- Phong cách, thái độ của cán bộ y tế: Chuyển từ “ban ơn” sang phục vụ
http://laodong.com.vn/xa-hoi/chuyen-tu-ban-on-sang-phuc-vu-353130.bld
12:37 PM, 14/07/2015
Hôm nay (14.7), 4 bệnh viện đầu tiên của ngành y chính thức đặt bút ký cam kết với Bộ Y tế thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Người bệnh trở thành... khách hàng
Lâu nay, người bệnh mỗi lần vào viện luôn gặp phải nhiều bức xúc: Chờ đợi quá lâu, bệnh viện (BV) quá tải trầm trọng, thái độ của nhân viên y tế không đúng mực… Những bức xúc của người bệnh diễn ra trong thời gian dài. Theo ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ TCCB (Bộ Y tế), trình độ bác sĩ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên ngành y thời gian qua có những thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.
Hiện còn một bộ phận cán bộ y tế chưa tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn, có thái độ không đúng đắn, thiếu văn hóa, thiếu y đức, thậm chí có hành vi tiêu cực làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với hơn 500.000 cán bộ y tế. Vì vậy, ngành y tế kiên quyết đưa ra khỏi ngành những “con sâu” này; đồng thời quyết tâm đổi mới nhận thức của đội ngũ y, bác sĩ từ ban ơn cho người bệnh sang phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm với sự hài lòng của người bệnh là số một. Việc thay đổi được triển khai ở tất cả các khâu, từ tiếp đón bệnh nhân đến khâu điều trị cho đến khi ra viện, bởi lẽ, người bệnh là “đối tượng khách hàng” đặc biệt, tâm lý của họ luôn mong đợi sự chăm sóc khác với người bình thường, ngay từ nụ cười của người cán bộ y tế cũng phải đặt đúng lúc, đúng chỗ.
Ông Tác cho biết, ngày 4.6.2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ban hành Quyết định số 2151/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Khi thực hiện theo đúng kế hoạch, các bệnh viện phải tự chủ trong cơ chế tài chính việc làm sao thu hút được bệnh nhân là quan trọng. Thu hút được bệnh nhân đồng nghĩa thu nhập tăng lên, đời sống tăng lên sẽ giữ chân bác sĩ. Đời sống tăng lên cụ thể được như thế nào sẽ không phụ thuộc vào từng viện.
4 bệnh viện triển khai đầu tiên
Ngay lần đầu thực hiện, Bộ Y tế đưa ra 4 BV lớn là Bạch Mai, Việt - Đức, Nhi Trung ương và K Trung ương để ký cam kết trong khi đây là những BV đầu ngành đang trong tình trạng quá tải. Nói về sự lựa chọn này, Vụ trưởng Phạm Văn Tác lý giải, cần lựa chọn những BV đầu ngành có cả viện hoạt động tốt và những viện vẫn còn phàn nàn của người bệnh để thực hiện. Những BV này thời gian qua đã được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản. Đồng thời hội tụ nhiều yếu tố để thực hiện làm gương cho các BV khác. Cũng theo ông Tác, phía Bộ Y tế cũng trao đổi, làm việc với từng BV để nghe tâm tư cụ thể và các BV cũng đã sẵn sàng thực hiện theo chủ trương. Sau ký kết, các BV sẽ phải triển khai kế hoạch, tổ chức tập huấn và ký cam kết với tất cả những khoa, phòng còn lại dưới sự chứng kiến của công đoàn. Lộ trình là tất cả cán bộ y tế phải ký cam kết, muộn nhất đến 2016 phải ký kết xong. Nếu nội dung của kế hoạch được thực hiện theo đúng cam kết sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành y.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng lường trước được những khó khăn, hạn chế sẽ gặp phải. Muốn thực hiện được kế hoạch lớn này trên diện rộng, với nửa triệu nhân viên y tế phải làm dần dần. Do đó, các BV sau khi ký cam kết cần có những buổi tập huấn đến từng khoa phòng, từng cán bộ. Khó khăn lớn nhất là thay đổi nhận thức của mỗi nhân viên y tế từ đó mới thay đổi hành vi của mỗi người. Mỗi nhân viên y tế phải hiểu được việc thay đổi thái độ phục vụ người bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó nếu thực hiện tốt, làm tốt sẽ có quyền lợi. Trong quá trình thực hiện cũng sẽ có chế tài xử phạt cụ thể, bằng cách đánh vào thi đua của từng cá nhân, tập thể. Với quyết tâm này, sẽ là bước đột phá mới của ngành y tế sau một loạt những giải pháp quyết liệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện.
8 nội dung của “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”: Tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh; thành lập phòng công tác xã hội tại từng bệnh viện; thay đổi trang phục nhân viên y tế; thực hiện tốt đường dây nóng nhằm tăng cường, tiếp nhận và xử lý phản ánh của người bệnh; duy trì, củng cố hòm thư góp ý xử lý các ý kiến phản ánh của người dân; triển khai đề án “Tiếp sức người bệnh”; xây dựng phong cách, thái độ, phục vụ văn minh, thân thiện theo phương châm: “Người bệnh đến niềm nở / Người bệnh ở tận tình / Người bệnh về dặn dò chu đáo”; ký cam kết và thực hiện các nội dung đã cam kết.
62 nhân viên y tế bị xử lý kỷ luật qua đường dây nóng: 6 tháng đầu năm 2015, có tổng số 8.441 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095. Trong đó chỉ có 3.159 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận. Thông qua đường dây nóng, Bộ Y tế đã tiến hành nhắc nhở, rút kinh nghiệm 2.092 trường hợp; xử lý kỷ luật 62 trường hợp; cắt thi đua 62 trường hợp; 79 trường hợp được khen thưởng.
8 nội dung của “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”: Tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh; thành lập phòng công tác xã hội tại từng bệnh viện; thay đổi trang phục nhân viên y tế; thực hiện tốt đường dây nóng nhằm tăng cường, tiếp nhận và xử lý phản ánh của người bệnh; duy trì, củng cố hòm thư góp ý xử lý các ý kiến phản ánh của người dân; triển khai đề án “Tiếp sức người bệnh”; xây dựng phong cách, thái độ, phục vụ văn minh, thân thiện theo phương châm: “Người bệnh đến niềm nở / Người bệnh ở tận tình / Người bệnh về dặn dò chu đáo”; ký cam kết và thực hiện các nội dung đã cam kết.
62 nhân viên y tế bị xử lý kỷ luật qua đường dây nóng: 6 tháng đầu năm 2015, có tổng số 8.441 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095. Trong đó chỉ có 3.159 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận. Thông qua đường dây nóng, Bộ Y tế đã tiến hành nhắc nhở, rút kinh nghiệm 2.092 trường hợp; xử lý kỷ luật 62 trường hợp; cắt thi đua 62 trường hợp; 79 trường hợp được khen thưởng.
- 4 bệnh viện đầu tiên ký cam kết "làm hài lòng người bệnh"
http://www.baomoi.com/4-benh-vien-dau-tien-ky-cam-ket-lam-hai-long-nguoi-benh/82/17050208.epi
Dân Việt - 14/07/2015 16:22
4 bệnh viện lớn trong cả nước gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện K chính thức ký cam kết sẽ làm hài lòng người bệnh từ ngày 14.7.
Trao đổi với phóng viên bên lề buổi lễ ký cam kết, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế cho biết, Bộ chọn những bệnh viện đầu ngành (có cả viện hoạt động tốt và những viện người dân vẫn phàn nàn) để thực hiện.
Theo ông Tác, thời gian qua, những bệnh viện này được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, làm gương cho các bệnh viện khác. Tuy nhiên, người dân cũng phàn nàn về thái độ của nhân viên y tế, đặc biệt là ở Bệnh viện K. Do đó, Bộ Y tế đã làm việc với từng bệnh viện và cả 4 nơi đều sẵn sàng thực hiện cam kết.
Theo quy định, tất cả cán bộ y tế phải ký cam kết thay đổi thái độ, hướng tới hài lòng người bệnh. Muộn nhất đến năm 2016, cán bộ y tế của 4 bệnh viện này phải ký cam kết xong.
“Nếu nội dung được thực hiện theo đúng cam kết, bộ mặt ngành y sẽ được thay đổi”, ông Tác nói.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cũng lo ngại, với số lượng lớn nhân viên y tế (nửa triệu người), các bệnh viện cũng phải làm dần dần. Do đó, bệnh viện sau khi ký cam kết cần tập huấn cho từng cán bộ, bởi khó khăn lớn nhất là thay đổi nhận thức của mỗi nhân viên y tế.
goài ra, các bệnh viện sẽ có chế tài xử phạt bằng cách đánh vào thi đua của từng cá nhân, tập thể.
“Đây sẽ là bước đột phá mới của ngành y tế sau một loạt những giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện”, ông Tác cho hay.
Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn. Nhiều cán bộ có thái độ không đúng đắn, thiếu văn hóa, thậm chí có nhân viên y tế có hành vi tiêu cực.
“Đó là “nhưng con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng tới hình ảnh người cán bộ y tế, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ hơn 400 nghìn cán bộ đang giành giật sự sống cho người bệnh, chăm sóc cho sức khỏe nhân dân”, bà Tiến nói.
Theo bà Tiến, đổi mới, chấn chỉnh phong cách, thái độ chuẩn mực của cán bộ y tế là trách nhiệm của mỗi người cán bộ y tế. Bên cạnh đó, cán bộ y tế phải giải thích để người bệnh thấy được quyền lợi và nghĩa vụ khi đi khám bệnh; phê phán những hành vi ứng xử không tốt với cán bộ y tế.
62 nhân viên y tế bị kỷ luật qua đường dây nóng
Bộ Y tế cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, có tổng số 8.441 cuộc gọi đến đường dây nóng, Bộ Y tế đã xử lý kỷ luật 62 trường hợp; cắt thi đua 62 trường hợp.
Các cuộc gọi đến phản ánh thái độ nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đã giảm. So với năm 2014, tỷ lệ này giảm 7%.
- Hướng tới sự hài lòng của người bệnh
http://baochinhphu.vn/doi-song/huong-toi-su-hai-long-cua-nguoi-benh/231516.vgp
17:47, 14/07/2015
4 bệnh viện (BV) đầu tiên thực hiện cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” gồm: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Nhi Trung ương và BV K.
Chọn những BV đầu ngành đi tiên phong
Tại lễ ký cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” diễn ra sáng 14/7, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) Phạm Văn Tác cho biết, 4 BV đầu tiên thực hiện cam kết là những BV đầu ngành, trong đó có cả BV hoạt động tốt và những BV vẫn còn phàn nàn từ phía người bệnh, đặc biệt là BV K.
Trước khi thực hiện ký cam kết, Bộ Y tế đã làm việc với từng BV và tất cả đều sẵn sàng thực hiện.
Ông Tác cũng cho biết thêm, những BV này thời gian qua đã được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản… hội tụ nhiều yếu tố để thực hiện làm gương cho các BV khác.
Sau 4 BV nói trên, Bộ Y tế sẽ triển khai thực hiện chương trình này tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước.
Theo quy định, tất cả cán bộ y tế phải ký cam kết thay đổi thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng người bệnh. Muộn nhất đến năm 2016, cán bộ y tế của 4 BV phải ký kết xong.
“Nếu nội dung được thực hiện theo đúng cam kết: Người bệnh đến niềm nở/Người bệnh ở tận tình/Người bệnh về dặn dò chu đáo… thì đây sẽ là bước đột phá mới của ngành y tế bên cạnh một loạt những giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện”, ông Phạm Văn Tác bày tỏ.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cũng lo ngại, với số lượng nhân viên lớn (nửa triệu nhân viên y tế trên toàn quốc), để thực hiện được cam kết này, các BV cần phải triển khai dần dần.
Sau khi ký cam kết, cần tập huấn cho từng cán bộ, nhân viên y tế trong toàn BV, vì khó khăn lớn nhất khi thực hiện cam kết này là thay đổi nhận thức của mỗi nhân viên y tế. Ngoài ra, các BV cần có chế tài xử phạt các cá nhân, tập thể nếu có vi phạm.
Thay đổi thói quen
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay, tại các BV vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn, có thái độ chưa đúng đắn, thiếu văn hóa với người bệnh, người nhà người bệnh, thậm chí có nhân viên y tế có hành vi tiêu cực.
Nhưng đây chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng tới hình ảnh người cán bộ y tế, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ đang giành giật sự sống cho người bệnh, chăm sóc cho sức khỏe nhân dân.
Để thay đổi hình ảnh này, cần phải thay đổi thói quen ngay từ bây giờ. Thay đổi từ nhận thức đến hành vi.
“Thay đổi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi nhân viên y tế, nhưng đồng thời cũng là quyền lợi của họ. Vì song song với đổi mới thái độ phục vụ, chuẩn mực trong giao tiếp sẽ có những đổi mới về cơ chế tài chính, tiến tới tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế, từ đó đời sống của cán bộ y tế sẽ được cải thiện tốt hơn”, Bộ trưởng Y tế chia sẻ.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế thành lập đơn vị chăm sóc khách hàng trong phòng công tác xã hội, là đầu mối giúp các BV giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh
Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2015, có tổng số 8.441 cuộc gọi đến đường dây nóng, Bộ Y tế đã xử lý kỷ luật 62 trường hợp, cắt thi đua 62 trường hợp. Các cuộc gọi đến phản ánh thái độ nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đã giảm. So với năm 2014, tỷ lệ này giảm 7%. |
Thúy Hà
- Ngành Y tế quyết tâm đổi mới phong cách phục vụ người bệnh
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=353877
18:47 | 14/07/2015
Ngày 14.7. tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch và Ký cam kết thực hiện Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh với sự tham gia của trên 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; 29 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc.
Nhằm thực hiện mục tiêu Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Bộ Y tế đã triển khai hàng loạt các hoạt động như thành lập, triển khai phòng Công tác xã hội; xây dựng bộ phận chăm sóc “khách hàng” gắn với nhiệm vụ truyền thông, giáo dục sức khỏe, tập trung tại khoa Khám bệnh; thay đổi trang phục y tế nhằm giúp người bệnh dễ dàng nhận biết chức danh chuyên môn nghề nghiệp của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh; hoàn thiện “đường dây nóng” nhằm tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh…
Tại Hội nghị, 4 bệnh viện bao gồm Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện K và Nhi Trung ương đã ký cam kết thực hiện Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Sau Hội nghị triển khai Kế hoạch và Ký cam kết thực hiện Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh khu vực phía Bắc, Bộ Y tế tiếp tục triển khai hai Hội nghị với nội dung trên tại khu vực miền Trung và phía Nam với mục tiêu tăng sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
TH
- Bộ Y tế kiên quyết loại bỏ những 'con sâu' trong ngành
http://khampha.vn/tin-nhanh/bo-y-te-kien-quyet-loai-bo-nhung-con-sau-trong-nganh-c4a343434.html
Thứ ba, 14/07/2015, 14:31 (GMT+7)
Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, ngành y tế sẽ kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ y tế chưa tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn, có thái độ không đúng đắn, thiếu văn hóa, thiếu y đức…
Nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, sáng 14/7 Bộ Y tế đã tổ chức ký cam kết với 4 bệnh viện lớn trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội, đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện K Trung ương.
Theo ông Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán Bộ cho biết, sở dĩ Bộ Y tế chọn 4 bênh viện trên là do những bệnh viện này thời gian qua đã được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản. Đồng thời hội tụ nhiều yếu tố để thực hiện làm gương cho các bệnh viện khác.
Không chỉ có vậy, phía Bộ Y tế cũng trao đổi, làm việc với từng bệnh viện để nghe tâm tư cụ thể và các BV cũng đã sẵn sàng thực hiện theo chủ trương. Theo đó, sau khi ký kết, các bệnh viện sẽ phải triển khai kế hoạch, tổ chức tập huấn và ký cam kết với tất cả những khoa, phòng còn lại dưới sự chứng kiến của công đoàn.
“Lộ trình là tất cả cán bộ y tế phải ký cam kết, muộn nhất đến 2016 phải ký kết xong. Nếu nội dung của kế hoạch được thực hiện theo đúng cam kết sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành y”, ông Tác cho biêt.
Đánh giá về thái độ phục vụ của các nhân viên y tế với người bệnh hiện nay, ông Tác cho biết, hiện còn một bộ phận cán bộ y tế chưa tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn, có thái độ không đúng đắn, thiếu văn hóa, thiếu y đức, thậm chí có hành vi tiêu cực làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với hơn 500.000 cán bộ y tế.
Vì vậy, ngành y tế kiên quyết đưa ra khỏi ngành những “con sâu” này; đồng thời quyết tâm đổi mới nhận thức của đội ngũ y, bác sĩ từ ban ơn cho người bệnh sang phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm với sự hài lòng của người bệnh là số một.
Việc thay đổi được triển khai ở tất cả các khâu, từ tiếp đón bệnh nhân đến khâu điều trị cho đến khi ra viện, bởi lẽ, người bệnh là “đối tượng khách hàng” đặc biệt, tâm lý của họ luôn mong đợi sự chăm sóc khác với người bình thường, ngay từ nụ cười của người cán bộ y tế cũng phải đặt đúng lúc, đúng chỗ.
Để thực hiện được cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Bộ Y tế cũng đưa các nội dung cần phải thực hiện cho các cơ sở y tế đó là phải: Tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh; thành lập phòng công tác xã hội tại từng bệnh viện; thay đổi trang phục nhân viên y tế; thực hiện tốt đường dây nóng nhằm tăng cường, tiếp nhận và xử lý phản ánh của người bệnh; duy trì, củng cố hòm thư góp ý xử lý các ý kiến phản ánh của người dân; triển khai đề án “Tiếp sức người bệnh”; xây dựng phong cách, thái độ, phục vụ văn minh, thân thiện theo phương châm: “Người bệnh đến niềm nở / Người bệnh ở tận tình / Người bệnh về dặn dò chu đáo”; ký cam kết và thực hiện các nội dung đã cam kết.
Lê Phương
- Phát triển cần thích ứng với biến đổi dân số
http://nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/26881202-phat-trien-can-thich-ung-voi-bien-doi-dan-so.html
Thứ ba, 14/07/2015 - 04:13 PM
Ngày 14-7, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thích ứng với biến đổi dân số”, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng đối với việc hoạch định chính sách phát triển của nước ta trong thời gian tới.
Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Y tế tổ chức, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
Trong vài thập kỷ qua, nhờ làm tốt việc giảm mức sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với hơn 62 triệu người (chiếm 69% dân số) đang ở trong độ tuổi lao động. Tuổi thọ trung bình khi sinh của Việt Nam hiện nay là 73,2 tuổi.
Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân như hiện nay, Việt Nam được coi là một thị trường lớn, đầy tiềm năng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Sự chuyển đổi nhân khẩu này đưa đến nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Đó là các vấn đề trong việc tạo công ăn việc làm, bảo hiểm xã hội, an ninh trật tự, an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc nói: “Việt Nam đã bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2010, đó là cứ hai người trong độ tuổi lao động thì có một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên). Tuy nhiên, “vàng” không tự chuyển hóa thành lợi tức cho nền kinh tế Việt Nam”.
Bà cho biết, Việt Nam cần phải có các chính sách phát kịp thời và đúng đắn để tận dụng cơ hội nguồn nhân lực dồi dào vì nguồn nhân lực sẽ giảm sau năm 2040. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ không thể tận dụng được cơ hội dân số vàng nếu không cải thiện được năng suất lao động.
Số liệu từ Tổng Điều tra Dân số năm 2009 và các cuộc khảo sát dân số quy mô rộng cho thấy Việt Nam đã đạt các mục tiêu về dân số khá ấn tượng. Trung bình toàn quốc, mỗi phụ nữ Việt Nam chỉ có hai con trong cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế. Thành tựu về giảm tử vong bà mẹ và tử vong ở trẻ em của Việt Nam rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những khác biệt lớn giữa các địa phương. Tình trạng bất bình đẳng và khác biệt này đang ngày càng gia tăng, kèm theo đó là những hình thức nghèo và tổn thương mới, yêu cầu phải có sự quan tâm lớn hơn từ các nhà hoạch định chính sách trong những năm tới.
Theo các chuyên gia quốc tế, những bằng chứng nghiên cứu tình hình các quốc gia cho thấy mức sinh ở Việt Nam sẽ tiếp tục giảm cho dù đã duy trì ở mức mỗi phụ nữ có hai con trong vòng 10 năm gần đây. Đó là vì mức thu nhập, trình độ giáo dục và tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng tăng. May mắn cho Việt Nam là không cần phải áp dụng chính sách khuyến sinh, nhưng đây là cơ hội để chính sách dân số Việt Nam hướng đến hỗ trợ các cá nhân và cặp vợ chồng thực hiện hiệu quả quyết định sinh sản của mình, cho dù đó là sinh thêm con hay ngừng không sinh con nữa.
Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của quốc gia.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, ông Đinh Văn Cương, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: "Mặc dù Việt Nam đạt được những thành công quan trọng, chúng ta đang đối mặt với các vấn đề mới như già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng cuộc sống của người dân, di cư và đô thị hóa nhanh chóng. Bây giờ là lúc Việt Nam cần chuyển hướng chính sách dân số từ chỗ chỉ đặt trọng tâm vào kiểm soát sinh sang trọng tâm gắn dân số với tất cả các mặt của phát triển, lồng ghép dân số vào lập kế hoạch phát triển nhằm tận dụng thành công những biến đổi trong dân số cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ phát triển bền vững".
Kết quả thảo luận tại Hội thảo sẽ giúp cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách có được thông tin và bằng chứng khoa học từ nghiên cứu và từ kinh nghiệm thực tế của các quốc gia đã trải qua những giai đoạn biến đổi dân số tương tự Việt Nam. Những khuyến nghị chính sách được chia sẻ tại Hội thảo sẽ giúp đặt nền móng cho một chính sách dân số và phát triển toàn diện để giải quyết các thách thức và tận dụng các cơ hội do biến đổi dân số ở Việt Nam mang lại.
Các chuyên gia quốc tế đến từ Úc, Mỹ, Đài Loan và Thái-lan để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và các nước trong khu vực. Các đại biểu thảo luận những vấn đề liên quan đến dân số, xu hướng nhân khẩu học, và tác động của sự biến đổi dân số đến phát triển bền vững, trao đổi kinh nghiệm của các nước trong việc triển khai các chính sách thích ứng với già hóa dân số; tận dụng cơ hội dân số vàng và tận dụng biến động dân số trong lập chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
HÀ HỒNG HÀ
- Cung cấp thông tin về các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hóa
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=353881
18:52 | 14/07/2015
(ĐBNDO) - Ngày 14 - 15.7, tại Thanh Hóa, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam với công tác phòng, chống HIV/AIDS tổ chức gặp mặt và thông tin cho phóng viên báo chí về tình hình cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là một trong những địa bàn triển khai đầy đủ, toàn diện về các mô hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và được đánh giá là điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hiện nay, Thanh Hóa có 6.883 người nhiễm HIV/AIDS. Qua giám sát cho thấy, dịch HIV toàn tỉnh tiếp tục có xu hướng 3 giảm về nhiễm mới HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS và tử vong do AIDS. Để phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả, Thanh Hóa đã và đang tích cực chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể vào cuộc như triển khai xây dựng các đề án, kế hoạch, mô hình cụ thể; lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Từ đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, thông tin, từng bước xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS, xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Tại buổi gặp mặt, các phóng viên báo chí đã được nghe tóm tắt về nội dung trọng tâm của hoạt động triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Thanh Hóa; nghe báo cáo của Trung tâm y tế huyện Quan Hóa, cũng như các nhóm, các tấm gương điển hình thực hiện chương trình, chăm sóc, điều trị methadone, xét nghiệm tự nguyện, hoạt động đồng đẳng… được cung cấp các thông tin về tình hình dịch HIV/AIDS và hướng phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.
Đây là cơ hội để các phóng viên, biên tập viên có thể tìm hiểu thêm về tình hình dịch HIV/AIDS, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hóa. Qua đó, có thể đánh giá, phản ánh về vai trò của Chương trình mục tiêu quốc gia trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và phản ánh về tình hình dịch HIV. Đồng thời, tập trung phản ánh các mô hình tiếp cận hiệu quả, cụ thể là tiếp cận đối tượng truyền thông để tăng nhận thức của người dân, tiếp cận liên quan đến thay đổi hành vi. Mặt khác, phản ánh về công tác phòng, chống HIV/AIDS liên ngành, bao gồm sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức dân sự xã hội, huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
Lê Hoa
- Vai trò của tổ chức xã hội dân sự trong vận động phát triển chính sách phòng chống tác hại thuốc lá và rượu bia ở Việt Nam
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=353868
16:51 | 14/07/2015
(ĐBNDO) - Sáng 14.7, tại Hà Nội, Liên minh Vận động phát triển chính sách y tế dựa vào Bằng chứng Khoa học (EBHPD) và HealthBridge Canada sẽ cùng phối hợp tổ chức Hội thảo Vai trò của tổ chức xã hội dân sự trong vận động phát triển chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá và rượu bia ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,4%, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành ở nước ta thì có 1 người hút thuốc. Trong khu vực các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 có số người hút thuốc cao nhất (15 triệu người), chỉ sau Indonesia và Philippines. Trung bình hàng năm có tới 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Việc tiêu thụ thuốc lá và rượu bia trong thời gian qua ngày càng tăng đã gây ra những gánh nặng không chỉ về tổn hại sức khỏe con người mà còn cả về kinh tế - xã hội. Năm 2012, người Việt Nam đã tiêu tốn hơn 22 nghìn tỷ đồng cho các sản phẩm thuốc lá, chiếm 5 - 10% tổng chi tiêu của hộ gia đình. Trong khi đó, năm 2013, chi phí điều trị các loại bệnh ung thư phổi, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - chỉ là 3 trong số 25 loại bệnh do hút thuốc lá gây ra, lên tới 2.304 tỷ đồng.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta hiện nay rất đa dạng, từ các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghiên cứu vận động chính sách và tổ chức tự thân xuất phát từ cộng đồng. Tuy nhiên, đối với công tác phòng, chống tác hại thuốc lá và rượu bia, các tổ chức này đều chưa tham gia tích cực và hiệu quả. Trong khi đó rất nhiều hoạt động về phòng, chống tác hại thuốc lá và rượu bia mà các tổ chức có thể tham gia như: hỗ trợ, cung cấp bằng chứng cho các cơ quan hoạch định chính sách về tác hại do sử dụng thuốc lá và lạm dụng rượu bia; thực hiện truyền thông thúc đẩy người dân tham gia thực thi chính sách tại cộng đồng hay việc các tổ chức xã hội dân sự thực thi chức năng giám sát xã hội đối với hoạt động của Chính phủ và các doanh nghiệp về triển khai luật và chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia... Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội dân sự hiện nay chưa tạo được đầu mối tập hợp lực lượng và chưa có chiến lược cùng tham gia hành động. Quan trọng hơn đó là thiếu nguồn tài chính ổn định bảo đảm sự tham gia bền vững của tổ chức này.
Các đại biểu cho rằng, việc cần làm ngay đó là truyền thông thay đổi nhận thức, xác định vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phòng, chống tác hại thuốc lá, rượu bia. Bản thân các tổ chức xã hội dân sự phải liên kết với nhau, tạo khung chiến lược hành động cụ thể với thuốc lá và rượu bia trong giai đoạn 2015 - 2016. Về phía Chính phủ, cần có một cơ chế tài chính riêng cho hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, cơ chế phân bổ quỹ phòng chống thuốc lá, phòng chống lạm dụng rượu bia; trong đó trích một tỷ lệ nhất định dành cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến phòng, chống tác hại thuốc lá, rượu bia....
K.Dương
- Bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=353864
16:16 | 14/07/2015
(ĐBNDO) - Ngày 14.7, tại Thái Nguyên, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo Bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Nước ta hiện có 256 khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo việc làm cho trên 1,17 triệu lao động trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tiếp. Chính vì thế, nhu cầu bữa ăn công nghiệp, tổ chức bếp ăn tập thể là rất lớn và không ngừng gia tăng để bảo đảm ăn ca cho hàng triệu người lao động mỗi ngày. Việc bảo đảm ATTP cho khu công nghiệp, khu chế xuất, cho bếp ăn tập thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe người lao động. Trong thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP cho khu công nghiệp, khu chế xuất, cho bếp ăn tập thể đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, xã hội quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương, nhiều mô hình tiên tiến bảo đảm ATTP đang được xây dựng và nhân rộng. Nhờ đó, nhận thức về ATTP đã có chuyển biến rõ rệt, ngộ độc thực phẩm đang được kiểm soát, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tình hình ATTP tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn diễn biến phức tạp, vẫn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bảo đảm ATTP ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và dư luận cộng đồng. Các vi phạm ATTP tại các bếp ăn tập thể chủ yếu là: không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; điều kiện vệ sinh khu chế biến, nhà ăn, phòng ăn không đạt tiêu chuẩn; vi phạm về lưu mẫu; vi phạm về ATTP đối với thiết bị, dụng cụ chứa đựng thực phẩm; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc…
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận: Thực trạng quản lý ATTP đối với bếp ăn tập thể: Thách thức và giải pháp quản lý; Kinh nghiệm trong quản lý ATTP tại bếp ăn của Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên; Công tác bảo đảm ATTP tại khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh…
Các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng thảo luận, đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả, tính bền vững trong công tác quản lý bảo đảm ATTP, giám sát, phát hiện các vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất như: tăng cường quản lý, chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP tại địa phương; tăng cường thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATTP cho các đối tượng sử dụng; tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những mô hình quản lý, mô hình kiểm soát ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể theo hướng bền vững, tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam…
Lan Chi
10. Đêm Gala “Giọt hồng chung sức vì biển đảo thân yêu”
http://daidoanket.vn/suc-khoe/dem-gala-giot-hong-chung-suc-vi-bien-dao-than-yeu/55677
Thứ Ba, 14/07/2015 20:07:00
Tối ngày 12/7, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang đã diễn ra chương trình Gala “Giọt hồng chung sức vì biển đảo thân yêu”. Đến dự có Đại diện UBTƯ MTTQVN, Ban tổ chức Hành trình Đỏ, lãnh đạo tỉnh và hơn 200 tình nguyện viên địa phương tham dự.
Đây là chương trình hưởng ứng chiến dịch hiến máu tình nguyện xuyên Việt cấp quốc gia do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chủ trì tổ chức với thông điệp “Kết nối dòng máu Việt”, Hành trình Đỏ - lần III/2015 được tổ chức trong vòng 30 ngày, đi qua 38 tỉnh, thành phố và dừng chân, tổ chức các hoạt động tại 22 địa phương, với lực lượng 120 tình nguyện viên nòng cốt xuyên suốt đoàn hành trình và khoảng 15.000 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ, phối hợp tổ chức tại các địa phương.
Tại đêm gala, các văn nghệ sĩ, các ca sĩ đại sứ cùng các tình nguyện viên Hành trình đỏ 2015 đã đem đến chương trình những ca khúc ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi những nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu tình nguyện. Đêm Gala đã thu hút hàng trăm bạn trẻ là tình nguyện viên của chương trình Hành trình đỏ và đông đảo ĐVTN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Trong đêm Gala này, tình nguyện viên của chương trình được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi những nghĩa cử hiến máu cứu người cao đẹp, đồng thời giao lưu cùng với những người hiến máu tiêu biểu. Giao lưu với các tình nguyện viên, các nhà quản lý; cùng thưởng thức vũ điệu flashmob. Thông qua chương trình, ban tổ chức kêu gọi mọi người hãy cùng nhau thể hiện những nghĩa cử cao đẹp, hiến máu cứu người, hãy cho đi những giọt máu hồng để những cuộc đời ở lại. Hành trình đỏ đã quy tụ lòng nhân ái, tình yêu thương của con người với con người.
Văn Nhất
11. Hết lòng vì người có H
http://daidoanket.vn/suc-khoe/het-long-vi-nguoi-co-h/55671
Thứ Ba, 14/07/2015 19:47:00
Ngày 14-7, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Câu lạc bộ nhà báo Việt Nam với công tác phòng chống (PC) HIV/AIDS tổ chức hội thảo Gặp gỡ các phóng viên báo chí truyền thông về công tác này tại Thanh Hoá. Tại đây, TS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục tưởng Cục PC HIV/AIDS lưu ý các nhà báo cần tích cực đi sâu vào tuyên truyền để mọi người hiểu rõ mối nguy hại của tệ nạn tiêm chích ma tuý cũng như sinh hoạt tình dục tuỳ tiện, gây nguy cơ lây nhiễm HIV.
Về kinh phí cho công tác phòng chống HIV/AIDS trung bình mỗi năm Việt Nam cần khoảng 90 triệu đô la ( khoảng 2000 tỷ đồng) cho công tác PC HIV/AIDS. Hiện nay nguồn lực hỗ trợ của quốc tế đang bị cắt giảm đáng kể. Tuy Chính phủ cố gắng duy trì cung cấp nguồn kinh phí cho công tác này nhưng số này ngày càng hạn hẹp nên vẫn đề nghị các địa phương cần chủ động nguồn lực chung tay giải quyết vấn nạn này. Người lãnh đạo các tỉnh cần phải hiểu việc đầu tư cho công tác PC HIV/AIDS là rất quan trọng và cần thiết - TS Cảnh nhấn mạnh.
Thanh Hoá là một trong 5 tỉnh rộng nhất trên cả nước, đông dân với 8 dân tộc khác nhau và gần 200 km đường biên giới với Lào. Chính vì vậy, theo TS Nguyễn Bá Cẩn, Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh Thanh Hoá, đây cũng là tình tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV. Kể từ khi có ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1995, đến năm 2008, dịch HIV ở tỉnh Thanh Hoá phát triển đến đỉnh điểm với 771 ca lây nhiễm. Những năm sau đó, nhất là trong 6 năm gần đây, tình hình dịch HIV ở đây có xu hướng giảm cả về HIV, AIDS và số tử vong sau khi có những can thiệp mạnh vào các điểm nóng đặc biệt như TP Thanh Hoá, huyện Mường Lát, Quan Hoá. Số nhiễm HIV tạp trung chủ yếu là ở dân tộc Kinh (chiếm 77%), tiếp đến là dân tộc Thái (chiếm 17%, do thuộc các địa bàn Quan Hoá, Bá Thước có đường biên giới chung với Lào). Nhận xét về tình hình dịch tại Thanh Hoá, TS Cẩn cho rằng: Trong 4 năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV tuy có xu hướng giảm rõ rệt trong nhóm ghiện chích ma tuý nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 60%. Tỷ lệ này chưa có xu hướng giảm nhất quán trong nhóm phụ nữ bán dâm. Số ca tử vong do nhiễm HIV từ năm 2009 đến nay giảm liên tiếp cho thấy công tác phát hiện, chuyển gửi và điều trị các bệnh nhân có HIV ngày càng đạt kết quả cao. Trong đó phải kể đến các chương trình truyền thông, can thiệp bơm kim tiêm, Methadone và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS... “Đây là một trong những tỉnh phòng chống HIV hiệu quả một cách toàn diện và bền vững” - ghi nhận của Phó cục trưởng Cục PC HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh.
Đến với hội nghị hôm nay, BS Phạm Thị Sử, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) huyện Quan Hoá cho biết: Huyện Quan Hoá là 1 trong 11 huyện vùng cao miền núi của tỉnh Thanh Hoá và là 1 trong 61 huyện nghèo nhất nước. Quan Hoá có 5 dân tộc anh em trong đó 64,5% là người Thái. Ca nhiễm HIV đầu tiên năm 2001 nhưng đến năm 2004, việc công tác phòng chống HIV/AIDS mới thực sự đi vào hoạt động. Việc này gặp nhiều khó kahwn di địa bàn quá rộng (có nơi phải đi 60km mới tới từ trung tâm huyện), dân cư ở rải rác... Ở đây, Methadone về đến tận xã như tại xã Thành Sơn, chỉ trong hai tháng mà đã có đến 200 người tham gia. “Mong họ đến với chúng tôi là tốt lắm rồi chứ chúng tôi chưa dám hy vọng gì đến xã hội hoá chương trình can thiệp này” - chị Sử tâm sự. Chỉ có 10 nghìn đồng/người/ngày, tức 300 nghìn đồng/tháng đóng góp để được dùng Methadone thôi nhưng đối với những người nghiện, đó là khoản đáng kể. Có không ít người nghiện ma tuý nói không với Methadone chỉ vì không thể chi được những đồng tiền bé nhỏ này. Đã vậy, chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp làm việc can thiệp này không có gì hơn một cán bộ y tế thông thường. Vậy họ có tâm tư gì không? “Thương họ, chúng tôi chỉ biết nỗ lực giúp họ mà thôi...”. Nghe những thanh âm tự đáy lòng của họ như vậy, không một ai có thể cầm lòng. Việc can thiệp điều trị thuốc ARV đối với những người nhiễm HIV/AIDS ở đây cũng xuống tận đến từng thôn bản - Y sĩ Nguyễn Thị Ngọc, cán bộ chuyên trách về HIV/AIDS của TTYT huyện Quan Hoá cho hay.
Sự chân thành, nhiệt tình của các cán bộ này như làn gió mát xua tan đi những kỳ thị trong cộng đồng đối với người nghiện ma tuý, cũng từ đó, HIV dần lui...
PV
- Hơn 15 phút lấy khối bướu bàng quang cho 'thi sĩ chăn bò'
Thứ Ba, ngày 14/7/2015 - 16:49
(PLO) - Lãnh đạo BV Bình dân cho biết sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí ca mổ cho bệnh nhân ngoài những chi phí BHYT chi trả.
Gần 12 giờ trưa, thi sĩ Đồng Chuông Tử được đưa vào khoa Nội soi Niệu – BV Bình Dân để chuẩn bị phẫu thuật. 2 giờ 40 phút chiều, anh đã được gây mê và bắt đầu phẫu thuật nội soi.
Camera trong ống nội soi chiếu rõ trên màn hình tivi vùng khối bướu bàng quang gây tổn thương. Chỉ mất tám phút, Bác sĩ chuyên Khoa II Lê Văn Hiếu Nhân đã cắt trọn khối bướu đồng thời lấy luôn rìa và chân bướu nhằm loại trừ khối bướu lan rộng và ăn sâu vào trong. Và cũng chỉ mất năm phút, BS Nhân nội soi đốt cầm máu vùng bàng quang vừa phẫu thuật xong. Cuối cùng, BS đưa thuốc vào bàng quang nhằm tiêu diệt tế bào ung thư nếu còn sót lại.
Trước đây, Đồng Chuông Tử cũng đã được phát hiện khối bướu bàng quang độ biệt hóa vừa, độ ác thấp và đã được cắt đốt nội soi một lần tại BV Bình Dân và cũng lấy ba mẫu (khối, rìa và chân bướu). Tuy nhiên, kết quả giải phẫu bệnh rìa bứớu vẫn còn tế bào ung thư nên tiếp tục phẫu thuật lần hai với hy vọng giải quyết triệt để.
“Trong bướu bàng quang có bướu nông và bướu sâu. Bướu mà bệnh nhân Huy mắc là bướu nông, kích thước nhỏ 5 cm, nên tập trung nội soi và bơm hóa chất vào bàng quang và theo dõi. Nếu là bướu xâm lấn sâu thì phải cắt bàng quang, một là đưa niệu quản ra da nếu bướu xâm lấn quá lớn hoặc tạo hình bàng quang bằng ruột”, BS Nhân nói.
Cũng theo BS Nhân, nguyên nhân gây bướu bàng quang là do hút thuốc lá thương xuyên, hoá chất, thuốc nhuộm và gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Để có cuộc phẫu thuật diễn ra tốt đẹp cho thi sĩ, trước đó Pháp luật TP.HCM đã trao đổi với lãnh đạo BV Bình Dân và đề nghị giúp đỡ thi sĩ nghèo mang trọng bệnh. Lãnh đạo BV Bình Dân đã quan tâm gởi gắm BS chuyên môn thăm khám cũng như hướng dẫn cho thi Đồng Chuông Tử. Gia đình thi sĩ bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo BV Bình Dân.
DUY TÍNH
- Ham suất ăn giá rẻ, ngộ độc thực phẩm trong khu công nghiệp gia tăng
Thứ Ba, ngày 14/7/2015 - 14:05
ANTĐ -Sáng nay,14-7, tại Công ty Samsung Electronis Việt Nam Thái Nguyên (Khu Công nghiệp Yên Bình, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên), Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN/KCX).
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị, hiện cả nước có 256 KCN/KCX, tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Từ năm 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 656 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 27.000 người mắc, trong đó 184 người tử vong.
Riêng bếp ăn tập thể tại các KCN/KCX, đã xảy ra 84 vụ ngộ độc thực phẩm làm 6.059 người phải nhập viện cấp cứu, trung bình mỗi năm có 17 vụ với hơn 1.000 người mắc.
Cụ thể, tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong KCN/KCX với 17 người mắc. Tại Bắc Ninh, năm 2014 đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 300 người mắc...
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP – Bộ Y tế cho biết, số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của KCN/KCX những năm gần đây có chiều hướng giảm nhẹ song số người mắc lại tăng, diễn biến rất phức tạp khi ghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm hàng trăm người mắc, nhất là tại các tỉnh Đông Nam Bộ.
Ông Nguyễn Thanh Phong phân tích, một trong những nguyên nhân khiến ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể ở KCN vẫn nhức nhối là do xu thế sử dụng các bữa ăn này gia tăng, trong khi một bộ phận lớn các cơ sở có nhu cầu sử dụng thực phẩm cung cấp cho công nhân giá rẻ, chỉ từ 10.000-12.000 đồng/ suất ăn.
Đáng chú ý, bản thân người công nhân cũng chấp nhận suất ăn giá rẻ như vậy dù biết khó đảm bảo an toàn, lý do bởi nếu tăng tiền suất ăn thì thu nhập sẽ giảm nên mâu thuẫn này rất khó để khắc phục.
Mặt khác, các cơ sở cung cấp suất ăn ngày càng nhiều, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở rất thủ công, khó kiểm soát yêu cầu về ATTP. Qua kiểm tra, sai phạm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn cho các KCN rất phổ biến với khoảng 19,1% không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, thậm chí mới đây phát hiện một công ty có 18 bếp ăn tập thể thì 8 bếp ăn không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.
Ngoài ra, qua kiểm tra cũng phát hiện 16,7% cơ sở không đạt về điều kiện vệ sinh khu chế biến, nhà ăn, 16,16% cơ sở vi phạm về lưu mẫu, 9,25% cơ sở sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc…
Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các địa phương, Ban Quản lý các KCN/KCX trên cả nước phải tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo ATTP tại các bếp ăn tập thể, coi sức khỏe người lao động là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, giám sát và kịp thời xử lý 100% các vụ ngộ độc thực phẩm nếu xảy ra.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã trực tiếp đi kiểm tra bếp ăn tập thể của công ty Samsung Việt Nam tại Thái Nguyên. Hiện mỗi ngày, bếp ăn tập thể của công ty này hiện đang cung cấp 87.000 suất ăn cho công nhân, người lao động của công ty, đảm bảo đầy đủ các quy định về VSATTP.
Duy Tiến
- Ăn ốc sên nướng, bé trai 10 tuổi hôn mê do nhiễm sán
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/an-oc-sen-nuong-be-trai-10-tuoi-hon-me-do-nhiem-san-883771.tpo
15:48 ngày 14 tháng 07 năm 2015
TPO - Bé trai 10 tuổi cùng nhóm bạn trong xóm đi bắt ốc sên về nướng ăn thì bị nhiễm sán ký sinh trên ốc sên gây viêm màng não, nhập viện trong tình trạng hôn mê.
Ngày 14/7, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa nhiễm-thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM - cho biết, bệnh viện tiếp nhận một bé trai 10 tuổi (ngụ Cà Mau) vào chiều 11/7 trong tình trạng nhức đầu, hôn mê. Trước đó, em được điều trị viêm màng não tại một bệnh viện ở Cà Mau.
Qua bệnh cảnh và kết quả xét nghiệm máu, nước xương sống cho thấy, bé trai này bị nhiễm Agiostrongylus - một loại sán ký sinh trên ốc sên (hay ốc ma) - gây viêm màng não. Cha của em cho biết, cách thời điểm nhập viện hơn 1 tuần, em cùng nhóm trẻ trong xóm đi bắt ốc sên về nướng ăn.
Theo bác sĩ Khanh, ốc sên là loại bò dưới đất, nên thường nhiễm rất nhiều loại giun sán. Trong đó, nguy hiểm hơn cả là loài sán Agiostrongylus nói trên. Nếu không được chế biến kỹ, loài sán này vẫn còn bám trong thịt ốc sên. Khi ăn vào cơ thể, nó có thể di chuyển thẳng lên não, gây viêm màng não như trường bé trai này.
Nếu cơ sở y tế không có kinh nghiệm điều trị các trường hợp viêm màng não do sán Agiostrongylus gây ra mà áp dụng các biện pháp điều trị viêm màng não thông thường, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại các di chứng não nặng nề. Trường hợp bé trai ở Cà Mau đã được Bệnh viện Nhi đồng 1 phát hiện sán và điều trị đúng cách. Hiện sức khỏe em đã ổn định, tỉnh táo.
Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 30 trẻ bị nhiễm sán Agiostrongylus dẫn đến viêm màng não. Đặc biệt, số lượng trẻ nhập viện tập trung cao trong mùa hè và đa số trẻ đến từ nông thôn.
Bác sĩ Khanh lưu ý thêm, vào thời điểm đang nghỉ hè, trẻ ở các vùng quê thường hay tập trung vui chơi, bắt các con vật lạ để ăn, trong đó có ốc sên. Phụ huynh nên chú ý theo dõi, dặn dò trẻ. Bên cạnh đó, hiện tồn tại một quan niệm nguy hiểm là người lớn bắt ốc sên, chắt nhớt ra để giúp trẻ bớt hen suyễn, hoặc cho rằng có tác dụng dưỡng da với người lớn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, hiện chưa có chứng minh khoa học nào khẳng định các tác dụng đó của nước nhớt ốc sên.
- Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể: Giảm số vụ, tăng số người mắc
Thứ ba, 14/07/2015 - 11:02 AM
Theo Bộ Y tế, tình trạng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể có xu hướng giảm về số vụ nhưng số người mắc lại tăng, và ghi nhận nhiều vụ ngộ độc lớn làm hàng trăm người mắc tại các tỉnh Nghệ An, Trà Vinh, Long An và Tiền Giang.
Sáng 14-7, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Các đại biểu tập trung đánh giá tình hình thực tế hiện nay và thảo luận những giải pháp để hạn chế số người bị ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, năm năm qua, cả nước xảy ra 84 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất, làm 6.566 người mắc, tập trung nhiều nhất tại vùng Đông Nam Bộ với gần 43% số vụ xảy ra. Tuy tình trạng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể có xu hướng giảm về số vụ nhưng số người mắc lại tăng và ghi nhận nhiều vụ ngộ độc lớn làm hàng trăm người mắc tại các tỉnh Nghệ An, Trà Vinh, Long An và Tiền Giang.
Một bất cập lớn hiện nay là nhiều tỉnh có quy định, nếu kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất phải thông báo trước từ 7 đến 10 ngày cho ban quản lý và phải được sự chấp thuận của chủ doanh nghiệp. Do vậy, việc thanh tra, kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể gặp khó khăn.
Tuy vậy, nhiều đợt kiểm tra được thông báo trước nhưng các vi phạm về an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể còn khá nhiều, chủ yếu là không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chiếm 19%. Ngoài ra còn các vi phạm khác như: điều kiện vệ sinh khu chế biến, nhà ăn phòng ăn không đạt tiêu chuẩn và vi phạm về lưu mẫu chiếm hơn 16%; vi phạm đối với trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng thực phẩm chiếm hơn 14% và vi phạm về sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc chiếm gần 10%...
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: Có những địa phương, trong số 18 bếp ăn tập thể của một công ty thì có tám bếp ăn không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứng tỏ công tác kiểm tra, giám sát của tuyến dưới rất yếu.
Qua kiểm tra, giám sát chúng tôi còn thấy một thực trạng, nhiều doanh nghiệp còn để giá trị khẩu phần ăn của một suất ăn cho công nhân, có những nơi mỗi suất ăn chỉ có giá trị từ 10.000 đến 12.000/một suất ăn, bao gồm cả lãi của đơn vị cung cấp suất ăn.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, cơ sở pháp lý của việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đến nay cơ bản đầy đủ. Vấn đề hiện nay là thực hiện các quy định đó như thế nào cho hiệu quả nhất mà thôi.
Trao đổi các kinh nghiệm và thảo luận về giải pháp hạn chế ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều đại biểu dự hội thảo cho rằng cần phát huy vai trò của Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tại địa phương; gắn trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm với các thành viên ban chỉ đạo. Phát huy vai trò của ban quản lý các khu công nghiệp trong việc giám sát, nhắc nhở, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh kiểm tra, kiên quyết không để xảy ra tình trạng các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng vẫn hoạt động như hiện nay.
Các cơ quan liên quan cần nghiên cứu các chính sách can thiệp về giá thành tối thiểu cũng như khuyến cáo về định mức dinh dưỡng cho mỗi suất ăn của công nhân tại bếp ăn tập thể.
MINH HOÀNG
16. Bệnh viện nhi đồng 1: Phẫu thuật cứu sống hàng ngàn bệnh nhi bị tim bẩm sinh
14-07-2015 07:35:01
PN - Nhiều bệnh nhi (BN) vừa chào đời được vài ngày, bị bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp tưởng chừng vô phương cứu chữa đã được phẫu thuật cứu sống.
PGS-TS Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, 10 năm qua BV đã phẫu thuật cứu sống 3.115 BN tim mạch. Trong đó có 645 ca tim bẩm sinh nặng và 126 BN sơ sinh. Ca phẫu thuật tim hở có cân nặng thấp nhất là 2kg, ca phẫu thuật tim kín có cân nặng thấp nhất là 1,2kg.
TP.HCM có tổng cộng 10 BV có khả năng phẫu thuật tim, nhưng số đơn vị phẫu thuật tim cho trẻ em còn quá ít. Hiện, chỉ có BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi Đồng 2 phẫu thuật tim cho BN nặng dưới 10kg.
“Ca phẫu thuật tim hở nhẹ cân nhất gây ấn tượng với tôi là bé Nguyễn Phạm Ngọc H., ngụ tại An Giang. Cháu bé sinh non lúc 35 tuần tuổi, chỉ nặng 2kg, được chuyển đến từ BV Hạnh Phúc trong tình trạng suy hô hấp, tím tái” - bác sĩ (BS) Phúc chia sẻ. Sau khi kiểm tra, thăm khám, các BS của BV Nhi Đồng 1 xác định bé H. bị bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi. H. được mổ khi BN này vừa được 15 ngày tuổi. Bé xuất viện sau đó ba tuần. Sức khỏe của BN hồi phục tốt.
Một trường hợp phẫu thuật khác cũng nhẹ cân, nhỏ tuổi và phức tạp không kém là bé gái tên Nguyễn Thị Phương A.. Khi phẫu thuật bé A. mới hơn một tháng tuổi, chỉ nặng 3kg.
Bé Nguyễn Văn T., ngụ tại Cần Thơ, 10 tuổi, nhưng nặng chỉ 10kg, được đưa tới BV trong tình trạng ho và ói ra máu. PGS-TS Vũ Minh Phúc cho biết, BN bị thông liên thất, không lỗ van động mạch phổi… Để thực hiện ca mổ cứu sống BN, các BS phải hội chẩn khoảng 10 lần.
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi Đồng 1, BV bắt đầu triển khai chương trình phẫu thuật tim kín từ năm 2004 và phẫu thuật tim hở cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh từ năm 2007. Từ những ca đơn giản ban đầu như thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp eo động mạch chủ, đến nay BV có thể phẫu thuật hầu hết các tật tim bẩm sinh phức tạp như chuyển vị đại động mạch, kênh nhĩ thất toàn phần, thân chung động mạch, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, tứ chứng Fallot. Những ca bệnh này trước đây phải ra nước ngoài điều trị.
Dù các phòng mổ đã hoạt động hết công suất, BS phải làm thêm cả thứ Bảy, Chủ nhật, nhưng không thể đáp ứng kịp nhu cầu phẫu thuật, chữa trị của bệnh nhân. Danh sách trẻ em chờ mổ tim tại BV hiện lên tới 1.300 ca. Theo PGS-TS Vũ Minh Phúc, các BN chờ mổ tim luôn có nguy cơ trở nặng, tử vong bất cứ lúc nào.
Khắc phục tình trạng trên, hiện BV Nhi Đồng 1 đã tăng cường thêm một phòng mổ tim và sắp xếp một phòng đệm có chức năng như phòng hồi sức, với quy mô 30 giường tại khoa Phẫu thuật tim. Ngoài ra, BV Nhi Đồng 1 chuẩn bị thành lập mạng lưới quản lý và điều trị bệnh tim bẩm sinh cho khu vực phía Nam, giúp BN được chẩn đoán và theo dõi tại địa phương. Các bé sau khi phẫu thuật, xuất viện sẽ về BV địa phương tái khám theo phác đồ của BV Nhi Đồng 1.
Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 trẻ sinh ra bị bệnh lý bẩm sinh tim mạch.
TRÂM ANH
17. Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể
Cập nhật 11:10 ngày 14/07/2015
VTV.vn - Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo Tăng cường kiểm soát, phòng chống ngộ độc tập thể tại bếp ăn trong các khu công nghiệp.
Cả nước hiện có 256 khu công nghiệp và khu chế xuất với hơn 2 triệu lao động. Tuy nhiên, tình hìnhvệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đang có những diễn biến phức tạp. Tăng cường kiểm soát, phòng chống ngộ độc tập thể tại bếp ăn trong các khu công nghiệp cũng là nội dung trọng tâm trong cuộc hội thảo do Bộ Y tế tổ chức tại Thái Nguyên.
Tại hội thảo, hàng loạt giải pháp được Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đưa ra nhằm thắt chặt và kiểm soát thực phẩm, đảm bảo an toàn tại các bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp đã được đưa ra thảo luận. Cục An toàn thực phẩm cho rằng phải kiên quyết, mạnh tay không để các cơ sở không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cung cấp suất ăn cho công nhân; quy trách nhiệm rõ ràng cho mỗi địa phương và cơ sở sản xuất nếu sai phạm được coi là then chốt.
Hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm mỗi năm đã ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe cho người lao động và sự ổn định của doanh nghiệp. Việc phạt nặng, thậm chí là đóng cửa các sơ sở sản xuất thực phẩm không có giấy chứng nhận an toàn, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc được coi là biện pháp đủ mạnh để hạn chế những mối nguy hại cho sức khỏe người lao động tại các khu công nghiệp.
Hoàng Dương (Ban Thời sự)
- Tiêm “vét” vắc xin ở Bệnh viện Nhi Trung ương: Mô hình cần nhân rộng
2015-07-14T06:06:00
Thực tế vụ dịch sởi xảy ra trong năm 2014 đã cho thấy hậu quả rất rõ ràng và nghiêm trọng của việc lơ là và nhận thức không đúng về hoạt động tiêm chủng. Để khắc phục và hạn chế những hậu quả không đáng có này, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thiết lập một đơn vị có chức năng tư vấn và tiêm chủng cho các trường hợp bị bỏ sót vì nhiều lý do. Theo Bộ Y tế, đây là một mô hình rất hiệu quả và cần được nhân rộng.
Dù ra đời từ giải pháp tình thế…
Nói về sự ra đời của Trung tâm Tư vấn và Tiêm chủng của Bệnh viện (BV), PGS.TS. Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, trước thực trạng dịch sởi bùng phát mạnh vào năm 2014 vì một số trẻ em bị bỏ sót tiêm chủng do trẻ bị sốt, ho… nên cha mẹ không cho con tiêm chủng; cơ sở tiêm chủng e ngại tiêm chủng cho các trường hợp trẻ mắc các bệnh không chống chỉ định và tỷ lệ bệnh nhân (BN) bị dị ứng gia tăng một cách đột biến, không rõ nguyên nhân, trong khi công tác theo dõi các phản ứng sau tiêm ở nước ta vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, BV Nhi Trung ương đã quyết định xây dựng dịch vụ tư vấn và tiêm “vét” cho các trường hợp nêu trên.
Được sự cho phép của Bộ Y tế, sau khi được tư vấn và thẩm định của các cơ quan chuyên môn như Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Y tế Hà Nội, đặc biệt là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, nhân lực, BV Nhi Trung ương đã đưa Trung tâm Tư vấn và Tiêm chủng hoạt động tháng 12/2014.
PGS. Minh Hương cho biết, đối tượng tư vấn và tiêm chủng của Trung tâm là các trường hợp BN bị bệnh do bị bỏ sót tiêm chủng được phát hiện trong quá trình đến BV Nhi Trung ương điều trị và các BN có nguy cơ dị ứng, dễ gặp các biến chứng sau tiêm chủng mà các cơ sở tiêm chủng không dám tiêm (các trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về máu…).
Nhưng đã làm yên lòng các bậc phụ huynh
Với lợi thế của mình là đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ cán bộ y tế chuyên môn nhiều kinh nghiệm kể cả trong phòng ngừa nhiễm khuẩn và hồi sức cấp cứu nhi, Bác sỹ Lê Kiến Ngãi, phụ trách Trung tâm tiêm chủng vắc xin, BV Nhi Trung ương nhận xét, mô hình tư vấn và tiêm chủng của BV Nhi Trung ương đã đáp ứng nhu cầu bức thiết hiện nay của phần lớn người dân cũng như các cơ sở y tế trên cả nước.
Sau nửa năm hoạt động, Bác sỹ Lê Kiến Ngãi cho biết, Trung tâm đã cung cấp trên 4.000 mũi tiêm các loại cho các trường hợp bị bỏ sót, trong đó có trên 2.000 mũi tiêm phòng bệnh sởi. Với tiêu chí sàng lọc đúng, chỉ định đúng và tiêm đúng thời gian, mô hình đã đáp ứng mong muốn của người dân, cộng đồng và được Bộ Y tế đánh giá rất cao và khuyến khích nhân rộng.
Tuy lượng BN đến tư vấn và tiêm chủng không nhộn nhịp như các điểm tiêm khác thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội nhưng điều dưỡng Nguyễn Hạnh Lê cùng ê kíp tư vấn và tiêm chủng của mình không lúc nào ngớt việc bởi số BN đến đây rất đều đặn.
Cô điều dưỡng trẻ này cho biết, mỗi ngày Trung tâm có khoảng 15-20 BN đến tư vấn và tiêm chủng, có hôm đông lên tới 35-40 BN. Nhiều nhất vẫn là các BN đến từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Lào Cai, Hòa Bình…, ngoài ra người dân sống ở Hà Nội và các khu vực lân cận có con bị dị ứng và mắc các bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng sau tiêm chủng cũng tìm đến đây tư vấn và tiêm chủng rất đông.
Hiện tại, Bác sỹ Lê Kiến Ngãi cho hay, Trung tâm Tư vấn và Tiêm chủng BV Nhi Trung ương mới chỉ có một bàn tiêm, trong khi nhu cầu tiêm chủng của các BN là rất lớn. Chính vì lẽ đó, được sự khuyến khích của Bộ chủ quản cũng như các cơ quan quản lý về chuyên môn, trong thời gian tới BV Nhi Trung ương sẽ mở rộng hơn về quy mô của điểm tiêm chủng, đồng thời phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia triển khai tiêm vắc xin tiêm chủng mở rộng để phục vụ tốt nhất nhu cầu tư vấn và tiêm chủng các loại vắc xin.
Trà Long
19. Nối thành công nhanh ngón tay đứt lìa
http://phapluattp.vn/suc-khoe/noi-thanh-cong-nhanh-ngon-tay-dut-lia-568515.html
Thứ Ba, ngày 14/7/2015 - 10:07
(PLO) - Sáng 14-7, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tỉnh Nghệ An cho biết đã nối thành công ngón tay cái bị đứt lìa cho bệnh nhân L.V.C (35 tuổi, trú xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).
Trước đó, anh C. được người thân đưa đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An cấp cứu trong tình trạng bị đứt lìa ngón cái của bàn tay trái, mất nhiều máu do bị tai nạn. Người thân mang theo chiếc ngón tay bỏ trong khăn sạch và cho vào túi ni lông ướp lạnh trong thùng đá nhiều giờ đồng hồ.
BS Nguyễn Duy Quyết và BS Võ Ngọc Thái cùng e kíp đã tiến hành phẫu thuật nối ngón tay bị đứt rời vào bàn tay cho anh C. Sau 8 giờ đồng hồ, các BS, y tá đã hoàn tất nối mạch máu và đính xương.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An, cho biết: Ngón tay bị đứt đã được nối ráp vào bàn tay bệnh nhân thành công. Khả năng phục hồi sau phẫu thuật tiến triển tốt, ngón tay hồng, vết thương khô. Ngón tay được nối đã bắt đầu cử động được”.
Đ.LAM
- Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tại Việt Nam - Ðịnh hướng và phát triển
NGÀY 14 THÁNG 7, 2015 | 21:42
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc (TBG) vào điều trị mang đến những hy vọng lớn trong việc nâng cao sức khỏe con người bằng cách phục hồi chức năng tế bào và cơ quan đã bị phá hủy bởi thoái hóa và những tổn thương khác. Song bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi về xã hội, pháp luật, khoa học và đạo đức, hiệu quả và an toàn của ứng dụng này, như việc sử dụng phôi người, nguy cơ/tiềm năng thương mại hóa tế bào và mô người, việc tạo khối u... Do vậy, cần có những quy định và hướng dẫn chính thức về khoa học cũng như đạo đức đối với lĩnh vực nghiên cứu này.
Có nhiều cách phân loại khác nhau, song về cơ bản các nhà khoa học thường chia TBG thành 3 nhóm lớn chính theo 3 nguồn thu nhận:
- Tế bào gốc phôi (thu từ phôi)
- Tế bào gốc nhũ nhi (thu từ thai, cuống rốn, máu cuống rốn)
- Tế bào gốc trưởng thành (thu từ cơ thể trưởng thành)
1. Đối với TBG phôi: hiện nay, hầu hết các quốc gia đều chưa cho phép sử dụng TBG phôi trong nghiên cứu ứng dụng TBG vào lĩnh vực y dược học, do vi phạm vấn đề đạo đức.
2. Đối với nhóm TBG nhũ nhi: TBG từ máu cuống rốn có ngân hàng lưu trữ, cũng có các công trình nghiên cứu sử dụng TBG từ máu cuống rốn trong điều trị một số bệnh lý ác tính về máu hoặc một số bệnh tự miễn, đái tháo đường typ 1.
3. Nhóm TBG trưởng thành:
+ TBG trung mô: được nghiên cứu nhiều nhất, có nhiều nguồn thu nhận từ tủy xương, mô mỡ và thao tác lấy TBG từ nguồn thu tương đối dễ dàng... đang được nghiên cứu ở các bệnh khác như: COPD, tiểu đường, khớp, Crohn, nhồi máu cơ tim, bệnh lý thần kinh, xơ gan...
+ TBG tạo máu: đang được ứng dụng điều trị các bệnh lý về máu.
+ TBG thần kinh, TBG tim,...: nghiên cứu điều trị các bệnh lý về thần kinh, về tim..., những tế bào này được gọi là TBG đa năng hướng cơ quan (organ-specific multipotent stem cell). Số lượng tìm thấy trong các cơ quan rất ít, khó phân lập được tại các cơ quan như tim, não. Do đó, chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng như TBG trung mô.
+ TBG vạn năng cảm ứng (induced Pluripotent Stem cell): TBG được tạo thành từ tế bào trưởng thành. Chưa được đưa vào nghiên cứu lâm sàng do các thao tác chuyển từ tế bào trưởng thành sang tế bào gốc mang nhiều nguy cơ cho người bệnh.
Trên thế giới:
Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã đưa ra các hướng dẫn riêng của quốc gia về nghiên cứu ứng dụng TBG, song nhìn chung còn tương đối dè dặt. Cụ thể như:
1- Khuyến cáo của WHO (WHO’s initiative for Medical Product of Human Origin): đưa ra các tiêu chuẩn thực hành đối với các sản phẩm y tế có nguồn gốc từ con người: cần có sự quản lý toàn cầu của các cơ quan chức năng, có bằng chứng chứng minh, có chấp thuận của đối tượng, tối ưu hóa sự an toàn, chất lượng và hiệu quả...
2- FDA: Hướng dẫn về trị liệu dựa trên TB: cần chứng minh hiệu quả và tính an toàn của các sản phẩm dựa trên TB.
3- Tuyên ngôn Quito của các nước Mỹ Latinh: Không chấp thuận các phương pháp điều trị tế bào gốc mà hiệu quả chưa được chứng minh và sự an toàn cho bệnh nhân không được đảm bảo.
4- Ấn Độ: có Hội đồng cao cấp quốc gia về nghiên cứu TBG (NAC-SCR) và các Hội đồng nghiên cứu TBG cấp cơ sở (IC-SCR) để xét duyệt các nghiên cứu TBG trên lâm sàng ở các cấp.
5- Malaysia: Tất cả nghiên cứu và ứng dụng về TBG phải được xem xét, chấp thuận bởi Hội đồng Đạo đức. Hội đồng này phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn quốc gia về nghiên cứu và ứng dụng TBG.
Nhìn chung, các nước trên thế giới mới cho phép sử dụng rộng rãi TBG trong nghiên cứu cơ bản, còn việc ứng dụng vào điều trị chủ yếu trong các bệnh lý về máu (TBG tạo máu). Nhóm TBG phôi và TBG vạn năng cảm ứng hoàn toàn chưa được cho phép. Nhóm TBG trung mô đang trong quá trình nghiên cứu.
Tại Việt Nam:
1- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, dành 01 chương VI: Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh, gồm các Điều 69, 70, 71, 72: trong đó có qui định kỹ thuật, phương pháp mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế cho phép áp dụng. Hồ sơ đề nghị áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới phải có tài liệu chứng minh tính hợp pháp, bằng chứng lâm sàng, tính hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh của kỹ thuật, phương pháp mới.
2- Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BYT ngày 03/4/2015 quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, a) Kỹ thuật, phương pháp được nghiên cứu lần đầu tiên ở Việt Nam phải được hoàn thành việc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, được Ban Đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế hoặc Hội đồng khoa học cấp Bộ nghiệm thu, đề nghị cho phép áp dụng và được Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận kết quả nghiên cứu. b) Kỹ thuật, phương pháp được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ngoài đã hoàn thành việc nghiên cứu, nghiệm thu theo đúng quy định của nước sở tại, được Ban Đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế hoặc Hội đồng khoa học cấp Bộ thẩm định, đề nghị cho phép áp dụng và được Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế cấp Giấy công nhận kết quả nghiên cứu.
3- Để hướng dẫn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng TBG trên lâm sàng tại Việt Nam, ngày 23/6/2014, Bộ Y tế đã có Công văn số 3958/BYT-K2ĐT gửi các Sở Y tế, các bệnh viện và viện nghiên cứu trực thuộc, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng TBG, trong đó đề nghị các đơn vị trước khi triển khai ứng dụng TBG trên lâm sàng phải có các bằng chứng khoa học và kết quả thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính an toàn, hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật mới. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tuyệt đối an toàn, hiệu quả của trị liệu tế bào gốc trên lâm sàng cũng như đảm bảo lợi ích cho người dân Việt Nam.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam nhiều tổ chức và cá nhân đã triển khai các phương pháp ứng dụng TBG trên người, các nghiên cứu ứng dụng TBG cũng tăng nhanh. Đến nay, nước ta đã có 32 cơ sở tổ chức nghiên cứu ứng dụng TBG, trong đó có 9 trường đại học, viện nghiên cứu, 20 bệnh viện, viện điều trị và đặc biệt có 3 công ty tư nhân đã tham gia lĩnh vực này. Nghiên cứu ứng dụng TBG ở nước ta chủ yếu là thực hiện các đề tài khoa học các cấp. Việc ứng dụng điều trị chủ yếu trong các bệnh lý về máu, mắt.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Bước đầu đã có những nghiên cứu cơ bản về biệt hóa TBG, ứng dụng TBG tạo máu trong lĩnh vực huyết học, đã nghiên cứu triển khai được hầu hết các kỹ thuật cơ bản từ ghép TBG tạo máu lấy từ tủy xương đến ghép TBG tạo máu được huy động từ tủy xương ra máu ngoại vi và ghép TBG tạo máu lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh. Xây dựng thành công một số ngân hàng TBG. Các quy trình sử dụng TBG tự thân là hướng nghiên cứu mới điều trị các bệnh suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim, bệnh nhân ung thư máu và bệnh nhân bỏng... với hiệu quả cao, chi phí thấp hơn rất nhiều khi ra nước ngoài điều trị (Công trình ghép TBG tạo máu (ghép TBG tạo máu tự thân, ghép TBG tạo máu đồng loại) điều trị các bệnh máu tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương; Cụm công trình ứng dụng TBG (tủy xương, máu ngoại,... vi, máu cuống rốn) tạo máu trong điều trị các bệnh lý huyết học tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. Hồ Chí Minh).
Đối với nhóm TBG trung mô, hiện nay có 03 thử nghiệm lâm sàng đã được Bộ Y tế phê duyệt đề cương và hồ sơ cho phép tiến hành thử nghiệm, hiện đang trong quá trình triển khai, bao gồm:
1. Thử nghiệm điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng ghép tự thân hỗn hợp TBG từ mô mỡ và huyết tương giàu tiểu cầu, tại BV Nhân dân 115 và BVĐK Vạn Hạnh.
Kết quả bước đầu cho thấy:
- Về tính an toàn: Xác định được tính an toàn của phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng ghép tự thân hỗn hợp TBG từ mô mỡ và huyết tương giàu tiểu cầu.
- Về hiệu quả trị liệu: 16 bệnh nhân được điều trị theo phương pháp trên đạt tỉ lệ giảm đau 100%, tăng biên độ vận động của khớp được điều trị và cải thiện đáng kể các thang điểm đánh giá.
2. Quy trình ứng dụng TBG mô mỡ tự thân trong điều trị chấn thương cột sống có liệt tủy tại Bệnh viện Việt Đức.
Kết quả bước đầu cho thấy:
- Về tính an toàn: Xác định được tính an toàn của phương pháp ứng dụng TBG mô mỡ trong điều trị chấn thương cột sống liệt tủy hoàn toàn.
- Về hiệu quả điều trị: Hiệu quả bước đầu của phương pháp điều trị ứng dụng TBG mô mỡ được đánh giá trên lâm sàng như: chất lượng cuộc sống, cải thiện thang điểm ASI; cận lâm sàng như chức năng bàng quang, MRI, điện chẩn thần kinh cơ.
3. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả ứng dụng TBG tự thân trong điều trị COPD tại BV Đa khoa Vạn Hạnh và BV Nguyễn Tri Phương - TP. Hồ Chí Minh (BYT phê duyệt đề cương tháng 6/2015, thời gian ngiên cứu từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2017).
III. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ
Về văn bản, chính sách: Chưa có văn bản, hướng dẫn trong lĩnh vực này. Luật Máu và Tế bào gốc đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, theo dự thảo Luật mới tập trung chủ yếu vào phần máu, nội dung về TBG còn chưa đầy đủ và chưa tương xứng với tốc độ, tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. Các văn bản dưới luật, cả về nghiên cứu và ứng dụng điều trị do vậy chưa được xây dựng. Bên cạnh đó, cũng thiếu các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, quy chuẩn thực hành để đơn vị có thể thực hiện.
Về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: Làm thế nào để kiểm soát được việc phát triển biệt hóa của TBG theo ý định điều trị là một thách thức trong ứng dụng TBG trên lâm sàng. Ngay ở các nước đi đầu trong nghiên cứu về TBG, các công nghệ này cũng chưa được ứng dụng rộng rãi và có xu hướng đưa công nghệ này sang các nước khác để nghiên cứu giai đoạn 3. Vì vậy, việc ứng dụng các công nghệ này tại Việt Nam cần phải thực hiện theo lộ trình, có kiểm soát. Việc mở rộng giai đoạn, phạm vi nghiên cứu cần dựa trên các bằng chứng khoa học đáng tin cậy.
Về nhân lực nghiên cứu: Việc trị liệu dựa vào TBG cần ít nhất 2 nhóm nhân lực là các nhà khoa học làm nghiên cứu cơ bản về TBG và các bác sĩ điều trị bằng phương pháp TBG, tuy nhiên cả hai đang trong tình trạng thiếu và yếu. Hiện cả nước có chưa tới 50 người được đào tạo chính quy về TBG cũng như số lượng bác sĩ TBG quá ít. Thao tác trên TBG người chủ yếu mới sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ động vật; không kiểm soát hay kiểm soát không đủ các tiêu chuẩn tối thiểu cho sản phẩm TBG trước khi ghép vào cơ thể. Khả năng kết hợp/nghiên cứu theo nhóm còn hạn chế.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Các thiết bị nghiên cứu còn thiếu và đã bắt đầu lạc hậu. Nguồn tế bào cho cấy ghép còn thiếu và các kỹ thuật phụ trợ cho ngành TBG không phát triển đồng bộ.
IV. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1. Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, tạo nền tảng khoa học vững chắc.
2. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng để có các bằng chứng khoa học và kết quả TNLS nhằm chứng minh tính an toàn, hiệu quả của phương pháp TBG song cần tuân thủ các qui định, hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, mục tiêu cuối cùng là bảo vệ an toàn, sức khỏe, quyền lợi cho đối tượng nghiên cứu.
3. Triển khai nghiên cứu ứng dụng dựa vào loại TBG, chưa cho phép việc nghiên cứu dựa trên TBG phôi và TBG vạn năng cảm ứng. Việc sử dụng TBG phôi vi phạm vào nguyên tắc y đức và tính an toàn vì hai loại TBG này chưa được kiểm chứng bởi các nước đi đầu về công nghệ TBG.
4. Các loại TBG có thể dùng hiện nay: TBG tạo máu (nguồn: tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn), TBG trung mô (mô mỡ, tủy xương), TBG rìa giác mạc. Việc dùng TBG nào vào bệnh nào sẽ phải được thẩm định phù hợp với chức năng và tính chất của loại TBG đó.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Về phía Bộ Y tế:
Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp các chuyên gia xây dựng các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, các chuẩn thực hành trong nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng đối với các nghiên cứu ứng dụng TBG, làm cơ sở để các đơn vị có thể triển khai.
Tăng cường vai trò của các Hội đồng đạo đức, khoa học trong thẩm định, xét duyệt các nghiên cứu TNLS về TBG.
Về phía các đơn vị:
Cần có các chính sách nhân lực, đầu tư tập trung, chuyên sâu cho một chuỗi các công trình nghiên cứu đồng bộ từ đầu đến sản phẩm cuối cùng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao hiệu quả đầu tư từ nghiên cứu phát triển.
2. Phát triển nhân lực làm công tác nghiên cứu ứng dụng TBG
Đây là vấn đề rất quan trọng vì lĩnh vực TBG còn mới mẻ và tương đối khó. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ các nhà khoa học làm nghiên cứu cơ bản về TBG và các bác sĩ điều trị bằng phương pháp TBG cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng đào tạo theo êkíp khoa học tổng hợp tri thức để giải quyết toàn diện vấn đề từ nghiên cứu cơ bản đến đưa sản phẩm vào điều trị, phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
3. Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Đầu tư nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu nhằm tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm nghiên cứu.
Tạo cơ chế liên kết trong việc chia sẻ, khai thác các thiết bị nghiên cứu chuyên sâu giữa các phòng nghiên cứu nhằm khai thác tối đa hiệu quả các thiết bị và nguồn nhân lực chuyên sâu đầu tư.
Vì đây là lĩnh vực tương đối mới mẻ, cần xây dựng nguồn tài nguyên thông tin để chia sẻ trong các nhà khoa học, bác sĩ điều trị, nhà quản lý, người sử dụng thông qua website, sách, tạp chí...
4. Đầu tư tài chính
Huy động các nguồn tài chính hợp pháp đầu tư cho các phòng thí nghiệm, phòng mổ/ghép, trang thiết bị phụ trợ, phương tiện vận chuyển/phân phối, xét nghiệm đánh giá chất lượng tế bào. Nên đầu tư tập trung, trọng điểm, không nên dàn trải để đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí.
Khuyến khích nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm lâm sàng.
5. Hợp tác trong và ngoài nước, trong và ngoài ngành y tế
Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, hợp tác giữa ngành y tế với các ngành khác.
Tăng cường vai trò của các Hội nghề nghiệp trong nghiên cứu ứng dụng TBG.
TS.BS. Nguyễn Ngô Quang
(Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế)
21. Cứu bệnh nhi bị vỡ tá tràng
http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20150714/cuu-benh-nhi-bi-vo-ta-trang/777180.html
14/07/2015 09:51 GMT+7
TT - Ngày 13-7, bác sĩ CK2 Đặng Thanh Phú - trưởng khoa ngoại Bệnh viện Q.Tân Phú, TP.HCM - vừa phẫu thuật thành công cứu em Đ.D.T. (12 tuổi, Q.Bình Tân, TP.HCM) bị vỡ tá tràng rất hiếm gặp.
Theo người nhà em T., ngày 1-7 trong lúc T. leo lên gác gỗ (đang được tháo dỡ để sửa nhà) bị trượt chân rơi xuống đất ở độ cao hơn 3m. Trong lúc rơi, người em va đập mạnh vào cầu thang và các thanh sắt.
Sau khi rơi xuống đất, em bị thủng một lỗ ở giữa bìu của cơ quan sinh dục và ôm bụng kêu đau đớn nên gia đình đưa ngay đến Bệnh viện Q. Tân Phú cấp cứu. Sau khi có kết quả chụp CT - scan, các bác sĩ mổ cấp cứu với chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ tạng rỗng.
Khi mổ, tìm hết ruột non nhưng bác sĩ không thấy lỗ thủng nên tìm tiếp lên tá tràng và phát hiện tá tràng bị vỡ ở vị trí D2.
Theo bác sĩ Thanh Phú, vỡ tá tràng là bệnh lý rất hiếm gặp và khó phát hiện, nếu phát hiện được thường rất trễ.
Đặc biệt, vị trí tá tràng bị vỡ của em T. nằm ở gần cơ vòng Oddi - nơi đổ các loại dịch mật, dịch tụy, dịch dạ dày vào tá tràng D2 - nên điểm vỡ chịu áp lực rất lớn và nguy cơ bị bục, xì sau khi vá lỗ thủng rất cao (tỉ lệ bị bục xì lên tới 30 - 35%) dẫn đến phải mổ vá lại.
Sau 10 ngày phẫu thuật, sức khỏe của T. tiến triển tốt và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
- Chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” nhằm cứu trẻ sơ sinh tại Việt Nam
Thứ ba, 14/07/2015 - 10:02 PM
Ngày 14-7, tại Hà Nội, Tổ chức Y tế thế giới phát động chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” tại Việt Nam, nêu bật các bước đơn giản có thể cứu sống hàng nghìn trẻ sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca biến chứng mỗi năm, nguyên nhân bởi các thực hành có hại hoặc lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinh ở Việt Nam.
Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong tháng đầu sau sinh, đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ trẻ tử vong.
Tuy nhiên, trong năm 2012, vẫn có hơn 17.000 trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu đời. Vì lý do này, Cái ôm đầu tiên nêu bật tầm quan trong của chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (gọi tắt là CSSSTYS). Gói hành động và can thiệp này đề cập các nguyên nhân cơ bản nhất của tử vong hoặc bệnh tật ở trẻ sơ sinh, như đẻ non (sinh non), sơ sinh nhẹ cân hoặc mắc nhiễm trùng nặng như viêm phổi hoặc tiêu chảy.
Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: “Có quá nhiều trẻ sơ sinh tử vong vì những yếu tố có thể phòng ngừa được, thí dụ như bệnh tật”. Cái ôm đầu tiên giải quyết thách thức này bằng cách thúc giục phụ nữ và nhân viên y tế tại Việt Nam thực hiện các bước đơn giản nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh trong thời gian quan trọng ngay sau sinh”.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Bằng, cán bộ phụ trách mảng sức khỏe bà mẹ và trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam “Nhiều nhân viên y tế có thể chưa biết những thực hành đơn giản này có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, phong tục tập quán và niềm tin ở một số cộng đồng, kể cả nhân viên y tế có thể không hỗ trợ thực hiện đầy đủ chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu. Thông qua chiến dịch Cái ôm đầu tiên, chúng tôi khuyến khích thay đổi các thực hành hiện thời và thông báo cho cho các gia đình và cá nhân để họ đòi hỏi nhân viên y tế cung cấp các thực hành tốt nhất”.
Để cứu sống trẻ sơ sinh, hãy làm từng bước một Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm gồm hàng loạt biện pháp đơn giản có chi phí hiệu quả được xây dựng nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tử vong thông qua việc thay đổi các thực hành y tế chưa hợp lý. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm bắt đầu bằng Cái ôm đầu tiên hay duy trì tiếp xúc da-kề-da giữa mẹ và bé ngay sau sinh. Phương pháp đơn giản này giúp ủ ấm trẻ, chuyển máu từ bánh nhau và những vi khuẩn có lợi từ mẹ sang con và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. “Tách mẹ và con ngay sau sinh là thực hành rất lỗi thời. Nhưng điều đó lại xảy ra tại thời điểm rất quan trọng khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu tìm kiếm vú mẹ để bú”, Tiến sỹ Maria Asuncion Silvestre, chuyên gia nhi khoa và trẻ sơ sinh của Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu. Thêm vào đó, phong tục tập quán và niềm tin ở một số cộng đồng và các nhân viên y tế có thể là rào cản trong việc thực hiện đầy đủ chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm. Thay đổi thực hành đòi hỏi một môi trường hỗ trợ, gia đình và các cá nhân được thông tin đòi hỏi các cán bộ y tế cung cấp các thực hành tốt nhất. Sau tiếp xúc da-kề-da, kẹp dây rốn được thực hiện và cắt rốn bằng dụng cụ tiệt trùng. Các bà mẹ có thể cho con bú khi thấy trẻ có những dấu hiệu đòi ăn như chảy dãi, lia lưỡi, ngọ nguậy tìm vú mẹ và gặm nắm tay hay ngón tay. Bú sớm đặc biệt quan trọng vì sữa non, hay “những giọt sữa đầu tiên”, cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, kháng thể và tế bào miễn dịch. Các chăm sóc thường quy khác như cung cấp vitamin K, nhỏ thuốc mắt, tiêm phòng, cân bé và thăm khám toàn thân cần được tiến hành ngay sau bữa bú đầu tiên của trẻ. Cần thực hiện những bước chăm sóc này theo thứ tự chuẩn để đạt được kết quả tối ưu. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm có thể được thực hiện ở tất cả các phòng đẻ mà không cần chuẩn bị phức tạp hoặc đòi hỏi các công nghệ đắt tiền. Do đó có thể áp dụng CSSSTYS tại bệnh viện huyện, trạm y tế xã ở vùng sâu hay các vùng khó tiếp cận của Việt Nam nơi có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao. |
THIÊN HƯƠNG
- Ma trận mỹ phẩm, khăn giấy ướt
http://nld.com.vn/kinh-te/ma-tran-my-pham-khan-giay-uot-20150714225045352.htm
14/07/2015 23:00
Sức khỏe người tiêu dùng đang bị đe dọa hằng ngày bởi các loại mỹ phẩm, khăn giấy ướt không được kiểm soát với nhiều thành phần độc hại
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Mỹ phẩm, khăn giấy ướt và sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) tổ chức ở TP HCM ngày 14-7.
Lợi nhuận rất khủng khiếp
PGS-TS Lê Ngọc Diệp (Trường ĐH Y Dược TP HCM) cho biết thời gian gần đây, nổi lên thực trạng phụ nữ thích làn da trắng nên có hàng loạt sản phẩm được quảng cáo có tính năng trắng cấp tốc. Sản phẩm được bán tràn lan ngoài vỉa hè, trong cửa hàng, trên mạng xã hội; từ hàng trôi nổi cho đến hàng có đăng ký với cơ quan chức năng. Cùng với đó là số chị em “nhiều khủng khiếp” đến các phòng khám da liễu để điều trị với các biểu hiện như phát ban, mụn trứng cá, mặt mẩn đỏ, sạm da, nám da, giãn mao mạch, teo da… là dấu hiệu của việc bệnh nhân đã bôi chất corticoid dù trên nhãn sản phẩm không ghi. Corticoid là chất khi mới sử dụng làm da mịn, trắng nhưng về lâu dài sẽ có các tác dụng phụ.
“Sản xuất mỹ phẩm kiểu như vậy đem lại lợi nhuận rất khủng khiếp, có trường hợp sản xuất ở Lạng Sơn, bán trên mạng dưới mác Hàn Quốc với giá từ 2-3 triệu đồng/hộp trong khi giá thành chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/hộp. Vì thế, cơ quan chức năng cần kiểm soát những nơi sản xuất mỹ phẩm chui không đăng ký và tăng cường hậu kiểm đối với các doanh nghiệp có đăng ký vì nhiều trường hợp đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo, cho vào các thành phần độc hại. Với người tiêu dùng, cần hiểu rõ không có loại mỹ phẩm làm đẹp cấp tốc mà an toàn; ngay cả những sản phẩm có thương hiệu, uy tín, giá cao cũng không thể cho hiệu quả nhanh như vậy để tránh tiền mất tật mang” - PGS-TS-BS Diệp khuyến cáo.
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Vinatas, cho biết có trường hợp người tiêu dùng mua mỹ phẩm qua mạng về sử dụng bị dị ứng, sau đó nhờ Vinatas hỗ trợ nhưng không tìm được người bán. “Hiện có nhiều người tiêu dùng còn quá dễ dãi khi mua mỹ phẩm, tin lời quảng cáo qua mạng mà mua hàng không rõ nguồn gốc, không lấy hóa đơn đã tạo đất sống cho những người làm ăn bất chính” - ông Tuấn cảnh báo.
Lạm dụng chất bảo quản
Theo ông Lê Quang Được, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại và Dịch vụ quốc tế Việt Úc, nhu cầu sử dụng khăn giấy ướt đang tăng mạnh để thay thế khăn lạnh bằng vải thường được tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên gần đây, sản phẩm chính hiệu bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm giả, nhái khiến công ty mất thị phần ở thị trường truyền thống. “Các sản phẩm giả, nhái được sản xuất thủ công, rất mất vệ sinh nên thường phải lạm dụng chất bảo quản, kể cả chất cấm để chống nấm, mốc, với giá thành chỉ bằng 1/3 nhưng giá bán bằng hàng thật để người tiêu dùng không nghi ngờ” - ông Được nói.
Theo PGS-TS Diệp, khăn giấy ướt ít gây phản ứng liền trên da nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, nhất là khả năng gây ung thư vú. Hiện nay, đã có quy định về lộ trình cấm 5 dẫn chất Paraben (chất để bảo quản) độc hại nhất, chỉ được lưu hành đến hết ngày 30-7-2015 theo quy định của Cục Quản lý Dược. Đáng nói, đây là những chất không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ được xác định qua kiểm nghiệm.
Tuy nhiên, theo ông Vương Ngọc Tuấn, hiện các phòng thí nghiệm trong nước vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện các xét nghiệm này. “Vinatas đã gửi công văn đến Trung tâm Tiêu chuẩn Kỹ thuật Đo lường Chất lượng 1 và Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, 2 cơ quan đầu ngành về kiểm nghiệm, nhưng đều trả lời chưa có chất “chuẩn” nên chưa thể thực hiện xét nghiệm tìm ra những chất cấm mới trong sản phẩm” - ông Tuấn nói.
Được biết, Vinatas đang chuẩn bị thực hiện một cuộc khảo sát chất lượng các sản phẩm mỹ phẩm, khăn giấy ướt theo quy định mới của Cục Quản lý dược để công bố rộng rãi đến người tiêu dùng và đánh động với cơ quan quản lý.
Phân biệt hàng thật - giả
Theo ông Lê Quang Được, khăn giấy ướt giả, kém chất lượng được sản xuất thủ công có các góc bao bì vuông vức (do được in sẵn, hở một đầu), mép dập 2 bên xấu, không đồng đều. Khi mở gói ra xài, sản phẩm làm thủ công nên các tờ giấy xếp riêng rẽ, người dùng phải moi từng tờ ra, không có tờ tiếp theo chờ sẵn như hàng sản xuất từ các công ty lớn.
Đối với mỹ phẩm, các chuyên gia khuyên nên mua và sử dụng những sản phẩm từ các công ty có uy tín và nhớ rõ nguyên tắc không có mỹ phẩm làm đẹp cấp tốc an toàn.
Bài và ảnh: NGỌC ÁNH
- Sớm loại bỏ nạn tảo hôn ở Tây Nguyên
Thứ tư, 15/07/2015 - 02:02 AM
Hiện nay, tại một số buôn làng ở Tây Nguyên, do nhận thức còn hạn chế nên vẫn tồn tại việc trai gái lấy vợ, lấy chồng sớm, dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình, xã hội. Nạn tảo hôn đang là thực trạng nhức nhối, vì vậy, để ngăn chặn và loại bỏ tệ nạn này rất cần sự vào cuộc kiên quyết, đồng bộ của các cấp, các ngành.
Dọc đường lên xã nghèo Đăk Pling, huyện Kông Chro (Gia Lai), chúng tôi gặp khá nhiều hình ảnh các "bà mẹ nhí" địu con trên lưng, nét mặt hồn nhiên, vô tư, lóng ngóng bên đứa con bé bỏng, thoạt nhìn nhiều người dễ nhầm tưởng là hai chị em. Đăk Pling là xã khó khăn nhất của huyện Kông Chro, có 349 hộ dân, trong đó gần 100% là người dân tộc Ba Na. Nơi đây còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn. Trường hợp của vợ, chồng Đinh Huy là một thí dụ. Lấy chồng khi mới 15 tuổi, đến 17 tuổi thì có con. Đinh Huy cho biết: Cả hai ở cùng làng, lớn lên thích nhau, nói gia đình tổ chức đám cưới. Cuộc sống của vợ chồng trẻ rất khó khăn, cả hai đều không có nghề nghiệp, chỉ có vài sào đất rẫy cha mẹ cho. Mang những băn khoăn về hủ tục tảo hôn, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Pling Đình Lơi cho biết: Bây giờ, muốn tìm gặp các cặp vợ chồng kết hôn ở tuổi 13, 15 ở Đăk Pling không khó. Chỉ tính trong hai năm trở lại đây, toàn xã có gần 30 trường hợp tảo hôn. Xã cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình nhưng vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng trên.
Trò chuyện với cặp vợ chồng Rơ Châm Tinh (19 tuổi) và Rơ Châm Rưng (17 tuổi) ở làng Kép, xã Ia Phí, huyện Chư Pả, chúng tôi được Rơ Châm Tinh cho biết: "Từ khi lập gia đình, mình qua ở rể luôn tại nhà bố mẹ vợ. Chưa đủ tuổi nhưng hai đứa thương nhau nên bố mẹ đồng ý cho cưới; hơn nữa, các bạn trong làng cũng thế cả". Khi được hỏi: "Có biết xây dựng gia đình sớm, sinh con sẽ ảnh hưởng sức khỏe và nòi giống, cuộc sống sẽ rất vất vả"..., chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời: "Mình không biết đâu, chúng mình thích nhau thì phải cưới chớ". Năm 2013, 2014, toàn xã Ia Phí có 22 trường hợp tảo hôn, nhưng đây là số liệu thống kê chưa chính xác, bởi có một số trường hợp về ở với nhau mà không báo cáo chính quyền địa phương, nên xã không nắm được. Qua tìm hiểu, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Gia Lai đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp, trong vòng 10 năm trở lại đây, riêng tỉnh Gia Lai xảy ra 1.118 vụ tảo hôn. Tình trạng bỏ học, lấy chồng, vợ sớm ở các tỉnh Tây Nguyên đang rất báo động. Theo thống kê của UBND xã Đác Som, tỉnh Đác Nông, toàn xã có 776 hộ đồng bào Mông, với hơn 1.698 nhân khẩu, chiếm 45,7% dân số của xã, sinh sống tập trung tại các thôn 1, 2, 3, 4. Phó Chủ tịch UBND xã Đác Som K'Tèm cho rằng, chuyện dựng vợ gả chồng sớm, sinh con nhiều là một trong những tập tục lâu đời của người Mông, nên việc vận động, thuyết phục họ sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình là điều không dễ. Theo thầy giáo Lê Văn Thái, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đác Nang, tình trạng học sinh người Mông bỏ học giữa chừng để ở nhà lấy vợ, lấy chồng ở xã Đác Som không phải hiếm, hầu như năm nào cũng có. Từ năm 2010 đến nay, có hàng chục em học sinh bỏ học giữa chừng để lập gia đình. Tính riêng trong năm học 2014 - 2015, trường có năm trường hợp bỏ học để lập gia đình.
Năm 2011, tỉnh Kon Tum có khoảng 200 cặp tảo hôn và đến nay, con số đó tăng lên khá nhiều, tập trung ở ba huyện: Đác Tô, Ngọc Hồi và Đác Glei. Thống kê của Ủy ban Dân số -Gia đình và Trẻ em tỉnh Kon Tum, tại xã Rờ Kơi, trong tổng số 333 trường hợp được khảo sát, có tới 269 trường hợp tảo hôn, chiếm 80,78%; trong số 269 trường hợp tảo hôn, nữ chiếm 76,95%, nam chiếm 23,05%, có đến 93,39% lấy nhau do tự nguyện, 193 người chưa đăng ký kết hôn. Phó Chủ tịch UBND xã Đác Rơ Nga, huyện Đác Tô A Hrút bộc bạch: "Ở xã mình, tình trạng học sinh bỏ học, bắt chồng vẫn xảy ra, mặc dù UBND xã hằng tuần đều họp giao ban để triển khai cho các ban ngành, nhất là các chị em ở chi hội phụ nữ về các thôn, làng tích cực tuyên truyền, vận động bà con bỏ các hủ tục lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn, đời sống gia đình sẽ khổ, sẽ thiếu đói, con cái không biết chữ... Thế nhưng bà con không chịu nghe".
Tảo hôn không phải là chuyện mới và đang là thực trạng nhức nhối ở vùng đồng bào DTTS. Để ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm thay đổi nhận thức người dân, rất cần sự vào cuộc kiên quyết và đồng bộ của chính quyền địa phương các cấp.
BÀI VÀ ẢNH: PHAN HÒA
25. Bệnh viện Nhi đồng 2 khám bệnh, tặng quà tại tỉnh Bình Phước
15-07-2015 01:52:36
PN - Ngày 11/7, Bệnh viện Nhi đồng 2 phối hợp cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy và Công đoàn cơ sở Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh tổ chức chương trình thăm, khám chữa bệnh cho 300 người lớn, 200 trẻ em và tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Dự kiến ngày 23/7 tới, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ tiếp tục phối hợp với UBND xã Tân Phước và Tân Hưng huyện Đồng Phú bàn giao một căn nhà tình nghĩa, tặng 300 phần quà cho gia đình có công với cách mạng và khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 500 trẻ em các gia đình hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồ Điệp - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết đây là một trong những chương trình công tác xã hội được Ban giám đốc Bệnh viện quan tâm, nhận được sự tham gia tích cực của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên và sự ủng nhiệt tình của các mạnh thường quân.
BẢO ÂN
- Nước biển sâu Xisat XP được Bộ Y tế chứng nhận về chất lượng
Thứ Tư, ngày 15/7/2015 - 00:02
Tập đoàn Dược phẩm Merap (Merap Group) vừa giới thiệu sản phẩm mới Nước biển sâu Xisat XP tại Việt Nam nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu về dung dịch vệ sinh mũi đang tăng cao của người dân khi lượng bệnh khám tai mũi họng tăng đột biến trong mùa hè.
Xisat XP được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến BOVF (Bag on valve filling) của Đức với đầu xịt van một chiều và vỏ chai nhôm chất lượng cao Aptar. Sản phẩm có túi khí nén trơ Nitrogen giúp phun sương với hạt mịn và đều, dễ dàng đi sâu rộng đến những vị trí xa nhất trong khoang mũi xoang giúp làm sạch và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, Xisat XP có chế độ điều chỉnh áp lực phun sương phù hợp với cấu trúc mũi xoang của người lớn và trẻ em Á Đông.
Tại Việt Nam, Xisat là sản phẩm nước biển sâu đầu tiên được Bộ Y tế cấp “Giấy chứng nhận lưu hành”. Giấy chứng nhận này được cấp sau khi đoàn công tác của Bộ Y tế có chuyến khảo sát đến nhà máy để thẩm định dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, hệ thống kho bãi… Đây chính là một sự bảo chứng về chất lượng của Bộ Y tế, làm cho Xisat thật sự khác biệt so với những sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi đang được bán như hàng tiêu dùng trên thị trường thay vì nằm dưới sự quản lý chất lượng của cơ quan quản lý y tế.
NM
27. Hiến máu với tinh thần kỷ niệm Ngày quốc tế Nelson Mandela
http://laodong.com.vn/suc-khoe/hien-mau-voi-tinh-than-ky-niem-ngay-quoc-te-nelson-mandela-353155.bld
2:23 PM, 14/07/2015
Sáng 14.7.2015, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Huyết học – Truyền máu trung ương tổ chức buổi hiến máu giúp các bệnh nhân của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu trung ương. Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình nhân Ngày Quốc tế Nelson Mandela.
Đại sứ Nam Phi Kgomotso Ruth Magau cho biết: “Ý nghĩa của Ngày Nelson Mandela là tạo nên một phong trào trên toàn thế giới vì những điều tốt đẹp, bắt đầu bằng những hoạt động nhỏ bé của cá nhân và là xúc tác cho mọi người dân trên thế giới nhận thức rằng mỗi người chúng ta đều có khả năng thay đổi thế giới. Chúng ta nỗ lực thực hiện các hoạt động nhân đạo để tiếp tục hoàn thành những cam kết của Nelson Mandela, tiếp thêm sức mạnh cho những người kém may mắn và làm cho thế giới thêm tốt đẹp hơn”.
Kết thúc buổi hiến máu nhân đạo, ban tổ chức đã tiếp nhận được 127 đơn vị máu. Vào sáng 17.7 tới, tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, Đại sứ quán Nam Phi sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Nelson Mandela và trao quà từ thiện cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Huyết học – Truyền máu trung ương.
28. Thêm một bệnh viện quốc tế 351 giường được khởi công
http://laodong.com.vn/y-te/them-mot-benh-vien-quoc-te-351-giuong-duoc-khoi-cong-353126.bld
2:18 PM, 14/07/2015
Sáng ngày 14.7, tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM, Cty CP đầu tư phát triển Hoa Lâm đã động thổ khởi công xây dựng Bệnh viện quốc tế Hoa Lâm do chính Cty đầu tư 100% vốn, cùng sự hợp tác chuyên môn của Bệnh viện nhân dân 115.
Tổng vốn đầu tư của Bệnh viện quốc tế Hoa Lâm hơn 1.500 tỷ đồng. Bệnh viện được xây dựng trong khuôn viên của Khu y tế kỹ thuật cao. Bệnh viện rộng 1,5 ha, với diện tích xây dựng hơn 35.000 m2, gồm block nhà cao 10 tầng, với các chuyên khoa chính là tim mạch, chấn thương chỉnh hình, thần kinh và nội tiết. Bệnh viện có quy mô 351 giường.
Bệnh viện quốc tế Hoa Lâm dự kiến xây dựng trong thời gian 14 tháng. Đây là bệnh viện thứ 2 được xây dựng trong Khu Y tế kỹ thuật cao do Cty TNHH y tế Hoa Lâm – Shangri La đầu tư. Trong tương lai, khu y tế này sẽ có 6 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, với 1.750 giường bệnh hiện đại nhất VN, với kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Ngoài ra, trong khu y tế này sẽ có thêm nhiều công trình phụ trợ như trường học, trung tâm thương mại… góp phần tạo nên một quần thể “thành phố y tế” chuyên biệt, hiện đại nhất VN. Sau khi hoàn thành, khoảng 10.000 người sẽ làm việc tại đây.
Bà Trần Thị Lâm – Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Hoa Lâm – Shangri La, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Quốc tế Hoa Lâm - nói: “Đây là dự án y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của khu y tế kỷ thuật cao Hoa Lâm – Shangri La. Chúng tôi hy vọng với mô hình hợp tác bệnh viện công – tư này sẽ góp phần đưa công nghệ cao, nhân sự chuyên môn giỏi, quy trình quản lý tốt đến với môi trường y tế trong nước, nhưng với chi phí hợp lý, phù hợp cho người VN, nhằm giúp giảm tải lượng bệnh nhân đang ngày càng tăng trong các bệnh viện công”.
- Cả họ ăn lợn ốm, 2 người chết, 10 người nhiễm bệnh
http://dantri.com.vn/suc-khoe/ca-ho-an-lon-om-2-nguoi-chet-10-nguoi-nhiem-benh-1098412.htm
Thứ Ba, 14/07/2015 - 08:19
Thời gian gần đây, chuyện 2 trường hợp tử vong vì ăn tiết canh nhiễm khuẩn liên cầu lợn lại tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng người dân sử dụng thực phẩm sống không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Hiện vẫn còn 3 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các bác sỹ cảnh báo, người ăn thực phẩm sống nhiễm bệnh còn có thể mắc nhiều bệnh khác, trong đó nhiễm giun xoắn là đặc biệt nguy hiểm.
Ăn “đặc sản” xong "lên bàn thờ" ngồi
BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, tại đây trung bình mỗi tháng có 4 -5 trường hợp nhiễm liên cầu lợn nhập viện. Người nhiễm bệnh này nếu được chữa khỏi cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như phải cắt các phần chân, tay hoại tử, khả năng nghe kém đi, thậm chí bị điếc. Trước đó, các trường hợp này đều từng ăn món tiết canh.
Cùng với tiết canh, thịt lợn bệnh thì một số loại gỏi sống cũng là nguồn gốc chính gây ra nguy cơ lây bệnh giun xoắn sang cơ thể người. BS Nguyễn Trung Cấp kể, vào năm 2009, một gia đình tại Sơn La có con lợn ốm. Gia đình này đã làm thịt và mời cả họ đến ăn. Bữa cỗ có món tiết canh và nem chạo. Ngay sau khi liên hoan, hơn 10 người đã phải nhập viện, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Tất cả đều bị nhiễm giun xoắn. Một trường hợp khác ở Kon Tum, sau khi ăn tiết canh trăn cũng đã bị nhiễm loại giun nguy hiểm này và tử vong sau đó.
BS Nguyễn Trung Cấp cảnh báo: Giun xoắn là bệnh nặng đặc biệt nguy hiểm, dễ gây tử vong chứ không giống như các bệnh giun sán thông thường. Ai cũng có thể nhiễm giun xoắn nếu ăn phải ấu trùng giun xoắn (có tên Trichinella) còn sống trong thịt động vật nấu chưa chín ( tiết canh, nem, gỏi…).
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho biết, ấu trùng nguy hiểm này cũng từng được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM phát hiện trong lươn - loài thủy sản rất được ưa chuộng tại các quán nhậu. Món lòng luộc chưa kỹ cũng chứa nhiều nguy cơ do ấu trùng giun xoắn sau khi vào dạ dày xuống ruột non, trở thành giun trưởng thành và xâm nhập vào niêm mạc ruột. Ấu trùng do giun cái sinh ra sẽ theo máu xâm nhập các cơ, phát triển thành kén, tồn tại ở đây khoảng 20 năm và duy trì khả năng gây nhiễm bệnh suốt thời gian này.
“Bệnh vào từ miệng”
Người nhiễm giun xoắn thường bị phù mi mắt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể kèm theo mù và chảy máu kết mạc, đôi khi phù toàn bộ đầu, cổ và chi trên. Ngoài ra, người bệnh có thể sốt với thân nhiệt tăng dần sau 2-3 ngày sốt cao tới mức tối đa.
Các xét nghiệm trên bệnh nhân nhiễm giun xoắn có thể cho thấy bệnh nhân bị tăng bạch cầu ái toan. Bạch cầu ái toan tăng trong những ngày đầu của bệnh, thậm chí trong thời kỳ ủ bệnh và tăng cao nhất vào tuần thứ ba của bệnh. Ngoài những triệu chứng nêu trên còn xuất hiện các nốt ban trên da giống mày đay (mề đay).
Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh có thể làm cho bệnh nhân suy kiệt với các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy 2 -7 ngày sau khi ăn. Một tuần sau, bệnh nhân sốt cao, mê man, đau các khớp xương, đau cơ, khó nuốt, khó thở. Giữa tuần lễ thứ ba thấy đau dữ dội, khó cử động, cơ thể gầy sút, sức khỏe suy sụp nhanh do không ăn được.
Bệnh nhân có thể tử vong vào tuần thứ hai và tuần thứ 7 tùy mức độ nhiễm. Phần lớn tử vong do suy nhược cực độ, kèm theo biến chứng phổi và lột da. Những người may mắn sống sót vẫn thấy đau các cơ và bứt rứt trong nhiều tháng sau đó.
Vì vậy, khuyến cáo đối với căn bệnh này từ các bác sỹ vẫn là: Người dân tuyệt đối không nên ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt là không ăn tiết canh, nem, gỏi làm theo cách cổ truyền (thịt chưa nấu chín).
Theo H.Phương - H.Nam
Báo Gia đình & Xã hội
- Việt Nam có 9 người chết vì ung thư mỗi giờ
http://vov.vn/suc-khoe/viet-nam-co-9-nguoi-chet-vi-ung-thu-moi-gio-413988.vov
Thứ 3, 10:53, 14/07/2015
VOV.VN - Mỗi năm Việt Nam có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới và tỉ lệ tử vong chiếm gần 75% so với tỉ lệ tử vong trung bình của thế giới chỉ là 60%.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất thế giới hiện nay. Ung thư trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi tỉ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng và đáng báo động. Mỗi giờ trôi qua, bình quân ở Việt Nam có gần 9 người chết vì ung thư.
Theo cuộc khảo sát gần đây nhất của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo (tháng 3/2015), ung thư hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2015), Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động “uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhằm tri ân các thương, bệnh binh, thân nhân của liệt sỹ, thanh niên xung phong, những người có công với cách mạng.
Theo đó, trong tháng 7 này, Bệnh viện sẽ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ …Nội dung chương trình nhằm phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung cho phụ nữ và phát hiện sớm ung thư gan, phổi cho Nam giới. Chương trình được triển khai từ nay cho đến hết năm 2015.
Tiếp đó, ngày 19/7 tới, Bệnh viện phối hợp với Trung tâm Thông tin, tư vấn & Dịch vụ Đối ngoại, Sở Ngoại vụ của tỉnh Phú Thọ tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ thuộc đối tượng chính sách của Xã Phú Lộc – Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ.
TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, cho biết: “Nhiều người dân Việt Nam chưa hiểu đúng về bệnh ung thư và ý thức tìm hiểu để phòng tránh bệnh chưa cao, nên phần lớn bệnh nhân đến khám đều đã ở giai đoạn muộn".
Nghệ sỹ Hán Văn Tình là một bệnh nhân ung thư phổi từng điều trị gần 2 tháng tại Bệnh viện ung bướu Hưng Việt. Ra viện đã được gần 4 tháng, theo đánh giá của bác sỹ điều trị, đến nay sức khỏe của nghệ sỹ đã hồi phục khoảng 90%.
Nghệ sỹ Hán Văn Tình chia sẻ: “Khi mắc bệnh rồi mình mới tìm hiểu về “nó". Trước đây, cũng như bao người mình cứ nghĩ ung thư là chết nhưng không phải. Hãy nâng cao ý thức thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư, chứ đừng để muộn như mình vất vả, rất tốn kém”.
Còn Bác sĩ Hoàng Đình Chân cũng nhấn mạnh: “Mỗi năm nên đi khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần, chi phí cho một lần đi khám sức khỏe tốn kém rất ít so với số tiền phải bỏ ra để mua thuốc và điều trị khi phát hiện bệnh”./.
PV/VOV.VN