Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Khai mạc Hội nghị hô hấp châu Á-Thái Bình Dương (APSR) lần thứ 24

  • |
T5g.org.vn - Tối ngày 14/11/2019, tại Hà Nội, Hội nghị hô hấp châu Á-Thái Bình Dương (APSR) lần thứ 24 đã chính thức khai mạc. Hội nghị do Hội Hô hấp Châu Á - Thái Bình Dương kết hợp cùng Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương dự hội nghị và cắt băng khai mạc triển lãm tại hội nghị.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương cùng các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Hội nghị là một trong những diễn đàn khoa học quan trọng nhất trong khu vực về các bệnh hô hấp. Nội dung hội nghị năm nay sẽ bao trùm các bệnh về phổi và các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng khác, rối loạn ngưng thở khi ngủ, bao gồm COPD, hen, ung thư phổi, suy hô hấp mạn tính và cấp tính và nhiều chủ đề khác. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp và phân bổ các nguồn lực quan trọng để hỗ trợ và cải thiện nền y tế. Các thầy thuốc được đào tạo chuyên nghiệp, liên tục cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn.

“Chúng tôi vẫn tập trung vào việc duy trì và nâng cao chất lượng y tế của Việt Nam. Tuy nhiên, như ở nhiều quốc gia khác, ngành y tế Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi người, sự gia tăng dân số cũng làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và gây căng thẳng cho hệ thống y tế”…

APSR là hội nghị khoa học được tổ chức thường niên, hiện đã trở thành sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc tế. Hội nghị APSR 2019 với chủ đề “Chia sẻ những kiến thức mới và phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực hô hấp” sẽ diễn ra trong 4 ngày đã thu hút hơn 2.000 đại biểu đăng ký tham dự; 82 diễn giả với 118 bài giảng; 520 báo cáo viên. Hội nghị sẽ đề cập đến nhiều nội dung trong lĩnh vực này: Y học hô hấp lâm sàng; sinh học tế bào và phân tử; dị ứng lâm sàng và miễn dịch học; sức khỏe môi trường nghề nghiệp và dịch tễ học; nhiễm trùng hô hấp (không lao); lao phổi; COPD; ung thư phổi; sinh học hô hấp và giấc ngủ...

Trước đó, tại cuộc họp báo, GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khoảng 4,4% người trên 40 tuổi và tỷ lệ này có xu hướng ngày một tăng. Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài yếu tố do hút thuốc lá, thuốc lào, thì ô nhiễm môi trường (do khói bụi từ các phương tiên giao thông, từ khói bếp than, khói đốt rơm rạ) là yếu tố quan trọng. COPD là tình trạng viêm, tổn thương phổi không hồi phục.

GS. Ngô Quý Châu và PGS.TS. Lương Ngọc Khuê chia sẻ thông tin về tác hại của ô nhiễm không khí với hô hấp và sức khỏe tại buổi họp báo trước khi Hội nghị khai mạc

Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.

Các chuyên gia Y tế cho biết, trong các thành phần gây ô nhiễm, không khí bụi mịn và yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng không khí. Do kích thước quá nhỏ bởi chúng ta hít phải nhưng cơ thể không cảm nhận được và không thể đẩy ra ngoài, bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào các phế nang gây tổn thương phổi, xơ phổi; chúng xuyên qua các phế nang, mao mạch xâm nhập vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến tim mạch, gây các phản ứng viêm trong cơ thể. Các chất trung gian do phản ứng viêm gây đột quỵ não, tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch.

Với việc ban hành các hướng dẫn điều trị, hiện nay, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý và điều trị các bệnh về hô hấp. Hiện nay, các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành hô hấp đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhanh chóng như nội soi phế quản ống mềm, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản ảo, sinh thiết xuyên vách phế quản dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang… góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

Tuấn Minh

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang