Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Phòng, chống bệnh lao: Cần sự tham gia của toàn xã hội

  • |
T5g.org.vn - Ngày 23/3/2019, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3; Sơ kết 5 năm triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao và Phát động Chương trình hành động Quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; đại diện các ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Việt Nam là quốc gia được thế giới đánh giá hiệu quả trong phòng chống lao, nhưng đến nay vẫn còn 120.000 người mắc lao mới và 12.000 người chết vì bệnh lao (bằng 1,5 lần số người chết vì tai nạn giao thông).

Trên thế giới, cứ 100 người nhiễm bệnh lao thì chỉ có 61 người được phát hiện. Ở Việt Nam tỷ lệ này cao hơn, cứ 100 người nhiễm bệnh thì có tới 81 người được phát hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tới 19% số người mắc bệnh lao chưa được phát hiện. Việc phát hiện và điều trị sớm vô cùng quan trọng và có tính quyết định. 

Quang cảnh Lễ phát động

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong phòng chống bệnh lao, đã hình thành một hệ thống phòng chống căn bệnh này với sự tham gia không chỉ của ngành Y tế, mà có sự tham gia của các tổ chức xã hội. Cùng với đó, một cơ chế tài chính từng bước hình thành cơ bản, bảo đảm cho công tác phòng chống và chữa trị bệnh lao từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, tài trợ quốc tế, Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao… Đến thời điểm này, nguồn kinh phí dành cho hoạt động chống lao ở Việt Nam khoảng 60 triệu USD/năm, để chữa trị cho 1 bệnh nhân lao chỉ cần chưa đến 10 triệu đồng, trong đó có 2 triệu đồng tiền thuốc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu về bệnh lao. Đồng thời, Việt Nam cần củng cố cơ chế tài chính, ứng dụng các kỹ thuật phát hiện, điều trị mới, hình thành các chương trình hỗ trợ người bệnh, huy động sự tham gia của toàn xã hội thông qua hệ thống công nghệ thông tin...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Chương trình Chống lao đã đạt được

TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam đang trên con đường chấm dứt bệnh lao. Việt Nam đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Tuy nhiên, Việt Nam cần duy trì bền vững tất cả những điều kiện hiện nay. Đồng thời, thách thức vô cùng quan trọng trong đó là sự vào cuộc và hưởng ứng của cộng đồng, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ cả phía người bệnh cũng như thầy thuốc và xã hội.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình phòng chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho hay:  Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi chấm dứt căn bệnh này. Trong 10 năm qua, dựa trên các nghiên cứu điều tra toàn quốc lần 1 năm 2007, lần 2 năm 2017 và các nghiên cứu phụ trợ, bệnh lao ở Việt Nam đã giảm được 31%, trung bình 3,8% một năm. Những năm gần đây tốc độ giảm nhanh hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Ngoài ra, Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật phát hiện, chẩn đoán, điều trị với kết quả cao, xây dựng được mạng lưới mạnh từ trung ương tới địa phương…

Nhiều tổ chức đã ủng hộ Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao

“Tuy nhiên, Chương trình Chống lao hiện nay vẫn gặp nhiều thách thức, nhất là duy trì bền vững tất cả những điều kiện thuận lợi và thành quả đã đạt được cho đến năm 2030. Thách thức thứ hai cùng vô cùng quan trọng đó là sự vào cuộc và hưởng ứng của cả cộng đồng, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ cả phía người bệnh cũng như thầy thuốc và xã hội”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ. Thực tế cho thấy, đã có sự chuyển biến nhận thức của cả cộng đồng đối với người mắc bệnh lao, tuy nhiên, vẫn còn sự e ngại, giấu bệnh của người mắc bệnh lao vì lo ngại bị kỳ thị, bị đuổi việc…

Nhằm vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia, Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) đã phối hợp với cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ nhằm hỗ trợ viện phí và mua thẻ BHYT cho những bệnh nhân khó khăn. Thời gian bắt đầu từ ngày 10.3 – 9.5.2019 với cú pháp TB gửi 1402. Đến nay Quỹ đã hộ trợ hơn 100 lượt người bệnh. Đồng thời, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia cũng tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác về chủ đề “Cùng hành động để chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam”.

Hoàng Hiền

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang