Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Chờ vắc xin dịch vụ, không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch: Có thể khiến trẻ rơi vào “vùng trắng” nguy hiểm

  • |
(Hà Nội mới)-Tại hội thảo khoa học "Vắc xin Việt Nam - phát triển và hội nhập" do Bộ Y tế tổ chức ngày 22-12, nhiều đại biểu lo ngại "cơn sốt" vắc xin dịch vụ tại một số thành phố lớn sẽ khiến nhiều phụ huynh trì hoãn việc tiêm chủng cho con. Điều này dẫn đến nhiều trẻ em rơi vào "vùng trắng" nguy hiểm do không được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Chất lượng vắc xin tiêm chủng mở rộng như vắc xin dịch vụ

Như Báo Hànộimới đã đưa tin, 40.000 liều vắc xin dịch vụ "5 trong 1" đã được nhập về Việt Nam, trong đó có 15.000 liều cho khu vực phía Bắc và 25.000 liều được chuyển về khu vực phía Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cho biết, lô vắc xin này đang được kiểm định và dự kiến sẽ đưa vào tiêm chủng từ cuối tháng 12. Bộ Y tế cũng đang đàm phán với các đối tác liên quan để nhập khẩu khoảng 160.000 liều vắc xin dịch vụ tổng hợp trong thời gian sớm nhất.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, đến hết năm 2016, Việt Nam vẫn sẽ khan hiếm vắc xin "5 trong 1" và "6 trong 1" dịch vụ. Trước thực tế khan hiếm vắc xin kéo dài trong thời gian qua, Bộ Y tế đã cử cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu nguồn cung vắc xin của các quốc gia, từ đó có biện pháp ứng phó, đồng thời yêu cầu Cục Quản lý dược làm việc chặt chẽ với các công ty vắc xin trên toàn cầu để nhập khẩu vắc xin. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ hiện xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Pháp - quốc gia sản xuất nhiều loại vắc xin.

Thời gian qua, Việt Nam đạt được thành tựu lớn trong nghiên cứu và sản xuất vắc xin, đặc biệt đã sản xuất được 10/11 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TMCR). Nhờ vậy, Việt Nam đã chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sau gần 30 năm triển khai, chương trình TCMR quốc gia đã đạt những thành tựu xuất sắc, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế thành công bệnh sởi, được UNICEF đánh giá "là điểm sáng về tiêm chủng mở rộng".

Mỗi năm, tại nước ta, có khoảng 1,2 - 1,3 triệu trẻ em được tiêm chủng miễn phí 11 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, kể từ khi có chương trình TCMR, ước có khoảng 43.000 trẻ em được cứu sống nhờ tiêm vắc xin. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu lo ngại, trước tình hình khan hiếm vắc xin dịch vụ như hiện nay, nếu người dân không cho trẻ đi tiêm đầy đủ, đúng lịch thì đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tình huống dịch bệnh bất ngờ xảy ra và lây lan nhanh, khó kiểm soát. "Chúng ta đã chứng kiến dịch sởi bùng phát vào năm 2013-2014; dịch bạch hầu ở Quảng Nam, ho gà tại Hà Nội trong năm 2015. Đó là những bài học vì một bộ phận người dân chủ quan không cho trẻ đi tiêm chủng", ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Trước những lo ngại của người dân về chất lượng vắc xin, Bộ Y tế dẫn các nghiên cứu trong và ngoài nước, khẳng định, vắc xin vô bào (vắc xin dịch vụ) có tỷ lệ phản ứng sau tiêm thấp hơn vắc xin toàn tế bào (vắc xin trong chương trình TCMR) nhưng tỷ lệ phản ứng nặng và tử vong sau tiêm của hai loại vắc xin này là như nhau. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, chất lượng vắc xin dịch vụ và vắc xin trong chương trình TCMR là tương đương. Chính vì vậy, người dân nên cho trẻ đến các điểm TCMR để trẻ được tiêm đúng lịch, tránh các dịch bệnh nguy hiểm. Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp miễn phí vắc xin cho người dân trong chương trình TCMR.

Nghiên cứu sản xuất vắc xin "6 trong 1"

Nhằm bảo đảm nhu cầu vắc xin cho thị trường trong nước, Việt Nam đang đẩy mạnh sản xuất vắc xin, tiến tới xuất khẩu. Đại diện Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Babiotech) cho biết, theo mục tiêu của chương trình quốc gia vắc xin phòng bệnh cho người, đến năm 2020, nước ta sẽ sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 7-8 loại vắc xin quan trọng như: Vắc xin đa giá, vắc xin Rota, viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero, Hib cộng hợp, cúm mùa, thương hàn, dại và viêm gan A.

Trước đó, vào đầu năm 2015, hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) nước ta đã được WHO công nhận "đạt tiêu chuẩn". Việt Nam là một trong 39 quốc gia trên thế giới đạt tiêu chuẩn khắt khe này của WHO và được thế giới công nhận về chất lượng vắc xin. Việt Nam tự tin đủ điều kiện về khoa học công nghệ và nhân lực để sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, chúng ta cũng đang liên kết với một số nước như: Nhật Bản, Mỹ để chuyển giao công nghệ về dây chuyền sản xuất vắc xin thế hệ mới. Hiện Việt Nam đã sản xuất thành công nhiều vắc xin như: tả, bại liệt… Nước ta cũng đang nhập vắc xin sởi - rubella để sử dụng nhưng dự tính đến năm 2017, Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin sởi - rubella. Sắp tới, Việt Nam cũng trở thành một trong 4 nước sản xuất thành công vắc xin phòng Rotavirus. Ngoài ra, nước ta cũng đang tiến hành sản xuất vắc xin "6 trong 1" với thành phần vô bào ho gà.

Đề cập đến việc sản xuất vắc xin "6 trong 1", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Bộ Y tế giao cho ba cơ quan nghiên cứu, mỗi cơ quan phát triển 1-2 loại vắc xin. Bộ cũng đã thành lập hội đồng chung và ban chủ nhiệm đề tài để nghiên cứu phối trộn vắc xin "6 trong 1". Hiện nay, hội đồng đang làm việc với các công ty, đơn vị triển khai sản xuất các loại vắc xin này. Dự tính đến năm 2017, Việt Nam sẽ sản xuất thành công vắc xin "6 trong 1" vô bào và đưa vào thử nghiệm, để đến năm 2020, vắc xin "6 trong 1" của Việt Nam sẽ được đưa ra thị trường.

(Theo Hà Nội mới)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang