Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội thảo đánh giá hiệu quả của bẫy GAT trong giám sát muỗi Aedes tại Việt Nam

  • |
T5g.org.vn - Ngày 11/9/2019, tại Nha Trang, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của bẫy GAT trong giám sát muỗi Aedes tại Việt Nam. Tham dự Hội thảo có TS.Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế; ThS. Đỗ Võ Tuấn Dũng, Quyền Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương; GS.TS. Vũ Sinh Nam, chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tế (VSDT) Trung ương; bà Satoko Otsu, điều phối viên các bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam; đại diện 4 viện - nơi triển khai thí điểm sử dụng bẫy GAT trong giám sát muỗi Aedes: Viện VSDT Trung ương, Viện VSDT Tây Nguyên, Viện Paster TP.HCM, viện Paster Nha Trang, cùng một số đơn vị liên quan.
TS.Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Đặng Quang Tấn cho biết, Sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo thống kê của WHO, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 390 triệu trường hợp mắc căn bệnh này, phần lớn là trẻ em ỗdưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5%. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muồi Ae.aegypti (Aedes) Ae.albopictus, trong đó Ae.aegypti là véc tơ chính. Vì vậy, việc giám sát và kiểm soát véc tơ lây truyền là một hoạt động thiết yếu, hiệu quả để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của bệnh. Hiện nay, Bộ Y tế đã có quy định về việc giám sát muỗi trưởng thành áp dụng 2 phương pháp thu thập muỗi thường quy là bắt muỗi bằng ống tuýp và máy hút muỗi cầm tay. Đây là 2 phương pháp phụ thuộc hoàn toàn vào con người, trên thực tế kỹ năng thu thập muỗi của từng cán bộ y tế là rất khác nhau, do vậy, người có kinh nghiệm sẽ bắt được số muỗi nhiều, người ít kinh nghiệm sẽ bắt được số muỗi ít.

Bẫy GAT do WHO tài trợ phát triển và thí điểm tại Việt Nam là bẫy sinh học, có kết cấu đơn giản, chỉ gồm 6 bộ phận: túi bắt, ống, buồng trong suốt, xô đen, vòng, lưới tẩm hóa chất. Bẫy bắt dựa trên đặc tính sinh học của muỗi cái sẽ tìm đến nơi có chứa nước để đẻ trứng. Bẫy GAS sẽ bắt muỗi khi muỗi thực hiện hành vi này.

Theo đánh gia chung của các chuyên gia đến từ 4 viện - nơi triển khai thí điểm sử dụng  bẫy GAT trong giám sát muỗi Aedes cho thấy, bẫy GAT đã thể hiện được nhiều tính năng nổi trội trong việc bắt muỗi. Các nghiên cứu của 4 viện khi thực hiện thí điểm chỉ ra rằng, sự chấp nhận sử dụng bẫy GAT của cán bộ y tế (CBYT) và của các hộ gia đình đều đạt tỷ lệ cao do bẫy lắp đặt đơn giản, hiệu quả bắt muỗi cao, tiết kiệm thời gian, công sức cho CBYT và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ gia đình. Đây là cơ sở để Hội thảo xem xét khuyến nghị đề xuất Bộ Y tế đưa bẫy GAT vào sử dụng trong giám sát véc tơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng cho rằng, không nên thay thế hoàn toàn các dụng cụ bắt muỗi truyền thống bằng bẫy GAT, mà nên sử dụng đồng thời bẫy GAT và các cách bắt muỗi khác phù hợp với những yêu cầu cụ thể, do tại Việt Nam đang duy trì 3 phương pháp giám sát là giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm và giám sát CDZ.

Các đại biểu tham dự Hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm

Nguyễn Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang