Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 07/1/2021

  • |
T5g.org.vn - Việt Nam đã ngăn chặn được khủng hoảng về y tế rất sớm; Nhiều quy định mới trong xử phạt vi phạm liên quan phòng, chống tác hại của thuốc lá; 14 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh; Đừng đánh mất “giờ vàng” khi “chạy đua” với đột quỵ não; …

 

Đừng đánh mất “giờ vàng” khi “chạy đua” với đột quỵ não

Rất nhiều người bị đột quỵ não được đưa đến bệnh viện kịp thời đã được xử trí, bình phục và trở lại cuộc sống bình thường… Nhưng cũng có những người đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Đột quỵ não có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, cho nên các bác sĩ nhấn mạnh, đến sớm bao nhiêu thì tỷ lệ điều trị thành công cao bấy nhiêu.

Các bác sĩ của Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bị đột quỵ não trong tình trạng muộn, qua mất giờ vàng. Hệ lụy nặng thì tử vong, nhẹ thì tàn phế suốt đời. Như mới đây, trung tâm tiếp nhận hai người bị đột quỵ đưa đến bệnh viện khi tự điều trị ở nhà một ngày. Người thứ nhất, được đưa từ tuyến dưới lên vì tê yếu nửa người trái. Khai thác bệnh sử, bác sĩ “ngã ngửa” khi người bệnh vô tư trả lời “Tôi bị từ trưa hôm qua”, vậy là giờ thứ 26 rồi. Trả lời câu hỏi “Tại sao bây giờ bác mới đến viện ạ?”, người bệnh vô tư hỏi lại: “Bác sĩ không biết là khi bị đột quỵ thì phải nằm bất động à? Để não được nghỉ ngơi”… Nhưng nghỉ ngơi mãi mà tay, chân bên yếu vẫn không cải thiện, nên người bệnh mới được người nhà đưa đi viện.

 Trường hợp thứ hai, người bị đột quỵ khi chuẩn bị đi tập thể dục, đột nhiên thấy hơi yếu nhẹ và tê bì nửa người phải, kèm méo miệng nhẹ nhưng lại nghĩ chắc do trúng gió nhẹ, cho nên vào giường nghỉ. Cô con gái rất nhanh nhẹn gọi bác sĩ châm cứu đến điều trị cho bà. Nhưng sau một ngày tình trạng vẫn không cải thiện, cả gia đình họp bàn rồi quyết định đưa bà đến bệnh viện… Và kết cục, người bệnh đã qua giờ vàng để cứu não.

 PGS, TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh: Phải chạy đua với thời gian để tới viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ như méo miệng một bên, nói ngọng, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt...; không được phép để mất một giây phút nào vào việc nằm bất động chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo phương pháp dân gian truyền miệng. Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có bốn đến năm giờ từ khi khởi phát; cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có sáu giờ đầu (một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ). Càng đến sớm bao nhiêu thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu. Cho nên, PGS, TS Mai Duy Tôn khuyến cáo: Điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng. Lập tức gọi xe cứu thương và gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất, xe cứu thương 115 sẽ đưa người bệnh đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu người bị đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống người bệnh trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não. Khi gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ não để được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não. Trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt, hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử... Đáng chú ý, nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao và giúp họ nới lỏng quần áo. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ. Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến.

 Bên cạnh những việc cần làm, thì cũng có những việc không nên làm đối với người bệnh đột quỵ não. Đó là tuyệt đối không được cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào. Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì để tránh cho người bị đột quỵ gặp tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp. Tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.

 Các bác sĩ thường hay nhắc đến “thời gian vàng” trong xử trí đột quỵ não hay còn gọi “thời gian là não” để nhấn mạnh rằng càng trì hoãn xử lý đột quỵ não thì càng có nhiều thiệt hại cho người bệnh. Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc ô-xy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32 nghìn tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót)… Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong sáu đến tám giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi. Do vậy, khi phát hiện người bệnh đột quỵ não, cần đưa người bệnh vào viện ngay.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não”. Ngoài những biện pháp do các thầy thuốc thực hiện thì hướng dẫn cũng khuyến cáo nhiều biện pháp dự phòng để người dân thực hiện, đó là bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia; có chế độ ăn ít chất béo, giảm muối, tăng cường chế độ ăn giàu kali để giảm huyết áp; tăng cường tập thể dục. (Nhân dân, trang 5).

 

Nhiều quy định mới trong xử phạt vi phạm liên quan phòng, chống tác hại của thuốc lá

Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 15-11-2020, mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá chi tiết hơn và có nhiều thay đổi theo chiều hướng tăng nặng.

Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Nghị định số 117/2020/NĐ-CP (Nghị định 117) có một số điểm mới như rà soát lại các hành vi vi phạm để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế đã được ban hành mới trong thời gian qua. Trong đó có tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm để bảo đảm tính răn đe (nhất là các quy định liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế…). Nghị định 117 bổ sung một số hành vi vi phạm mới trong các lĩnh vực như: hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của rượu, bia, dược, trang thiết bị y tế…; bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh như lực lượng công an, cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghị định phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để tránh tình trạng các cơ quan không có chuyên môn về y tế có thể thanh tra, kiểm tra và xử phạt đối với các cơ sở y tế có hoạt động chuyên môn. Nghị định đã liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi cụ thể. Nghị định quy định các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về địa điểm cấm hút thuốc lá; phòng, chống tác hại của rượu, bia...

Liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá hiện nay đang có trong rất nhiều quy định của nhiều văn bản khác nhau, nhiều luật khác nhau. Đối với Nghị định 117, nội dung các xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá quy định tại năm điều (từ Điều 25 đến Điều 29). Về xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, trước đây chỉ xử phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng thì hiện nay tăng lên từ 200 đến 500 nghìn đồng. Tại địa điểm cấm hút thuốc mà không có biểu trưng hoặc biển “cấm hút thuốc lá”, cơ quan chức năng nếu phát hiện sẽ xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi cũng được nêu cụ thể: Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá; phạt từ 3 đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không bị xử phạt theo lĩnh vực y tế...

Một trong những điểm đáng chú ý khác của Nghị định 117 là đưa mức phạt đối với các hành vi vi phạm về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Bổ sung thêm quy định về việc vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá và sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá. Tại Điều 29 quy định: phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với các hành vi: vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá…

 Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 117 và chuyển đến các sở y tế các tỉnh, thành phố để thống nhất trong triển khai thực hiện; đồng thời sẽ tổ chức các hội thảo, tập huấn để giới thiệu các nội dung chính của Nghị định 117 đến các đơn vị, tổ chức liên quan... (Nhân dân, trang 5).

 

14 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, ngày 6-1, Việt Nam xác nhận một trường hợp (người bệnh 1.505) mắc Covid-19. Cụ thể, người bệnh 1.505 từ Pháp nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 16-12-2020, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Dương. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.

Đáng chú ý, trong ngày 6-1 có 14 người mắc Covid-19 (người bệnh 1.358, 1.419, 1.400, 1.414, 1.413, 1.417, 1.402, 1.418, 1.377, 1.369, 1.373, 1.393, 1.408, 1.420) được công bố khỏi bệnh. Ngoài ra, trong tổng số các người bệnh mắc Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có 27 người xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ một đến ba lần.

 Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 19.392 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 153 người, số còn lại cách ly tập trung tại cơ sở khác và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

* TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết, theo kế hoạch, vắc-xin phòng Covid-19 do Viện sản xuất mang tên Covivac sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 1 vào cuối tháng 1-2021. Tham gia thử nghiệm có khoảng 120 tình nguyện viên. Sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 có kết quả, IVAC tiến hành các bước thử nghiệm giai đoạn 2 và 3. Nếu các giai đoạn thử nghiệm đạt kết quả tốt, vắc-xin Covivac sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Bước đầu, IVAC sản xuất khoảng sáu triệu liều/năm; sau đó, có khả năng mở rộng đến 30 triệu liều/năm.

 Sản phẩm Covivac được IVAC nghiên cứu từ giữa tháng 5-2020, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Covivac đã được thử nghiệm trên chuột đất vàng, chuột nhắt và thỏ với kết quả an toàn, tạo miễn dịch cao.

 * Ngày 6-1, tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận, cách ly phòng dịch Covid-19 đối với 210 người nhập cảnh từ Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng, thời gian cách ly là 14 ngày tại Trung đoàn 832 (thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ. Tỉnh Thái Nguyên tổ chức xét nghiệm Covid-19 ngay sau khi tiếp nhận cách ly, sau sáu ngày và ngày cách ly thứ 14. Những người được cách ly tại Trung đoàn 832 được phục vụ chu đáo về chỗ ăn, nghỉ, tắm nóng lạnh, sử dụng wifi…

 * Chiều 6-1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hải Phòng họp khẩn với các ngành, địa phương và các cơ quan chức năng liên quan triển khai biện pháp phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ban Chỉ đạo yêu cầu ngành y tế cùng các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, thực hiện nghiêm ngặt quy định về cách ly người nhập cảnh; tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.

  Chiều cùng ngày, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức biểu dương và trao Bằng khen tặng 33 cán bộ, y bác sĩ cùng năm quân nhân chuyên nghiệp thuộc Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đã tự nguyện lên đường chia lửa trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 với TP Đà Nẵng vào tháng 8-2020.( Nhân dân, trang 8).

 

WHO kêu gọi tối đa hóa số người được tiêm phòng Covid-19

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 6-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các bệnh nhân Covid-19 tiêm chủng ngừa hai mũi vắc-xin của Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) với thời gian giãn cách từ 21 đến 28 ngày. WHO đề nghị các nước hạn chế về nguồn cung vắc-xin của Pfizer tối đa hóa số người được tiêm mũi đầu.

* Chủ tịch Hội đồng châu Âu S.Mi-sen cho biết, Liên hiệp châu Âu (EU) có thể cấp phép cho loại vắc-xin thứ hai ngừa Covid-19 và thông báo một hội nghị cấp cao trực tuyến về khủng hoảng y tế sẽ được tổ chức trong tháng 1 này. Các nước thành viên EU đã gây áp lực buộc Cơ quan Quản lý dược châu Âu phải cấp phép cho vắc-xin của hãng dược phẩm Moderna của Mỹ.

* Cơ quan Dược phẩm Na Uy cho biết, hai người chết sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 ở nước này. Việc tiêm chủng ở Na Uy sử dụng vắc-xin của Pfizer/BioNTech, bắt đầu từ ngày 27-12-2020.

* Ô-xtrây-li-a thông báo đẩy sớm kế hoạch triển khai chương trình tiêm vắc-xin phòng Covid-19 vào đầu tháng 3 tới. Việc tiêm chủng sẽ bắt đầu với vắc-xin do Hãng dược phẩm Pfizer và đối tác BioNTech phối hợp sản xuất, ưu tiên cho các nhân viên tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi trong các viện dưỡng lão.

* Bỉ bắt đầu thực hiện chương trình tiêm phòng trên diện rộng vắc-xin ngừa Covid-19. Tổng cộng 154 viện dưỡng lão tại một số vùng của Bỉ đã được chọn làm nơi triển khai chiến dịch trong giai đoạn đầu. Bỉ sẽ mua 87.000 liều vắc-xin mỗi tuần để tiêm cho khoảng 200.000 người trong giai đoạn đầu.

* Viện Y tế quốc gia Mỹ thông báo, nước này bắt đầu thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nhằm đánh giá độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp kháng thể đơn dòng (liệu pháp miễn dịch thụ động) ở những người mắc Covid-19 thể nhẹ hoặc vừa. Hai kháng thể đang được nghiên cứu nhằm vô hiệu hóa vi-rút.

* Chính phủ Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) lên kế hoạch tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19 cho 50% dân số ngay trong quý I-2021. Người phát ngôn Cơ quan y tế UAE nhấn mạnh, UAE sẽ nỗ lực tập trung tiêm chủng với tỷ lệ cao nhất cho toàn xã hội nhằm tạo ra hiệu quả miễn dịch từ vắc-xin.

* Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến ngày 6-1, thế giới xác nhận tổng cộng gần 87 triệu ca mắc Covid-19, trong đó gần 1,9 triệu người chết. Hơn 61,6 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới đã phục hồi. Tại châu Âu, số ca mắc mới Covid-19 ở Anh lần đầu vượt 60.000 ca/ngày.

 * Thủ tướng A.Méc-ken và thủ hiến các bang ở Đức đã nhất trí kéo dài các biện pháp phòng chống dịch đang áp dụng hiện nay cho tới ngày 31-1, đồng thời siết chặt các biện pháp phòng ngừa. Đức cũng sẽ kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Anh và Nam Phi do lo ngại những biến thể mới của Covid-19.

* Nhiều trường đại học tại Mỹ lên kế hoạch lùi ngày tựu trường kỳ mùa xuân để có đủ thời gian cho y sĩ, bác sĩ và cán bộ y tế của trường kịp tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trước khi trở lại làm việc. Hệ thống 64 trường đại học công lập của bang Niu Oóc đều sẽ bắt đầu kỳ mùa xuân vào đầu tháng 2.

 * Trung Quốc thông báo biện pháp hạn chế mới tại thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nhằm ngăn chặn sự bùng phát của ổ dịch mới. Thêm 63 ca mắc mới tại thành phố này, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 117 ca, trong đó 78 ca là các ca mắc không triệu chứng.

 * Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới Covid-19 ở mức dưới 1.000 ca/ngày, mang lại hy vọng dịch bệnh đang chững lại ở nước này. Kể từ ngày 3-1, Hàn Quốc đã xét nghiệm hơn 4,5 triệu người, trong đó có hơn 4,2 triệu người có kết quả âm tính và hơn 192.000 trường hợp đang được kiểm tra.

* Tại Trung Đông, I-ran ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể mới của Covid-19. Bộ Y tế Ô-man cũng ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới là một người đến từ Anh. Ô-man đã mở lại biên giới trên bộ, trên không và trên biển vào ngày 29-12-2020, sau một tuần đóng cửa do xuất hiện biến thể mới tại Anh. (Nhân dân, trang 8).

 

Đêm tuần tra vùng biên chống dịch

Nhiệt độ biên giới Việt - Lào những ngày cuối năm 2020, đầu năm 2021 xuống 0 độ C. Đêm lẫn ngày, các chiến sỹ Bộ đội biên phòng đội sương lùa gió tuần tra canh giữ vùng biên, chốt chặn chống dịch COVID-19 nơi tuyến đầu.

Xế chiều 31/12/2020, chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (đóng tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Nhiệt độ xuống 3 độ C, lạnh cắt da cắt thịt. Nằm bên sườn đồi, Đồn biên phòng lọt thỏm trong sương mù dày đặc. Trung tá Nguyễn Hồng Đức, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, đồng ý cho chúng tôi vào chốt 3 (chốt phòng chống dịch COVID-19) tác nghiệp.

“Ở đây 3 độ C nhưng buổi tối ở trong chốt sẽ xuống 0 độ C, thậm chí xuống âm 1 độ C. Nếu phóng viên không chịu được rét thì nói anh em đưa ra đây nghỉ ngơi nhé”, anh nói. Trời bắt đầu nhá nhem, gió rừng buốt lạnh phả từng đợt khiến chúng tôi run cầm cập.

Cùng Đại úy Ngô Quang Hiếu, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, đi bộ vào chốt 3. “Đây là chốt gần nhất, cách đồn khoảng 1,5km, chúng ta cũng phải đi nhanh vì đường khó đi, nếu trời tối sẽ rất vất vả”, Đại úy Hiếu nói. Chia sẻ về gia đình mình, anh Hiếu không giấu nổi nỗi nhớ. Vợ anh làm giáo viên, con gái đã 4 tuổi, vì nhiệm vụ nên hơn 4 tháng nay, anh chưa về thăm nhà.

“Nhiều lúc gọi về cho con gái, con cứ hỏi ‘bố khi nào về với con, con nhớ bố’, khi con ốm thì hay làm nũng đòi bố về bế. Nhớ con, thương vợ nhưng tình hình dịch COVID-19 đang phức tạp, đặc thù công việc cuối năm nên rất khó sắp xếp. Có lẽ tết này, chúng tôi ăn tết ở đây, cùng anh em kiên cường bám trụ bảo vệ đường biên, ưu ái những đồng chí cả năm chưa được về. May mắn, hậu phương là gia đình thân yêu luôn thấu hiểu”, Đại úy Hiếu tâm sự.

Qua nhiều ngọn đồi, rẽ rừng mà đi, chúng tôi tới chốt 3. Đón chúng tôi dưới dốc núi, Đại úy Nguyễn Cảnh Thảo, Chốt trưởng, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, mỉm cười nói: “Anh em trong chốt vừa tuần tra về, tranh thủ chăm mấy luống rau, hôm nay chốt tiếp khách, rau luộc, rau xào, thêm món gà xáo là những món chủ đạo”. Bàn tay các chiến sỹ thoăn thoắt cuốc đất, nhặt cỏ, luống rau cải xanh mướt tốt tươi. Núi rừng hoang vu, bốn bề ngút ngàn hiu quạnh.

Theo Đại úy Thảo, chốt 3 được lập vào tháng 12/2019, trong chốt có 5 cán bộ, chiến sỹ tuần tra kiểm soát, chốt chặn 2,5km đường biên. Khu vực này có nhiều đường tiểu ngạch, đường mòn người dân bản Tiền Tiêu, bản Trường Sơn (xã Nậm Cắn) đi làm rẫy. Thời gian qua, các chiến sỹ phát hiện, bắt giữ nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép.

”Ở chốt bám biên, thời điểm đầu rất khó khăn như mùa hè nắng cháy da cháy thịt, mùa đông, lạnh tê tái, buốt thấu xương. Lúc cao điểm, anh em trực tuần tra 24/24 giờ, trên những tảng đá bên bờ suối hay lá chuối rừng cũng có thể ngủ ngon. Hiện Bộ chỉ huy dựng nhà bán kiên cố nên điều kiện công tác tốt hơn”, anh kể.

Bữa cơm tất niên bên đường biên

Trời về đêm, nhiệt độ xuống thấp, sương nặng hạt rơi lộp bộp trên mái chốt. Bếp lửa nổi lên, bập bùng trong giá lạnh. Các chiến sỹ trổ tài nấu ăn. “Anh em trong chốt ai cũng nấu ăn giỏi cả. Người nào nấu cũng đảm bảo thịt chín, canh sôi. Nhất là món rau luộc…”, Đại úy Lê Trung Thành đùa vui. Đang dội nước rửa rổ rau cải, Thiếu úy Lầu Bá Lông tiếp lời “kể tội”: “Có bữa anh Thành quá tay, đổ muối nhiều khiến anh em lè lưỡi. Anh Thảo ra “chữa cháy”, đổ nước sôi vào tràn cả nồi canh mà vẫn không hết mặn”. Nghe vậy, mọi người trong chốt cười sảng khoái.

Nậm Cắn những ngày cuối đông, dù đã lường trước đêm về giữa rừng hoang vu sẽ không dễ chịu nhưng chúng tôi không nghĩ lại khắc nghiệt đến thế. Mở nắp nồi ra, chúng tôi giật mình vì nồi thịt kho đã đông cứng váng trắng. “Nồi thịt mới nấu, lát nấu lại ăn tiếp, chứ chưa hỏng đâu”, anh Lông nói. Khoảng 30 phút sau, bữa cơm tất niên nơi miền biên viễn của chúng tôi bắt đầu.

Quây quần quanh mâm cơm với 4 món rau cùng gà xáo, thịt kho, cốc trà thay rượu, anh em tạm biệt năm cũ, chúc mừng năm mới. Là chiến sỹ trẻ, anh Lông (SN 1996, dân tộc Mông, quê ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn) được xem là em út trong chốt. Nhập ngũ tháng 3/2015, thời điểm dịch phức tạp, anh đã luân chuyển 2 chốt, tuần tra đường biên. Sinh ra ở miền núi, chiến sỹ trẻ này quá quen với việc trèo đèo, lội suối.

“Em còn trẻ nên luôn mong muốn cống hiến sức mình bảo vệ vững chắc biên giới. Có lúc nhớ nhà, nhớ người yêu nhưng nhiệm vụ là trên hết. Tết này em xin ở lại cho các anh ở xa về thăm nhà. Các anh không biết đâu, em gặp người yêu là lúc đi ném pao ngày tết đó. Từ Nậm Cắn sang xã Na Ngoi hàng chục cây số thế mà em được se duyên thế mới tài”, Thiếu úy Lông kể.

Nỗi nhớ hậu phương và nhiệm vụ tuyến đầu

Bữa cơm tất niên nhanh chóng kết thúc. Các chiến sỹ có 20 phút nghỉ ngơi, trò chuyện về gia đình. Mặc dù là đường biên nhưng vị trí của chốt 3 gần với trung tâm xã Nậm Cắn nên mọi người có thể gọi video xem hình qua mạng xã hội. Lấy điện thoại ra kết nối mạng 5G, Trung úy Hắp Văn Thoong gọi cho vợ. “Vợ nghe, chồng ơi”, chị Hà Thị Quyết (vợ anh Thoong) nói. “Vợ làm gì đó? Ăn cơm chưa? Bên đó có lạnh không?”, anh Thoong dồn dập hỏi thăm. Chị Quyết chưa kịp trả lời thì con trai 5 tuổi giành điện thoại mẹ nói chuyện với bố. “Bố ơi, khi nào bố về? Bố nhớ mua quà cho con nhé! Con ngoan lắm. Lúc nãy con tập đọc đó, bố à”…

Anh Thoong kể: “Vợ tôi làm giáo viên ở bên xã Nậm Càn, đó cũng là vùng biên giới. Tôi có hai con, cháu đầu 5 tuổi, cháu thứ hai 15 tháng. Do vợ đi dạy, tôi lại xa nhà nên gửi cháu thứ 2 cho bà ngoại chăm. Thỉnh thoảng về nhà thăm con được 3-5 ngày rồi đi. Con khóc, vợ nhớ nhưng với tinh thần, trách nhiệm của người bộ đội, chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như anh em trong chốt, vợ tôi luôn hiểu và cảm thông cho chồng”.

Các chiến sỹ biên phòng luôn tâm niệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là món quà vô bờ bến tặng hậu phương của mình. Trời đêm biên giới giá lạnh, 5 cán bộ, chiến sỹ chốt 3 lại tập hợp lên đường tuần tra. (Tiền phong, trang 1).

 

Sẽ thêm 2 vắc xin Covid-19 'made in VN' được thử nghiệm

Việt Nam là một trong số ít nước ASEAN thử nghiệm vắc xin trên người; đã chủ động sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, máy thở chống dịch Covid-19.

Hội nghị tổng kết công tác y tế đã được tổ chức trực tuyến sáng 6.1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên giải trình tự gien SARS-CoV-2; là 1 trong 5 nước sản xuất sinh phẩm chẩn đoán kháng thể vi rút này; và là một trong số ít nước ASEAN thử nghiệm vắc xin trên người; đã chủ động sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, máy thở chống dịch Covid.

Ông Long cho hay ngành y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khám chữa bệnh (KCB); 100% bệnh viện (BV) đã triển khai hệ thống thông tin trong BV; nhiều BV ứng dụng bệnh án điện tử; 8 BV đã công bố sử dụng bệnh án điện tử thay bệnh án giấy; 20 BV sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) không in phim. Hơn 2.000 BV tham gia hệ thống KCB từ xa. Hàng chục triệu hồ sơ KCB bảo hiểm y tế sẽ là nền tảng của hồ sơ sức khỏe cá nhân.

Theo ông Long, sẽ tiếp tục mở rộng việc xã hội hóa liên danh, liên kết. Cố gắng trong quý 1 này, Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định về xã hội hóa y tế.

Ông Long cho biết ngành y tế cũng sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng công khai, minh bạch trong lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế. Hiện đã công khai giá của 62.000 dược phẩm; 17.000 trang thiết bị và 93.000 kết quả đấu thầu. Theo Bộ Y tế, cả ngàn hồ sơ đăng ký thuốc tồn đọng đã được xử lý trong 2 tháng qua. Quy trình về cấp phép trong lĩnh vực dược (hồ sơ đăng ký, quảng cáo) đã được cải cách mạnh mẽ, tình trạng tồn đọng được khắc phục. Tháng 3 năm nay sẽ chính thức ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cấp phép lĩnh vực dược, thực phẩm.

Chủ trì và phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng 2020 là một năm dài đối với những “chiến sĩ áo trắng” - những người đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người trực tiếp phòng, chống đại dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân. Đầu nhiệm kỳ gặp sự cố Formosa, cuối kỳ gặp Corona hoành hành, nhưng chúng ta đã cố gắng vượt qua. “Tôi được biết ngày 21.1 tới đây, các đồng chí đưa vắc xin thứ hai, và tháng 3 tới đưa vắc thứ ba vào thử nghiệm lâm sàng trên người. Điều này thể hiện năng lực nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhạy, chạy đua với thời gian trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử này”, Thủ tướng ghi nhận.

Thủ tướng đồng thời hoan nghênh quyết định của lãnh đạo Sở Y tế TP.Hà Nội tạm đình chỉ công tác Phó giám đốc Trung tâm y tế H.Chương Mỹ (Hà Nội) do chưa thực hiện đúng quy trình trong việc tổ chức cách ly tập trung, khi cho 1 người ra khỏi nơi cách ly chưa đủ 14 ngày. “Chúng ta cương quyết xử lý nghiêm, kể cả hành chính và hình sự, những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch”, Thủ tướng nói.

Về điều trị, Thủ tướng cho rằng tình trạng quá tải ở một số BV T.Ư và tuyến cuối chưa khắc phục tốt, cần có giải pháp trong năm 2021.

Ngành y tế cần thực hiện công khai chất lượng dịch vụ KCB để người dân được biết và có quyền lựa chọn cơ sở KCB. Thực hiện việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, liên thông kết quả chẩn đoán hình ảnh giữa các BV; kiểm soát tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, góp phần tiết kiệm chi phí hàng trăm tỉ đồng trong hoạt động KCB, tiến tới bệnh án dùng chung cho các tuyến. (Thanh niên, trang 4).

 

Thẩm mỹ “chui” hoành hành: Kiểm tra các cơ sở

Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh cơ sở nâng mũi “chui” hoành hành, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra.

Cụ thể, UBND P.5, Q.11, TP.HCM đã lập đoàn kiểm tra, rà soát khu vực đường Hòa Bình và kiểm ra cơ sở Snowy Beauty & Clinic tại số 48/8 Hòa Bình. Khi thấy đoàn kiểm tra, cơ sở tẩu tán một số cuốn sổ ghi chép.

Đoàn đã thu giữ tại cơ sở này nhiều sụn nhân tạo, chất làm đầy, một số cuốn sổ ghi chép. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được giấy tờ liên quan việc cho phép phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM). Đoàn kiểm tra đã cấm cơ sở hoạt động cho đến khi có giấy tờ đầy đủ.

Theo đại diện Phòng Y tế Q.11, nếu thực hiện thủ thuật mà không có phép thì rất nguy hiểm, nhất là dịp cận tết. Để phát hiện cơ sở mà Báo Thanh Niên phản ánh, cán bộ y tế P.4, Q.11 đã đóng vai khách hàng để vào tư vấn làm đẹp.

Sáng 6.1, Phòng Y tế và UBND P.14, Q.Tân Bình cũng bất ngờ kiểm tra cơ sở Beu Spa (57/6 Bàu Cát 8, P.14) chuyên chăm sóc, điều trị da, mụn nám, phun xăm thẩm mỹ, kiêm nhận đào tạo học viên. Đây là cơ sở có người tự xưng là bác sĩ (BS) Trần Thị Mỹ Ý (28 tuổi), từng làm tại Khoa Thẩm mỹ Bệnh viện (BV) An Sinh, nhưng BV An Sinh phản hồi cho PV là BV chưa bao giờ có BS này. Bà Ý là người tư vấn nâng mũi cho PV Thanh Niên. Theo một cán bộ Phòng Y tế Q.Tân Bình, cơ sở này có giường chăm sóc da, phun xăm thẩm mỹ, chưa có biểu hiện PTTM. Theo cán bộ này, có thể cơ sở này chỉ là trung gian tư vấn và giới thiệu đến chỗ khác PTTM để ăn hoa hồng. Phòng Y tế đã giao UBND P.14 và cảnh sát khu vực giám sát cơ sở này; Phòng sẽ đề nghị UBND các phường trên địa bàn tổng rà soát, giám sát các cơ sở làm đẹp, spa, chăm sóc da… trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, xử lý các cơ sở hoạt động PTTM (nếu có), cũng như hướng dẫn các cơ sở này làm đúng quy định.

Trước đó, sau phản ánh của Báo Thanh Niên về cơ sở hút mỡ “chui” trong nhà, các cơ quan chức năng Q.Tân Bình đã kiểm tra và xử phạt cơ sở này 95 triệu đồng và buộc dừng hoạt động.

Nguy cơ bởi thẩm mỹ “chui”

Theo thống kê của Sở Y tế TP, số cơ sở liên quan chăm sóc da, spa trên địa bàn rất nhiều, khoảng 1.935 cơ sở. Từ đầu năm đến hết tháng 11.2020, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra 41 cơ sở dịch vụ chăm sóc spa mà báo đài, người dân phản ánh; kiểm tra 56 cơ sở PTTM và 17 cơ sở làm đẹp có yếu tố nước ngoài. Trong 41 cơ sở chăm sóc da, spa, dịch vụ thẩm mỹ, Sở đã xử phạt 35 cơ sở, trong đó có 17 tổ chức và 18 cá nhân, với số tiền 1,8 tỉ đồng. Đó là chưa tính số liệu phòng y tế quận huyện kiểm tra. “Trong số 1,8 tỉ đồng tiền phạt đó, có 11 cơ sở bị phạt với hành vi “cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không có giấy phép” - những hoạt động về tiêm filler, sửa mũi, tiêm má, cắt đồng tiền. Số tiền phạt của riêng 11 cơ sở này là hơn 1 tỉ đồng. Đình chỉ hoạt động 11 cơ sở này, do hoạt động không phép”, BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, thông tin.

TS-BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện (BV) thẩm mỹ JW TP.HCM, cho biết 2020 là năm BV này tiếp nhận số ca tai biến do thẩm mỹ “chui”, thẩm mỹ dạo nhiều nhất. “Năm 2020 tiếp nhận gấp 5 lần năm trước; trung bình khoảng 10 ca/tháng. Gặp nhiều nhất là các ca cắt mắt, tiêm filler, nâng mũi tự thân, tiêm mông. Hiện tại BV có 5 ca biến chứng silicone mới tiêm. Các nạn nhân vào các spa để mua silicone giá rẻ về tự tiêm, đi nâng mũi ở chỗ không uy tín. Khi bị biến chứng, sửa lại rất khó, tốn kém”, TS-BS Dung cảnh báo và cho biết: “Việc tiêm silicone không đúng sẽ gây tổn thương lâu dài. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo không có chuyên môn làm mũi biến dạng, nhiễm trùng… Tình trạng tiêm vẫn còn tràn lan do các spa mở quá nhiều và họ đi học “lỏm”, nhiều nơi còn mở lớp dạy đào tạo PTTM. Thậm chí, BS có bằng cấp chính quy đi dạy cho người không phải là BS, đi tiêm, làm mũi. Người làm vì tiền, tham lam vô đạo đức”.

Tăng cường hậu kiểm

Trước đó, UBND TP.HCM yêu cầu UBND các quận huyện tập trung chỉ đạo tăng cường quản lý, hậu kiểm sau cấp phép đối với các cơ sở đăng ký kinh doanh với các loại hình dịch vụ thẩm mỹ; Tăng cường rà soát, kiểm tra, kiên quyết không để xảy ra tình trạng cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không phép nhưng lại quảng cáo và thực hiện các dịch vụ, thủ thuật, PTTM xâm lấn gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân xảy ra trên địa bàn quản lý.

UBND TP yêu cầu Sở Y tế phối hợp UBND quận huyện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các cơ sở có vi phạm trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh, PTTM. Phối hợp với Sở TT-TT thường xuyên kiểm tra, xử lý các trang thông tin điện tử quảng cáo có vi phạm, đặc biệt vi phạm về quảng cáo trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, dịch vụ thẩm mỹ...

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết các cơ sở thẩm mỹ “chui” thường hoạt động trong chung cư, căn hộ thuê và tiệm cắt tóc, gội đầu... Do vậy, việc kiểm tra của ngành y tế gặp khó khăn. Theo nguyên tắc, Sở Y tế cấp loại phép nào thì sẽ đi kiểm tra loại đó; quận huyện cấp loại hình nào thì quận huyện phải đi kiểm tra loại hình đó. Nhưng số lượng quá lớn (các cơ sở spa, thẩm mỹ viện - PV), năm nay các phòng y tế lo phòng chống dịch nên việc kiểm tra gặp khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, người dân, báo chí, có thể hỗ trợ báo cho cơ quan chức năng kịp thời, xử lý.

Theo BS Mai, thời gian qua, Sở Y tế đã phát triển app “Y tế trực tuyến” để người dân có thể phản ánh mọi lúc mọi nơi, chụp hình, gửi hình về. Trong thời gian 24 giờ ngành y tế sẽ phối hợp các quận huyện, ngành chức năng liên quan đi kiểm tra, xác minh và có thể xử lý luôn nếu phát hiện sai phạm hoặc đình chỉ ngay hoạt động nếu cơ sở đó hoạt động trái phép. Ngoài ra, người dân cần tra cứu app “Tra cứu khám chữa bệnh”, để biết cơ sở thẩm mỹ có phép hay không phép. Trên app này hoặc website của Sở Y tế, người dân có thể biết cơ sở đã bị xử phạt, cơ sở đang bị đình chỉ, cơ sở hoạt động trái phép... Ngành y tế cũng cần sự hỗ trợ của lực lượng chính quyền trong kiểm soát các cơ sở làm “chui”.

BS Mai khuyến cáo phụ nữ nên tìm hiểu kỹ các cơ sở, BV khi làm đẹp, xem cơ sở đó có phép hay không... (Thanh niên, trang 5).

 

Phòng chống dịch - “Quân lệnh như sơn”

Mới đây nhất, sau khi Việt Nam ghi nhận một trường hợp người nhập cảnh từ Anh mắc biến thể mới của virus SARS-CoV- 2 lây lan nhanh hơn, dư luận lại tá hỏa trước việc một du học sinh từ Mỹ về nước có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Du học sinh này được phép rời khu cách ly tập trung ở Chương Mỹ, Hà Nội về nhà riêng ở TP Hạ Long, Quảng Ninh vào sáng 4-1, thì tối cùng ngày bị phát hiện nhiễm bệnh. Bức xúc hơn khi biết rằng, du học sinh này được cấp giấy rời khu cách ly tập trung khi chưa hề có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2.

Sau sự việc nghiêm trọng này, Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ công tác một phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ - người ký quyết định cho phép du học sinh kia được rời khu cách ly tập trung về nhà.

Dù nguyên nhân của sự việc này là do vị phó giám đốc kia nhầm lẫn kết quả xét nghiệm, nhưng với lý do nào chăng nữa thì đây thực sự là biểu hiện của chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý khu cách ly và người bị cách ly, rất dễ dẫn tới  hậu quả khôn lường.

Thực tế, trong hơn một tháng qua, nhiều địa phương và các lực lượng chức năng đã rất vất vả, căng thẳng để xử lý những hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trong phòng chống dịch, quản lý các khu cách ly tập trung và người nhập cảnh. Bài học về việc một tiếp viên hàng không đang ở trong khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý (ở TPHCM) được về nhà trọ, tiếp xúc một số người làm lây lan dịch Covid-19 cho tới chuyện một thanh niên ở Vĩnh Long nhập cảnh trái phép, trốn cách ly vẫn đang nóng hổi tính thời sự. Tuy nhiên vẫn còn không ít người chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.

Hiện nay, dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Do vậy, ngay những ngày đầu năm mới 2021, Thường trực Ban Bí thư đã có điện gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19; các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc trung ương... yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhất là thời điểm chúng ta sắp chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đón Tết Nguyên đán Tân Sửu. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo tăng cường quản lý đường biên, ngăn chặn triệt để nhập cảnh trái phép, đặc biệt tại các tuyến đường mòn, lối mở, đường biển. Đồng thời, tiếp tục quản lý chặt chẽ việc cách ly người nhập cảnh, bảo đảm cách ly tập trung đủ 14 ngày và đủ thời gian theo dõi y tế sau cách ly tập trung theo quy định; tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.

Hơn một năm qua, cuộc chiến cam go với dịch Covid-19 dù không có bom rơi, đạn nổ nhưng toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta luôn xác định phương châm “Chống dịch như chống giặc”. Điều này cho thấy rằng dịch Covid-19 thực sự là mối nguy hiểm khủng khiếp, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân, cũng như gây ra tổn hại nặng nề về kinh tế - xã hội. Do đó việc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này không chỉ đòi hỏi sự quyết liệt, đồng tâm, hợp lực của toàn dân mà còn đặt ra yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về phòng chống dịch và khuyến cáo của ngành y tế. Bởi lẽ trong cuộc chiến đầy gian nan, nguy hiểm này, chỉ một sai lầm, thậm chí là sơ suất nhỏ cũng có thể phải trả giá rất đắt, không chỉ làm sự lây lan, bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng mà còn là sức khỏe tính mạng của người dân. Hơn nữa có thể làm ảnh hưởng tới thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển, ổn định kinh tế - xã hội. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

 

Xử lý nghiêm vi phạm trong phòng, chống dịch

Ngày 6-1, tại Hà Nội,  Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Y tế toàn quốc năm 2020. Báo cáo tại hội nghị, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, năm qua, ngành y tế đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020, là một trong những lực lượng đi đầu, đóng góp quan trọng vào thành công trong phòng chống dịch Covid-19.

Hơn một năm qua, Việt Nam đã khống chế và kiểm soát dịch Covid-19 thành công được bạn bè thế giới ghi nhận và đánh giá cao. “Để có được kết quả này, công tác phòng chống dịch Covid-19 nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

Tinh thần “Chống dịch như chống giặc” của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tư tưởng, chỉ đạo xuyên suốt thời gian phòng chống dịch”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đồng thời cho rằng cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19 vẫn còn rất gian nan.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, chặng đường trước mắt hết sức cam go với mục tiêu là bảo vệ cho nhân dân có một cái tết an lành. Làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường là điều mong mỏi của ngành y tế. Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kêu gọi ngành y tế coi công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài.

“Tất cả chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác mà tập trung tối đa cho công tác phòng chống dịch. Trong năm 2021, chúng ta xác định phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Bức tranh dịch Covid-19 chưa có gì sáng hơn, vẫn nặng nề”- Bộ trưởng Nguyễn Thang Long nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, năm 2020 là một năm dài đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những người đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người trực tiếp phòng chống dịch Covid-19 với tinh thần không quản khó khăn, sẵn sàng cống hiến, hy sinh, cùng với lực lượng quân đội, công an, ngoại giao… để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.

Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến lãnh đạo Bộ Y tế, đến đội ngũ giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở cách ly, các cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở khám, chữa bệnh trong suốt một năm qua với tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, không ngừng nỗ lực, cống hiến cao cả, tận tâm hết mình vì một Việt Nam an toàn trước đại dịch.

Cùng với việc đánh giá cao những kết quả nổi bật của ngành y tế đạt được trong năm qua, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập chưa được giải quyết. Trong đó nổi lên là tình trạng quá tải tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương, thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh còn phiền hà người dân, vi phạm trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế... 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm về phòng chống dịch

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu ngành y tế cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn, phòng chống dịch Covid-19. Các ngành chức năng như công an, quân đội, các tỉnh có biên giới cần các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép. Đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh quyết liệt với các biểu hiện lơ là, chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng chống dịch.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cương quyết, xử lý nghiêm, kể cả hành chính và hình sự đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch. Thái độ dứt khoát như vậy để ngăn chặn có hiệu quả, không để dịch lây lan ra cộng đồng”. (Sài Gòn giải phóng, trang 9).

Cùng chủ đề báo Lao động, trang 1: “Xử lý nghiêm, kể cả hình sự , cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch”.

 

Chính phủ quyết tâm cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế…

Phát biểu tại Hội nghị Y tế toàn quốc diễn ra sáng ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chính phủ quyết tâm cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế gắn với cơ chế tiền lương, giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế.

Thủ tướng biểu dương toàn ngành y tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng năm 2020 là một năm dài đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những người đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người trực tiếp phòng chống đại dịch COVID-19 với tinh thần không quản khó khăn, sẵn sàng cống hiến, hy sinh, cùng với lực lượng quân đội, công an, ngoại giao… để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.

Đầu nhiệm kỳ gặp sự cố Formosa, cuối kỳ gặp Corona (virus) hoành hành, nhưng chúng ta đã cố gắng vượt qua. Chống dịch COVID-19 thành công là một ví dụ đẹp về “ý Đảng, lòng dân”, là tổng hòa của ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị.

Điểm lại một số thành quả nổi bật của ngành y tế, Thủ tướng nhìn nhận, công tác xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời gian qua đã tạo được nền tảng rất quan trọng.

Năng lực điều trị ở các tuyến được nâng lên rõ rệt; hầu hết các kỹ thuật cao trên thế giới đã được thực hiện ở Việt Nam, như ghép tạng, phẫu thuật nội soi, can thiệp tim mạch, điều trị ung thư, góp phần điều trị hiệu quả, cứu sống được nhiều người bệnh. Nhiều kỹ thuật trước đây chỉ làm được ở các bệnh viện Trung ương, tuyến cuối nay đã trở thành thường quy ở nhiều bệnh viện tỉnh, huyện. Số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng từ 25 năm 2016 lên 28 năm 2020.

“Chúng ta đã rất chú ý đến việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc xin. Tôi được biết ngày 21/1 tới đây, các đồng chí đưa vắc xin thứ hai và tháng 3 tới đưa vắc xin thứ ba vào thử nghiệm lâm sàng trên người”- Thủ tướng nói. Điều này thể hiện năng lực nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và cả sự nhanh nhạy, chạy đua với thời gian cũng như sự khát khao, niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử này.

Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng vì trong giai đoạn 2016–2020, hầu như năm nào ngành y tế cũng có những thành tích nổi bật trong lĩnh vực này. Đó là ca mổ tách cặp song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh; lần đầu tiên ghép ruột thành công tại Bệnh viện Quân y 103; Bệnh viện Việt Đức tiếp tục phá vỡ kỷ lục trong ghép tạng do chính Bệnh viện lập trong năm 2019 với 10 ngày thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng.

Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng và đã đạt 73,7 tuổi, đứng thứ 56 trong tổng số 138 quốc gia, vùng lãnh thổ; đứng thứ 2 khu vực ASEAN chỉ sau Singapore. Đây là những thành tựu đáng tự hào của đất nước, của ngành y tế, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tình trạng quá tải ở một số bệnh viện trung ương và tuyến cuối chưa khắc phục tốt, “giải pháp nào đặt ra trong năm 2021”. Cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh còn là vấn đề, “cần tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân về khám chữa bệnh”. Thủ tướng đề nghị ngành y tế phải biến nguy cơ thành thời cơ để tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong thời gian đến.

“Cương quyết, xử lý nghiêm, kể cả hành chính và hình sự, những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch"

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị trước hết, thực hiện đồng bộ các biện pháp ngành y tế, đặc biệt “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế về phòng chống COVID-19. Các ngành chức năng như công an, quân đội, các tỉnh có biên giới cần các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn nhập cư trái phép. Nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với biểu hiện lơ là, chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng, chống dịch COVID-19 để đón Tết lành mạnh, an toàn.

Thủ tướng hoan nghênh quyết định của lãnh đạo Sở Y tế TP. Hà Nội tạm đình chỉ công tác Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ do chưa thực hiện đúng quy trình trong việc tổ chức cách ly tập trung khi  cho một người ra khỏi nơi cách ly khi chưa đủ 14 ngày.

Với việc đã hoàn thiện 98 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân, ngành y tế đã tạo được tiền đề quan trọng để hiện thực hiện hóa chủ trương mọi người dân Việt Nam đều được bác sĩ quản lý, theo dõi, tư vấn và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Vì vậy, ngành y tế phải tiếp tục đổi mới, với trọng tâm là y tế cơ sở, phải có những giải pháp đột phá về chuyên môn, cơ chế tài chính cho y tế cơ sở, trạm y tế xã, đặc biệt phải tiếp tục hoàn thành gói dịch vụ y tế cơ bản cho y tế công cộng, y tế dự phòng, tạo động lực cho hoạt động y tế cơ sở; sớm hoàn thành Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế vùng khó khăn trình Chính phủ phê duyệt.

Không ngừng cải thiện chất lượng, lấy chất lượng và sự an toàn, sức khỏe của người bệnh, người dân là mục tiêu quan trọng nhất. Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm; trước mắt tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Vấn đề xã hội hóa, kinh tế trong y tế cần phải phát huy mạnh mẽ trên cơ sở công khai, minh bạch

Thực hiện công khai chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh để người dân được biết và có quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh. Phải thực hiện việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, liên thông kết quả chẩn đoán hình ảnh giữa các bệnh viện, hạn chế tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, góp phần tiết kiệm chi phí hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động khám, chữa bệnh, tiến tới bệnh án dùng chung cho các tuyến.

Từ ngày 1/1/2021 theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, chúng ta đã thực hiện thông tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc, đây là thách thức không nhỏ của cả ngành và cả các chính quyền địa phương, khi người dân được lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh theo nhu cầu và theo nguyện vọng; do đó ngành y tế và chính quyền các địa phương phải chủ động nâng cao chất lượng, không để tình trạng người bệnh dồn về một số bệnh viện, gây quá tải cục bộ, dẫn đến giảm chất lượng điều trị, chăm sóc nhân dân.

Phải công khai, minh bạch trong quản trị ngành, trong mua sắm, đấu thầu; tập trung hoàn thành cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, không được để chậm trễ lâu hơn nữa.

Thủ tướng đồng ý với quan điểm của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về vấn đề xã hội hóa, kinh tế trong y tế cần phải phát huy mạnh mẽ trên cơ sở công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, “để người dân không phải gánh chịu chi phí không cần thiết".

Ngành y tế phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý cũng như cơ chế quản trị trong từng bệnh viện, cơ sở y tế; sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công cho ngành.

Chính phủ quyết tâm cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế gắn với cơ chế tiền lương, giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế. Do đó, Bộ Y tế cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp tục triển khai lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế gắn với thực hiện bảo hiểm y tế, phấn đấu đạt mục tiêu hơn 95% vào năm 2025.

Chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết về thí điểm tự chủ cho 4 bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện K, Chợ Rẫy và phê duyệt các đề án tự chủ cụ thể cho Bệnh viện: Bạch Mai, K. Bộ Y tế và các bệnh viện khẩn trương thực hiện, sơ kết thí điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng, theo phương châm tự chủ không phải là tăng thu mà tự chủ là tạo điều kiện để các bệnh viện phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và tiếp thêm nhiệt huyết, sức mạnh để cán bộ y tế cống hiến hết mình cứu chữa, chăm sóc người bệnh.

Nghiên cứu đề xuất tăng mức đóng BHYT phù hợp, bảo đảm phục vụ tốt nhất quyền lợi của người bệnh, sử dụng quỹ hợp lý và hiệu quả, bảo đảm cân đối quỹ BHYT; phối hợp giải quyết dứt điểm tình trạng treo, nợ quỹ.

Ngành y tế phải có trách nhiệm bảo đảm hơn nữa tính minh bạch về viện phí, kiểm soát tốt hơn chi phí dược phẩm, phác đồ và thuốc chữa bệnh cũng như vật tư, thiết bị y tế.

Chống tiêu cực, tham nhũng và đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa bằng ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đồng thời, phải khẩn trương hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Công tác dân số và phát triển phải luôn là trọng tâm ưu tiên lâu dài của ngành y tế. Trong năm vừa qua, Thủ tướng đã phê duyệt 5 Đề án; Bộ Y tế và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện bằng những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để duy trì và tận dụng tối đa thời kỳ dân số vàng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời thích ứng được với xu hướng già hóa dân số trong những năm sắp tới.

Nhấn mạnh vai trò nhân lực ngành y tế, Thủ tướng cho rằng, việc đào tạo bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ lý, điều dưỡng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn, tất cả các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện phải xem xét cho dừng.

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng ngành y tế chúng ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những kết quả đạt được, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao cả bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước giao phó. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Tuổi trẻ, trang 1: “Bộ Y tế: 7 điểm đáng khen, 7 yêu cầu mới”; Nông thôn ngày nay, trang 3: “Chính phủ quyết tâm cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện”; Hà Nội mới, trang 2: “Quyết tâm cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện , nâng cao chất lượng dịch vụ y tế”.

 

Sẵn sàng công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII

Để phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII sắp tới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội), công tác y tế đã sẵn sàng với việc chuẩn bị diễn tập các tình huống theo các phương án đã đặt ra.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Y tế dự phòng (thuộc Bộ Y tế) đã có các phương án diễn tập cụ thể, thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã đi kiểm tra trực tiếp các tổ y tế phục vụ Đại hội tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình; kiểm tra khu vực đo thân nhiệt, công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường; công tác phòng chống dịch bệnh; công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; đồng thời kiểm tra các đơn vị  thuộc Bộ Quốc phòng để đảm bảo sự  phối hợp trong công tác y tế cho Đại hội XIII của Đảng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đến hiện tại, các đơn vị đã chủ động chuẩn bị các nhiệm vụ đã được phân công để phục vụ diễn tập công tác được phối hợp nhuần nhuyễn. Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị hoàn thiện kịch bản diễn tập phải ngắn gọn nhưng đầy đủ những nội dung cần thiết đã được thông qua, sau đó họp rút kinh nghiệm ngay những gì đã làm tốt, những gì cần khắc phục.

Trước đó, sáng ngày 4/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã kiểm tra và chỉ đạo công tác diễn tập thử công tác y tế tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ Đình. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, đơn vị thường trực của Bộ Y tế trong đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã trực tiếp kiểm tra công tác diễn tập cấp cứu với các tình huống giả định trong kịch bản.

Hiện 4 bệnh viện Trung ương là: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tham gia diễn tập thử các phương án cấp cứu người bệnh phục vụ Đại hội.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết: Các cán bộ Y tế đi phục vụ Đại hội lần thứ XIII của Đảng đều là các cán bộ y tế giỏi chuyên môn của các bệnh viện. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong công tác phục vụ y tế Đại hội Đảng tại Trung tâm là sự phối hợp với nhau. Để làm tốt nhiệm vụ, các vị trí và nhiệm vụ của cán bộ y tế phải được phân công rõ, các cán bộ y tế phải luôn nhớ vị trí và nhiệm vụ của mình và phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị liên quan. (Gia đình & Xã hội, trang 2).

 

Việt Nam đã ngăn chặn được khủng hoảng về y tế rất sớm

"Chúng ta đã ngăn chặn được khủng hoảng về y tế rất sớm, từ đó ngăn cản khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội, trước hết là đảm bảo công việc cho người lao động", Thủ tướng nói sáng 6/1.

Sáng 6/1, tại Hội nghị Y tế toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh quyết định của Sở Y tế Hà Nội trong việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Tạ Văn Thiềng - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ do chưa thực hiện đúng quy trình trong việc tổ chức cách ly tập trung khi cho một người ra khỏi nơi cách ly khi chưa đủ 14 ngày.

Quyết định của Sở Y tế Hà Nội được đưa ra ngay sau khi phát hiện một du học sinh (22 tuổi, quê Quảng Ninh, nhập cảnh từ Mỹ về cách ly tại Hà Nội) đã được ký giấy kết thúc cách ly tập trung dù chưa có kết quả 2 lần xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.

“Chúng ta cương quyết, xử lý nghiêm, kể cả hành chính và hình sự, những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng chống dịch. Thái độ dứt khoát như vậy để ngăn chặn có hiệu quả, không để dịch lây lan ra cộng đồng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng năm 2020 là một năm dài đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những người đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người trực tiếp phòng chống đại dịch COVID-19 với tinh thần không quản khó khăn, sẵn sàng cống hiến, hy sinh, cùng với lực lượng quân đội, công an, ngoại giao… để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.

"Thế giới nói rằng chúng ta là nước thần tốc và công nhận Việt Nam phòng chống đại dịch thành công. Chúng ta đã ngăn chặn được khủng hoảng về y tế rất sớm, từ đó ngăn cản khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội, trước hết là đảm bảo công việc cho người lao động", Thủ tướng nói.

Phòng, chống đại dịch ở Việt Nam được đánh giá là thành công trong khi toàn cầu còn nhiều thách thức là điều đáng chú ý. Chúng ta liên tục đưa ra những chủ trương mạnh mẽ từ trước Tết Canh Tý và có quyết định quan trọng là "chống dịch như chống giặc" với quan điểm thần tốc. Nhờ vậy, Việt Nam đã thành công.

"Chúng ta đã cố gắng vượt qua dịch SARS-CoV-2 hoành hành. Chống dịch COVID-19 là một ví dụ đẹp về ý Đảng, lòng dân, tổng hòa của ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị với vai trò tham mưu của ngành Y tế và tất cả nỗ lực của chúng ta", Thủ tướng nói.

Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến lãnh đạo Bộ Y tế, đến đội ngũ giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở cách ly, các cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở khám, chữa bệnh trong suốt một năm qua với tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, không ngừng nỗ lực, cống hiến cao cả, tận tâm hết mình vì một Việt Nam an toàn trước đại dịch.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định ngành Y tế đã hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là ngoại giao y tế - một khái niệm rất mới. Trong đó, đáng chú ý là WHO đã công nhận ngày chống dịch bệnh toàn cầu do Bộ Y tế đề xuất.

“Chúng ta đã rất chú ý đến việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vaccine. Tôi được biết ngày 21/1 tới đây, các đồng chí đưa vaccine thứ hai và tháng 3 tới đưa vaccine thứ ba vào thử nghiệm lâm sàng trên người”, Thủ tướng nói. Thủ tướng đánh giá quá trình thử nghiệm trên người mới bắt đầu, phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Song cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên đã thể hiện năng lực nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và cả sự nhanh nhạy, chạy đua với thời gian cũng như sự khát khao, niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử này.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị trước hết, thực hiện đồng bộ các biện pháp ngành y tế, đặc biệt “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế về phòng chống COVID-19. Các ngành chức năng như công an, quân đội, các tỉnh có biên giới cần các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn nhập cư trái phép. Nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với biểu hiện lơ là, chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng, chống dịch COVID-19 để đón Tết lành mạnh, an toàn... (Gia đình & Xã hội, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Công an Nhân dân, trang 1: “Phòng chống COVID-19 trong cộng đồng và cơ sở y tế là nhiệm vụ trọng tâm”.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang