Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 03/7/2018

  • |
T5g.org.vn - Nắng nóng gay gắt, số bệnh nhân nhập viện gia tăng; Thêm một bệnh nhi hiến giác mạc sau khi qua đời; Một tháng, gần 6.300 ca mắc tay chân miệng

 

Nắng nóng gay gắt, số bệnh nhân nhập viện gia tăng

Nắng nóng diện rộng khiến lượng bệnh nhân nhập viện gia tăng. Trong những ngày qua, mỗi ngày, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận gần 3.000 trẻ đến khám, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng. Hầu hết số trẻ đến khám đều mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, tiêu hóa, sốt vi rút, sởi, tay chân miệng, thủy đậu, viêm não…

Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, bệnh viện đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống, đồng thời tổ chức đón tiếp bệnh nhi từ 5h và khám bệnh từ 7h sáng.

Tương tự, Khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba) mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 trẻ đến khám. Trong khi, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, lượng bệnh nhi tăng từ 5 đến 7% so với trước. Điều đáng lo ngại là có nhiều trẻ bị sốc nhiệt, viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. Nguyên nhân là trẻ ra, vào phòng điều hòa liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ.

Bác sĩ Ngô Anh Vinh, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi trung ương) khuyến cáo, người dân, nhất là trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương (như co giật, sốt li bì, tri giác lơ mơ, hôn mê, kém vận động…), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân khiến số ca đột quỵ gia tăng. Theo thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày Khoa Cấp cứu tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân đột quỵ. Bác sĩ Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đột quỵ dễ xảy ra vào những ngày nắng nóng như hiện nay. Nguyên nhân là cơ thể mất nước sẽ làm tăng độ kết dính trong máu, dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông - nguy cơ gây đột quỵ. Vì vậy, khi thấy 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng (thân nhiệt tăng cao, tim đập nhanh, thở dốc, chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi và đau đầu dữ dội) thì cần đến cơ sở y tế gần nhất. (Hà nội mới, trang 7).

 

Thêm một bệnh nhi hiến giác mạc sau khi qua đời

Mắc bệnh hiểm nghèo từ khi mới hai tuổi, cháu Nguyễn Vân Nhi (12 tuổi) ở Hà Nội đã tặng hai giác mạc của mình sau khi trút hơi thở cuối cùng vào 11 giờ trưa nay, ngày 2-7, kết thúc 10 năm vật lộn với bệnh tật.

Trưa 2-7, Trung tâm điều phối và ghép tạng Quốc gia cùng Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) đã hoàn thành việc lấy giác mạc bé Nguyễn Vân Nhi (12 tuổi ở phố Ngọc Khánh, Hà Nội) thuận theo tâm nguyện của bé trước khi qua đời.

Vân Nhi vừa hoàn thành năm học lớp 6. Chị Nguyễn Thị Hải Vân (mẹ bé Nhi) cho biết Nhi được gia đình phát hiện mắc bệnh Papylome (u nhú dây thanh quản) từ năm 2 tuổi. Sau đó, bé đã điều trị tại nhiều bệnh viện. Bé được mở thanh quản, đặt ống thở.

Suốt 11 năm qua, tháng nào Vân Nhi cũng phải đến bệnh viện để điều trị. Dù vậy, bé vẫn đến trường, học hành tiến bộ nên được thầy cô, bạn bè yêu quý. Thời gian gần đây, sức khỏe của Vân Nhi giảm sút và phải đến viện điều trị.

Hai ngày trước, Vân Nhi khó thở, khi gia đình đưa vào cấp cứu, bé đã ngừng tim và chết não. Bé gái qua đời sáng 2-7 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Mẹ bé Nhi chia sẻ, do mở khí quản nhiều nên phổi của con bị ảnh hưởng, xơ phổi. Sức khỏe con ngày một yếu. Những ngày cuối đời, Vân Nhi nằm trên giường bệnh, gia đình có trò chuyện cùng em về việc hiến mô/tạng và được em hoàn toàn đồng ý. Trong tột cùng đau đớn vì mất đi cô con gái bé nhỏ, chị Nguyễn Thị Hải Vân mẹ bé Nguyễn Vân Nhi vẫn khao khát để con mình được sống bằng những cách khác. Chị mong được trái tim của con vẫn đập trong một cơ thể khác, mắt con mang lại ánh sáng cho một ai đó đang chờ đợi…

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương), người tận tay lấy giác mạc của Vân Nhi, cho biết trường hợp của Vân Nhi khá đặc biệt.

“Bé còn nhỏ nhưng đã có nghĩa cử cao đẹp. Khi chúng tôi tới bệnh viện, cô bé không thể trò chuyện, nằm trên giường bệnh như chỉ đang ngủ mà thôi. Giấc ngủ dài thanh thản và đẹp đẽ. Chúng tôi đã cố gắng làm nhẹ nhàng nhất. Khi chúng tôi phẫu thuật xong, mẹ bé tuy không nói lên lời nhưng quá ánh mắt chúng tôi hiểu, dù đau đớn trong lòng nhưng chị cảm thấy đã làm được một việc có ý nghĩa. Hành động đó đã đánh thức cảm xúc của tất cả mọi người chung quanh”, BS Hoàng chia sẻ.

Đây là lần thứ ba kể từ khi Ngân hàng Mắt thành lập, đơn vị này nhận được giác mạc hiến tặng từ người hiến là trẻ em. Hai lần trước có một bé 6 tuổi và gần nhất (tháng 2-2018) có một bé 7 tuổi 3 tháng hiến tặng giác mạc. Giác mạc của bé Vân Nhi sẽ được tái sinh ở hai người bệnh trong danh sách khoảng 1.000 người đang chờ ghép vì mù hoặc thị lực kém do mắc các chứng sẹo giác mạc, bỏng giác mạc, loạn dưỡng giác mạc. (Nhân dân, trang 5).

 

Một tháng, gần 6.300 ca mắc tay chân miệng

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, riêng trong tháng 6/2018, cả nước có gần 6.300 trường hợp mắc tay chân miệng, không có tử vong. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận tới gần 16.800 ca mắc. Gần 50% trong số này phải nhập viện… (Gia đình & Xã hội, trang 7).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang