Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội nghị “Lợi ích của tránh thai hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới 26/9”

  • |
T5g.org.vn - Ngày 25/9/2018, tại Hà Nội, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam (LHPNVN) tổ chức Hội nghị “Lợi ích của tránh thai" để hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới 26/9. Tham dự có ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế; bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên đoàn chủ tịch, trưởng ban Gia đình - Xã hội thuộc HLHPNVN cùng đông đảo các bạn sinh viên Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Doãn Tú cho biết, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác DS-KHHGĐ. Tỷ lệ dân số giảm từ trên 2%/năm 1993 xuống còn 1,08% năm 2016. Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 58,3 trên 100.000 trẻ đẻ sống năm 2016. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm khá nhanh, xuống còn 14,75 phần nghìn. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 22,12 phần nghìn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai năm 2017 là 76%, trong đó tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 57%. Cũng theo ông Nguyễn Doãn Tú, khi phòng tránh thai hiệu quả, an toàn mang lại rất nhiều lợi ích trong việc chủ động sinh con, tránh được những tai biến sản khoa và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Ngày tránh thai Thế giới 26/9 có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng. Mục tiêu của Ngày tránh thai Thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh để (15-49) vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027-2028 và nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thời điểm 1/4/2016, cứ 100 cac phá thai của phụ nữ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.

Ông Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh, trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau, dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu vùng xa.

Nam Nguyên

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang