Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 28/3/2023

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế đề xuất dự trữ một số thuốc hiếm, chấp nhận huỷ bỏ khi hết hạn; Giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu đang rất khác nhau: Sắp có hướng dẫn của Bộ Y tế

Bộ Y tế đề xuất dự trữ một số thuốc hiếm, chấp nhận huỷ bỏ khi hết hạn

Bộ Y tế đang triển khai xây dựng danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có và đề xuất giải pháp, cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua sắm, dự trữ một số thuốc chống độc, ngộ độc; chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn.

Theo ông Lê Việt Dũng - Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), để giúp các có sở khám chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có.

Danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh. Hiện danh mục hiện tại gồm 214 thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không sẵn có.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền một số cơ chế để đảm bảo nguồn cung đối với thuốc hiếm như:

  • Về đăng ký thuốc: Ưu tiên thẩm định theo quy trình thẩm định nhanh; xem xét, chấp nhận hồ sơ dữ liệu trong trường hợp dữ liệu chưa đáp ứng đủ thời gian theo quy định
  • Cho phép cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời cho phép chuyển nhượng các thuốc này giữa các cơ sở khám chữa bệnh...

Theo ông Dũng hiện nay, việc mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm vẫn được thực hiện bởi các cơ sở khám chữa bệnh, theo quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc.

Về cơ bản, nguồn cung tổng thể với các thuốc hiếm là không thiếu, chỉ thiếu ở một số cơ sở y tế do còn tồn tại các khó khăn trong công tác dự trù, xác định nhu cầu do phụ thuộc vào tình hình bệnh tật phát sinh của từng năm và trong công tác thực hiện mua sắm (thời gian thực hiện mua sắm kéo dài dẫn đến thiếu tính kịp thời trong mua sắm).

Có những loại thuốc hiếm nhiều năm không sử dụng đến, không dự trù mua sắm dẫn đến khi có phát sinh bệnh tật mới mua sắm thì không kịp.

Ngoài ra, thực tế ghi nhận một số thuốc hiếm được cơ sở y tế mua về không sử dụng hết do không có đủ bệnh nhân, phải hủy bỏ khi thuốc hết hạn.

Các giải pháp trong thời gian tới để đảm bảo thuốc hiếm, ông Dũng cho biết Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Danh mục thuốc thiếu, có nguy cơ thiếu hàng năm để có kế hoạch chủ động đảm bảo nguồn cung với các thuốc này.

Đồng thời, Bộ Y tế đã chủ động báo cáo, đề xuất và đã được Chính phủ đồng ý tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/03/2023 là giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai thực hiện nội dung trên, trong đó dự kiến đề xuất một số cơ chế sau:

Thứ nhất, có cơ chế đặc thù về tài chính như: Bố trí, phân bổ nguồn ngân sách nhà nước để các cơ sở khám chữa bệnh chủ động dự trù các mặt hàng thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Thứ hai, có giải pháp, cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua sắm, dự trữ một số thuốc chống độc, ngộ độc, chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn.

Thứ ba, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước. (Sức khoẻ đời sống, trang 2; Nông thôn ngày nay, trang 2).

 

Giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu đang rất khác nhau: Sắp có hướng dẫn của Bộ Y tế

Bộ Y tế cho hay, hiện mỗi bệnh viện áp dụng mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm đến hàng triệu đồng...

Liên quan đến vấn đề giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế, trả lời báo chí, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết, hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế là hoạt động đã diễn ra từ lâu. Đây cũng là chủ trương đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa tại các cơ sở y tế nói chung và đã được xác định trong các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. 

Gần đây nhất, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2024 cũng xác định, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa tại các cơ sở y tế và giao Bộ Y tế xây dựng phương pháp định giá, từ đó các cơ sở y tế tự quyết định về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở mình.

Vụ trưởng Nguyễn Tường Sơn cũng cho hay, hiện nay, mỗi bệnh viện áp dụng mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm đến hàng triệu đồng.

Để có giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã có chỉ đạo và xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp.  

Năm 2019, Bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư về giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng triển khai thông tư để tránh tác động đến khả năng chi trả của người dân và chỉ số giá tiêu dùng.

Hiện nay, Bộ Y tế triển khai xây dựng lại dự thảo thông tư về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế. Đến nay, dự thảo đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành và chuẩn bị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành.

"Tuy thẩm quyền ban hành thông tư thuộc Bộ Y tế, nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ, đây là Thông tư rất quan trọng do đó trước khi ban hành, Bộ Y tế cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi kỳ vọng trong tháng 4 này có thể ban hành thông tư"- ông Nguyễn Tường Sơn thông tin thêm.

Trong dự thảo thông tư tiếp tục khẳng định, việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập vẫn phải đảm bảo quy định theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành đối với tất cả các đối tượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh BHYT, hoặc không có BHYT, hoặc khám chữa bệnh theo yêu cầu. Chỉ xây dựng các dịch vụ phát sinh, ngoài định mức kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu của người bệnh, hoặc những dịch vụ do các hoạt động xã hội hóa, liên doanh liên kết, hoặc do các cơ sở y tế tự đầu tư riêng biệt.

Về vấn đề này, ông Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết thêm: khi tham gia các cuộc họp liên quan xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), có ý kiến cho rằng giá khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu không cần khống chế trần, vì phụ thuộc thị trường, ai có nhiều tiền thì trả tiền. 

Tuy nhiên, theo ông Đức: Cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra, căn cứ vào đâu lại có giá 5-10 triệu đồng một phòng, không phải bệnh nhân có tiền là trả nhiều tiền mà phải quản lý, kiểm tra xem chất lượng dịch vụ có tương xứng với số tiền người bệnh chi trả không.

 "Thông tư này khi ban hành hy vọng sẽ thoả đáng được các nhu cầu của những bệnh nhân có khả năng chi trả"- ông Đức bày tỏ. (Sức khoẻ đời sống, trang 3).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang