Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 06/12/2019

  • |
T5g.org.vn - Bộ Y tế quy định hàm lượng 21 vi chất dinh dưỡng phải có trong sữa tươi học đường; Hà Nội ban hành giá khám chữa bệnh không thuộc BHYT thanh toán

 

Bộ Y tế quy định hàm lượng 21 vi chất dinh dưỡng phải có trong sữa tươi học đường

Ngày 5/12, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Thông tư này quy định đối với yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.

Thông tư nói rõ "Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 2/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư”.

Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định cụ thể (như bảng dưới đây).

Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29-12-2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường, Thông tư yêu cầu sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13-5-2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.

Thông tư cũng nói rõ, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các Trường mẫu giáo và Tiểu học trước ngày Thông tư có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo Hợp đồng đã và sẽ ký hết.

Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi có trách nhiệm kê khai số lượng nhãn và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trước ngày Thông tư có hiệu lực.

Thông tư này chính thức có hiệu lực ngày 20/1/2020. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Hà Nội ban hành giá khám chữa bệnh không thuộc BHYT thanh toán

Từ ngày 1/1/2020, giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội có sự thay đổi

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

Tại Tờ trình, TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, mức giá quy định tại Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp, không thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1.390.000 đồng/tháng sang mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng.

Để thống nhất mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa người không có BHYT và người có BHYT trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin quản lý khám chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy người dân tham gia BHYT tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước là cần thiết.

Theo Nghị quyết, nguyên tắc xác định giá dịch vụ y tế là bằng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số I, II, III của Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.

Các bệnh viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến thành phố có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.

Đối với phòng khám đa khoa khu vực, trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.

Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.

Với trạm y tế xã, phường, thị trấn, mức giá khám bệnh áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.

Nghị quyết cũng quy định cụ thể danh mục, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không được BHYT thanh toán, gồm: Giá 10 dịch vụ khám, chữa bệnh; giá 6 dịch vụ ngày giường; giá 1.937 các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.

Theo đó, giá khám tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 của các cơ sở y tế của Thành phố Hà Nội là 38.700 đ – giá này đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương; giám khám tại bệnh viện hạng II là 34.500 đ; giám khám tại bệnh viện hạng III là 30.500 đ; giá khám tại bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã là 27.500 đ

Giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca)- chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám chữa bệnh là 200.000 đ; khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa- không kể xét nghiệm, XQ và khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ- không kể xét nghiệm, XQ đều 160.000 đ; khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động - không kể xét nghiệm, XQ là 450.000 đ

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. (Sức khỏe & Đời sống, trang 7).

 

Cần khoảng 80.000 đơn vị máu phục vụ người bệnh dịp Tết Nguyên đán năm 2020

Ông Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương cho biết, năm 2019, viện tiếp nhận hơn 350.000 đơn vị máu, trong đó 65% lượng máu tiếp nhận tại Hà Nội. Lượng máu tiếp nhận đã được viện cung cấp thường xuyên cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với hơn 640.000 đơn vị máu và chế phẩm, nhờ đó hàng trăm nghìn người bệnh được cứu sống… (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Mỗi ngày, Việt Nam có gần 315 người chết do ung thư

Sáng 5-12, Hội ung thư Việt Nam, Hội ung thư TPHCM, Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu tổ chức Hội thảo hàng năm phòng chống ung thư TPHCM lần thứ 22, thu hút hơn 1500 đại biểu đến từ trong nước và quốc tế tham dự.

TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Ung Bướu TPHCM cho biết, hiện nay việc chẩn đoán và điều trị ung thư vẫn là gánh nặng y tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan), nếu như năm 2015, trên toàn thế giới có 14 triệu ca mắc mới và 8,2 triệu ca tử vong do ung thư thì đến năm 2018, con số này đã lên đến 18,1 triệu ca mắc mới và 9,6 triệu ca tử vong.

Dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 19,3 triệu ca mới (trong đó có 56,8% ca ung thư mới và 68,9% ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển). Còn tại Việt Nam, trong năm 2018 ước tính có hơn 164.000 ca mắc ung thư mới và hơn 114.000 ca tử vong.

Như vậy, tính trung bình, mỗi ngày Việt Nam có gần 315 người chết do ung thư, đồng thời có 451 ca ung thư mới. Tại TPHCM, ung thư có sự gia tăng nhanh, tăng 9% mỗi năm. Cụ thể, nếu như năm 2010, TPHCM ghi nhận 6.800 ca mắc ung thư mới thì đến năm 2015-2017 tăng lên 9.000 ca và đến năm 2019 là 23.000 ca.

Cũng theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, năm 2019 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, các BV chuyên khoa và các Trung tâm Ung bướu trong nước đã tiệm cận được với những tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực ung thư.

Trong chẩn đoán đã không còn chỉ là chẩn đoán bằng hình thái học mà còn cho biết về đặc điểm sinh học của bướu, các xét nghiệm mới về miễn dịch, giải trình tự gen cũng đã được thực hiện tại Việt Nam. Hình ảnh học và các kỹ thuật mới đã giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh.

Đặc biệt, sự ứng dụng trí tuệ nhân tạo bước đầu được nghiên cứu và áp dụng trong việc hỗ trợ ra quyết định điều trị tại một số BV. Tất cả những tiến bộ trên giúp cho việc chẩn đoán và ra quyết định điều trị bệnh nhân ung thư được cá thể hóa, chính xác hơn, làm tăng kết quả điều trị.

Các phương pháp điều trị không những chỉ hướng đến việc gia tăng hiệu quả điều trị mà còn hướng đến giảm độc tính, giảm di chứng do điều trị, tăng chất lượng cuộc sống, giữ được chức năng sinh học và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh nhân đã có thể tiếp cận các thuốc hóa trị mới nhắm trúng đích ngay tại Việt Nam, các liệu pháp miễn dịch, các phương pháp phẫu thuật bằng robot hiện đại, vi phẫu, tái tạo…

Được biết, trong khuôn khổ hội thảo sẽ có 21 phiên hội thảo chuyên đề về tổng quát, đầu cổ, tiêu hóa, tổng quát - huyết học, phổi - lồng ngực, vú, nhi - phụ khoa, chăm sóc giảm nhẹ - điều dưỡng, giải phẫu bệnh và 6 phiên hội thảo vệ tinh. Bên cạnh những chuyên đề chuyên sâu về ung bướu, hội thảo còn tổ chức tập huấn quốc tế về chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư.

Dịp này, UBND TP cũng đã trao tặng “Huy hiệu Thành phố” cho PGS-TS Eric Lewis Krakauer, Giám đốc chương trình Chăm sóc giảm nhẹ toàn cầu, BV Đa khoa Massachusetts (Mỹ) do có nhiều đóng góp và hỗ trợ chuyên môn trong hoạt động Chăm sóc giảm nhẹ tại TPHCM nhiều năm qua. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang