Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 27/11/2016

  • |
T5g.org.vn - Phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ sống là 95%; Phòng bệnh mùa đông cho trẻ; Thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết; Lớp học của bệnh nhi ung thư; ...

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ sống là 95%

Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 người tử vong. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư cổ tử cung đã di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh chỉ còn 10%.

Tầm soát định kỳ: 80% phát hiện sớm bệnh

Trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng hơn 500.000 người mắc mới ung thư cổ tử cung và hơn 50% tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 người tử vong. 

Trong 10 bệnh ung thư hay gặp, ung thư cổ tử cung là bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai. Bệnh này do virus HPV gây ra, không xảy ra đột ngột mà tiến triển trong khoảng thời gian dài, từ 10-15 năm với các giai đoạn: nhiễm HPV, biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư, ung thư. 

Các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường không điển hình, thậm chí ở giai đoạn đầu còn gần như không có biểu hiện. Đến giai đoạn muộn, các triệu chứng cũng rất mơ hồ, gần giống với viêm nhiễm phụ khoa thông thường như: ra máu giữa kỳ kinh, khí hư ra nhiều và có mùi hôi, đau bụng vùng tiểu khung, đau khi quan hệ tình dục…

Chính vì những lý do trên, bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn cuối và tỷ lệ tử vong khá cao. Tuy nhiên, nếu được tầm soát định kỳ, 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm, từ đó giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Các số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm là 95%. Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các tế bào mắc bệnh đã di căn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 10%.

Cần xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm/lần

Tính đến thời điểm hiện nay, Pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) được coi là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Theo bác sĩ Hồ Mai Hoa, giảng viên quốc gia về sức khỏe sinh sản, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Hà Nội,  HPV - virus gây ra ung thư cổ tử cung lây truyền qua đường tình dục nên bất cứ ai cũng cần làm xét nghiệm Pap định kỳ, bắt đầu từ khoảng 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Tùy theo độ tuổi mà tần suất thực hiện xét nghiệm này cũng khác nhau. Cụ thể, nếu từ 21-39 tuổi, nên xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm/lần; từ 40-65 tuổi là 5 năm/lần. Còn sau tuổi 65, nếu các xét nghiệm trước đó đều bình thường thì không cần thiết thực hiện tiếp.

Qua soi cổ tử cung, nếu thấy các tế bào có nguy cơ cao phát triển thành ung thư thì bạn sẽ được yêu cầu điều trị sớm để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Nhiều người băn khoăn rằng, nếu đã  tiêm ngừa HPV thì có cần phải thực hiện Pap smear định kỳ không? Bác sĩ Hồ Mai Hoa cho biết, xét nghiệm này là để phát hiện ung thư cổ tử cung và các thay đổi tiền ung thư nên cho dù đã ngừa HPV, bạn vẫn cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe.

Tuy vậy, vẫn có trường hợp xét nghiệm Pap cho kết quả sai và hầu hết xuất phải từ lỗi chủ quan của bệnh nhân. Theo đó, có người đã tiến hành xét nghiệm khi vừa quan hệ tình dục, đặt thuốc hay thụt rửa sâu…, trong khi yêu cầu của Pap smear là trong vòng 24-48 tiếng, tuyệt đối không có bất cứ tác động nào vào âm đạo, bởi lẽ, những tác động này có thể dẫn đến kết quả không còn chính xác.

Ngoài ra, thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm này là 10 đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu của kỳ kinh gần nhất. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ rằng: dù lần xét nghiệm này của bạn không có gì đáng lo, thế nhưng, nếu đã từng có xét nghiệm bất thường thì đó là điều vẫn cần phải thật lưu tâm (An ninh Thủ đô, trang 9),

 

Phòng bệnh mùa đông cho trẻ

Vào mùa đông, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết do sức đề kháng còn yếu. Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn như tránh để nhiễm lạnh; giữ vệ sinh ăn uống, tay chân; thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra. Dưới đây là những căn bệnh con bạn có thể bị mắc vào mùa lạnh và cách phòng tránh.

Cảm lạnh

Cảm mạo, cảm lạnh khiến trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chú ý cho trẻ đi tất và không nằm nơi có gió lùa.

Viêm mũi

Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi sau đó có thể chuyển sang nặng đầu, đau mỏi chân tay, sốt khoảng 39 độ C. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi đồng thời cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… để nhanh hồi phục.

Viêm họng cấp

Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, nguyên nhân do liên cầu khuẩn. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Bệnh thường tiến triển trong vòng 3, 4 ngày sau đó trở lui.

Không có thuốc đặc trị bệnh viêm họng cấp, thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng mà chỉ có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc, hỗ trợ trẻ như giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. 

Viêm V.A/Amidan

Với trẻ bị viêm V.A, biểu hiện thường là sốt 38-39 độ C hoặc cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi. Ngoài việc làm sạch mũi thường xuyên cho trẻ, có thể điều trị bằng thuốc làm loãng đờm, giảm ho, riêng dùng kháng sinh phải do thầy thuốc chỉ định.

Trong khi đó, trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện cao nhất vào mùa đông, khi trẻ xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm, thường xuyên làm sạch mũi cho trẻ, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành (An ninh Thủ đô (trang 8). 

 

 Thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Sở Y tế, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 1 ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH). Đó là bệnh nhi N.T.P (5 tuổi, ở xóm Tây, thôn Thiết Trụ, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn). Bệnh nhân khởi phát bệnh từ ngày 26.10, tử vong ngày 1.11. Sau khi bệnh nhân tử vong, TTYT Dự phòng tỉnh đã gửi mẫu huyết thanh của bệnh nhân đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm xác định; kết quả cho thấy mẫu huyết thanh dương tính với SXH. Sau đó, Sở Y tế đã chỉ đạo TTYT Dự phòng tỉnh tiến hành điều tra ca bệnh và các chỉ số véc-tơ xung quanh khu vực bệnh nhân tử vong. Đồng thời, xử lý bọ gậy và phun hóa chất khu trú tại khu vực này.

Như vậy, từ đầu năm 2016 đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2 ca tử vong do SXH (1 ca ngoại lai). Trong khi đó, số ca mắc SXH đã lên đến 4.243 ca; các địa phương có số mắc cao là: TP Quy Nhơn (938 ca), TX An Nhơn (785 ca), huyện Phù Mỹ (507 ca), Tây Sơn (483 ca), Phù Cát (455 ca) (Thanh niên (trang 5).

 

 Lớp học của bệnh nhi ung thư

Suốt 8 năm qua, một lớp học nhỏ nằm lọt thỏm trong khuôn viên BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh là chỗ dựa tinh thần dành cho hàng trăm bệnh nhi ung thư. ở lớp học ấy có những băn khoăn, trăn trở và cả nước mắt của thầy cô giáo. Ở đó có những ước mơ bình dị vừa trọn trịa vừa dan g dở của các học sinh đang ngày ngày gồng mình chiến đấu với bệnh tật (Thanh niên (trang 12).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang