Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 31/10/2019

  • |
T5g.org.vn - Công bố tài liệu hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng; Cả nước đã ghi nhận 50 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; Phát triển y tế thông minh; 10 nhân viên trong ngành y tế Đác Lắc dùng bằng cấp không hợp pháp

Công bố tài liệu hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng

Sáng 30-10, tại TPHCM, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) công bố tài liệu “Hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm”. Tài liệu cung cấp cho các dược sĩ lâm sàng những hướng dẫn về thực hành thuốc cũng như các kiến thức về thuốc trong 3 bệnh lý thời sự nhất hiện nay là đái tháo đường, tim mạch, ung thư, nhằm thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí y tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đây là tài liệu đầu tiên và có tính pháp lý về thực hành Dược lâm sàng, được xây dựng bởi các nhà chuyên môn và những nhà thực hành Dược lâm sàng đầu ngành trên khắp 3 miền. Ngoài ra, tài liệu cũng có đánh giá về tương tác thuốc và các phản ứng có hại, cung cấp các biểu mẫu để ứng dụng trong việc phỏng vấn khai thác tiền sử bệnh nhân, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá điều trị (Sài Gòn giải phóng, trang 2).

 

Phát triển y tế thông minh

Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 - 2025 đã được Bộ trưởng Y tế phê duyệt nhằm ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong ngành y tế, góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời. Đề án có ba mục tiêu cụ thể, đó là: Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện tốt chương trình sức khỏe Việt Nam. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm góp phần cải cách hành chính và giảm quá tải bệnh viện; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử, hình thành các bệnh viện thông minh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý y tế, triển khai hệ thống văn phòng điện tử, cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 xây dựng nền quản trị y tế thông minh.

Để thực hiện các mục tiêu, Bộ Y tế đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó tập trung vào hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin y tế; phát triển trung tâm dữ liệu y tế quốc gia bảo đảm có thể lưu trữ, quản lý đủ các số liệu tập trung của ngành y tế; xây dựng các trung tâm dữ liệu y tế chuyên ngành; xây dựng trung tâm dữ liệu gen (ADN) người Việt Nam. Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam. Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm 100% số người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử; ưu tiên triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc theo dõi, cảnh báo dịch bệnh trên cả nước. Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Đồng thời xây dựng hệ thống khám, chữa bệnh thông minh. Hoàn thiện các phần mềm quản lý và số hóa bệnh viện; xây dựng “bệnh viện thông minh” và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử. Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám, chữa bệnh. Xây dựng nền quản trị y tế thông minh với việc triển khai nền hành chính y tế điện tử; triển khai dịch vụ công trực tuyến, xây dựng cổng dịch vụ công Bộ Y tế, kết nối hải quan một cửa quốc gia và tham gia một cửa ASEAN. Mặt khác, cũng ưu tiên việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ thông minh trong y tế; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của y tế thông minh. Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến.

Theo PGS, TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), y tế là bộ, ngành đầu tiên phê duyệt đề án về chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư kể từ khi có Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Triển khai thực hiện đề án này mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội rất có ý nghĩa. Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế được triển khai sẽ hình thành hệ thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh, giúp người dân chủ động phòng bệnh, dễ dàng tiếp cận các thông tin y tế, đồng thời được tư vấn, giúp đỡ chăm sóc sức khỏe kịp thời, hiệu quả.

Với hệ thống khám, chữa bệnh thông minh người dân sẽ được sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tiên tiến, thuận lợi, hạn chế các rủi ro, tai biến khi điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám, chữa bệnh. Hệ thống khám, chữa bệnh thông minh sẽ góp phần giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, hạn chế các lỗi của con người nhằm góp phần xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì nhân dân. Hệ thống quản trị y tế thông minh sẽ giúp cho các cơ quan quản lý y tế ra quyết định chính sách kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu lớn, quản lý, theo dõi hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng lưới dịch vụ y tế trên toàn quốc, tăng khả năng ứng phó nhanh với các tình huống bất ngờ như: kiểm soát, khống chế dịch bệnh, chia sẻ phương pháp điều trị mới, đào tạo từ xa, giúp hệ thống y tế Việt Nam dễ dàng liên thông… Hình thành hệ thống y tế thông minh góp phần nâng cao hình ảnh, chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam, hướng đến nền y tế hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế (Nhân dân, trang 5).

 

10 nhân viên trong ngành y tế Đắc Lắc dùng bằng cấp không hợp pháp

Sáng 30-10, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắc Lắc Nay Phi La cho biết, đã giao cho các đơn vị liên quan xử lý 10 trường hợp là nhân viên trong các cơ sở y tế của tỉnh sử dụng bằng cấp không hợp pháp. Trước đó, qua quá trình rà soát việc sử dụng bằng cấp của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong toàn ngành, ngành y tế Đắc Lắc phối hợp Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng công an một số tỉnh, thành phố xác minh bằng cấp các trường hợp tuyển dụng vào ngành y tế.

Qua đó, phát hiện 10 trường hợp là nhân viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên đang công tác tại một số đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Đắc Lắc sử dụng bằng cấp không hợp pháp. Trong đó có bốn chứng chỉ tin học, bốn chứng chỉ ngoại ngữ và sáu bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.

Sau khi phát hiện, Công an tỉnh Đắc Lắc đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế tỉnh thu hồi các quyết định tuyển dụng, buộc thôi việc các trường hợp sử dụng bằng cấp không hợp pháp.

Về hướng xử lý các trường hợp nhân viên y tế sử dụng bằng cấp không hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế Đắc Lắc Nay Phi La cho biết: Sở đang phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh điều tra, làm rõ vi phạm cụ thể của từng cá nhân và các tổ chức liên quan trong việc tuyển dụng nhân viên sử dụng bằng cấp không hợp pháp vào làm việc tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp sử dụng bằng cấp không hợp pháp để tham gia xét tuyển, thi tuyển vào ngành y tế sẽ bị buộc thôi việc; những trường hợp còn lại thiếu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thì yêu cầu bổ sung trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian tới, Sở Y tế tỉnh Đác Lắc tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về việc xác minh, kiểm tra tính hợp pháp của các loại bằng cấp trong khâu tuyển dụng, không để tình trạng trên lặp lại.

Được biết, sau khi phát hiện và xử lý trường hợp bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắc Lắc sử dụng bằng cấp 3 không hợp pháp, Thường trực Tỉnh ủy Đắc Lắc đã chỉ đạo tất cả các cơ quan rà soát lại hồ sơ cán bộ, công chức và báo cáo về Tỉnh ủy. Yêu cầu những cá nhân đứng đầu đơn vị phải báo cáo đầy đủ các trường hợp dùng bằng cấp không hợp pháp và xử lý nghiêm theo quy định. Nếu sau này, phát hiện cá nhân nào sử dụng bằng cấp không hợp pháp mà quá trình rà soát không phát hiện thì người đứng đầu đơn vị đó phải chịu trách nhiệm (Nhân dân, trang 7).

 

Cả nước đã ghi nhận 50 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Chiều 30-10, trao đổi với phóng viên Báo Hà Nội mới, ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2019  đến ngày 27-10, cả nước đã ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 50 trường hợp tử vong.

Số ca tử vong xảy ra tại các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực và thế giới. Ngay tại Philippines, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 400.000 ca sốt xuất huyết với gần 2.000 ca tử vong.

Theo ông Phạm Hùng, từ tháng 4-2019 đến nay, các đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến các vùng trọng điểm sốt xuất huyết, yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh. Qua kiểm tra, ở một số nơi, người dân vẫn chủ quan trong phòng bệnh. Thậm chí, có nơi người dân không hợp tác với ngành Y tế để phun thuốc diệt muỗi, hay đóng cửa không cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra và tìm diệt ổ bọ gậy.

Đến nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đã chững lại nhưng số mắc vẫn rất cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện, 63 tỉnh, thành phố đều có bệnh nhân sốt xuất huyết (Hà Nội mới, trang 5).  

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang