Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Ứng dụng tế bào gốc trong phòng và chống bệnh lão hóa

  • |
T5g.org.vn - Ngày 09/12/2018, tại Hà Nội, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tế bào gốc - giải pháp công nghệ hiện đại để phòng và chống bệnh lão hóa”.
Quang cảnh Hội thảo

Tới dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; GS.TS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam; DS.YojiKishi, chuyên gia nghiên cứu về y học và công nghệ sinh học tại Nhật Bản, Giám đốc Công ty Kintaro Cells Power và đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế.

Tế bào gốc là tế bào mầm, tế bào nguyên thủy hay tế bào nền móng là loại tế bào có thể tạo ra tất cả các loại tế bào trong cơ thể. Năm 2016, ông Yoshonori Osumi Nhật Bản, nghiên cứu thành công cơ chế phân tách và tái tạo tế bào, ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo như ung thư, các bệnh truyền nhiễm, rối loạn miễn dịch và thoái hóa thần kinh. Ông đã được nhận giải Nobel về y học năm 2016. Tế bào gốc đang ngày càng trở thành triển vọng trong điều trị các bệnh lý.

Tại Hội thảo, DS.YojiKishi, chuyên gia nghiên cứu về y học và công nghệ sinh học tại Nhật Bản, Giám đốc Công ty Kintaro Cells Power cho biết : việc tìm ra tế bào gốc là thành tựu quan trọng của y học, mở ra một kỷ nguyên mới của y học tái tạo. Bản chất của tế bào gốc là tế bào trung mô, chưa biệt hóa, nhưng được cơ thể sống lập trình về cấu tạo, chức năng của tế bào và các tổ chức của toàn bộ cơ thể.

Khi các tế bào, các mô bị tổn thương thoái hóa do bất kỳ nguyên nhân nào, tế bào gốc được huy động đến để sửa chữa, hoặc tạo tế bào mới thay thế tế bào chết, lập lại chức năng bình thường của tổ chức, cơ quan đó. Trong cơ thể con người khi sinh ra có lượng tế bào nhất định, nhưng do thời gian, tế bào gốc đó suy giảm nhiều về số lượng do phải tái tạo tế bào bị tổn thương và cũng có sự lão hóa tế bào gốc. Vì vậy, các nhà khoa học đã đưa tế bào gốc khỏe mạnh vào cơ thể con người giúp điều trị các bệnh mãn tính và chống lão hóa, tái tạo các tổ chức các tế bào bị tổn thương, bị chết.

DS. YojiKishi cũng cho biết thêm, đầu tiên người ta sử dụng tế bào gốc của phôi thai cừu, hươu các động vật khác và phôi người, nhưng việc này đã có phản đối vì đã hủy diệt sự sống của phôi thai. Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được các tế bào gốc của tủy xương... Có thể nói khả năng của tế bào gốc là không giới hạn vì thế giải Nobel 2012 và 2016 đã thuộc về các nhà khoa học Nhật Bản do các công trình nghiên cứu về tế bào gốc. “Các tế bào gốc thực sự chỉ có thể bảo quản trong vòng 24-48 giờ, sau đó sẽ bi phân hủy. Các tế bào đặc biệt trong cơ thể có thể nhân lên và biệt hoá thành các tế bào khác (ví dụ: xương, cơ). Khi cơ thể bị thương, các tế bào gốc sẽ được cơ thể kích hoạt. Các tế bào gốc sẽ di chuyển đến vị trí bị thương và chuyển thành các tế bào mới thay thế các tế bào bị tổn thương.Tế bào gốc không chỉ xuất hiện từ phôi thaimà tủy xương là nguồn tốt của tế bào gốc sống . Tế bào gốc trẻ sẽ có hiệu quả hơn. Tế bào gốc di chuyển một cách tự nhiên đến các bộ phận bị tổn thương trong cơ thể. Tế bào gốc sống sẽ cung cấp việc điều trị hiệu quả và lâu dài hơn”, Dược sĩ YojiKishi nhấn mạnh.

Cũng tại Hội thảo, GS.TS. Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cung cấp thêm các con số thống kê về bệnh nhân ở Việt Nam sử dụng liệu pháp tế bào gốc. Theo đó, 236 người, với 97 bệnh nhân nam, nữ là 145, trong đó bệnh nhân trẻ nhất là 23 tuổi và cao tuổi nhất là 94 tuổi điều trị lâm sàng sử dụng tế bào gốc cho thấy ở 102 bệnh nhân tiểu đường từ năm 2015 - 2018 kết quả đạt gần 50%, 194 các bệnh nhân.

Như Quỳnh

 

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang