ly y tế cũng là một trở ngại khi hướng dẫn giám sát hiện hành đối với bệnh Mpox là phải cách ly tại cơ sở y tế, làm cho bệnh nhân e ngại, không muốn khai báo.

Theo đó, Sở Y tế kiến nghị đề xuất với Bộ Y tế, Mpox là bệnh truyền nhiễm nhóm B và theo Luật Khám, chữa bệnh thì bệnh nhân mắc Mpox không thuộc đối tượng bắt buộc cách ly điều trị. Do đó, Sở Y tế đề xuất Bộ Y tế sớm điều chỉnh quy định "cách ly tại cơ sở y tế" đối với Mpox.

Bên cạnh đó, TPHCM là thành phố lớn với mật độ dân cư cao, quần thể thuộc nhóm nguy cơ cao có số lượng lớn nên việc tiêm phòng vaccine cho đối tượng nguy cơ là rất cần thiết và cần triển khai sớm để hạn chế tối đa số ca mắc, tử vong. (Sức khoẻ & Đời sống, trang 8).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang