Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tập luyện âm nhạc giúp cải thiện ngôn ngữ và đọc sách

  • |
T5g.org.vn - Một nghiên cứu được Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ công bố mới đây cho thấy, học hát hoặc hoặc học chơi nhạc cụ có thể giúp trẻ em nghèo nâng cao kỹ năng đọc.

 Một nghiên cứu được Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ công bố mới đây cho thấy, học hát hoặc hoặc học chơi nhạc cụ có thể giúp trẻ em nghèo nâng cao kỹ năng đọc.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành và nhận thấy: sau một năm học âm nhạc, điểm số về đọc của các trẻ ở độ tuổi 9, 10 cao hơn hẳn so với những trẻ cùng lứa không học âm nhạc. Ngoài ra, một nhóm trẻ em khác, sau khi được đào tạo về âm nhạc cũng cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong phản xạ với âm thanh và ngôn ngữ.   

Nghiên cứu do TS. Nina Kraus tại Đại học Northwestern, làm Trưởng nhóm, với sự tham gia của hàng trăm học sinh trung học ở các khu vực nghèo khó của Chicago và Los Angeles. Nghiên cứu do TS. Nina Kraus thực hiện này chú trọng vào tác động của các bài học âm nhạc với trẻ trong khả năng nói và đọc. Một nghiên cứu trước của TS. Nina Kraus đã cho thấy, âm nhạc giúp cải thiện chức năng não bộ, nâng cao sự tập trung, ghi nhớ và sự chú tâm vào bài học ở trẻ em.

Trong nghiên cứu này, TS, Kraus đã phát hiện rằng cung cấp trẻ các bài học âm nhạc theo nhóm đều đặn ít nhât 5 tiếng trong 1 tuần sẽ giúp phòng tránh bất cứ sự suy giảm nào về kỹ năng đọc, điều mà thường thấy trong khu vực dân cư nghèo khó.

Tác động tích cực

Một nhóm học sinh thiếu niên khác, đến từ khu vực nghèo khó của Chicago, tham gia vào luyện tập ban nhạc và học hát hợp xướng hàng ngày tại trường học theo hợp phần của Dự án nghiên cứu âm nhạc. Các nhà nghiên cứu ghi lại sóng não của các em để đánh giá cách các em phản ứng với âm thanh diễn giả

Kỹ năng đọc thường kém hơn với trẻ em sinh sống tại các khu vực nghèo khó 

Sau hai năm tập luyện âm nhạc, kết quả cho thấy nhóm học âm nhạc phản ứng nhanh hơn và chính xác hơn với việc phân biệt âm thanh, đặc biệt khi có tạp âm, so với nhóm mà không tham gia bất cứ hoạt động âm nhạc nào.

TS. Kraus cho rằng điều này đã chỉ ra âm nhạc có ảnh hưởng tích cực tới não bộ, đồng thời giúp cho việc học tập. Nhưng âm nhạc không phải là liệu pháp chữa bệnh cho trẻ mắc bệnh về ngôn ngữ. “Trong khi đó học sinh ở những khu vực được chăm sóc tốt hơn học ở trường tốt hơn so với trẻ em ở khu vực thu nhập thấp, chúng tôi phát hiện ra rằng âm nhạc có thể thay đổi hệ thống thần kinh để giúp việc học tập tốt hơn và giúp hàn gắn khoảng cách học thuật này”, TS. Kraus cho biết.

Tất cả trẻ em có chung chỉ số IQ và khả năng đọc đều bắt đầu việc của nghiên cứu. TS. Kraus nói âm nhạc dường như giúp tái cấu trúc não bộ giúp cho việc kết nối âm thanh và ngôn ngữ, một phần của quá trình rẻ em học nói. “Trẻ em lớn lên ở các khu vực nghèo khó nơi mà các bà mẹ ít học dường như có não bộ “ồn ã hơn””, bà nói. Điều này là bởi họ ít nắm bắt với việc tiếp cận và nhận biết chuỗi các từ và do đó phản ứng kém hơn với âm thanh và ngôn ngữ. “Âm nhạc giúp tăng cường phản ứng với âm thanh của hệ thống não bộ một cách tự động”, TS. Kraus giải thích.

Trẻ em tham gia vào nghiên cứu the một phần của Dự án Hài hòa, theo đó được cung cấp nhạc cụ và miễn phí học âm nhạc cho học sinh Hoa Kỳ tại khu vực nghèo khó ở các đô thị. 

Bài dịch: Quang Nguyễn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang