Đảng ủy Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017
http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=1972
Ngày 02/03/2017 tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.
Tham dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Bùi Minh Quang, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban dân vận Đảng ủy khối Trung ương; đồng chí Lê Ngọc Chính, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Y tế; đồng chí Phạm Văn Tác, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ cùng các đồng chí đại diện các ban xây dựng Đảng của Đảng ủy Khối; lãnh đạo cácVụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đồng chí là bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên và đảng viên tiêu biểu của 97 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ Y tế.
Tại hội nghị, đồng chí Lê Ngọc Chính, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Y tế báo cáo tổng kết công tác Đảng Bộ Y tế năm 2016 cho biết: Năm 2016, trên thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp về tình hình chính trị, kinh tế và dịch bệnh, là năm cuối có ý nghĩa rất quan trọng về thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Ban Cán sự Đảng đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với gần 1000 cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ là những cán bộ làm công tác tham mưu, chiến lược của ngành, quyết tâm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, bảo đảm an sinh xã hội…
Năm 2017, Ban Cán sự Đảng phối hợp với Đảng ủy Bộ lãnh đạo các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Bộ Y tế nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó có một số nội dung trọng tâm như sau:
Về công tác chuyên môn tập trung chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành là: Giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; phát triển mạng lưới y tế cơ sở; đẩy mạnh công tác y tế dự phòng phù hợp với tình hình mới; phát triển nguồn nhân lực y tế, tằng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, quản lý an toàn thực phẩm, dược, vắc xin sinh phẩm và trang thiết bị y tế; tập trung đổi mới, củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế từ Trung ương đến địa phương; tăng cường và nâng cao công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới.
Về công tác xây dựng Đảng: Đảng ủy Bộ và các cấp ủy trực thuộc đã bám sát chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, để kịp thời phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Y tế. Đảng ủy Bộ đã triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng” với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực,tập trung xử lý những vấn đề tư tưởng ngay từ khi mới phát sinh, đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ.
Tăng cường hơn nữa công tác dân vận trong các vụ, cục, đơn vị; phấn đấu100% cán bộ, đảng viên được học tập, nghiên cứu, quán triệt và thực hiện 6 nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; tiếp tục đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy, lãnh đạo các cấp, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm. Giám sát việc nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bùi Minh Quang, Ủy viên Thường vụ, Trường Ban dân vận Đảng ủy khối Trung ương đánh giá cao kết quả công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Bộ Y tế được triển khai toàn diện trên các mặt: chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, kiểm tra giám sát, dân vận… Đồng chí Bùi Minh Quang cũng đề nghị Đảng bộ Bộ Y tế tập trung một số nhiệm trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã đề ra như: Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên; Tiếp tục nâng cao chất lượng chi bộ; Tăng cường công tác tư tưởng và công tác dân vận ; Phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy và thủ trưởng các cấp…
Tại hội nghị, 01 đảng viên được nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; 02 đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng; Đảng bộ Viện Chiến lược được nhận 01 Cờ thi đua của Ban thường vụ Đảng ủy khối; 03 Chi bộ thuộc Đảng bộ Bộ Y tế được nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Trung ương; 09 đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ Y tế được nhận Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 05 liền của Ban Thường vụ đảng ủy Khối Trung ương; 26 tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Bộ Y tế được nhận Giấy khen của Đảng ủy Bộ Y tế; 148 đảng viên được nhận Giấy khen của Đảng ủy Bộ Y tế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016.
Bệnh ho gà diễn biến phức tạp
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/benh-ho-ga-dien-bien-phuc-tap-360050
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tính từ tháng 1 đến nay đã có hơn 50 trường hợp ho gà nhập viện, 4 ca tử vong. Trong số trẻ ho gà nhập viện phần lớn trẻ chưa được tiêm chủng, tiêm chủng chưa đủ mũi, chưa đến tuổi tiêm chủng (chủ yếu trẻ từ 1-3,5 tháng tuổi), đều mắc ho gà rất nặng và được chuyển tới từ các bệnh viện địa phương.
Trước tình trạng trẻ mắc ho gà có biến chứng nặng và tử vong gia tăng, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch bùng phát. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công văn khẩn yêu cầu các sở y tế tăng cường phòng, chống bệnh ho gà đồng thời tăng cường giám sát và rà soát việc tiêm vắc xin phòng ho gà.
Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, nhà trẻ đề phòng nguy cơ lây bệnh.
Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà đủ liều, đúng lịch.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây lan. Theo thống kê của WHO, trên thế giới mỗi năm có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó khoảng 300.000 người tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển.
Số trẻ mắc ho gà tăng cao nhất trong 3 năm qua
http://cand.com.vn/y-te/So-tre-mac-ho-ga-tang-cao-nhat-trong-3-nam-qua-431642/
Chỉ 2 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 50 trẻ mắc ho gà phải vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó có 4 trẻ đã tử vong. Điều đáng lưu ý là trẻ mắc ho gà chủ yếu chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều. Đây là điều đáng lo ngại khiến Bệnh viện Nhi Trung ương phải có công văn đề nghị Bộ Y tế đưa vaccine ho gà vào chương trình tiêm chủng cho các bà mẹ đang mang thai để tăng miễn dịch cộng đồng.
Theo PGS.TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ mắc ho gà vào Bệnh viện Nhi điều trị trong 2 tháng đầu 2017 tăng gấp 3 lần so với năm 2016. Các bệnh nhi được chuyển từ các bệnh viện tuyến tỉnh về và đều trong tình trạng nặng. Hiện đã có 12 tỉnh ở phía Bắc có trẻ mắc ho gà vào đây điều trị.
Đặc biệt, 70% số bệnh nhân ho gà là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Một bệnh nhi mới hơn 1 tháng tuổi nhưng đã bị mắc ho gà và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, nguy cơ tử vong rất cao. Sau 10 ngày điều trị tại đây, bé vẫn phải lọc máu và sử dụng máy trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể.
Theo các bác sĩ của Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) các trẻ mắc ho gà còn rất nhỏ (dưới 2 tháng tuổi), trước thời điểm có chỉ định tiêm vaccine là lúc đủ hai tháng tuổi. Trong khi mẹ của các bé đều chưa tiêm vaccine hoặc đã hết kháng thể phòng ho gà nên trẻ không có miễn dịch. Mà trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc ho gà dễ bị biến chứng nặng.
Trước số trẻ mắc và tử vong do ho gà tăng cao nhất trong 3 năm qua, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các Sở Y tế địa phương, yêu cầu rà soát, tiêm chủng bổ sung ngay cho trẻ tiêm thiếu mũi vaccine ngừa ho gà, tối thiểu đạt tỷ lệ trẻ được tiêm chủng từ 95% ở quy mô xã phường. Bên cạnh việc tiêm chủng cho trẻ, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bà mẹ mang thai nên tiêm phòng để phòng bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh và giai đoạn trước tuổi tiêm chủng.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý, ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, diễn biến bệnh có thể dẫn đến tử vong. Hai tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc ho gà, chủ yếu ở khu vực phía Bắc.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh ho gà, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện triệt để việc tiêm vaccine, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% ở quy mô xã, phường. Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời không để dịch bùng phát.
Đề nghị các địa phương triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ… đề phòng nguy cơ lây bệnh; tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao, các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Theo Bộ Y tế, có thể nhận biết bệnh ho gà qua dấu hiệu rất đặc trưng là ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.
Các biện pháp phòng chống bệnh ho gà hiệu quả là đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh ho gà; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
5 trẻ tử vong vì ho gà
http://suckhoedoisong.vn/5-tre-tu-vong-vi-ho-ga--n128982.html
http://tintuc.vn/cac-benh/5-tre-tu-vong-benh-dich-ho-ga-dien-bien-phuc-tap-181714
Sáng ngày 9/3, TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế cho hay, báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương gửi về Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay tại bệnh viện đã ghi nhận 55 trường hợp nhập viện do mắc ho gà.
Sáng ngày 9/3, TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế cho hay, báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương gửi về Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay tại bệnh viện đã ghi nhận 55 trường hợp nhập viện do mắc ho gà. Tính đến chiều ngày 8/3, đã có 5 trường hợp bệnh nhân tử vong. Số ca mắc ho gà có xu hướng gia tăng trong thời gian qua do điều kiện thời tiết mùa đông-xuân ở các tỉnh phía Bắc thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
Các bệnh nhân mắc bệnh rải rác ở các tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Cao Bằng, Nam Định, Nghệ An, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nam. Đáng lưu ý, số ca mắc bệnh ho gà nhiều nhất là Hà Nội (10 ca), tiếp sau đó là Nam Định (5 ca). Các trường hợp tử vong gồm: 1 trường hợp ở Hà Nội, 1 trường hợp ở Nam Định, 1 trường ở Cao Bằng, có 2 trường hợp xin về ở Nam Định và Nghệ An. Đáng lưu ý, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ho gà đều là trẻ em dưới ba tháng tuổi (chiếm tỷ lệ 80%). Đây là các đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc mới chỉ được tiêm một mũi vắcxin phòng bệnh ho gà. Hiện số ca mắc chỉ ghi nhận rải rác. Dù vậy, TS Trần Đắc Phu cũng lưu ý trong vài năm gần đây, ghi nhận nhiều ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi- chưa đến tuổi chỉ định tiêm mũi 1.
Theo TS Trần Đắc Phu, về nguyên tắc, trong 2 tháng đầu trẻ được bảo vệ nhờ miễn dịch từ mẹ truyền sang. Trong trường hợp này, các bà mẹ không được tiêm phòng, cũng không từng mắc ho gà nên không có miễn dịch, vì thế trẻ sinh ra cũng không có miễn dịch. Bệnh ho gà lây rất nhanh, quan trọng là phát hiện sớm bệnh, cách ly, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong. “Nhờ làm tốt công tác tiêm chủng, số ca mắc ho gà, bạch hầu giảm rất nhiều nhưng không phải không có. Không thể cứ bạch hầu bảo viêm amidan, cứ ho lại bảo viêm họng…, cần chẩn đoán đúng bệnh, điều trị sớm thì sẽ không biến chứng nặng”- TS Phu nhấn mạnh.
Để phòng bệnh, TS Phu khuyến cáo, cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi (có thể tiêm dịch vụ hoặc tiêm miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại các xã phường), không nên trì hoãn việc tiêm phòng cho trẻ trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu chưa từng mắc ho gà thì có thể tiêm vắcxin dịch vụ phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván để tạo miễn dịch; tiêm cho người trong độ tuổi từ 6-64.
Theo nhà sản xuất, vắcxin này có thể tiêm phòng cho thai phụ ở tuần thai thứ 20. Dù vậy, Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng xem xét để có hướng dẫn cụ thể như trường hợp nào nên tiêm, vùng nào nên tiêm… không nhất thiết thai phụ nào cũng cần phải tiêm.
Bên cạnh đó, theo các bác sỹ điều trị, đặc biệt, đối với những trẻ dưới 1 tháng tuổi, nếu mắc ho gà thì thường tiến triển bệnh nặng rất nhanh và tỷ lệ tử vong lên đến gần 90%. Ngoài ra, ho gà thường có thời gian ủ bệnh khoảng 1 đến 2 tuần nên rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Để phòng bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Người bệnh khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc ho gà, đối với trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Khi mới mắc bệnh ho gà, trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn
Đồng bằng sông Cửu Long tập trung phòng, chống cúm gia cầm
http://cand.com.vn/y-te/Dong-bang-song-Cuu-Long-tap-trung-phong-chong-cum-gia-cam-431734/
Hiện nay, ở một số địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện dịch cúm gia cầm. Ngành chức năng đã và đang khẩn trương tiến hành các biện pháp nhằm tiêu hủy, dập tắt ổ dịch, lập kế hoạch phòng, chống… Tuy nhiên, tình trạng mua bán gà, vịt sống chưa qua kiểm định, không rõ nguồn gốc vẫn tồn tại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan, đồng thời gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tình hình diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan cao
Theo thống kê, toàn vùng ĐBSCL có tổng đàn gia cầm dao động khoảng 58-60 triệu con (gà, vịt). Hiện nay, đã có 3 địa phương phát hiện ổ dịch cúm gia cầm, nên nguy cơ cúm gia cầm lây lan là rất cao.
Cụ thể: tại Bạc Liêu có 1 ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một hộ chăn nuôi tại ấp Vĩnh Phú A (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) làm 400 con gà bị mắc bệnh, chết và 2.785 con gà bị tiêu hủy; tại tỉnh An Giang có 2 ổ dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi gia cầm của xã Tân Trung (huyện Phú Tân) khiến 300 con vịt trời mắc bệnh và 809 con vịt trời phải tiêu hủy, tại xã Phú Mỹ Đông (huyện Thoại Sơn) có 80 con gà mắc bệnh và đã bị tiêu hủy; tại tỉnh Sóc Trăng xảy ra 1 ổ dịch cúm A/H5N1tại 1 hộ nuôi gà thuộc xã Mỹ Tú (huyện Mỹ Tú) đã có 110 con mắc bệnh và 945 con bị tiêu hủy. Trước đó, vào cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng đã phát sinh một ổ dịch cúm gia cầm với số lượng trên 700 con. Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy và phun xịt thuốc tiêu độc khử trùng.
Mặc dù tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra hết sức phức tạp, nhưng tại một số điểm chợ, dọc các tuyến lộ, gà, vịt sống không rõ nguồn gấc, xuất xứ vẫn được bày bán gây khó khăn cho công tác phòng, chống cúm của ngành chức năng. Ghi nhận dọc theo quốc lộ 91B, trên địa bàn quận TP Cần Thơ, đoạn qua khu vực cầu Bà Bộ thuộc phường Long Hòa, phường Long Tuyền (quận Bình Thủy) và khu vực phường An Khánh (quận Ninh Kiều), người dân vẫn bán gà vịt dọc đường , trên cả vỉa hè dành cho người đi bộ…
Theo tìm hiểu của phóng viên, gia cầm bày bán có nguồn gốc từ vườn nhà, hoặc mua lại qua trung gian, chưa được kiểm dịch,… nhưng vì lợi nhuận nên vẫn bán. Thậm chí, có hộ còn tổ chức giết mổ, bán tại nhà.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ thông tin, tại khu vực trên có khoảng 30 hộ buôn bán gia cầm. Theo đó, các ngành chức năng đã thiết lập các đoàn kiểm tra xử lí, nhưng các hộ buôn bán vẫn tìm cách né tránh đoàn kiểm tra bằng cách dựng bảng bán gà, có người đến mua thì họ vào nhà lấy ra bán, chứ không trưng bày gà, vịt sống.
Khẩn trương triển khai đồng loạt nhiều biện pháp
Trước tình hình dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ngành chức năng các tỉnh, thành đã triển khai nhiều biện pháp nhằm dập tắt ổ dịch cũng như lập kế hoạch phòng, chống dịch. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết: Hiện nay, tổng số đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh trên 3,5 triệu con.
Thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm trên địa bàn tỉnh được Chi cục Thú y thực hiện định kỳ, với trên 80% đàn gia cầm được tiêm vắc xin. Theo đó, từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện thêm ổ dịch nào; tại tỉnh Long An, tổng đàn gia cầm là 8 triệu con, do là tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia, vì vậy để phòng ngừa có hiệu quả sự xâm nhiễm vi-rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi-rút gia cầm khác xâm nhiễm từ khu vực biên giới vào địa bàn, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt chuyển về các huyện khu vực biên giới 1 triệu liều vắc xin cúm gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêm phòng theo phương án xã hội hóa vắc-xin. Đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, giám sát, triển khai tiêm phòng bắt buộc.
Ghi nhận tại các tỉnh biên giới như Đồng Tháp, An Giang,… tình hình vịt chạy đồng diễn ra “rầm rộ” . Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp, tổng đàn gia cầm 3 triệu con (trong đó, 2 triệu con vịt và 1 triệu con gà). Tuy nhiên, vào mùa vịt chạy đồng, thì tổng đàn vịt sẽ tăng lên gấp đôi khoảng 4 triệu con. Việc vịt chạy đồng sẽ làm tăng đàn, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang mầm bệnh từ nơi khác đến
Ông Bạch Tuấn Kiệt – Trưởng phòng Quản lí dịch bệnh Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, chưa ghi nhận “điểm nóng” nào về trường hợp gia súc, gia cầm bệnh và chết số lượng lớn trên địa bàn. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh xảy ra là rất lớn do thời tiết thay đổi chuyển lạnh đột ngột; việc chăn nuôi không đảm bảo vệ an toàn sinh học và chăn nuôi chạy đồng là điểu kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh và lây lan. Về công tác phòng, chống tỉnh đã cho phát động Tháng Vệ sinh tiêu độc, khử trùng (từ ngày2 20-2 đến 20-3); thực hiện tốt công tác tiêm phòng; giám sát; tuyên truyền; ngăn chặn kịp thời các đàn vịt chạy đồng không được tiêm phòng ngừa dịch; kiên quyết xử lí nghiêm tình trạng buôn bán, nhập lậu kể cả hình thức quà tặng, quà biếu nhằm ngăn chặn mầm bệnh; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức hộ dân.
Ngoài ra, nhằm kiểm soát chặt chẽ tình trạng xuất, nhập gia cầm vào địa bàn các tỉnh đã tiến hành thiết lập các trạm kiểm soát, kiểm dịch. Tại tỉnh An Giang đã xây dựng năm trạm kiểm soát, kiểm dịch tại Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), Vĩnh Hội Đông (TP Châu Đốc), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), Cửa khẩu Long Bình (huyện An Phú) và trạm kiểm dịch nội địa Vàm Cống (TP Long Xuyên), đồng thời chỉ đạo ứng trực liên tục 24/24. Còn tại TP Cần Thơ có 2 chốt kiểm dịch cố định ở cửa ngõ vào thành phố, (đặt tại bót số 10 giáp với tỉnh Hậu Giang, 1 trạm đặt tại Lộ Tẻ kiểm soát Kiên Giang, An Giang). Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ cũng có đội kiểm dịch lưu động, trạm thú y 9 quận, huyện đều có lực lượng kiểm dịch, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch bùng phát, lây lan.
Kết qủa, từ đầu năm 2017 đến nay, Chi cục đã triển khai 209 đợt kiểm tra, phát hiện và xử lý 70 trường hợp, chủ yếu là hành vi vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không có giấy kiểm dịch, các phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh thú y, hoặc trốn tránh các trạm kiểm tra… Còn tại tỉnh Tiền Giang, Đoàn kiểm tra liên ngành đã tăng cường kiểm tra các địa điểm tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Tổ chức kiểm dịch gia cầm vận chuyển từ gốc, kiểm dịch chặt chẽ hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra cơ sở giết mổ tập trung, điểm tập trung gia cầm và sản phẩm gia cầm. Thông báo cho ngành Y tế để giám sát tình hình sức khỏe của người dân trong vùng khi phát sinh ổ dịch cúm trên gia cầm.
Để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào cơ thể người, ông Nguyễn Văn Lành - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang, khuyến cáo: Trong sử dụng thực phẩm, nên sử dụng sản phẩm có đóng dấu xác nhận an toàn của cơ quan chức năng. Đối với những sản phẩm gia cầm tại địa phương như gà, vịt, bà con nên chọn những con khỏe mạnh, không có biểu hiện khác thường, nhất là không nên dùng sản phẩm gia cầm chưa được chế biến chín. Còn đối với người chăn nuôi, khi chăm sóc gia cầm, cần có đồ bảo hộ an toàn.
Tính đến ngày 1-3-2017, cả nước đã phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 tại 15 hộ chăn nuôi thuộc 11 xã của 7 tỉnh chưa qua 21 ngày, gồm: Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng, Nam Định, Đồng Nai, Quảng Ngãi và Nghệ An.
Theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi-rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là các tỉnh có đường biên giới và các tỉnh, thành có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Quảng Ngãi tiêu hủy hơn 23.000 con gà, vịt mắc cúm
http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/quang-ngai-tieu-huy-hon-23000-con-ga-vit-mac-cum-360072
Kể từ ngày 7/2 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 7 ổ cúm gia cầm. Cơ quan chức năng cũng đã buộc tiêu hủy hơn 23.000 con gà, vịt mắc bệnh.
Ngày 9/3, tin từ Phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, các cơ quan chức năng buộc phải tổ chức tiêu hủy gần 4.000 con gà mắc cúm gia cầm trên địa bàn huyện.
Đây là đàn gà của gia đình ông Trần Anh Dương, ở thôn Châu Me, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ. Đàn gà bắt đầu bỏ ăn từ ngày 2/3, đến khi gà chết hàng loạt, ông Dương báo với cơ quan chức năng đến lấy mẫu gửi Trung tâm thú y vùng 4 xét nghiệm, kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N6.
Như vậy, kể từ ngày 7/2 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 7 ổ cúm gia cầm, riêng tại huyện Đức Phổ đây là ổ thứ 3. Cơ quan chức năng cũng đã buộc tiêu hủy hơn 23.000 con gà, vịt mắc bệnh.
Trước tình trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa, dập dịch, trong đó có việc đồng ý cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tạm ứng 8.400 lít hóa chất iodine để triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi.
Bộ Y tế yêu cầu xác minh thông tin trường hợp chết não tại phòng khám 168 Hà Nội
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/bo-y-te-yeu-cau-lam-ro-vu-san-phu-bi-chet-nao-687596.html
Tại công văn số 1057 /BYT-BM-TE, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị y tế liên quan xác minh và báo cáo về diễn biến trường hợp tai biến của chị T. Báo cáo đề nghị gửi về Bộ Y tế trước ngày 13/3/2017.
Trước thông tin trên báo chí phản ánh tình trạng "bác sỹ Trung Quốc bỏ trốn sau khi bệnh nhân chết não", phản ánh trường hợp chị T đến khám bệnh tại phòng khám 168 Hà Nội ngày 5/3/2017 và đã xảy ra tai biến dẫn đến tình trạng mất não, ngày 8/3, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội xác minh thông tin báo nêu.
Theo đó, tại công văn số 1057 /BYT-BM-TE, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị y tế liên quan xác minh và báo cáo về diễn biến trường hợp tai biến của chị T. Báo cáo đề nghị gửi về Bộ Y tế trước ngày 13/3/2017. Phòng khám 168 Hà Nội có trách nhiệm chia sẻ, động viên, hỗ trợ gia đình chị T trong quá trình chăm sóc điều trị, đồng thời cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và cơ quan truyền thông về trường hợp tai biến nêu trên. Sở Y Hà Nội khẩn trương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, rà soát và giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, đặc biệt với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố người nước ngoài. Nếu phát hiện có sai phạm, vi phạm luật khám bệnh, chữa bệnh thìphải có biện pháp giải quyết, xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế TP Hà Nội chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại Hà Nội, bao gồm cả cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế hành nghề y tế tư nhân, nghiêm túc thực hiện theo Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ trong khám bệnh, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Theo thông tin phản ánh trên báo chí, chị T, 29 tuổi sống tại Quảng Ninh, có thai 21 tuần, đến khám bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội lúc 16h ngày 5/3/2017 và được chẩn đoán viêm âm đạo. Tại phòng khám 168 Hà Nội, chị T đã được bác sỹ người Trung Quốc chỉ định điều trị viêm âm đạo bằng trị liệu máy rung. Tuy nhiên, trong khi thực hiện trị liệu máy rung để rửa âm đạo, chị T có biểu hiện khó thở, lên cơn co giật, sùi bọt mép và được chuyển đến cấp cứu A9 của Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, mất não. Sau khi xảy ra tai biến nêu trên, bác sỹ người Trung Quốc đã bỏ trốn không để lại thông tin liên lạc.
Diễn biến mới vụ thai phụ hôn mê sâu tại Phòng khám 168 Hà Nội
Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về việc thai phụ TTTT. (29 tuổi, sống tại Quảng Ninh) đến khám bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội và xảy ra tai biến dẫn đến tình trạng mất não, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị liên quan có trách nhiệm vào cuộc.
Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về việc thai phụ TTTT. (29 tuổi, sống tại Quảng Ninh) đến khám bệnh tại Phòng khám 168 Hà Nội và xảy ra tai biến dẫn đến tình trạng mất não, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị y tế liên quan xác minh và báo cáo về diễn biến trường hợp tai biến của chị T. Báo cáo đề nghị gửi về Bộ Y tế trước ngày 13/3/2017.
Bộ Y tế yêu cầu Phòng khám 168 Hà Nội có trách nhiệm chia sẻ, động viên, hỗ trợ gia đình chị T trong quá trình chăm sóc điều trị, đồng thời cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và cơ quan truyền thông về trường hợp tai biến nêu trên ; Khẩn trương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, rà soát và giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, đặc biệt với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố người nước ngoài.
Nếu phát hiện có sai phạm, vi phạm luật khám bệnh, chữa bệnh thì phải có biện pháp giải quyết, xử lý triệt để ; Chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại Hà Nội, bao gồm cả cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế hành nghề y tế tư nhân, nghiêm túc thực hiện theo Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ; Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ trong khám bệnh, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
VỤ BÁC SĨ TRUNG QUỐC BỎ TRỐN SAU KHI BỆNH NHÂN HÔN MÊ: Gia đình nạn nhân sẽ khiếu nại lên Bộ Y tế
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170309/gia-dinh-nan-nhan-se-khieu-nai-len-bo-y-te/1277519.html
Người thân chị Trần Thị Thu T. (Quảng Ninh), nạn nhân vụ tai biến sau khi điều trị phụ khoa tại phòng khám 168 Hà Nội (Hà Nội), cho biết sẽ gửi khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm đề nghị làm rõ nguyên nhân.
Theo chị Trần Thị Thu Hằng, chị ruột của chị T., có rất nhiều bất thường xung quanh ca điều trị cho em gái chị tại phòng khám 168 Hà Nội.
“Khi phòng khám chuyển em tôi đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai thì họ mang theo một cuốn sổ y bạ, gia đình chúng tôi đang chụp ảnh lại thì họ đòi lại và ngày 7-3 khi làm việc với gia đình họ lại đưa một sổ y bạ mới không có chữ ký bác sĩ điều trị” - chị Hằng cho biết.
Cũng theo chị Hằng, thời điểm gia đình chị đến phòng khám 168 Hà Nội tối 5-3 sau khi em chị đi cấp cứu thì phòng khám không hề có bác sĩ, dù mới xảy ra tai biến nghiêm trọng nhưng tất cả nhân viên đều nói không biết và không cho liên lạc với người chịu trách nhiệm của phòng khám, đồng thời thông tin về người điều trị cho người thân của gia đình mỗi lần cung cấp đều khác nhau.
Theo chị Hằng, em ruột chị là chị T. trước khi đi khám phụ khoa và bị tai biến kể trên rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý.
Chiều 9-3, chị Hằng cho biết gia đình chị đã gửi khiếu nại lên Công an huyện Thanh Trì và sẽ gửi tiếp khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Theo thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho đến 9-3 cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được bác sĩ người Trung Quốc Trịnh Túc Vinh, người điều trị cho chị T. và xảy ra tai biến.
Yêu cầu "có trách nhiệm" trong vụ bác sỹ Trung Quốc bỏ trốn
Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, Trần Đăng Khoa đã có yêu cầu như vậy trong văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội hôm nay 9-3.
Theo đó, ông Khoa yêu cầu Sở Y tế Hà Nội xác minh và báo cáo diễn biến vụ tai biến làm chị Trần Thị Thu T. (29 tuổi, ở Quảng Ninh) hôn mê sau khoảng 3 phút được điều trị phụ khoa bằng khí dung.
Đồng thời yêu cầu Phòng khám 168 Hà Nội phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ gia đình bệnh nhân, thông tin trung thực về vụ việc tới gia đình và cơ quan truyền thông.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế khẩn trương thành lập đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, đặc biệt cơ sở có yếu tố nước ngoài về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Trả lời Tuổi Trẻ chiều nay 9-3, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay tại Hà Nội hiện có 6 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc làm việc. Đây là lần thứ 2 bác sĩ Trung Quốc bỏ trốn sau tai biến y khoa.
Những thủ phạm khiến 26.000 bệnh nhân suy thận đối mặt cửa tử
Ngoài tình trạng bệnh lý, chế độ ăn uống thiếu khoa học đang trở thành nguyên nhân gia tăng căn bệnh suy thận. Ước tính, khoảng 26.000 người trên cả nước đang đối mặt với cửa tử vì suy thận giai đoạn cuối.
Thông tin trên được PGS.TS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội Lọc máu TPHCM cho biết tại Lễ hưởng ứng ngày Thận học Quốc tế (tổ chức ngày 9/3 tại TPHCM). Theo đó, thận mạn tính là bệnh không lây nhưng có tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn tiến âm thầm, khi có biểu hiện cụ thể thì đã ở giai đoạn nặng. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 10% dân số toàn cầu mắc phải căn bệnh này.
Còn theo TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) cho biết tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thận thế giới 2017 sáng nay (9/3), chỉ tính riêng năm 2016, tỷ lệ bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo do biến chứng đái tháo đường có liên quan đến thừa cân,béo phì đã lên tới 14%. Trước đó năm năm 2008 con số này chỉ vào khoảng 8%.
Suy thận mạn tính ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống nhưng chưa có giải pháp chữa khỏi, người bị bệnh phải được chăm sóc y tế suốt phần đời còn lại. Ước tính, đến nay trên cả nước có khoảng 26.000 người mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Người mắc bệnh nếu muốn kéo dài thời gian sống phải chạy thận nhân tạo, một số ít bệnh nhân có điều kiện kinh tế, có nguồn thận hiến tặng thực hiện được cuộc ghép nhưng cũng phải sống chung với thuốc chống thải ghép. Hầu hết bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm vì không có điều kiện chữa trị, bởi chi phí cho mỗi tháng chạy thận tiêu tốn từ 5 đến 6 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm suy thận mãn, uống thuốc điều trị nội khoa đúng chỉ định duy trì được hàng 10 - 20 năm mới chuyển sang giai đoạn phải chạy thận. Với chạy thận, duy trì cuộc sống cũng rất lâu (Tại khoa Thận nhân tạo Bạch Mai, bệnh nhân lâu nhất đang chạy thận đã 21 năm)
Để duy trì cân nặng hợp lý cần hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa; Hạn chế ăn đường và muối; Tăng cường ăn rau và trái cây; Thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút/ngày, đối với người trưởng thành.
Béo phì - Thủ phạm gián tiếp gây suy thận
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương được với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì. Dự báo đến năm 2025, béo phì sẽ ảnh hường đến 18% nam giới và hơn 21% phụ nữ trên toàn thế giới. Trong khi đó, số người béo phì tăng gấp hai lần so với năm 1980.
Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân béo phì cũng chiếm đến 25% dân số.
Đây cũng chính là lý do vì sao Ngày Thận thế giới năm nay (thứ năm, tuần thứ 2 của tháng 3 hàng năm) lại lấy chủ đề “Bệnh thận và béo phì”.
“Thừa cân béo phì liên quan trực tiếp đến đái tháo đường, tăng huyết áp và hậu quả là suy thận. Huyết áp cao và tiểu đường là nguyên nhân của 2/3 tổng số ca suy thận. Người thừa cân béo phì có nguy cơ suy thận mạn tính giai đoạn cuối cao gấp 2 - 7 lần người có cân nặng bình thường. Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn.
Vấn đề này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà trên thế giới, có quốc gia tỉ lệ bệnh nhân phải chạy thận bắt đầu từ nguyên nhân đái đường do béo phì chiếm đến 30 - 40%. Vì thế, khi ngăn ngừa được béo phì, tỉ lệ suy thận cũng giảm đi”, TS Dũng nói.
Dinh dưỡng và vận động thiếu khoa học
TS Dũng cũng khuyến cáo, mỗi người chỉ có hai quả thận nên hãy giữ gìn, chăm sóc nó. Khi có các yếu tố nguy cơ (như béo phì, cao huyết áp) cần phải đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ suy thận. Tại khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Bạch Mai, phần lớn bệnh nhân phải chạy thận là do tình cờ phát hiện khi đi khám vì bệnh lý khác, phát hiện suy thận độ 3B và phải chạy thận. Đáng nói, có nhiều bệnh nhân rất trẻ bị cao huyết áp, bệnh nhân tiểu đường biến chứng suy thận phải lọc máu.
Theo TS Dũng, để không bị thừa cân béo phì phải lưu ý đến 2 yếu tố là hoạt động và dinh dưỡng. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn để tiêu hao năng lượng dư thừa khi nạp vào cơ thể để không bị béo phì. Còn khi đã bị béo phì cần có kế hoạch giảm cân. Việc giảm cân không chỉ ngăn ngừa nguy cơ bị suy thận, mà còn phòng ngừa các bệnh lý khớp, tim mạch, ung thư…
Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài những nguyên nhân bệnh lý như viêm cầu thận cấp, sỏi thận, hội chứng thận hư thì biến chứng của tiểu đường, cao huyết áp do chế độ ăn uống, vận động thiếu khoa học (ăn nhiều muối, nhiều chất béo, uống ít nước, lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu...) đang là nguyên nhân gia tăng bệnh suy thận.
Ngoài ra, việc sử dụng kéo dài một số thuốc cũng có thể gây độc cho thận như: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang...
Do đó, cần có chế độ ăn uống vận động khoa học, hợp lý, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá; nên đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện và điều trị.
Việc điều trị bệnh thận nói riêng và các bệnh lý khác cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ lạm dụng thuốc gây ngộ độc cho thận.
Số người ngộ độc do rượu methanol liên tục gia tăng
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451679/
Ngày 9-3, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết liên tục trong những ngày gần đây, số ca ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp (methanol) phải vào trung tâm cấp cứu có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhân bị ngộ độc rượu chứa methanol đều ở Hà Nội, thậm chí có cả người nước ngoài.
Theo đó, chỉ tính từ ngày 22-2 tới ngày 8-3, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận 14 ca ngộ độc loại rượu methanol vào điều trị, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Các bệnh nhân bị ngộ độc rượu chủ yếu sống tại Hà Nội, có uống rượu, mua rượu tại các quán ăn, các cửa hàng trên địa bàn các quận/huyện: Hà Đông, Phúc Thọ, Đống Đa, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Đáng chú ý, trong 3 trường hợp nhập viện cấp cứu mới nhất trong vòng 48 giờ qua có 2 trường hợp phải lọc máu, chạy thận nhân tạo cấp cứu để thải trừ methanol ra khỏi cơ thể.
Trong số này có một nam bệnh nhân người nước ngoài (35 tuổi, ở phố Pháo Đài Láng, quận Đống Đa), dạy ngoại ngữ tại Hà Nội nhập viện trong tình trạng mờ mắt và đau đầu dữ dội. Trước đó, nam bệnh nhân này đã uống rượu tại nhà nhưng mua rượu ở quán ngay gần nơi cư trú.
Cùng với số bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nguy kịch tính mạng thì tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, trong vòng hơn một tháng qua, số bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, xơ gan, viêm tụy cấp do uống rượu cũng đang gia tăng. TS Vũ Trường Khanh, Trưởng Khoa Tiêu hóa cho biết, khoa đang điều trị cho hơn 50 bệnh nhân có liên quan đến rượu, trong đó có 6 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa và xơ gan nặng. Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân này thường bị sảng rượu kèm theo những hội chứng rối loạn thần kinh do lên cơn thèm rượu, dẫn đến la hét, vật vã dữ dội và bị ảo giác.
TS Vũ Trường Khanh cũng cho biết thêm, tỷ lệ bệnh nhân xơ gan do rượu điều trị tại khoa chiếm 40%-50%, nhất là bệnh nhân vừa nhiễm viêm gan virus B vừa nghiện rượu, còn tỷ lệ bị viêm tụy cấp do rượu chiếm tới 40%.
Trước tình trạng số người bị ngộ độc rượu methanol trên địa bàn Hà Nội có chiều hướng gia tăng, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của Hà Nội đang tăng cường kiểm tra một số quán ăn, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai nhằm phát hiện và thu giữ rượu có chứa methanol gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.
Chỉ trong vòng một tuần qua, lực lượng liên ngành đã kiểm tra gần 200 cơ sở ăn uống, sản xuất kinh doanh rượu, đồng thời niêm phong gần 2.000 lít rượu không nhãn mác. Đặc biệt qua xét nghiệm, cơ quan chức năng đã phát hiện mẫu rượu tại quán cơm Vĩnh Thành (ở số 95 khu giãn dân phường Mỗ Lao, quận Hà Đông) có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép 2.002 lần và mẫu rượu ngâm của gia đình ông Nguyễn Đình Chính (ở số 59, tổ 24, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) có nồng độ là 89.680mg/L, vượt ngưỡng gần 900 lần.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong những ngày tới, các đoàn liên ngành của Hà Nội sẽ tiếp tục tăng tường kiểm tra, truy xuất nguồn gốc các loại rượu không nhãn mác, nhất là nguồn rượu từ những cơ sở đã khiến bệnh nhân ngộ độc methanol. Qua kiểm tra, nếu phát hiện rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ tịch thu, tiêu hủy và xử lý nghiêm cơ sở vi phạm. Đồng thời, cơ quan chức cũng đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo cho người dân và bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, cơ sở ăn uống phải cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, cấm tuyệt đối việc pha cồn công nghiệp methanol vào rượu.
Vụ ngộ độc tại Lai Châu: Hầu hết do sử dụng rượu có methanol vượt ngưỡng
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451624/
Liên quan đến vụ ngộ độc tập thể khiến nhiều người nhập viện và tử vong tại xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, UBND tỉnh Lai Châu vừa cho biết: Các cơ quan chức năng đều kết luận, hầu hết các nạn nhân tử vong và nhập viện được xét nghiệm là do sử dụng rượu có nồng độ methanol vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần. Trong đó, kết quả xét nghiệm của cơ quan công an và pháp y cũng cho rằng nguyên nhân tử vong của 9 nạn nhân là do ngộ độc methanol. Trước đó, từ ngày 10-2-2017, gia đình ông Phu Vần Lẻng, dân tộc Hà Nhì, ở bản Tả Chải, xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu) tổ chức ăn cơm, uống rượu. Đến tối cùng ngày, ông Lẻng đau đầu, buồn nôn và tử vong. Sau khi ông Lẻng chết, gia đình tổ chức hậu sự, nhân dân trong bản đến ăn cơm, uống rượu trong 3 ngày theo phong tục. Đến ngày 13-2, xảy ra hiện tượng nhiều người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, trong đó 7 trường hợp tử vong.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền huyện Phong Thổ và các lực lượng chức năng huy động tối đa nhân lực và vật lực phục vụ công tác cứu chữa, khắc phục hậu quả vụ việc.
Lại có 4 bệnh nhân nhập viện do Methanol
http://suckhoedoisong.vn/lai-co-4-benh-nhan-nhap-vien-do-methanol-n129006.html
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/them-4-benh-nhan-nhap-vien-do-ngo-doc-ruou-methanol-687622.html
http://cand.com.vn/y-te/Them-4-benh-nhan-nhap-vien-cap-cuu-vi-ruou-methanol-431796/
Bệnh viện Bạch Mai lại vừa tiếp nhận thêm 4 bệnh nhân ngộ độc do methanol, nâng tổng số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện do ngộ độc rượu lên con số 14 ca ngộ độc.
Thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, trong các ngày 6-8/3, Trung tâm tiếp tục tiếp nhận thêm 4 trường hợp ngộ độc rượu methanol, trong đó có 3 ca được chỉ định lọc máu cấp cứu để thải trừ cồn methanol; 2 ca vẫn trong tình trạng hôn mê sâu và có tiên lượng rất xấu.
Trong số 4 bệnh nhân ngộ độc methanol đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc thì có 2 bệnh nhân cùng quê ở Thuận Châu, Sơn La đang làm công nhân ở Hà Nội và uống rượu cùng một chỗ. Sau 18 gờ uống rượu, bệnh nhân L.V.M (40 tuổi, Thuận Châu, Sơn La) xuất hiện triệu chứng đau đầu, mờ mắt, ngừng tuần hoàn đã được tuyến trước cấp cứu và chuyển về Trung tâm Chống độc ngày 8/3 trong tình trạng hôn mê sâu, toan chuyển hóa nặng. Bệnh nhân được điều trị theo hướng ngộ độc methanol: bệnh nhân được chỉ định thở máy, lọc máu để thải trừ methanol và điều trị tích cực. Tuy nhiên, do tình trạng ngộ độc quá nặng nên hiện tại bệnh nhân vẫn đang được duy trì thuốc vận mạch và trong tình trạng hôn mê sâu, tiên lượng rất xấu.
Bệnh nhân L.V.H (38 tuổi, Thuận Châu, Sơn La) - là người cùng quê và uống rượu cùng chỗ với bệnh nhân L.V.M. Sau khi uống rượu gần 1 ngày, bệnh nhân cũng xuất hiện tình trạng đau đầu, mờ mắt, khó thở, thở nhanh và toan chuyển hóa. Bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy, lọc máu. Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh nhân L.V.H may mắn hơn bệnh nhân L.V.M là bị ngộ độc methanol nồng độ nhẹ hơn nên sau khi được lọc máu thải trừ methanol, hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, ổn định, đã rút nội khí quản và thị lực đang dần được cải thiện.
Bệnh nhân thứ 3 là H.V.Q (40 tuổi) quê ở Đông Triều, Quảng Ninh đang làm thêm tại Hà Nội. Bệnh nhân uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa phận quận Cầu Giấy. Sau khi uống rượu, bệnh nhân xuất hiện tình trạng hôn mê, toan chuyển hóa nặng, đã được tuyến dưới đặt nội khí quản và chuyển đến Trung tâm Chống độc ngày 6/3. Bệnh nhân đã được lọc máu, đặt nội khí quản, thở máy, điều trị tích cực. Tuy nhiên do bị ngộ độc quá nặng nên hiện tại bệnh nhân vẫn hôn mê sâu. Kết quả chụp não cho thấy não bị tổn thương nặng và bị xuất huyết 2 bên. Được các thầy thuốc giải thích tiên lượng xấu, chiều 9/3, gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà.
Bệnh nhân thứ 4 bị ngộ độc methanol đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc là một nam thanh niên người nước ngoài (35 tuổi) trú tại phố Pháo Đài Láng (Q.Đống Đa), dạy ngoại ngữ tại Hà Nội, vào viện hôm 7/3 trong tình trạng mờ mắt, đau đầu. Người nhà cho biết, các ngày trước khi có biểu hiện ngộ độc, bệnh nhân uống rượu tại nhà nhưng mua rượu ở quán ngay gần nơi cư trú. Đến chiều 6/3 thì xuất hiện mờ mắt nên đến khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương và tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Như vậy, từ ngày 22.2 - 8.3 tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 14 ca ngộ độc loại rượu cồn công nghiệp methanol vào điều trị, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong; 1 trường hợp gia đình xin về. Các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh khác nhau nhưng chủ yếu sống và làm việc tại Hà Nội, có uống rượu, mua rượu tại các quán, các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội (Trong đó có 7 trường hợp sống và mua rượu trên địa bàn quận Đống Đa).
Sau bữa cơm trưa, hàng trăm công nhân bị ngộ độc
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/gan-400-cong-nhan-nhap-vien-cap-cuu-sau-bua-an-trua-687612.html
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/32265202-nhieu-cong-nhan-nhap-vien-sau-an-trua.html
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170309/hang-tram-cong-nhan-nghi-ngo-doc-sau-bua-trua/1277483.html
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451682/
Đầu giờ chiều ngày ngày 9/3, hàng trăm công nhân làm việc tại công ty TNHH Inter Samil Vina (Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) đã đồng loạt có dấu hiệu bị ngộ độc. Khoảng 400 công nhân đã được đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế ở thị xã Tân Uyên và bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.
Vào trưa cùng ngày các công nhân ăn cơm tại nhà ăn tập thể của công ty với thực đơn gồm thịt gà, trứng, thịt heo và rau. Sau khi ăn khoảng một giờ sau thì hàng trăm công nhân có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và nôn ói, tiêu chảy...
Sau khi sự việc xảy ra lãnh đạo UBND thị xã Tân Uyên và Phòng y Tế thị xã Tân Uyên đã có mặt ghi nhận sự việc, lấy mẫu thức ăn để điều tra làm rõ nguyên nhân.
Hải Phòng: Sáu người nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa ăn trưa, cả chủ nhà và người làm thuê phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng đau đầu, đau bụng, nôn mửa thốc tháo…
Thông tin ban đầu, vào 12h ngày 7.3, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Tú (57 tuổi, ở 478 Tôn Đức Thắng, xã An Đồng, An Dương, Hải Phòng) tổ chức ăn trưa với sự góp mặt của 4 công nhân gồm: Anh Vương Văn Năng (37 tuổi, ở xã An Đồng, An Dương), chị Vũ Thị Nguyệt (41 tuổi, ở thôn Bạch Mai, xã Hồng Thái, An Dương), anh Nguyễn Tá Bích (35 tuổi, ở phường Dư Hàng, Q.Lê Chân), anh Nguyễn Khắc Quyến (32 tuổi, ở xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) và con trai bà Tú là anh Lê Khắc Tiệp (34 tuổi). Sau bữa ăn, cả 6 người bắt đầu có biểu hiện đau đầu, đau bụng, nôn mửa, khó chịu nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp khám cấp cứu.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Tiệp, các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng bụng đau dữ dội và nôn mửa liên tục. Quá trình khám không phát hiện có loại độc tố nào, nhiều khả năng các nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm.
Được biết, ngay sau khi nhận thông tin, Công an huyện An Dương đã kết hợp với các đơn vị nghiệp vụ CATP và các ngành chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu giữ các mẫu vật, điều tra làm rõ vụ việc.
Nỗi lo an toàn thực phẩm trước cổng trường
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2017/3/451681/
Đầu buổi học, giờ nghỉ giải lao và kết thúc buổi học cũng là lúc các xe bán hàng lưu động vây kín trước cổng trường để phục vụ các khách hàng nhí. Thực trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ trước cổng trường mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi các em thường xuyên sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và thường xuyên "được" phơi ngoài mưa nắng, gió bụi…
Một người nước ngoài bị ngộ độc rượu chứa cồn methanol
http://thanhnien.vn/suc-khoe/mot-nguoi-nuoc-ngoai-bi-ngo-doc-ruou-chua-con-methanol-813343.html
Chiều 8.3, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm số 1 TP.Hà Nội do Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền làm trưởng đoàn đã kiểm tra, truy tìm rượu chứa cồn công nghiệp methanol tại một số quán ăn trên địa bàn P.Trung Liệt (Q.Đống Đa, Hà Nội).
Đoàn đã lấy và xét nghiệm nhanh 7 mẫu rượu tại các nhà hàng trên phố Đặng Tiến Đông và Trần Quang Diệu nhưng chưa phát hiện rượu độc. Theo Sở Y tế Hà Nội, Q.Đống Đa là một trong những địa bàn trọng điểm cần tăng cường kiểm soát chất lượng rượu.
Từ cuối tháng 2 đến nay, có 4/11 bệnh nhân sống tại Hà Nội phải vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị do ngộ độc rượu cồn công nghiệp tại Q.Đống Đa; trong đó có một bệnh nhân 35 tuổi là người nước ngoài.
Theo Phòng Y tế Q.Đống Đa, cơ quan chức năng đã kiểm tra và thu giữ hơn 200 chai rượu không nhãn mác hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các cơ sở kinh doanh, quán ăn uống trên địa bàn. Ông Nguyễn Khắc Hiền cho biết các cơ quan hữu trách đang đồng loạt thanh kiểm tra, truy xuất nguồn gốc của các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là truy tìm rượu nhiễm độc methanol.
Quản lý sức khỏe gắn với mục tiêu BHYT toàn dân
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386957
Hồ sơ quản lý sức khỏe (HSQLSK) cá nhân là hồ sơ lưu trữ thông tin toàn diện về sức khỏe và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của một công dân. Việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân đối với người có thẻ BHYT gắn với mục tiêu BHYT toàn dân nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân.
Hồ sơ sức khỏe cá nhân là cần thiết
Kinh phí ban đầu chi lập HSQLSK cho những người đã tham gia BHYT sẽ do BHXH Việt Nam chi trả; còn những người chưa tham gia BHYT, nguồn kinh phí dự tính do ngân sách địa phương hoặc các nguồn tài trợ huy động chi trả. Thông qua việc lập HSQLSK cá nhân để “kích” 18% dân số chưa tham gia BHYT.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được một số thành tựu quan trọng, tình trạng sức khỏe của người dân đã có nhiều cải thiện; tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi hệ thống y tế phải có những thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng các dịch vụ. Trong khi đó, cơ chế tài chính y tế chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội, chi tại y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu còn thấp, chưa động viên được toàn dân tham gia bảo hiểm y tế. Vì thế, việc thiết lập hệ thống quản lý sức khỏe cá nhân gắn với mục tiêu BHYT toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân là rất cần thiết.
Việc lập HSQLSK cá nhân bảo đảm hồ sơ sức khỏe cá nhân là duy nhất và thống nhất lưu trữ trong hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia để theo dõi, quản lý sức khỏe của người dân trong suốt cuộc đời. Một bộ hồ sơ sẽ được xác lập đầy đủ thông tin về nhân thân của người dân, những tiêu chí căn bản về tình trạng sức khỏe bao gồm cả cân nặng, chiều cao, giới tính, nhóm máu và một số thông tin khác về tiền sử, lịch sử bệnh. Một kỳ vọng nữa mà HSQLSK cá nhân hướng tới là mỗi người dân sẽ đều được quản lý, được chăm sóc sức khỏe một cách trực tiếp, cụ thể, toàn diện với một nhóm bác sĩ hoặc một bác sĩ ở gần nhất thông qua HSQLSK.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam Bùi Thanh Mai, khi mỗi người dân có một HSQLSK, toàn bộ dữ liệu trong hồ sơ sẽ được cập nhật trên hệ thống thông tin giám định của BHXH Việt Nam, được chia sẻ trên toàn quốc. Đồng thời, mỗi người dân sẽ giữ một bộ hồ sơ giấy tương tự như quyển y bạ. Cũng thông qua đây, các nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được xu hướng bệnh tật của Việt Nam trong từng thời điểm.
100% người dân có hồ sơ quản lý sức khỏe
Việc lập HSQLSK cá nhân đã được triển khai thí điểm tại 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Ninh và Phú Thọ. Theo đó, tỉnh Phú Thọ đã triển khai thí điểm tại huyện Yên Lập, hiện khám và lập hồ sơ sức khỏe cho hơn 62.000 người, đạt 67%. Dự kiến từ tháng 3 đến hết tháng 6.2017, Phú Thọ đặt mục tiêu khám và lập hồ sơ sức khỏe cho trên 90% dân số trên địa bàn. Tương tự, Bắc Ninh thí điểm triển khai tại 2 xã thuộc huyện Quế Võ, đã khám và lập hồ sơ cho trên 15.000 người. Dự kiến, trong tháng 5 - 6.2017, Bắc Ninh sẽ triển khai trong toàn toàn tỉnh. Còn tại Hà Nội, từ năm 2014 đã triển khai mô hình bác sỹ gia đình và đã thực hiện quản lý trên 35.000 hồ sơ sức khỏe. Hiện Sở Y tế Hà Nội đang xây dựng kế hoạch triển khai quản lý hồ sơ cá nhân để trình UBND TP Hà Nội phê duyệt dự kiến từ tháng 3 đến tháng 9.2017 sẽ hoàn thành mục tiêu. Sau khi rút kinh nghiệm từ việc thực hiện thí điểm, trong năm 2017 ngành BHXH sẽ tập trung lập HSQLSK cho 100% người dân và cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu, cơ bản, phục vụ khám chữa bệnh thông thường nhất cho người dân.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam Bùi Thanh Mai, khi người dân có HSQLSK cá nhân, việc quản lý sức khỏe sẽ được thực hiện toàn diện, liên tục, phối hợp giúp hầu hết các bệnh thông thường sẽ được phát hiện sớm và giải quyết sớm ngay tại tuyến khám chữa bệnh ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm quá tải bệnh viện, giảm áp lực đối với ngành y tế. Mặt khác, khi thông tin người bệnh thông suốt sẽ giúp giảm bớt chi phí xã hội cho việc khám, chữa bệnh và giúp bảo đảm sức khỏe cho mỗi người dân, cũng như việc quản lý chi phí bảo hiểm dễ dàng hơn, hạn chế gian lận bảo hiểm y tế. Đây cũng được coi là cơ hội để toàn ngành y tế tiến hành tái cấu trúc lại hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, cơ quan BHXH cũng có lợi vì khi tăng cường y tế dự phòng chính là tăng cường hiệu quả sử dụng quỹ BHYT, cơ hội kết nối giữa bảo hiểm thương mại với bảo hiểm nhà nước.
Thống nhất cách quản lý Quỹ BHYT
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=386947
Tại Phiên giải trình về việc triển khai lộ trình thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) do Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức vừa qua, tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT gia tăng từ cả phía người bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh đã được tập trung phân tích làm rõ nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục.
Các đại biểu quan tâm đến những hiện tượng nêu trên cũng do Quỹ BHYT đã bắt đầu bội chi sau một thời gian dài kết dư (ước bội chi trong năm 2016 là 5.130 tỷ đồng). Chưa kể, nếu thực hiện thông tuyến KCB BHYT đến cấp tỉnh (dự kiến sẽ áp dụng từ 1.1.2021), số lượng bệnh nhân nội trú tuyến tỉnh sẽ tăng mạnh, khó tránh khỏi tình trạng tăng chi hơn nữa. Theo tính toán của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, khi thực hiện thông tuyến BHYT đến tuyến tỉnh sẽ khiến gia tăng chi Quỹ thêm khoảng 3.125 tỷ đồng/năm, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHYT. Nói cách khác, nguy cơ mất an toàn Quỹ BHYT sẽ gia tăng hơn khi thực hiện thông tuyến đến tỉnh. Do vậy, phải sớm tìm ra giải pháp ngăn chặn những hiện tượng này.
Bên cạnh những hành vi lợi dụng, lạm dụng “cũ” của cơ sở KCB như: Tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X - quang, thuốc...; hay, những hiện tượng mới được cơ quan chức năng phát hiện ra là người bệnh BHYT đi KCB nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để “lấy” thuốc; đại diện cơ sở KCB huyện được mời tham gia Phiên giải trình đã đưa ra thêm một số hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT khác. Cụ thể, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa Mai Thị Thanh cho biết, phòng khám tư nhân thường tư vấn chuyển lên tuyến tỉnh khi thấy không có khả năng điều trị, không xem lại danh mục kỹ thuật của các bệnh viện trong huyện có làm được không. Tư vấn này nhanh chóng được đưa ra vì phòng khám sẽ thu tiền xe vận chuyển bệnh nhân, dù gây tăng chi phí KCB (do tăng số lượt KCB ở tuyến trên, trong khi chi phí tại tuyến huyện không giảm).
Từ thực tiễn nêu trên, bà Thanh đề nghị, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng kết nối thông tin về danh mục kỹ thuật của các cơ sở KCB, để khi bệnh nhân đến một cơ sở không có điều kiện chữa bệnh, sẽ có thể được xem xét khả năng giải quyết của cơ sở KCB ban đầu, giúp giảm chi phí cho gia đình người bệnh. Bộ Y tế phối hợp với các địa phương sớm kiểm tra việc các trạm y tế, phòng khám tư nhân chuyển tuyến vượt cấp, qua đó nhanh chóng “bịt kẽ hở” dễ gây tiêu cực nêu trên. Ngoài ra, Bảo hiểm Xã hội phối hợp với các Sở Y tế tỉnh, thành phố để quản lý người hành nghề y bằng phần mềm, giúp ngăn chặn tình trạng phòng khám tư nhân mượn bằng cấp, đánh bóng thương hiệu, từ đó thu hút người bệnh đến, tăng tần suất khám bệnh, và dễ trục lợi Quỹ BHYT.
Ghi nhận kiến nghị từ cơ sở, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cũng chỉ rõ, Bộ Y tế cần nhanh chóng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan, để đưa ra quy định thống nhất về phân tuyến cơ sở KCB; ban hành văn bản quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ BHYT chi trả; phân tuyến và xếp hạng bệnh viện tư nhân... Thực tế cho thấy, nhiều vướng mắc trong thực hiện thông tuyến KCB BHYT và quản lý Quỹ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có nguyên nhân từ thiếu những văn bản này. “Nếu ban hành được những văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ thì những vướng mắc giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ được tháo gỡ”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
BHYT là chính sách xã hội có ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, và là cơ chế tài chính giúp người dân thoát khỏi nguy cơ nghèo đói vì bệnh tật. Quỹ BHYT được hình thành nhằm tập trung nguồn lực tài chính, qua đó giúp bảo đảm luôn bám sát mục tiêu của chính sách này. Vì thế, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần ngồi lại với nhau, bàn và thống nhất cách quản lý Quỹ một cách hiệu quả và thiết thực nhất, trước khi việc thông tuyến KCB BHYT được mở rộng.
Người “giữ lửa” cho bệnh viện top đầu
http://suckhoedoisong.vn/nguoi-giu-lua-cho-benh-vien-top-dau-n129007.html
Cách đây 10 năm, Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cơ sở vật chất còn nghèo, điều kiện khám, chữa bệnh thiếu thốn.
Cách đây 10 năm, Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cơ sở vật chất còn nghèo, điều kiện khám, chữa bệnh thiếu thốn. Đến nay đã trở thành một bệnh viện hàng đầu ở tuyến huyện, để có sự thay đổi vượt bậc đó, Giám đốc Bệnh viện Hoàng Mạnh Việt đã không ngừng trăn trở, sáng tạo.
Quyết tâm “lột xác” bệnh viện
Nhiều năm nay, Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, Nam Định như một điểm sáng về bệnh viện tuyến cơ sở, đã có những thay đổi bất ngờ từ cơ sở vật chất, chuyên môn đến tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Người mạnh dạn đổi mới chính là BS. Hoàng Mạnh Việt, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, xác định muốn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân, xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện, thì mục tiêu cơ bản và đồng bộ phải nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, đào tạo con người. Chính từ đây, BS. Hoàng Mạnh Việt cùng tập thể lãnh đạo bệnh viện đã thực hiện một “cuộc cách mạng” trong tổ chức, đào tạo cán bộ mà quan trọng là chú trọng đào tạo chuyên môn, rèn luyện y đức, phân công và sử dụng cán bộ hợp lý. Quyết tâm và nỗ lực, sau 3 năm thực hiện cuộc vận động, Bệnh viện đa khoa Hải Hậu thực sự “lột xác”: Hai dãy nhà 3 tầng và 8 dãy nhà 2 tầng khang trang đã được xây dựng, với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại được đầu tư. Bệnh viện có 350 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh thường xuyên 130-135%và là một trong những bệnh viện tuyến huyện có quy mô lớn nhất cả nước. Nếu như trước đây, nhiều hoạt động chỉ trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước thì nay bệnh viện đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, nhằm có thêm nhiều nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất và thiết bị y tế hiện đại phục vụ người bệnh.
Hài lòng của người bệnh là sự sống còn của BV
Điều quan trọng hơn cả chính là niềm tin của người dân và người bệnh đã trở lại với bệnh viện. Hàng năm, bệnh viện khám 180.000 - 200.000 lượt người, điều trị nội trú 25.000 - 30.000 lượt người, phẫu thuật trên 3.000 ca. Đặc biệt, số người bệnh thuộc các xã lân cận ngoài huyện đến khám chữa bệnh ngày càng tăng. Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân đến từ các huyện khác trong tỉnh như Trực Ninh, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Xuân Trường. Điểm nổi bật là khả năng thu dung và điều trị bệnh nhân luôn ở mức cao (130 - 135% so với kế hoạch), kế hoạch được giao là 350 giường bệnh nhưng số giường thực kê tại bệnh viện là 500 giường, Bệnh viện đã thu hút nhiều người bệnh (25% người bệnh đến khám và chữa bệnh từ các huyện lân cận) do chất lượng điều trị an toàn; tinh thần thái độ phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo. Thực hiện được nhiều kỹ thuật khó: khâu vỡ gan, cắt lách, mổ lấy thai lần 2, 3; phẫu thuật xương khớp, ổ bụng, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, tiết niệu,... tổng số ca phẫu thuật của Bệnh viện Hải Hậu trong năm chiếm gần 40% tổng số ca phẫu thuật của cả 10 bệnh viện huyện trong tỉnh nên đã hạn chế nhiều người bệnh phải chuyển tuyến.
Chăm lo và nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ - viên chức trong đơn vị cũng là điều làm vị Giám đốc tận tâm này trăn trở. Hàng năm, thu nhập bình quân ngoài lương được cải thiện đáng kể, năm 2016 là 4 triệu đồng/người/tháng (gấp 10 lần so với năm 2006).
Thủ khoa Ngoại Sản
Năm 1968, bố anh hy sinh tại chiến trường miền Nam. Lúc đó, anh - cậu con cả trong gia đình - vừa tròn 9 tuổi, một mình mẹ anh nuôi 3 anh em ăn học, không phụ lòng người mẹ tần tảo, anh luôn cố gắng học tập và là một trong những học sinh xuất sắc của Trường cấp 3 A Hải Hậu, bác sĩ Việt cho biết ông cũng từng là một thủ khoa khi tốt nghiệp lớp Ngoại Sản của Trường đại học Y Hà Nội (Khóa 1976 -1982). Sau khi tốt nghiệp, tháng 9/1982 người bác sĩ trẻ sẵn sàng lên đường tiếp bước người cha vào quân đội phục vụ. Dù ở đâu thì người con của quê hương Hải Hậu vẫn nung nấu ý chí trở về quê hương lập nghiệp, đau đáu nỗi lòng làm sao để nâng cao được chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân địa phương.
Năm 2004, bác sĩ Việt đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, từ đó hàng loạt những thay đổi đã đưa bệnh viện ngày càng phát triển, được bệnh nhân và đồng nghiệp tin tưởng. Bản thân bác sĩ Việt đã tận dụng mọi thời gian bằng quyết tâm và niềm đam mê của mình, thực hiện nhiều đề tài, sáng kiến cấp tỉnh như: Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2011; Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Hải Hậu năm 2013; Thực hành chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2014.
Là một giám đốc năng động, nhiệt huyết, BS. Việt đã thực hiện vận động xã hội hóa có hiệu quả, ít ai làm được là: Trong 10 năm qua đã tranh thủ các mối quan hệ, xây dựng được niềm tin, vận động con em người quê hương đầu tư nhiều tỷ đồng để mua sắm, đổi mới trang thiết bị y tế và xây dựng các khoa, phòng đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của bệnh viện, được Bộ trưởng Bộ Y tế về thăm và đánh giá: “Bệnh viện đa khoa Hải Hậu về mọi mặt là tốp đầu trong các bệnh viện tuyến huyện của cả nước”. Năm 2015, Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
18 năm liên tục, BS. Việt đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 3 lần đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, UBND tỉnh; Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú năm 2010. Đặc biệt, vào dịp Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2017, BS. Việt được phong tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc Nhân dân. Đây là ghi nhận sự cống hiến to lớn của BSCKI. Hoàng Mạnh Việt và là niềm tự hào của cá nhân và tập thể Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu.
Thao diễn 174 kỹ thuật cải tiến trong ngành Y
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Thao-dien-174-ky-thuat-cai-tien-trong-nganh-Y/300276.vgp
Từ ngày 17-19/3 tới đây, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế, với sự tham gia của hơn 700 y, bác sĩ, dược sĩ trẻ.
Hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Đức, Sở Y tế Hà Nội…tổ chức Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế lần thứ 27 trong 3 ngày (từ ngày 17-19/3).
Tại Hội thao sẽ có 174 kíp kỹ thuật đến từ 42 cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội tham gia. Đây là những đề tài, sáng kiến, kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng hiệu quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.
Theo ông Trần Bình Giang, Phó trưởng Ban Tổ chức Hội thao liên viện, Hội thao lần này có số lượng đề tài, kỹ thuật đăng ký tham gia mở rộng hơn, các cơ sở y tế được đăng ký từ 5-10 đề tài (tùy theo xếp hạng bệnh viện). Các đề tài kỹ thuật này phải bảo đảm tính mới và đã được tuyển chọn từ Hội thao cấp cơ sở. Đặc biệt, Hội thao năm nay sẽ được tổ chức với hình thức được phân chia nhóm thi riêng theo phân loại, xếp hạng bệnh viện của Bộ Y tế.
Tại buổi họp báo ngày 9/3, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Văn Thắng cho biết, với đề tài có thành tích xuất sắc tại Hội thao liên viện, chủ nhiệm đề tài sẽ được xem xét đưa vào quy hoạch cán bộ nguồn trong lĩnh vực ngành y tế, đề tài có tính khả thi, ứng dụng cao trong thực tiễn sẽ được tạo điều kiện để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
Hội thao lần này cũng sẽ được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như tổ chức khám bệnh tình nguyện cho hơn 1.000 người dân là các đối tượng gia đình chính sách, cựu thanh niên xung phong, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và tặng quà cho gia đình bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, còn có Hội thảo “Tuổi trẻ ngành y giỏi chuyên môn, rèn y đức hướng tới sự hài lòng của người bệnh"; Triển lãm "Sáng tạo trẻ ngành y tế Thủ đô" với sự tham gia của 23 cơ sở y tế…
Bệnh viện E hỗ trợ toàn diện BV Tĩnh Gia và BV Ngọc Lặc (Thanh Hóa)
Bệnh viện E vừa tiến hành chuyến công tác khảo sát tại và quyết định sẽ hỗ trợ toàn diện cho 2 bệnh viện BV ĐKKV Tĩnh Gia và BV ĐKKV Ngọc Lặc thuộc (Thanh Hóa) về các khâu: nhận đào tạo liên tục các học viên của 2 BV này tại Bệnh viện E chuyên ngành: tim mạch, sản khoa, chấn thương, sọ não, cơ xương khớp, chẩn đoán hình ảnh, thận tiết niệu nhằm chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật theo các gói hỗ trợ thuộc Đề án 1816 và chỉ đạo tuyến năm 2017 – 2020.
Trong 2 ngày 28/2 - 1/3/2017, đoàn công tác của Bệnh viện E do GS.TS.TTND Lê Ngọc Thành - Giám đốc BV E làm trưởng đoàn đã tới khảo sát thực tế bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia và bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc.
Nhận thấy sự khó khăn cũng như tầm quan trọng của 2 BV ĐKKV Tĩnh Gia và BV ĐKKV Ngọc Lặc, đồng thời đáp ứng đề xuất của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, Ban Giám đốc Bệnh viện E đã cử đoàn công tác đến khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu, hỗ trợ trực tiếp cho ngành y tế tỉnh Thanh Hóa. Đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát thực địa từng khoa phòng để quan sát, kiểm tra các quy trình kỹ thuật thực hiện tại các khoa phòng đó như khoa Hồi sức cấp cứu – chống độc, khoa Sản, phòng mổ, phòng chụp X-quang...
BS Trần Lê Mơ – Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia cho biết, tại Tĩnh Gia, nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân, người lao động luôn được đặc biệt quan tâm, nhất là các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động bởi Tĩnh Gia là huyện ven biển có địa thế thuận lợi để phát triển kinh tế - du lịch, dân số gần 250 nghìn người. Mặt khác, trên địa bàn huyện, khu kinh tế Nghi Sơn thu hút 40 nghìn công nhân và hàng ngàn chuyên gia nước ngoài làm việc…
Theo thống kê của Bệnh viện ĐKKV Tĩnh Gia, trong năm qua, bệnh viện tiếp đón và điều trị khoảng 83,374 lượt bệnh nhân, trong đó có 18.739 bệnh nhân điều trị nội trú. Chỉ tiêu giường bệnh được giao là 200 giường nhưng thực kê là 420 giường. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 179,4%. Bệnh viện có 50 bác sĩ, 86 điều dưỡng, 23 y sỹ đa khoa làm việc tại 4 phòng chức năng và 16 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Trong năm qua, bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật mới để điều trị cho người bệnh nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của người dân nên rất cần đến sự hỗ trợ toàn diện từ phía Bệnh viện E trong nhiều lĩnh vực: tim mạch, chấn thương – sọ não, sản phụ khoa, chẩn đoán hình ảnh, thận tiết niệu, nhi khoa…
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc là trung tâm của 11 huyện miền núi phía Tây Thanh Hoá, đảm đương khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu dân, phần lớn là dân tộc thiểu số và đồng bào biên giới Việt - Lào. Với quy mô 400 giường kế hoạch, thực kê 972 giường, số lượng bệnh nhân đến khám từ 600 - 700 bệnh nhân/ngày, bệnh nhân điều trị nội trú từ 900-1.200 bệnh nhân/ngày, công suất sử dụng giường bệnh đạt 240%, trong khi số lượng bác sĩ chỉ có 120 người, 340 điều dưỡng, 6 dược sĩ... nên diễn ra tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.
Lực lượng cán bộ có trình độ chuyên khoa sâu còn thiếu, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã được quan tâm đáng kể song chưa đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc và khám chữa bệnh của nhân dân. Vì vậy, BS Hoàng Văn Minh – Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc, mong muốn Bệnh viện E hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho bệnh viện.
Qua khảo sát cho thấy, cả 2 bệnh viện trên còn thiếu cán bộ ở một số chuyên khoa sâu như: Ngoại, chấn thương sọ não, tim mạch - lồng ngực; thiếu các trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị các bệnh chuyên ngành trên.
GS Thành cho biết, để trở thành bệnh viện “vệ tinh” theo tiêu chí của Bộ Y tế, BVĐK KV Tĩnh Gia, BV ĐKKVN gọc Lặc cần phối hợp chặt chẽ với bệnh viện hạt nhân tuyến trên để khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện theo từng chuyên ngành phù hợp; cử đủ số lượng cán bộ, nhân viên y tế tham dự các lớp đào tạo do bệnh viện hạt nhân tổ chức để đảm bảo cho việc tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật hiệu quả; hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo tư vấn của bệnh viện hạt nhân; xây dựng và bổ sung chế độ ưu đãi phù hợp để động viên cán bộ, nhân viên tham gia đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.
Bệnh viện E sẽ ưu tiên hỗ trợ toàn diện cho 2 bệnh viện trên cơ sở thay đổi trước mắt một số chuyên khoa trọng điểm, tiến hành tiếp nhận các học viên đào tạo liên tục tại Bệnh viện E theo các gói hỗ trợ thuộc Đề án 1816 và chỉ đạo tuyến năm 2017 – 2020 các chuyên ngành: tim mạch, sản khoa, chấn thương, sọ não, cơ xương khớp, chẩn đoán hình ảnh, thận tiết niệu nhằm chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật thuộc chuyên ngành.
Ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm giúp đỡ của Đoàn công tác bệnh viện E, TS.BS.TTND Trịnh Hữu Hùng – Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho rằng, đây là cơ hội và thách thức lớn đối với 2 bệnh viện huyện Tĩnh Gia và huyện Ngọc Lặc. Thông qua sự hỗ trợ theo mô hình bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E, đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên của 2 bệnh viện này sẽ được đào tạo, nâng cao tay nghề thực sự để có thể tự tin làm chủ được các kỹ thuật chuyên sâu. Để thực hiện được điều này, rất cần sự quan tâm và ủng hộ từ chính quyền địa phương tạo điều tiên quyết nhằm tạo điều kiện cho người dân trong 2 huyện và các vùng lân cận sớm được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương.
Trải lòng của người chuyên chở những chuyến xe mang nguồn máu cho người bệnh
“Đối với những lái xe chở bệnh nhân cấp cứu hoặc chở máu cấp cứu thì bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho chính lái xe thì chúng tôi còn phải đặt sự sống của người bệnh lên hàng đầu. Máu cần được đến với người bệnh đúng lúc thì đó là niềm vui lớn nhất của những người đang làm trong bệnh viện.
Đó là lời tâm sự thực lòng của anh Phạm Đức Thọ - người có nhiều năm làm công tác lái xe tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
4 tiếng chạy xe khẩn cấp đưa máu tới Lào Cai
Kể về chuyến xe chở máu gần đây nhất, anh Thọ cho biết: chiều tối ngày 3/3 vừa qua, xe chở 23 người đang lưu thông trên đường từ Sa Pa xuống TP. Lào Cai đã bất ngờ gặp tai nạn. Để kịp thời phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho người bệnh, trong khi còn chưa thống kê được bao nhiêu người bị nạn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã cấp báo về Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Ngay tối ngày 3/3, nhân viên y tế và lái xe Phạm Đức Thọ đã lên đường vận chuyển 240 đơn vị máu lên TP Lào Cai. Chỉ sau 4 giờ đồng hồ, anh Thọ đã đưa máu lên tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để bệnh viện kịp thời sử dụng và sơ cứu cho người bệnh trước khi bệnh nhân được chuyển về Hà Nội.
Chia sẻ về chuyến đi lên TP Lào Cai vừa rồi, anh Thọ cho biết: Đây không phải là lần đầu tiên anh chở máu cấp cứu. Tuy nhiên, chuyến đi lần này có phần gấp gáp hơn khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra với số lượng khá lớn người bị nạn. Chính vì vậy, anh ý thức được trọng trách chuyển máu tới bệnh viện ĐK tỉnh Lào Cai một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn, kịp thời phục vụ cho công tác điều trị.
Theo thông tin cập nhật từ Khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, trong số 22 bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông có 03 bệnh nhân rất nặng phải truyền máu. Trong đó, có bệnh nhân Trương Thị Mến đã truyền 6 đơn vị máu và 2 đơn vị huyết tương, bệnh nhân Trương Văn Trường, Đỗ Văn Mai mỗi người được truyền 2 đơn vị máu. Tất cả số đơn vị máu được sử dụng để cấp cứu cho các bệnh nhân trong vụ cấp cứu đều do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cung cấp, đảm bảo chất lượng và an toàn truyền máu.
Chia sẻ niềm vui sau khi vận chuyển máu lên thành phố Lào Cai trong đêm, anh Phạm Đức Thọ cho biết: “Đối với những lái xe chở bệnh nhân cấp cứu hoặc chở máu cấp cứu thì bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho chính lái xe thì chúng tôi còn phải đặt sự sống của người bệnh lên hàng đầu. Mặc dù thời gian không có nhiều nhưng chỉ cần máu đến với người bệnh đúng lúc thì đó là niềm vui lớn nhất của những người đang làm trong bệnh viện. Tôi tin rằng, không chỉ có tôi mà nhiều đồng nghiệp của tôi đang làm nhiệm vụ chở máu, chở bệnh nhân đều có chung suy nghĩ như vậy”.
Máu – Một loại thuốc lúc nào cũng cần thiết
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai không phải chỉ nhận máu trong trường hợp cấp cứu. Trong năm 2016 Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã chuyển riêng cho tỉnh Lào Cai 3. 295 đơn vị máu và trên 700 đơn vị chế phẩm máu. Lào Cai không phải là tỉnh duy nhất sử dụng máu cung cấp từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, theo Lãnh đạo Viện: “Hiện tại Viện đang cung cấp máu cho công tác điều trị bệnh cho khoảng 170 bệnh viện khu vực phía Bắc".
Những chuyến xe chở máu định kỳ hàng tuần và cấp cứu đột xuất với các tai nạn lớn đã tới tận những bệnh viện xa xôi ở các tỉnh, thành phố như Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,…đáp ứng nhu cầu điều trị, cấp cứu”.
Trong những ngày sau Tết Nguyên đán 2017, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã nhận thấy nhu cầu sử dụng máu của các bệnh viện đột biến tăng cao hơn nhiều so với những năm trước. Sử dụng máu cho điều trị gia tăng đột biến không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cũng vậy.
Trong thời gian này mỗi ngày Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần đáp ứng khoảng 1.500 đơn vị máu phục vụ cho bệnh nhân điều trị tại khu vực Hà Nội và các tỉnh khác. Lãng đạo Viện cho biết: “Nhu cầu máu phục vụ cho công tác điều trị bệnh ngày một tăng cao, bên cạnh việc điều trị cho bệnh mắc các bệnh thiếu máu nội khoa, tai biến sản khoa thì số lượng bệnh nhân cần truyền máu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động cũng ngày một nhiều.
Chỉ trong một ngày Lễ hội Xuân hồng ngay sau Tết Nguyên đán vừa qua, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được 9.400 đơn vị máu – một lượng máu rất lớn. Tuy nhiên, sau đó chưa đầy 5 ngày, toàn bộ số máu tiếp nhận được đã được sử dụng hết. Điều đó cảnh báo tăng thực sự nhu cầu sử dụng máu cho điều trị”. Trong năm 2016 trên toàn quốc đã có hơn 1,2 triệu lượt người hiến máu, các bệnh viện đã không còn tình trạng thiếu cung cấp máu dài ngày, nhưngvẫn còn tình trạng kho lưu trữ mất cân đối, thậm chí thiếu hụt riêng loại nhóm máu A hoặc nhóm O phục vụ cho người bệnh.
Việc chuyển máu khẩn cấp trong đêm như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai vừa qua chỉ là 1 trong số rất nhiều trường hợp cần cung cấp máu số lượng lớn để cấp cứu bệnh nhân ở những khu vực xa xôi. Bên cạnh niềm vui do đã kịp thời cung cấp máu đến với những bệnh nhân nguy kịch, Lãnh đạo Viện HHTMTW muốn chia sẻ lời kêu gọi mọi người khỏe mạnh trong cộng đồng hãy tích cực tham gia hiến máu để không còn bệnh nhân nào nguy kịch vì không có đủ máu truyền.
Năm 2017, để phục vụ cho công tác điều trị và cung cấp cho các bệnh viện khu vực phía Bắc, chỉ nói riêng về Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương dự kiến kế hoạch cần vận động và tiếp nhận hơn 300.000 lượt người hiến máu. Bên cạnh đó, những tai nạn thương tâm như ở Lào Cai vẫn còn liên tiếp xảy ra như những ngày qua cũng là mối đe dọa cho việc đảm bảo nguồn cung cấp máu.
Bốn bệnh viện phối hợp cứu sống thai phụ vỡ tử cung
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Bon-benh-vien-phoi-hop-cuu-song-thai-phu-vo-tu-cung/300246.vgp
http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/4-benh-vien-phoi-hop-cuu-san-phu-vo-tu-cung-687533.html
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/4-benh-vien-hop-suc-cuu-song-thai-phu-vo-tu-cung-645227.bld
http://nld.com.vn/suc-khoe/san-phu-vo-tu-cung-4-benh-vien-lon-hop-suc-cuu-chua-20170309150432256.htm
Một thai phụ chuyển dạ trong tình trạng nguy kịch do biến chứng vỡ tử cung đã được các bác sĩ của 4 bệnh viện gồm Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học và Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cứu sống kịp thời nhờ quy trình báo động đỏ liên viện.
Đêm 7/3, thai phụ Đ.T.Q.N (36 tuổi) được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương với chẩn đoán ban đầu là chuyển dạ sinh con lần 3, thai 38 tuần tuổi. Đến 19h10’ cùng ngày, các bác sĩ phát hiện tim thai suy và có triệu chứng vỡ tử cung. Trước tình hình nguy cấp, ê kíp trực cấp cứu của Bệnh viện quyết định mổ bắt con là một bé trai nặng 3,1 kg.
Tuy nhiên, sau khi mổ bắt con thành công, các bác sĩ quan sát thấy góc trái tử cung của sản phụ bị bầm đỏ, chảy máu nhiều là dấu hiệu của vỡ tử cung. Bác sĩ trưởng ca trực đã kích hoạt báo động đỏ nội viện, ngay lập tức lãnh đạo Bệnh viện cùng các bác sĩ của các khoa Phụ sản, Hồi sức, Xét nghiệm, Phẫu thuật gây mê có mặt tại phòng mổ.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ của Bệnh viện quyết định cắt tử cung cầm máu. Tuy nhiên do động mạch chậu trong của sản phụ bị vỡ nên máu chảy nhiều, đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Ban Giám đốc Bệnh viện quyết định báo động đỏ liên viện, nhờ sự hỗ trợ từ 4 bệnh viện gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học và Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhận được tín hiệu báo động đỏ liên viện của Bệnh viện Trưng Vương, 5 bác sĩ trực của 3 bệnh viện đã có mặt kịp thời, cùng với ê kíp của Bệnh viện Trưng Vương nhanh chóng hội ý và can thiệp cầm máu thành công.
Hiện tình trạng của sản phụ đã qua cơn nguy kịch, sinh tồn ổn định và đang được chăm sóc tại khoa Hồi sức Bệnh viện Trưng vương, bé trai sức khoẻ tốt, có thể xuất viện trong thời gian tới.