Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 29/11/2023

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế đề xuất đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc; Phác đồ điều trị Covid -19 khi chuyển sang nhóm B có thay đổi gì?

Bộ Y tế đề xuất đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc

Bộ Y tế đề xuất quy định các nội dung ưu đãi/đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thuốc công nghệ sinh học... trong dự thảo Luật Dược sửa đổi.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Dược.

Bộ Y tế cho biết, về chính sách phát triển công nghiệp dược, các chính sách hiện nay tại Luật Dược (ví dụ: ưu tiên sản xuất thuốc generic…) không còn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cung cấp thuốc, mô hình bệnh tật, các dịch bệnh mới tại Việt Nam.

Cần có các chính sách phù hợp để thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học, chuyên khoa đặc trị; đặc biệt là nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ sản xuất thuốc mới đáp ứng nhu cầu trong trường hợp cấp bách như xảy ra dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Bên cạnh đó, các chính sách chưa thực sự thúc đẩy phát triển sản xuất nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ dược liệu là thế mạnh của Việt Nam cũng như nguyên liệu sinh học, dẫn đến chưa thu hút được các cơ sở sản xuất đầu tư nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này.

Đề xuất chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi một số nội dung quy định tại Điều 7 và 8 Luật Dược nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất nguyên liệu trong nước theo hướng:

Quy định các nội dung ưu đãi/đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thuốc công nghệ sinh học, thuốc chuyên khoa đặc trị được chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 của Luật Dược như sau: "Ưu đãi đầu tư/đặc biệt ưu đãi đầu tư về chính sách thuế, thuê đất đai, vay vốn, ưu đãi, hỗ trợ về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các chính sách hỗ trợ đầu tư khác theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thuốc chuyên khoa đặc trị được chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam; thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vaccine, sinh phẩm, thuốc công nghệ sinh học, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước, thuốc hiếm; ưu đãi nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới."

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục nộp đơn đăng ký lưu hành thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc ứng dụng công nghệ cao và thuốc công nghệ sinh học chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.

Khuyến khích nghiên cứu sản xuất, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc sinh học, thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia, nguyên liệu sản xuất thuốc.

Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 10 Luật Dược theo hướng bổ sung trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc chủ trì áp dụng khoa học và công nghệ để phát triển ngành công nghiệp hóa dược. (Sức khoẻ & đời sống, trang 3)

Phác đồ điều trị Covid -19 khi chuyển sang nhóm B có thay đổi gì?

Ngày 20/10 theo Quyết định mới nhất của Bộ Y tế, Covid -19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Sự chuyển dịch này có những thay đổi gì cần lưu ý? Bài viết này sẽ thông tin chi tiết hơn những thay đổi đó.

Theo Bộ Y tế, công tác điều trị bệnh vẫn dựa trên phác đồ chung của ngành y tế và không có sự thay đổi. Điều khác ở đây là khi bệnh ở nhóm A thì ngân sách nhà nước sẽ chi trả chi phí khám chữa bệnh, nhưng sang nhóm B thì Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Người không có BHYT sẽ phải thanh toàn toàn bộ chi phí điều trị.

Công tác điều trị bệnh nhân Covid -19 thực hiện theo Quyết định 2671/QĐ-BYT ngày 26/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị Covid -19 thay thế Quyết định 250/QĐ – BYT ngày 28/11/2022 và Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 27/02/2022.

Cùng với đó, Bộ Y tế sẽ lồng ghép, giám sát dịch COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả giám sát trọng điểm; tiếp tục thực hiện giám sát giải trình tự gene và giám sát các trường hợp viêm phổi nặng, các ca bệnh nặng, ổ dịch có diễn biến bất thường tại các cơ sở y tế, cộng đồng; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai tiêm vaccine thường xuyên...

Theo TS.Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, không phải chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B là bệnh sẽ nhẹ hơn, mà ngay trong nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B hiện nay vẫn ghi nhận ca tử vong. Vì thế chúng ta không nên chủ quan.

Theo đó, các chuyên gia y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện biện pháp 2K (khử khuẩn và khẩu trang) khi bệnh COVID-19 chuyển sang nhóm B, nhất là đeo khẩu trang ở nơi đông người, nơi công cộng. Việc này không chỉ phòng bệnh COVID-19, mà còn phòng các bệnh truyền nhiễm khác. Đối với người mắc bệnh COVID-19, sẽ phải đeo khẩu trang trong 10 ngày kể từ ngày phát bệnh hoặc từ ngày có kết quả dương tính.

Tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng và tiêm chủng vaccine.

Tổ chức tập huấn, đào tạo thường xuyên cho cán bộ y tế về dịch tễ học, xử lý ca bệnh, tiêm chủng, điều trị, truyền thông.

Nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh Covid -19 khi chuyển sang nhóm B, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai một số nội dung.Các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống COVID-19 thuộc nhóm B theo các quy định và hướng dẫn sau:

Về giám sát và phòng, chống dịch bệnh: Thực hiện theo Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế; Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3985/QĐ-BYT ngày 29/10/2023.

Về điều trị và kiểm soát lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Thực hiện theo Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 2609/QĐ-BYT ngày 20/6/2023; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 2671/QĐ-BYT ngày 26/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh sau mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1242/QĐ-BYT ngày 18/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Về hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc COVID-19, chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19 và xây dựng nhu cầu, bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dịch bệnh khi dịch COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thực hiện theo Công văn số 6922/BYT-KHTC ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế. (Sức khoẻ & đời sống, trang 3)

Ma trận tế bào gốc - Bài 1: Chi tiền tỷ để "cải lão hoàn đồng"

Nhiều người chi hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ để tiêm, truyền tế bào gốc nhằm giúp cơ thể trẻ hoá, "cải lão hoàn đồng". Không chỉ quảng cáo rầm rộ ở trong nước mà nhiều người còn ra nước ngoài tiêm tế bào gốc với mong muốn đánh bay bệnh tật, tìm lại tuổi thanh xuân. Tế bào gốc là cụm từ được sử dụng nhiều, đâu đâu cũng thấy quảng cáo liệu trình tế bào gốc với ngôn từ mỹ miều như chữa bệnh tiểu đường, xơ gan, xương khớp, ung thư… giúp con người "cải lão hoàn đồng", tuổi 50 nhưng cơ thể tràn trề sinh lực như 30…

Vậy tế bào gốc đã được cấp phép ứng dụng trong thẩm mỹ và điều trị một số bệnh hay chưa và có thật sự thần kỳ như những đồn thổi, quảng cáo hay không?

Ra nước ngoài tiêm tế bào gốc

Nghe người quen, bạn bè rỉ tai tiêm tế bào gốc giúp trẻ hoá, thậm chí giống như "cãi lão hoàn đồng", chị Nguyễn Thanh Xuân (53 tuổi, Hà Nội) tìm dịch vụ tư vấn sang Nhật Bản thực hiện liệu pháp này.

Chị Xuân cho biết: "Tôi nghe nói công nghệ tế bào gốc ở Nhật rất phát triển, có người đi về trẻ khoẻ ra hàng chục tuổi, nên muốn sang đó truyền tế bào gốc để làm đẹp, chống lão hoá, giúp cơ thể khoẻ mạnh, đầy lùi bệnh tật. Nhưng vừa qua, có nghe thông tin về "ma trận" tế bào gốc, có người khuyên không nên đi, tốn kém mà chưa chắc công dụng đã như quảng cáo, nên tôi rất băn khoăn". Theo người tư vấn dịch vụ cho chị Xuân, chi phí sang Nhật Bản truyền tế bào gốc lên tới 400-500 triệu đồng/lần. Một số đại gia ở Việt Nam chi bộn tiền ra nước ngoài tiêm tế bào gốc để chống lão hoá, "cải lão hoàn đồng". Anh N.V.T (Hà Nội) cho biết: "Có vị đại gia sinh năm 1962, sau khi ra nước ngoài tiêm tế bào gốc trông trẻ như thanh niên 30 tuổi, nhưng mỗi tội tốn kém, mỗi lần mất 30.000 - 50.000 USD. Trẻ hoá chỉ được vài tháng đến 1 năm, muốn trẻ tiếp lại phải tốn tiền ra nước ngoài tiêm".

Nhiều người Việt nghe công nghệ tế bào gốc ở Nhật Bản, Đức, Mỹ… giúp trẻ hoá, đánh bay bệnh tật… đã không tiếc chi tiền ra nước ngoài. "Tôi có người bạn 63 tuổi, tiêm tế bào gốc xong thấy khoẻ mạnh ra nhiều, trẻ ra, da căng mịn, cổ cũng mịn, hết nếp nhăn. Nhưng vì chi phí đến cả tỷ đồng ra nước ngoài, dù rất muốn nhưng điều kiện tài chính không cho phép. Tôi xem quảng cáo ở Việt Nam cũng có nhiều cơ sở làm, chỉ vài chục triệu lên tới trăm triệu thôi", chị Vũ Thuý Hà (Hà Nội) cho biết.

Theo một người đã sang Đức tiêm tế bào gốc với giá 400 triệu đồng, sau tiêm anh thấy sức khoẻ của mình tốt hơn trước, các bệnh về cơ xương khớp hết hẳn, tinh thần thoải mái, da căng trẻ đẹp hơn. "Nhiều người tiêm xong đều nói công dụng tốt, nên những người có tiền họ không tiếc bỏ ra để níu giữ tuổi xuân, trẻ khoẻ ai mà chẳng muốn", anh Phạm Văn Bình (Hà Nội) cho hay.

Theo BS Phạm Nguyên Quý, Trưởng khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Kyoto Miniren, Nhật Bản, tế bào gốc là loại điều trị đắt đỏ, người bệnh tự trả phí nên có thể tự do lựa chọn nơi điều trị tế bào gốc tại nước ngoài. Tuy nhiên, việc đánh giá và chọn lựa trung tâm phù hợp, có uy tín và tuân thủ quy định về tế bào gốc là rất quan trọng. Cần tìm hiểu danh sách các trung tâm uy tín, kiểm tra các giấy phép và chứng chỉ, kinh nghiệm và thành tích điều trị của trung tâm đó.

BS Quý cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm tế bào gốc tràn lan, không kiểm soát là do nhiều nhiều người không đủ kiến thức y khoa nền tảng, nhiều trường hợp không hiểu đúng bệnh tình của mình dẫn đến hành động sai. Hậu quả là người bệnh và cả gia đình dễ bị lung lạc bởi các tuyên bố, quảng cáo quá tay với các mỹ từ "chữa lành", "tăng miễn dịch".

Quảng cáo tràn lan, thổi phồng công dụng

Tại Việt Nam, mặc dù ứng dụng tế bào gốc được biết đến trong điều trị ung thư máu, suy tuỷ xương tại các bệnh viện lớn về huyết học như Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,… song gần đây, tế bào gốc được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Chỉ cần gõ chữ "tế bào gốc", sẽ ra hàng loạt quảng cáo hấp dẫn với lời lẽ mỹ miều và hiệu quả quá mức để đánh vào tâm lý muốn làm đẹp và "trẻ mãi không già" của nhiều người.

Theo địa chỉ quảng cáo trên trang web "Phòng khám ứng dụng và nghiên cứu tế bào gốc", ở phố Bùi Thị Xuân (Hà Nội), chúng tôi tìm đến để tư vấn truyền tế bào gốc. Theo quảng cáo trên trang web của cơ sở này, chỉ sau 1 liệu trình tế bào gốc, sức khoẻ được tăng cường và ngăn ngừa bệnh tật như: Thải sạch độc tố tích ở gan, thận, phổi, ruột; cơ thể khoẻ mạnh, nhẹ nhõm hết chướng bụng, ngứa, nổi mề đay; hạ men gan, ngăn chặn viêm gan, xơ gan, ung thư gan; trẻ hoá toàn diện đến từng tế bào và đầy lùi các dấu hiệu lão hoá; cải thiện tự chữa lành và bổ sung năng lượng dồi dào, nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống".

Sau khi nhân viên của phòng khám biết chúng tôi có nhu cầu trẻ hoá, chữa bệnh xương khớp bằng tế bào gốc, đã cho biết: "Ở đây điều trị tất cả các bệnh lý bằng liệu pháp tế bào gốc. Rất nhiều bệnh nhân bị thoái hoá và xương khớp điều trị cực kỳ hiệu quả, lên tới 80-90%". Giải thích vì sao cần phải tiêm tế bào gốc, nữ nhân viên cho biết: "Cơ thể của chúng ta từ khi sinh ra có rất nhiều tế bào, nhưng đến năm 18 tuổi không thể sản sinh được tế bào nữa, trong cơ thể bị lỗi sẽ dẫn tới bị khớp, gan và nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, tế bào gốc bổ sung truyền vào cơ thể, nếu bị khớp truyền thẳng vào chỗ đau, giúp tái tạo lại và sửa chữa tại chỗ".

 Nhân viên này còn cho biết, tế bào gốc đang sử dụng ở phòng khám có 2 nguồn: Từ tế bào gốc dây rốn của trẻ sơ sinh do một bệnh viện ở Hà Nội cung cấp và nhập từ Mỹ, Nhật, Singapore, Thuỵ Điển. Có công nghệ lưu trữ tế bào gốc của Nhật ở Việt Nam. Theo tư vấn của nhân viên này, tác dụng của tế bào gốc rất thần kỳ, giúp làm trẻ hoá, sau liệu trình 20 ngày tóc bạc sẽ đen lại, da sáng và trẻ đẹp.

"Có cô khách hàng 72 tuổi, truyền tế bào gốc ở chỗ em xong, trông trẻ chỉ như 50", nữ nhân viên quảng cáo. Khi chúng tôi hỏi giá thành, nữ nhân viên cho biết, tuỳ thuộc vào từng người, bác sĩ sẽ khám, lấy máu xét nghiệm, khi có kết quả sẽ cho chụp chiếu, xác định bị bệnh gì mới lên phác đồ điều trị và chỉ định truyền tế bào gốc loại nào, lúc đó mới tính giá. Một liệu trình gồm 7 lần truyền, 5 buổi đầu truyền thải độc, buổi thứ 6 truyền chất dọn và buổi cuối cùng mới truyền tế bào gốc. "Chỉ 2-3 tuần sẽ thấy cơ thể thay đổi. Hiệu quả rõ rệt là sau 3 tháng. Giá truyền tế bào gốc không có tiền triệu, mà hàng chục triệu", nhân viên này nói.

Giữa "ma trận" quảng cáo tế bào gốc, có những thông tin thất thiệt, làm người bệnh bỏ lỡ cơ hội điều trị. Chẳng hạn, quảng cáo liệu pháp tế bào gốc - sức khoẻ vững chắc cho người xương khớp với những lời lẽ như liệu pháp thần kỳ. Hay như giúp điều trị ung thư, chữa các bệnh mạn tính… Trên một trang mạng xã hội còn quảng cáo tế bào gốc là "chìa khoá trường thọ, chinh phục thời gian và tuổi tác".

Bài viết này khẳng định: "Liệu pháp tế bào gốc không chỉ là một giải pháp cho sức khoẻ tổng thể, mà còn mang lại vô vàn lợi ích bao gồm: Tăng cường sự đàn hồi và thể lực của cơ thể, làm chậm quá trình lão hoá, đem lại sự trẻ hoá; nâng cao hệ miễn dịch để chống các tác nhân gây bệnh; tăng cường collagen, elastin trả lại một làn da hồng hào, căng trẻ".

ThS.BS BSCKII Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, quảng cáo tiềm năng của tế bào gốc để kéo dài tuổi thanh xuân, chống lão hoá, cải lão hoàn đồng… khiến nhiều người đi nước ngoài truyền tế bào gốc, hoặc mang tế bào gốc về Việt Nam truyền, chỗ thì nói tự thân, chỗ lại bảo sản phẩm từ công nghệ… làm cho người ta không lường được bức tranh toàn cảnh của nó và không định nghĩa được tác dụng, hiệu quả đến đâu, tất cả chỉ là hứa hẹn mang tính quảng cáo. Những quảng cáo này vượt qúa tiềm năng, thổi phồng giá trị sự thật. (Công an nhân dân, trang 7).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang