Có thể giãn điều chỉnh giá dịch vụ y tế một số tỉnh sang 2017
http://www.vietnamplus.vn/co-the-gian-dieu-chinh-gia-dich-vu-y-te-mot-so-tinh-sang-2017/412874.vnp
Chiều 26/10, trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại buổi họp cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế (có kết cấu tiền lương) thứ 4 có thể phải giãn lại, thực hiện vào năm 2017.
Theo ông Phạm Lương Sơn, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc của Thông tư 37 cũng nhằm mục đích điều chỉnh chỉ số CPI của cả nước theo mục tiêu kinh tế vĩ mô. Sau khi thảo luận với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã ban hành những đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính thêm cơ cấu tiền lương.
Thông tư 37 quy định từ 1/7/2016 toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng giá dịch vụ y tế có điều chỉnh cơ cấu tiền lương nhưng nếu áp dụng luôn sẽ làm tăng CPI, (thời gian qua CPI tăng chủ yếu do tăng giá gói dịch vụ y tế), vì vậy đã giãn thành 4 đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
Cụ thể hơn, ông Phạm Lương Sơn cho biết đến nay đã có hai đợt điều chỉnh áp dụng giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương đối với 32 tỉnh, thành phố. Đây là những địa phương có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao từ 85% trở lên, đó cũng là một trong những điều kiện để đảm bảo nguồn lực tài chính trong năm. Nhờ việc quản lý tốt, Quỹ bảo hiểm y tế có được tích lũy từ năm 2010, nên đã chủ động được nguồn tài chính để chi trả cho chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng lên do điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
Theo lộ trình dự kiến, đợt 3 sẽ điều chỉnh đối với 16 tỉnh (vào tháng 11/2016) và đợt 4 điều chỉnh đối với 15 tỉnh (vào tháng 12/2016). Tất cả 63 tỉnh, thành phố sẽ được thực hiện giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương. Tuy nhiên, bước điều chỉnh thứ 3 vào tháng 11/2016 sẽ phải cẩn trọng, còn bước điều chỉnh thứ 4 sẽ phải tạm dừng lại để ưu tiên cho điều chỉnh giá các mặt hàng khác.
Làm rõ hơn về những tác động trong hai đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại 32 địa phương, ông Sơn cho biết Quỹ bảo hiểm y tế đã chi ra hơn 10.000 tỷ đồng ngoài số thu trong năm được sử dụng để bù đắp cho việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh. Dự toán ban đầu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuẩn bị 16.000 tỷ đồng để chi thêm cho các đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Nếu thực hiện điều chỉnh giá đợt 3, Quỹ bảo hiểm y tế phải chuẩn bị thêm 1.900 tỷ đồng để bù đắp vào nguồn kinh phí được sử dụng trong năm. Nếu điều chỉnh lần thứ 4, số phải bổ sung thêm sẽ là 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, các đợt này còn chờ vào sự chấp thuận của Chính phủ.
Quan điểm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ủng hộ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho tới hướng tính đúng, tính đủ, đúng lộ trình đến năm 2018 để đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi của cả nhà cung cấp dịch vụ và người tham gia bảo hiểm y tế - ông Phạm Lương Sơn bày tỏ.
Ông Sơn cho rằng việc chuẩn bị cho tăng giá dịch vụ y tế có thời gian chuẩn bị khá dài, nguồn lực tương đối đầy đủ, đảm bảo dù có điều chỉnh giá dịch vụ y tế tăng lên cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. BHXH Việt Nam đã cam kết với Chính phủ hết năm 2017 không đề cập đến việc điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế và vẫn đảm bảo đủ nguồn lực.
Nếu Chính phủ quyết định cho điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Bảo hiểm xã hội sẵn sàng đáp ứng đủ nguồn lực để chi trả. Để kiểm soát CPI, việc chuyển điều chỉnh giá dịch vụ y tế có thể phải chuyển sang năm 2017. Theo ông Phạm Lương Sơn, nếu chuyển điều chỉnh giá dịch vụ y tế của đợt 3,4 sang năm 2017 thì năm 2016, Quỹ bảo hiểm y tế chỉ mất cân đối 5.000 tỷ đồng so với số chi được sử dụng trong năm. Năm 2017, 63 tỉnh, thành phố sẽ áp dụng giá dịch vụ có kết cấu tiền lương và khi đó, dự kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuẩn bị bổ sung 23.000 tỷ đồng ngoài nguồn kinh phí được sử dụng trong năm căn cứ theo số thu, Quỹ bảo hiểm y tế sẽ mất cân đối so với sử dụng trong năm khoảng 15.000 tỷ đồng, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát vì vẫn có nguồn lực.
“Nếu năm 2017 chi 23.000 tỷ đồng bổ sung thêm, coi như phần dự phòng là hết. Sang năm 2018 mà không có giải pháp nào khác sẽ phải điều chỉnh mức đóng mà Quốc hội cho phép là 6%” – ông Sơn cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết lẽ ra việc tính tiền lương giá dịch vụ y tế phải được thực hiện đầy đủ từ 1/7. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tính toán, nếu đưa cả tiền lương vào giá dịch y tế, Quỹ bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm cân đối được. Tuy nhiên, điều này liên quan đến việc tăng chỉ số CPI nên mới áp giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương ở những tỉnh có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao. Theo quan điểm của Bộ Y tế, từ 1/1/2017 sẽ áp dụng hết 63 tỉnh, thành phố, năm 2018 sẽ đưa thêm vào cơ cấu giá dịch vụ y tế bao gồm khấu hao về thiết bị máy móc, thực hiện đúng lộ trình tính đúng, tính đủ./.
Cứu bệnh nhân bị phình động mạch gan dọa vỡ hiếm gặp
http://laodong.com.vn/y-duc-y-nghiep/cuu-benh-nhan-bi-phinh-dong-mach-gan-doa-vo-hiem-gap-604959.bld
Nhập viện trong tình trạng cơ thể suy nhược nặng, đau thượng vị dữ dội, bệnh nhân được chẩn đoán bị phình động mạch ở gan, nguy cơ vỡ, đe dọa tính mạng. Túi phình nằm sâu trong gan, vị trí rất khó can thiệp. Các bác sĩ đã kịp thời chọn phương pháp can thiệp nội mạch và cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân là ông T.V.H (57 tuổi, nhà ở TPHCM) được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân TPHCM cấp cứu sau hơn 1 tháng vật vã vì những cơn đau khắp vùng thượng vị. Bệnh nhân thường xuyên nôn ói, lạnh run, chán ăn, vàng da nên sụt liền 6 kg cân nặng, phải nghỉ việc do suy nhược.
Tại Bệnh viện Bình Dân, qua khám lâm sàng và phim chụp CT – Scan, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có túi giả phình kích thước 34 mm ở vùng gan phải. Túi giả phình có kích thước khá lớn, vách mỏng, nguy cơ vỡ, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, túi phình ở vị trí khó, nằm sâu trong gan nên việc can thiệp khá khó khăn. Các bác sĩ đã chọn phương pháp tắc mạch với keo sinh học.
BS. CKI Nguyễn Chí Phong, Phó Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Bình Dân - bác sĩ điều trị trực tiếp cho biết: “Ngoài việc có túi giả phình ở động mạch nằm sâu trong gan, vốn là vị trí rất khó tiếp cận thì kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy người bệnh còn có dị dạng trong cấu trúc mạch máu nuôi gan. Thông thường, động mạch gan sẽ xuất phát từ động mạch thân tạng nhưng bệnh nhân lại có động mạch gan xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên và đoạn động mạch chủ khá ngoằn ngoèo gây khó khăn trong thao tác nên các bác sĩ cần hội chẩn rất kỹ lưỡng”.
Sau gần 1 giờ tiến hành can thiệp nội mạch, ê - kíp mới tiếp cận được túi phình. Như những tiên lượng từ trước, các bác sĩ đã kịp thời sử dụng keo sinh học bít đường vào túi phình và tắc chọn lọc mạch máu thành công, chặn đứng nguy cơ chảy máu. Huyết áp bệnh nhân trở lại ổn định. Theo bác sĩ Phong, việc tắc chọn lọc mạch máu này rất ít ảnh hưởng đến chức năng của gan do không gây nguy cơ thiếu máu nuôi gan.
Ca can thiệp mạch máu thành công và hiện bệnh nhân đã ăn uống bình thường, điều bệnh nhân đặc biệt vui mừng là khi tỉnh dậy không còn bị những cơn đau đớn hành hạ như trước đây nữa. Dự kiến, bệnh nhân sẽ được xuất viện sau khoảng 5 ngày tiến hành thủ thuật.
Theo BS Nguyễn Chí Phong, phình động mạch gan là một bệnh lý hiếm gặp với tỉ lệ mắc trong cộng đồng chỉ 0.002% đến 0,4 %. Bệnh thường biểu hiện với các cơn đau thượng vị từng đợt, vàng da nhưng nhiều khi người bệnh lại lầm với các bệnh lý khác như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm gan... Việc chẩn đoán sớm phình động mạch gan có vai trò rất quan trọng trong việc cứu tính mạng của người bệnh. Nếu phát hiện muộn, túi giả phình động mạch gan vỡ thì nguy cơ bệnh nhân tử vong lên tới 100%.
150 bệnh viện có đủ máu nhờ mô hình ngân hàng máu sống
http://laodong.com.vn/suc-khoe/150-benh-vien-co-du-mau-nho-mo-hinh-ngan-hang-mau-song-605080.bld
Theo PGS-TS Bùi Thị Mai An - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, hiện viện luôn có đủ máu và chế phẩm cung cấp cho Hà Nội và 150 bệnh viện phía Bắc ngay cả trong dịp hè và Tết Nguyên đán.
“Ngân hàng máu sống”: Giải pháp tối ưu cho truyền máu ở vùng sâu, vùng xa
Thông tin này được PGS-TS Bùi Thị Mai An - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương - chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến “Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN - nhiều thành tựu đi vào cuộc sống” do Báo Khoa học và Phát triển tổ chức ngày 27.10.
TS Mai An cho biết, cụm công trình về ứng dụng KH&CN đảm bảo an toàn truyền máu và đủ máu dự trữ mà bà tham gia đã có nhiều cải tiến, sáng tạo khi triển khai các kỹ thuật, phương pháp tân tiến trên thế giới. Nổi bật nhất là mô hình ngân hàng máu sống - mỗi thành viên của lực lượng hiến máu dự bị là một tủ lạnh trữ máu cho bệnh nhân khi cần, việc sản xuất được dung dịch nuôi dưỡng và bảo quản hồng cầu với giá chỉ bằng 1/10 hàng ngoại, hay công nghệ NAT hạn chế tối đa sự lây truyền HIV, viêm gan B… qua đường truyền máu… Những giá trị thực tiễn đó giúp cụm công trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2016.
Tham dự cuộc giao lưu trực tuyến còn có các nhà khoa học khác có công trình đã được trao hoặc đang được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN, gồm: GS-TS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì cụm công trình về các kỹ thuật bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư; GS-TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì cụm công trình về các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng;
Trong đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm nay, có 16 công trình, cụm công trình xuất sắc được Hội đồng cấp Nhà nước lựa chọn từ 61 công trình, cụm công trình được các hội đồng liên ngành đề nghị xét giải.
Chia sẻ kinh nghiệm phòng chống tác hại thuốc lá
http://laodong.com.vn/suc-khoe/chia-se-kinh-nghiem-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-605168.bld
Ngày 27 tháng 10, tại Sa Pa - Lào Cai, Hội Y tế Công cộng (YTCC) Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch phối hợp hành động giữa các tổ chức phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam”.
Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Xây dựng mô hình thực thi môi trường không khói thuốc và quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ các sản phẩm thuốc lá tại 2 tỉnh thông qua mạng lưới Hội YTCC Việt Nam và sự hỗ trợ của các nhà hoạch định chính sách” dưới sự hỗ trợ của Liên minh Phòng chống lao và Bệnh phổi (The Union), Hội thảo diễn ra với các phiên thảo luận: “Chia sẻ kinh nghiệm về triển khai và kết quả thực thi Luật PCTH của thuốc lá” và “Định hướng và kế hoạch phối hợp hoạt động của các tổ chức PCTH thuốc lá năm 2017”.
Thực hiện Luật PCTH của thuốc lá thời gian qua, Bộ Y tế, Quỹ PCTH của thuốc lá tích cực phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố triển khai nhiều hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá. Nhiều cơ quan, đơn vị triển khai các hoạt động hưởng ứng Luật như đưa nội dung PCTH thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa ra những quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị, đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn khen thưởng của công chức, viên chức, người lao động... Tỷ lệ người hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động đang có xu hướng giảm cả ở môi trường trong nhà, nơi làm việc, trường học lẫn trên phương tiện công cộng.
Tham dự hội thảo có đại diện Quỹ PCTH thuốc lá, đại diện đến từ các cơ quan y tế tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Huế, Bình Định, Đồng Tháp, Tp. Hồ Chí Minh,..Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh phòng chống lao và bệnh phổi quốc tế (The Union), Hội YTCC Việt Nam và trường Đại học Y Hà Nội, Đại học YTCC, Đại học Thương mại, cùng đại diện các đơn vị tham gia tích cực vào công tác PCTH thuốc lá và các cơ quan thông tấn báo chí.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ
http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-phuong-phap-cay-chi-n124169.html
Bệnh thoái hóa khớp gối là biểu hiện tổn thương trên bề mặt sụn khớp gối do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư.
Lâu ngày dẫn đến đau, sưng và người bệnh hạn chế vận động và cuối cùng là không còn đi lại được. Đã có những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá hiệu quả tích cực, an toàn của phương pháp cấy chỉ trong điều trị đau do bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối.
Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, kết hợp giữa YHCT và YHHĐ. Bằng cách đưa một loại chỉ tự tiêu vào huyệt để duy trì sự kích thích lâu dài. Cơ sở tác dụng của cấy chỉ tự tiêu vào các huyệt vị có tác dụng giảm đau và tăng cường nuôi dưỡng, đáp ứng được yêu cầu điều trị.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối: chủ yếu do tình trạng lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
Đau khớp gối: dấu hiệu nổi bật, than phiền chính của bệnh nhân. Vị trí đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Giai đoạn đầu đau âm ỉ, không liên tục, xuất hiện khi thực hiện một số động tác đặc biệt như lên xuống bậc thang, ngồi xổm, quỳ gối. Giai đoạn sau, đau tăng và kéo dài liên tục.
Hạn chế vận động: bệnh nhân thấy khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối.
Tiếng kêu bên trong khớp: có thể có tiếng “lạo xạo” trong khớp gối khi cử động.
Cứng khớp gối: thường xuất hiện vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau khi bất động lâu - kéo dài dưới 30 phút, được cải thiện nhanh sau khi người bệnh cố gắng cử động.
Sưng khớp gối: khớp có thể sưng to do tràn dịch thường không nóng đỏ. Có thể có khối u vùng khoeo mặt sau khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối.
Biến dạng khớp: chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động.
Teo cơ: ở mặt trước đùi do không vận động.
Một số trường hợp đặc biệt:
Thoái hóa khớp gối kết hợp giãn dây chằng gối (trường hợp nặng đứt bán phần hay toàn bộ dây chằng khớp gối): người bệnh đau nhiều khi đi lại, hạn chế khi vận động, dễ sưng viêm khớp gối.
Thoái hóa khớp gối kết hợp đóng vôi các dây chằng khớp làm cho bệnh nhân khi ngồi lâu rất khó đứng dậy.
Nguyên nhân: chủ yếu do tình trạng lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
Điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp
Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng.
- Chế độ sinh hoạt - dinh dưỡng phù hợp, có kết hợp kiểm soát cân nặng phù hợp. Với bệnh nhân thừa cân phải chú ý giảm cân nặng.
- Tập luyện theo hướng dẫn của thầy thuốc, tránh các động tác gây tăng chịu lực của khớp gối. Đạp xe đạp tại chỗ, bơi, tập dưỡng sinh… là các động tác phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Kết hợp tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp.
- Dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp châm cứu đã chứng minh có tác dụng tốt trong giảm đau và giảm giới hạn vận động khớp. Các kỹ thuật châm cứu như: hào châm, nhĩ châm, điện châm thường được sử dụng trên lâm sàng.
Phương pháp cấy chỉ: được chỉ định trong điều sử dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp, trong đó có điều trị thoái hóa khớp gối.
Cấy chỉ là một là một phương pháp châm cứu mới, bằng cách dùng kim đưa một loại chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào huyệt đạo để duy trì sự kích thích lâu dài.
Chỉ catgut là một loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu trong cơ thể sau một thời gian nhất định (từ 14 - 21 ngày).
Cấy chỉ (đưa sợi chỉ tự tiêu vào trong huyệt) hiệu quả điều trị là sự kết hợp từ sự tồn lưu của catgut tại huyệt đạo cộng với tác dụng của các huyệt được cấy.
Chỉ catgut là một protein khi tự tiêu tạo phản ứng hóa - sinh tại chỗ làm tăng tái tạo protein (chất đạm), hydratcarbon (chất đường) và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.
Chỉ catgut tự tiêu tại các huyệt trong một thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân bằng âm dương của cơ thể, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ thống (giảm đau).
Kết hợp 2 tác dụng trên phù hợp trong đều trị thoái hóa khớp gối với các tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, chống teo cơ cùng với vai trò giúp tăng dinh dưỡng và tuần hoàn cho vùng khớp bị thoái hóa.
Cấy chỉ là bước phát triển cao của châm cứu, dùng chữa bệnh, phục hồi chức năng rất hiện đại và độc đáo, áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn sử dụng cấy chỉ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, trong đó có điều trị thoái hóa khớp gối.
Cấy chỉ vào các huyệt vùng khớp gối như: huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyệt hải, Âm lăng tuyền: giúp hành khí hoạt huyết, tác dụng giảm đau và giảm cứng khớp.
Qua thực tế điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ đã khẳng định là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, dễ thực hành trên lâm sàng, an toàn, đặc biệt tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Được phối hợp cấy chỉ các huyệt có tác dụng toàn thân:
- Huyệt Thận du tác dụng bổ thận, bổ xương.
- Huyệt Dương lăng tuyền bổ cân cơ.
- Huyệt Tuyệt cốt bổ cốt tủy.
Bằng sự phối hợp hài hòa các huyệt tại khớp gối và các huyệt có tác dụng toàn thân tạo hiệu quả giảm đau, giảm cứng khớp, bồi bổ can thận, mạnh gân xương.
Với thời gian 2 - 3 tuần cấy chỉ 1 lần, một liệu trình điều trị trung bình cấy 3 lần. Một lần cấy mất chỉ khoảng 5 phút, giúp tiết kiệm thời gian, phù hợp với người không có thời gian đến bệnh viện châm cứu mỗi ngày.
Đại học Y dược TP.HCM:Phấn đấu thành top trường y khoa ở Việt Nam
Kỷ niệm 40 năm thành lập trường Đại học Y dược TP. HCM, trường đặt mục tiêu phát triển thành đại học khoa học sức khỏe hàng đầu Việt Nam và ngang tầm trong khu vực.
Chiều ngày 27/10, Đại học Y Dược TP.HCM đã long trọng kỷ niệm 40 năm chặng đường Trường hình thành và phát triển trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trường thành lập (27/10/1976) trên cơ sở của sự sát nhập Y khoa đại học đường (ĐHĐ), Dược khoa ĐHĐ và Nha khoa ĐHĐ (thuộc Viện Đại học Sài Gòn). Đến nay Trường vững mạnh với quy mô đào tạo khá lớn với 24 chuyên ngành thạc sĩ; 30 chuyên ngành tiến sĩ, 11 ngành đại học, 1 ngành cao đẳng và 1 ngành trình độ trung cấp.
Ngoài ra, Trường còn đào tạo trình độ chuyên khoa cấp 1,2 và bác sĩ nội trú với tổng số giảng viên, CB-CNV trên 1.700 người. Số sinh viên chính quy trên 10.000; liên thông văn bằng 2 trên 2.500; học viên sau đại học trên 3.500. Và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM hoạt động theo mô hình kết hợp Trường – Viện với quy mô gần 1.000 giường bệnh với số bác sĩ điều trị và nhân viên trên 2.800 người. Đây cũng là nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau với 14 giáo sư, 124 phó giáo sư, 142 tiến sĩ, các bác sĩ chuyên khoa 2 và hàng trăm thạc sĩ…
Trong xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh, Đại học Y Dược TP.HCM đã có những bước đột phá mới với mục tiêu xây dựng Trường thành Đại học Sức khỏe trọng điểm quốc gia về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ - “Nhà trường xác định tầm nhìn trong giai đoạn hiện nay là phát triển thành đại học khoa học sức khỏe hàng đầu Việt Nam và ngang tầm các đại học trong khu vực”, PGS.TS.Trần Diệp Tuấn, hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM nhận định.
Y tế từ xa - Ý nghĩa đặc biệt với thầy thuốc và bệnh nhân tuyến dưới
Y tế từ xa hay còn gọi là Telemedicine là việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin.
Y tế từ xa hay còn gọi là Telemedicine là việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Chuyển giao trang thiết bị công nghệ thông tin Telemedicine theo Đề án Bệnh viện vệ tinh (BVVT) là một trong những thành công lớn đánh dấu bước quan trọng trong công tác khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở các cơ sở y tế tuyến dưới, đặc biệt là các cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Theo kế hoạch của Đề án BVVT về phát triển hệ thống y tế từ xa, vừa qua, đoàn công tác của BV Hữu nghị Việt Đức đã về giám sát, nghiệm thu và bàn giao trang thiết bị công nghệ thông tin (Telemedicine) cho BVĐK tỉnh Thái Bình. Dự án Telemedicine về ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai tại BVĐK tỉnh Thái Bình từ tháng 4/2016 với các trang thiết bị, đường truyền đã được lắp đặt đầy đủ để phục vụ cho công tác hội chẩn và hướng dẫn xử trí kỹ thuật chuyên môn từ phòng mổ BVĐK tỉnh đến phòng hội chẩn BV Hữu nghị Việt Đức đã đem lại nhiều niềm vui không chỉ với thầy thuốc mà với cả các bệnh nhân tại đây. Thông qua hệ thống và đường truyền, các bác sĩ ở tuyến trên và tuyến dưới có thể trao đổi, chia sẻ các thông tin của người bệnh để có chẩn đoán và phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Ứng dụng đã hỗ trợ cho các bác sĩ ở các BVVT trong cùng hệ thống có thể học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao khả năng nghiệp vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân chuyên sâu hơn. Nhiều ca bệnh khó đã được thực hiện, đặc biệt trong buổi bàn giao BVĐK tỉnh Thái Bình đã thực hiện một ca mổ dạ dày dưới sự giám sát của các bác sĩ BV Hữu nghị Việt Đức, ca mổ đã thành công tốt đẹp.
BSCKII. Hà Quốc Phòng, Giám đốc BVĐK tỉnh Thái Bình cho biết, y tế từ xa mang lại ý nghĩa đặc biệt trong công tác chẩn đoán và điều trị cho người bệnh và cho các bác sĩ ở tuyến dưới.
Trước đó, tại Quảng Ninh, nhờ hệ thống y tế từ xa Telemedicine các bác sĩ của TTYT đã xử trí thành công trường hợp bệnh phức tạp mà không phải chuyển tuyến. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị, sốt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu số lượng ít màu vàng trong kèm theo sốt nóng từng cơn 38-39 độ C, sưng đau vùng bìu, tinh hoàn, tiền sử điều trị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn 6 ngày. Sau khi kiểm tra không phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu tràn dịch màng tinh hoàn, bàng quang không có sỏi, có dấu hiệu viêm nhiễm. Các bác sĩ TTYT Cô Tô chẩn đoán bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp trên nền viêm tinh hoàn phải, đã điều trị truyền dịch, kháng sinh… tuy nhiên hiệu quả chậm. Theo đó, qua hệ thống Telemedicine, các bác sĩ TTYT Cô Tô đã xin ý kiến chẩn đoán và điều trị tiếp theo từ các bác sĩ BVĐK tỉnh Quảng Ninh. Sau khi trao đổi, các chuyên gia tại BVĐK tỉnh Quảng Ninh cũng nhận định như của TTYT Cô Tô và sau đó đưa gia những gợi ý các đồng nghiệp Cô Tô, với biến chứng của viêm tinh hoàn do quai bị như bệnh nhân này thì cần dùng corticoid dựa trên lâm sàng và phải theo dõi biến chứng teo tinh hoàn. Ngoài ra có thể bổ sung thêm kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí để việc điều trị hiệu quả hơn.
Nói về hiệu quả của y tế từ xa đối với y tế cơ sở, BS. Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho rằng, khi cần chẩn đoán những ca bệnh khó, thay vì phải chuyển bệnh nhân từ bệnh viện tuyến tỉnh lên các bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai hay Việt Đức thì với hệ thống y tế từ xa có thể kết nối dễ dàng với các chuyên gia đầu ngành để theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và chẩn đoán sớm các triệu chứng.
Diễn đàn ASEAN-Trung Quốc về hợp tác y tế lần thứ nhất
http://suckhoedoisong.vn/dien-dan-asean-trung-quoc-ve-hop-tac-y-te-lan-thu-nhat--n124184.html
Từ 27-28/10/2016, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam do GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu tham dự Diễn đàn ASEAN - Trung Quốc về Hợp tác y tế lần thứ nhất do Ủy ban quốc gia về y tế và KHHGĐ Trung Quốc phối hợp với Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
Tham dự Diễn đàn có khoảng hơn 140 đại biểu quốc tế đến từ 10 nước ASEAN và các tổ chức quốc tế quan trọng. Dẫn đầu các đoàn đại biểu ASEAN là các quan chức cao cấp, như Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia Dr. Mam Bunheng, Thứ trưởng Bộ Y tế Lào Dr. Phouthone Muongpak, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Lào Dr. Ponmek Dalaloy,Thứ trưởng thường trực của Malaysia Dr. Chen Chaw Min, Thứ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Dr. Thawat Suntrajarn... Ngoài ra còn có sự tham dự của khoảng 400 đại biểu Trung Quốc đến từ các tỉnh thành phố, khu tự trị, đặc khu hành chính - kinh tế...
GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng, Trưởng đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam đã có bài phát biểu trong lễ khai mạc diễn đàn, trong đó nhắc lại quá trình hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao chủ đề "Đổi mới hợp tác y tế vì sự phát triển chung" của diễn đàn lần này. 3 diễn đàn chuyên môn về phòng chống bệnh truyền nhiễm, nha khoa và y học cổ truyền chính là nền tảng quan trọng để các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển sau này.
Sau Lễ khai mạc diễn đàn chính, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục tham dự 3 diễn đàn chuyên môn: Diễn đàn về Hợp tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, Diễn đàn về Nha khoa, Diễn đàn về Y học cổ truyền.
Xuất huyết âm đạo bất thường là bệnh nặng trong sốt xuất huyết
http://suckhoedoisong.vn/xuat-huyet-am-dao-bat-thuong-la-benh-nang-trong-sot-xuat-huyet-n124175.html
Bé Nguyễn Thị Kim P, 13 tuổi, nhà ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang vừa được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, vì bé bị sốt và xuất huyết âm đạo.
Mẹ em cho biết, bé P bị sốt cao, uống thuốc hạ sốt không bớt, đến ngày thứ 5 thì bé bị mệt, rong kinh, nên đưa vô bệnh viện. Tại đây, bác sĩ khám thấy da bé D, lừ đừ, đau bụng, tay chân mát, kết quả xét nghiệm thấy bé bị tiểu cầu giảm thấp, máu có hiện tượng cô đặc, nên chẩn đoán là bị bệnh Sốc sốt xuất huyết Dengue/ Xuất huyết âm đạo. Sau đó, bé được cho truyền dịch và huyết tương tươi cấp cứu. Sau 24 giờ nhập viện, bé D đã khỏe hơn và hết ói ra máu. Mẹ em lo lắng hỏi bác sĩ có phải em P bị rong kinh không? Bác sĩ giải thích ở tuổi dậy thì như P thì có thể có rối loạn kinh nguyệt, nhưng trong trường hợp này là P bị xuất huyết âm đạo do bệnh sốt xuất huyết.
Về mặt chuyên môn, phụ nữ mỗi tháng đến chu kì kinh nguyệt xuất huyết âm đạo là chuyện bình thường, nhưng nếu gặp hiện tượng xuất huyết âm đạo nhưng không phải trong chu kì kinh nguyệt, xảy ra bất thường phải cảnh trẻ đang bị bệnh khác.Trong bệnh sốt xuất huyết có 2 biến chứng quan trọng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời, đó là sốc do thất thoát huyết tương và rối loạn đông máu. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, thành mạch của bệnh nhân bị tổn thương và tăng tính thấm, tiểu cầu giảm, các yếu tố đông máu giảm, do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông máu, suy chức năng gan, giảm tổng hợp các yếu tố đông máu. Các quá trình xuất huyết đó xảy ra từ ngày thứ 4 - 7 của bệnh khi đang sốt cao hoặc hạ sốt.
Thông thường bệnh sốt xuất huyết hay gặp các dạng xuất huyết dưới da: Có các dạng chấm, nốt đốm dải xuất huyết lớn hơn là các mảng xuất huyết có thể gặp các "u" hoặc "bọc" xuất huyết dưới da. Đốm xuất huyết thường rải rác khắp cơ thể, nhiều ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạn sườn mọc dày ở cẳng chân, tay. Những nơi bị va đập như chỗ đo huyết áp, đánh gió, đâm kim tiêm truyền, véo da thường để lại dải hoặc mảng xuất huyết. Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu nướu răng, xuất huyết dưới kết mạc mắt ít gặp hơn. Xuất huyết phủ tạng: Phổ biến là xuất huyết tiêu hoá, sau đó là xuất huyết tiết niệu, hô hấp, xuất huyết não, màng não,... bé gái tuổi dậy thì thường gặp xuất huyết tử cung, âm đạo.
Trong thời gian mưa nhiều như hiện nay, muỗi phát triển dễ truyền bệnh sốt xuất huyết, vì vậy bà con mình phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, chú ý trẻ gái dậy thì khi có xuất huyết âm đạo bất thường thì nên đi khám bệnh ngay.
BV Bạch Mai: Đội ngũ điều dưỡng có nhiều sáng kiến trong khám chữa bệnh
Trong công tác chuyên môn, đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai đã tham gia chăm sóc và cứu chữa thành công nhiều ca bệnh nhân nặng; bên cạnh đó, điều dưỡng tại nhiều khoa liên tục cải tiến các kỹ thuật chăm sóc người bệnh…
Đây là thông tin được PGS.TS Nguyễn Quốc Anh- Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại Lễ kỷ niệm 26 năm thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 - 26/10/2016), phát động phong trào Bệnh viện “xanh - sạch - đẹp”, điều dưỡng với hoạt động tri ân người bệnh do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 26/10.
Tại lễ kỷ niệm này, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh thông tin, trong những năm qua đội ngũ điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai không ngừng gia tăng về số lượng và thay đổi về chất lượng. Công tác chăm sóc người bệnh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Bệnh viện Bạch Mai vì vậy những thành tựu nổi bật trong công tác khám, chữa bệnh của Bệnh viện thời gian qua có đóng góp rất lớn của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong Bệnh viện.
Cũng theo TS Nguyễn Quốc Anh, trong những năm qua, công tác điều dưỡng Bệnh viện có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đạt được nhiều thành tích nổi bật về mọi mặt. Theo đó, trong công tác chuyên môn, đội ngũ điều dưỡng đã tham gia tiếp đón, chăm sóc và cứu chữa thành công nhiều ca bệnh nhân nặng; điều dưỡng tại nhiều khoa liên tục cải tiến các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc tiết kiệm chi phí, thời gian và an toàn cho người bệnh. Bên cạnh đó, tinh thần, thái độ và phong cách phục vụ người bệnh của đội ngũ điều dưỡng cũng ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, góp phần làm cho hình ảnh người thầy thuốc của Bệnh viện Bạch Mai dần đẹp hơn, thân thiện hơn…
Tại buổi Lễ, ông Đỗ Xuân Quang, Phó trưởng Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cũng như các khoa phòng chuyên môn và phòng điều dưỡng luôn quan tâm chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ điều dưỡng. Theo đó, 100% điều dưỡng được cập nhật phác đồ “cấp cứu sốc phản vệ” ứng dụng trong thực hành chăm sóc người bệnh; điều dưỡng Bệnh viện đã phối hợp với các đơn vị trong Bệnh viện triển khai các hoạt động như: cải tiến mẫu xe bảo đảm tiện dụng, vệ sinh và đúng qui định của tiêm an toàn; cải tiến quy trình lĩnh, công khai thuốc, trả lại thuốc thừa của điều dưỡng các khoa lâm sàng, cận lâm sàng; cải tiến biểu mẫu chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật…
Dịp này, nhân kỷ niệm 26 năm thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 13 cá nhân của Bệnh viện Bạch Mai có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn chăm sóc người bệnh trong thời gian qua. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng tặng Giấy khen cho 7 tập thể và 15 cá nhân của Bệnh viện vì có nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Thực hiện Quyết định số 3638/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”, đội ngũ cán bộ, nhân viên Bệnh viện đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa để xây dựng môi trường bệnh viện ngày càng sạch- đẹp hơn…
Mỗi ngày, thế giới có hơn 20.000 nghìn nữ giới dưới 18 tuổi làm mẹ
Thông tin được bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết sáng nay, 25/10, tại Hội thảo quốc gia về tảo hôn ở Việt Nam. Hội thảo do Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Ủy ban Dân tộc và Quỹ dân số Liên hợp quốc phối hợp tổ chức. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương tới dự.
Theo Astrid Bant, mỗi ngày trên thế giới có gần 48.000 trẻ em gái bị ép tảo hôn, trong đó có những em mới 10 tuổi. Đáng nói là hàng triệu trẻ em gái sẽ bị người lớn ép kết hôn bất chấp việc các em có đồng ý hay không và mỗi ngày cũng có khoảng 20.000 nữ giới dưới 18 tuổi sinh con.
Tại Việt Nam, Ủy ban Dân tộc công bố kết quả điều tra gần đây cho thấy, gần 1/3 số người dân tộc thiểu số ở nước ta tảo hôn. Tỷ lệ tảo hôn ở Việt Nam mặc dù đã giảm nhưng vẫn diễn ra phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra năm 2015 cho thấy, tỷ lệ tảo hôn trong dân tộc thiểu số là 26,6%, cao nhất là các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn như dân tộc Mông, Xinh Min, La Ha, Gia Rai, Raglay, Bru- Vân Kiều. Có tới gần 40 trong số 53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn từ 20% trở lên, cá biệt có 6 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn từ 50 đến 60%.
Theo bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc, các dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao đồng thời cũng là các dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao. Kết quả điều tra của Vụ Dân tộc thiểu số tại xã nghèo như Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La cho thấy, trong 6 tháng đầu năm có tới 100 trường hợp tảo hôn, tính riêng trong năm 2015 tỷ lệ tảo hôn chiếm tới 68%, trong đó con bí thư, chủ tịch xã cũng tảo hôn.
Cũng theo bà Tư, cần truyền thông tới đồng bào dân tộc bằng chính ngôn ngữ của họ vì nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, có dân tộc thiểu số không có ai đi học. Rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số không những “mù chữ” mà còn “mù” cả tiếng. Riêng ở Hà Giang có 28000 phụ nữ ( trong đó có trẻ em gái) bị “mù” chữ và trong đó có 18000 phụ nữ “mù” cả tiếng. Nếu truyền thông bằng tiếng phổ thông thì sẽ không hiệu quả. Đã đến lúc cần xem xét lại truyền thông. Phải truyền thông bằng tiếng dân tộc để đồng bào hiểu được tảo hôn là vi phạm pháp luật. Truyền thông cần đi tới trái tim của đồng bào.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng dân số
Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình, gánh nặng cho xã hội. Tảo hôn làm suy giảm số lượng và chất lượng dân số.
Ths. Đỗ Thị Quỳnh Hương – Phó vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, Tổng Cục DS-KHGĐ, Bộ Y tế cũng cho biết, tảo hôn dẫn đến mang thai sớm khi cơ thể của các trẻ em gái chưa hoàn thiện về mặt giải phẫu, sinh lý và tâm lý để có thể mang thai. Tảo hôn làm tăng tỷ lệ tử vong của mẹ và con. Theo đó, tỷ lệ tử vong ở những trẻ sơ sinh con của các bà mẹ dưới 20 tuổi cao hơn 75%. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em gái tuổi từ 15-19 trên toàn thế giới liên quan đến thai kỳ. Ngoài ra, tảo hôn còn gây ra tình trạng lạm dụng và bạo lực.
Trên thực tế, những cặp vợ chồng lấy nhau quá sớm khi tuổi đời còn nhỏ nên sự hiểu biết, suy nghĩ chưa chín chắn dễ làm phát sinh những mâu thuẫn, phát sinh bạo lực gia đình. Trẻ em gái sau kết hôn dễ bị lạm dụng và chịu lạo lực nhiều hơn so với các cô gái ngang tuổi nhưng kết hôn muộn hơn. Ngoài ra, bạo lực có thể gây ra stress và trầm cảm sau những sang chấn về tâm thần. Những trẻ em gái kết hôn sớm thường bị bạn bè đồng lứa cô lập và bỏ rơi. Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ em gái mà trẻ em trai cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn trẻ em gái.
Bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề tảo hôn trong dân tộc thiểu số cần ưu tiên thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử nam nữ.
Thực tế đã cho thấy ở những nơi thường xảy ra tảo hôn thường làm trầm trọng thêm hiện tượng phân biệt giới tính, dẫn tới việc sinh con sớm, sinh nhiều con và ưu tiên cơ hội giáo dục cho trẻ em trai hơn là trẻ em gái.
“Vấn đề tảo hôn sẽ không được giải quyết nếu chúng ta không trao quyền cho thanh niên, đặc biệt là các trẻ em gái. Cần phải cải thiện sự tiếp cận với thông tin, trao cho các em cơ hội để được đi học, được cung cấp kiến thức về kỹ năng sống, sức khỏe tình dục và sinh sản; cho các em có không gian sống an toàn, cải thiện sinh kế và an sinh xã hội. Cần đảm bảo các em gái ngay cả khi đã kết hôn thì vẫn có nhiều lựa chọn và cơ hội tốt cho tương lai. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy, thái độ của cha mẹ và cộng đồng, tìm ra những giải pháp dựa vào cộng đồng để ngăn chặn nạn tảo hôn. Liên Hợp quốc sẽ cộng tác cùng chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo việc thực hiện quyền của trẻ em gái vị thành niên, giúp trẻ em gái phát triển được hết tiềm năng của mình…”, Bà Astrid Bant chia sẻ.
Bước đột phá trong điều trị lao kháng thuốc, tỷ lệ thành công 82%
http://www.vietnamplus.vn/buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-lao-khang-thuoc-ty-le-thanh-cong-82/413015.vnp
Một biện pháp điều trị mới cho các bệnh nhân lao kháng thuốc với tỷ lệ thành công đạt tới 82%, đang được coi là "bước đột phá" mang lại nhiều hy vọng.
Kết quả công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Hiệp hội quốc tế chống lao và bệnh phổi cùng với Viện Y học nhiệt đới ở Antwerp (Bỉ), Viện khoa học San Raffael ở Milan (Italy) và các nhà nghiên cứu địa phương tiến hành và công bố ngày 26/10 tại một hội nghị quốc tế ở Liverpool, Anh, cho thấy các bệnh nhân tại 9 nước châu Phi đáp ứng rất tốt với quá trình điều trị trong 9 tháng.
Nghiên cứu trên được thực hiện với các bệnh nhân lao tại Benin, Burkina Faso, Rurundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Côte d'Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Niger và Rwanda.
Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân được cho sử dụng tất cả 7 loại thuốc, trong đó 3 loại chỉ dùng trong 4 tháng đầu, 4 loại thuốc khác; trong đó có một loại trước kia được dùng để điều trị bệnh phong, được sử dụng trong suốt 9 tháng điều trị
Một trong các loại thuốc điều trị lao kháng thuốc, Isoniazid, được cho dùng với liều lượng cao gấp đôi so với liều lượng thông thường được sử dụng để điều trị lao không kháng thuốc.
Trong số 1.006 bệnh nhân tham gia cuộc nghiên cứu, tất cả đều kháng loại thuốc điều trị lao rifampicin, 734 bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn và 87 trường hợp khác bắt đầu có hiệu quả. Trong số các bệnh nhân còn lại, 54 người không đáp ứng với điều trị, 49 người không tiếp tục điều trị và 82 người tử vong.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm ngoái, trên thế giới có 10,4 triệu người nhiễm lao và 1,8 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Gần nửa triệu người được chẩn đoán mắc lao kháng đa thuốc (MDR-TB), trong đó khoảng một nửa số bệnh nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nga.
Trong 15 năm qua, số người chết vì bệnh lao đã giảm 22%, tuy nhiên căn bệnh này vẫn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới trong năm 2015./.
Bệnh nguy hiểm Whitmore - Tỷ lệ tử vong lên tới 60% nếu không được phát hiện
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh whitmore trở nên nguy hiểm là hiện căn bệnh này chưa có vaccin phòng bệnh và khi đã bùng phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, các triệu chứng mơ hồ, khiến cho ngay cả bác sĩ cũng bị nhầm lẫn.
Theo TS Trịnh Thành Trung, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội, từ tháng 6-12/2015 đã phát hiện 70 ca bệnh whitmore tại 5 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế trong đó có 18 ca tử vong, 11 ca ghi không rõ, 11 ca khác phải chuyển tuyến, tỷ lệ tử vong lên tới 60%.
Hầu hết các bệnh nhân bị whitmore cho biết, họ đều không biết gì về căn bệnh này. Kể cả bệnh nhân vừa tái phát whitmore – trên nền có bệnh đái tháo đường - cũng không biết mình thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao tái phát bệnh.
Thoát cửa tử vì được phát hiện sớm bệnh whitmore
Chứng kiến chàng thanh niên 35 tuổi, chưa lập gia đình nhưng đang nằm mệt mỏi trên giường bệnh khiến chúng tôi không khỏi ái ngại. Đó là bệnh nhân Đặng Văn Huấn, ở Gò Chùa, Quang Yên, Sông Lô, Vĩnh Phúc, nhập viện hôm 16/10.
Bệnh nhân Đặng Văn Huấn sau 20 ngày điều trị tại viện.
Bác sĩ CK I Nguyễn Ngọc Trung, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện 74 Trung ương cho biết, hiện tại, sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã đỡ hơn rất nhiều. Khi mới nhập viện, bệnh nhân có triệu chứng sốt, đau ngực nhiều, khó thở, thể trạng suy sụp, thậm chí không thể đi lại. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, anh làm nghề lái tàu trên sông Lô. Anh Huấn cho biết, khi ở nhà anh bị đau ngực rất nhiều, sốt cao nhiều ngày, khi đi khám tại các phòng khám tư, điều trị hết sốt nhưng đau ngực và khó thở. Người nhà đã đưa anh nhập viện. Qua các xét nghiệm lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường típ 1 với mức đường huyết rất cao, lên tới 21,5, trên phim chụp CT thấy bệnh nhân xuất hiện tràn dịch màng phổi ở vị trí đáy phổi.
Bệnh nhân lập tức trở thành đối tượng bị nghi mắc whitmore, các bác sĩ đã cho chọc dịch làm test nhanh. Tuy nhiên test nhanh không phát hiện ra vi khuẩn. Ở lần chọc dịch thứ 2, bác sĩ cho nuôi cấy vi khuẩn thì tìm thấy vi khuẩn whitmore. Bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị viêm phổi, màng phổi do vi khuẩn whitmore, có dịch xuất tiết.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định điều trị kháng sinh theo hướng dẫn, và đáp ứng tốt với thuốc. Hiện bệnh nhân hết sốt, đau ngực giảm rất nhiều, lúc mới nhập viện bệnh nhân không thể đi lại được chỉ nằm tại giường nay đã tự đi lại được. Bác sĩ Trung đánh giá, đây là trường hợp khá may mắn, bệnh nhân đã được phát hiện vi khuẩn whitmore khá sớm. Nếu không phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ phải điều trị mò mẫm rất tốn kém và mất thời gian, lúc đó khả năng bệnh tiến triển xấu không kịp trở tay.
Bác sĩ CKI Nguyễn Ngọc Trung- Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu.
Với chi phí điều trị trong đợt tấn công mỗi ngày lên tới 1 triệu đồng, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế, người bệnh ở các vùng nông thôn khó có thể theo đuổi điều trị căn bệnh này. Bởi sau 2 tuần dùng thuốc tấn công qua đường truyền tĩnh mạch, người bệnh còn phải duy trì uống kháng sinh củng cố kéo dài từ 3- 6 tháng. Whitmore là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, biểu hiện bệnh đa dạng, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, khiến bác sĩ dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Với sự hỗ trợ của Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia đã bước đầu phổ biến và thay đổi phương pháp xét nghiệm định danh vi khuẩn cho hàng chục bệnh viện trên cả nước, đặc biệt hướng dẫn các bệnh viện thử nghiệm phương pháp xét nghiệm nhanh, xác định chính xác phương pháp điều trị cho người bệnh. Nhiều trường hợp đã được phát hiện nhờ các phương pháp mới mà quy trình thường quy không phát hiện được.
Nguy cơ cao tái phát whitmore
Bệnh nhân Triệu Văn Mừng, 51 tuổi ở Triệu Đề, Lập Thạch, Sông Lô là một trường hợp whitmore khác đang điều trị tại viện. Đây là bệnh nhân whitmore đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Vĩnh Phúc hồi tháng 4/2016, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường típ II trên 10 năm. Bệnh nhân Mừng nhập viện với triệu chứng ban đầu là viêm phổi, áp xe phổi trên nền bệnh đái tháo đường và gút có loét chân. Sau khi được xác định nhiễm vi khuẩn whitmore, bệnh nhân đã nằm viện điều trị kéo dài 2 tháng, đến tháng 6/2016 được ra viện.
Bệnh nhân Triệu Văn Mừng 2 lần mắc bệnh nguy hiểm whitmore.
Tuy nhiên đến ngày 23/9, thấy trong người có triệu chứng mệt, ho máu, đau đầu, sốt cao, bệnh nhân Mừng lại được người nhà đưa vào viện. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tái phát với bệnh whitmore, bác sĩ đã quyết định phân lập vi khuẩn whitmore và đúng như dự đoán, bệnh nhân dương tính với whitmore.
Ở lần nhập viện này, mặc dù bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh theo đúng phác đồ nhưng đáp ứng rất chậm. Ths. BS Nguyễn Ngọc Vinh, quyền trưởng khoa Điều trị tích cực Bệnh viện 74 TW cho biết, trên lâm sàng bệnh tình của bệnh nhân lui rất chậm, chụp phim có dấu hiệu xấu đi, các bác sĩ đã quyết định sử dụng 2 loại kháng sinh phối hợp mạnh nhằm điều trị cho bệnh nhân. Sau 10 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt.
Như vậy bệnh whitmore không chỉ là căn bệnh nguy hiểm mà còn là rất dễ tái phát. Khi tái phát, việc điều trị rất khó khăn, phức tạp. TS Đặng Văn Khoa – Giám đốc Bệnh viện 74 TW cho biết, vi khuẩn whitmore không chỉ nguy hiểm cho những người mắc bệnh mạn tính mà nó là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất mạnh. Nên người dân khi có triệu chứng giống cảm cúm, mệt, sốt, đau ngực, cơ, khớp, nên nhanh chóng đến bệnh viện khám bệnh và điều trị kịp thời.
BV Xanh Pôn: Phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên
http://cand.com.vn/y-te/Ung-dung-thanh-cong-ky-thuat-moi-trong-mo-u-tuyen-yen-414313/
Nếu không được phẫu thuật, bệnh nhân bị u tuyến yên sẽ gây ra các rối loạn nội tiết như vô sinh, vô kinh, bất lực, giảm thị lực, hay các rối loạn về huyết áp, tuần hoàn khiến tay chân to ra, hàm phát triển bất thường.
Bệnh nhân Phùng Tiến H. 29 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội được phát hiện có khối u tuyến yên sau một thời gian dài đau đầu, điều trị không có kết quả. Trên phim cộng hưởng từ sọ não, các bác sĩ đã phát hiện anh bị một khối u vùng tuyến yên, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu kéo dài của bệnh nhân.
Vào ngày 14/10/ 2016, các bác sĩ khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Xanh Pôn đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân H. theo phương pháp nội soi qua xoang bướm với sự phối hợp của các bác sĩ đến từ Bệnh viện Tai Mũi Họng TW và Bệnh viện Việt Đức.
Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, Ths.Bs Dương Trung Kiên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh, một trong 3 người tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân H. cho biết, bệnh nhân bị đau đầu suốt 2 tháng, đã dùng thuốc giảm đau và điều trị nhiều nơi không khỏi. Khi đến Bệnh viện Xanh Pôn khám, đã phát hiện ra bệnh nhân có một khối u ở tuyến yên có kích thước 2cm. Sau 2,5 giờ phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục tốt, sau mổ sức khỏe ổn định và đã được xuất viện.
U tuyến yên là u phát triển từ tế bào thùy trước tuyến yên, chiếm 8-15% các u nội sọ. Mặc dù là u lành tính, nhưng nếu để u phát triển lớn có thể gây chèn ép một phần của tuyến yên gây ra rối loạn nội tiết như vô sinh, vô kinh, bất lực, tiết sữa ở vú, khi khối u chèn ép vào giao thoa thị giác gây giảm thị lực, thậm chí mất thị lực hoàn toàn. Ngoài ra bệnh còn gây rối loạn về huyết áp, tuần hoàn và phát triển như: làm tay to, chân to, hàm to …
Trước đây, phẫu thuật u tuyến yên được thực hiện qua đường mở sọ là phẫu thuật kinh điển. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều biến chứng do phải vén não nhiều gây tổn thương các dây thần kinh sọ, thậm chí chảy máu não…. Với phương này, bệnh nhân phải nằm viện ít nhất nửa tháng, tuy nhiên phương pháp nội soi qua xoang bướm bệnh nhân chỉ phải nằm viện khoảng 5 ngày.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với cấu trúc giải phẫu liên quan mật thiết giữa tuyến yên và xoang bướm, ngày nay, phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm ngày càng phát triển.
Đường nội soi qua xoang bướm là lỗ thông tự nhiên của cơ thể đem lại nhiều lợi ích như thực hiện lấy u nhanh, chính xác, triệt để, bảo tồn được giải phẫu và chức năng sinh lý của mũi xoang, rút ngắn thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí cho người bệnh và xã hội. Bên cạnh đó, do không phải tiếp cận qua nhu mô não, nên những biến chứng như làm tổn thương dây thần kinh sọ, tổn thương nhu mô não được giảm tối đa.
Ths Kiên cho biết, trong thời gian tới Bệnh viện Xanh Pôn sẽ lên kế hoạch đưa phương pháp phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên trở thành thường quy tại bệnh viện.
Nam thanh niên vỡ nát nhiều mảnh sọ sau tai nạn giao thông
http://doanhnghiepvn.vn/nam-thanh-nien-vo-nat-nhieu-manh-so-sau-tai-nan-giao-thong-d83372.html
Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng hôn mê, máu chảy đầm đìa trên đầu, nhiều mảnh sọ vỡ nát lẫn với đất cát tại vết thương.
Trung tâm cấp cứu 115 Bệnh viện Xuyên Á TP.HCM vừa tiếp nhận và phẫu thuật cứu sống một trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng. ệnh nhân P.Q.V. (sinh 1990, ngụ tại Q.8, TP.HCM) bị tai nạn giao thông và được xe cứu thương 115 đưa đến Trung tâm cấp cứu 115 Bệnh viện Xuyên Á., theo báo Công An TP. HCM.
Tại bệnh viện, qua chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ xác định, nam thanh niên bị vết thương ở vùng đỉnh trán bên trái đường kính hơn 10cm, nhiều mảnh sọ vỡ nát lẫn với đất cát, nhu mô não phòi ra ngoài theo vết thương. Kết quả CT-Scan cho thấy bệnh nhân bị gãy xương hàm mặt, vỡ nền sọ - xoang bướm, vỡ xương sọ phức tạp vùng trán đỉnh trái. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị dập não, xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết bề mặt não tại vùng vết thương.
Phòng mổ được nhanh chóng sẵn sàng, đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức và êkip phẫu thuật bắt đầu chạy đua với thời gian để cứu sống bệnh nhân. au khi bệnh nhân được gây mê nội khí quản, các bác sĩ Ngoại thần kinh tiến hành làm sạch vết thương, lấy sạch dị vật (đất cát) tại vết thương. Sau đó mở sọ, lấy các mảnh vỡ sọ còn ghim vào não, cầm máu kĩ lưỡng phần não bị dập tổn thương. Cuối cùng, các bác sĩ vá màng cứng não, đặt dẫn lưu và kết thúc cuộc phẫu thuật kéo dài gần 3 giờ đồng hồ.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 2 đơn vị máu. Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc được, sinh hiệu ổn định và sức khỏe có tiến triển tốt, theo tin tức trên báo Dân Trí.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tỉnh, sinh hiệu ổn định, sức khỏe có diễn tiến khả quan. Tuy nhiên, đây là trường hợp tai nạn thương tích rất nặng nên các bác sĩ đang theo dõi tích cực để có hướng xử trí phù hợp cho người bệnh.
Lập lờ quảng cáo thực phẩm chức năng trị ung thư
http://www.baogiaothong.vn/lap-lo-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-tri-ung-thu-d173943.html
Sự quảng cáo lập lờ của thực phẩm chức năng (TPCN) khiến không ít người đặt lòng tin vào khả năng chúng có thể “tiêu diệt tế bào ung thư”.
Gần tháng nay, cả nhà chị Nguyễn Mai Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) mất ăn, mất ngủ khi mẹ chị bị chẩn đoán ung thư vú giai đoạn II, chỉ định phẫu thuật. Theo lời chị Mai Anh, mẹ chị 58 tuổi nhưng sức khỏe không được tốt, thông tin mắc ung thư vú khiến bà suy sụp, chẳng thiết ăn uống. Lo lắng mẹ không đủ sức cho cuộc phẫu thuật, chị Mai Anh băn khoăn: “Bạn bè mình cho hay, người nhà mắc bệnh ung thư, thậm chí nặng hơn mẹ mình mà dùng TPCN trị ung thư Fucoidan giờ sức khỏe đã ổn định. Mình đang cân nhắc vì thấy giá và xuất xứ loạn quá!”.
Qua khảo sát, hiện có hàng nghìn sản phẩm TPCN quảng cáo hỗ trợ điều trị ung thư có xuất xứ từ: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Tuy nhiên, chỉ có một số ít được nhập khẩu chính ngạch, còn lại phần lớn được bán theo dạng "hàng xách tay, giá mềm”. Trong đó, các loại TPCN như Fucoidan, Vidatox… được “rỉ tai”, quảng cáo tràn lan như một loại “thần dược” đối với các bệnh nhân ung thư.
Trên trang bán hàng online cachtriungthu…, TPCN Fucoidan được ghi rõ “Thuốc Fucoidan điều trị ung thư”. Theo giới thiệu của người bán hàng, sản phẩm này được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku ở đảo Okinawa (Nhật Bản) và có công năng “hỗ trợ tiêu diệt các loại bệnh ung thư, chống khối u lành tính và ác tính; Cô lập làm cho tế bào ung thư tự hủy, làm tiêu các khối u lành tính...”. Còn trên trang muabantot…, loại TPCN Doctor Best Fucoidan 70% lại được quảng cáo “Fucoidan tác dụng đẩy lùi ung thư, hạn chế tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị, giảm đau đớn cho người bệnh.
Với người bệnh ung thư, Fucoidan giúp kích thích tế bào ung thư tự diệt. Với người bình thường, Fucoidan giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, điều hòa huyết áp và điều tiết sự lưu thông đường ruột, ngừa ung thư và ngăn ngừa quá trình lão hóa”. Cùng loại sản phẩm xuất xứ từ Mỹ nhưng mỗi nơi bán một giá, xê dịch từ 700 nghìn đến 1,2 triệu đồng/hộp.
Ngay cả với sản phẩm Vidatox nọc độc bọ cạp Cuba vốn chỉ là TPCN nhưng cũng được quảng cáo là “Thuốc Vidatox chữa ung thư”. Riêng, loại TPCN này hiện được khá nhiều đơn vị phân phối dược phẩm nhập khẩu về Việt Nam với giá bán xê dịch từ 3,9 - 5,9 triệu đồng/lọ 30ml.
Với những lời quảng cáo như vậy rất dễ gây nhiễu loạn thông tin và đặc biệt khiến người bệnh hiểu nhầm rằng TPCN có thể chữa được bệnh ung thư.
Trao đổi với Báo Giao thông, BS. Đặng Thế Căn, nguyên Giám đốc BV K T.Ư cho biết, chưa nghe đến loại TPCN Fucoidan có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngay cả với Vidatox được chiết xuất một phần từ nọc độc của bọ cạp xuất xứ Cuba mệnh danh là "thần dược" với các loại ung thư, đặc biệt với ung thư phổi, tuy nhiên tác dụng thật sự vẫn cần được kiểm chứng. “Cũng có những bạn bè, bệnh nhân của tôi đã sử dụng TPCN Vidatox nhưng không thấy mang lại hiệu quả như lời đồn “thần dược”. Chưa kể giá cả của loại Vidatox không hề rẻ”, ông Căn dẫn chứng.
Ông Căn cho biết, đã gọi là TPCN, cần hiểu nó chỉ mang tính chất hỗ trợ, không phải là thuốc điều trị. Vì chưa trải qua các nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm lâm sàng đủ khắt khe của thuốc nên họ lựa chọn việc công bố và sản xuất TPCN. Trên thị trường, các loại TPCN thường quảng cáo “quá đà” công dụng thực sự của sản phẩm, chính vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ sử dụng TPCN chủ yếu là tăng sức đề kháng, bổ trợ sau khi thực hiện đủ theo phác đồ điều trị khoa học.
Cùng quan điểm, ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN khẳng định: “TPCN không thể chữa bệnh nào hết, với ung thư thì càng không. Nếu người nào nói dùng TPCN để chữa bệnh thì đó chỉ là lừa đảo vì TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư”.
Cùng một loại nhưng TPCN có giá cả không đồng nhất, thậm chí xê dịch từ 5-7 triệu đồng. Nếu có khuyến cáo sử dụng thêm TPCN, người bệnh cũng không nhất thiết phải dùng sản phẩm đắt tiền mới là tốt, cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có công năng rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo”.
Ông Căn cho biết thêm, hiện điều trị ung thư có các phương pháp chính thống sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Nếu bệnh nhân phát hiện mắc ung thư, cần đến cơ sở y tế chuyên môn tốt để thăm khám, có phác đồ điều trị kịp thời, không nên bỏ lỡ "giai đoạn vàng” trong điều trị. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời mang lại nhiều cơ hội sống cho người bệnh. Chỉ sau khi trải qua đầy đủ các phác đồ điều trị mới nên sử dụng thêm TPCN, hoặc các loại thuốc hỗ trợ khác. “Không ít bệnh nhân khi khám phát hiện ung thư đã từ chối điều trị tại viện, tìm đến các bài thuốc dân gian, các loại thuốc lá hay TPCN... đến khi bệnh bộc phát, lở loét mới quay trở lại viện. Lúc này ung thư bước vào giai đoạn muộn, lỡ đi "thời điểm vàng” điều trị, bác sĩ cũng phải bó tay”.
“Lời đồn thổi về khả năng chữa ung thư của một số loại TPCN đôi khi bắt nguồn từ việc người bệnh sau khi phẫu thuật, xạ trị dẫn tới sức khỏe đuối đi, được người nhà cho sử dụng TPCN bồi bổ, phục hồi và nâng cao thể trạng… nên dễ cho rằng khỏi ung thư là do TPCN mà không cho rằng đó là kết quả của việc điều trị trước đó”, ông Căn cho hay.
Hà Nội cần chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika
http://www.vietnamplus.vn/ha-noi-can-chu-dong-phong-chong-dich-benh-do-virus-zika/413109.vnp
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, tiến sỹ Nguyễn Khắc Hiền cho biết, dịch bệnh do virus Zika đang diễn biến phức tạp. Việt Nam đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh.
Hà Nội tuy chưa phát hiện ca bệnh nào nhưng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, virus Zika có thể xâm nhập và bùng phát thành dịch.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết.
Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cần phối hợp với Trung tâm y tế các quận, huyện đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh tại cộng đồng, giám sát véctơ muỗi truyền bệnh Zika, giám sát người bệnh nghi ngờ mắc bệnh do virus Zika đồng thời tiếp tục tổ chức các chiến dịch phun hóa chất trên diện rộng.
Bên cạnh đó, Trung tâm thông tin giáo dục sức khỏe Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng mọi hình thức, trên hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thông lưu động, phát tờ rơi... để người dân chủ động tự diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy.
Đặc biệt, các bệnh viện công lập và dân lập, phòng khám tư nhân phải tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và trang bị đầy đủ phương tiện, thuốc men để có thể đáp ứng công tác điều trị.
Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn trực tuyến công tác giám sát, phát hiện sớm và chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika cho cán bộ, y bác sỹ các bệnh viện công lập, dân lập và các trung tâm y tế để tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và phòng chống bệnh ngay từ cơ sở.
Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đến từ những đơn vị y tế đầu ngành như Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Đống Đa… đã thuyết giảng về công tác chủ động giám sát bệnh nhân nghi nhiễm bệnh do virus Zika và cách phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng; hướng dẫn sàng lọc trước sinh cho phụ nữ mang thai phòng nhiễm virus Zika; hướng dẫn khám-tư vấn-quản lý phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm virus Zika tại cộng đồng; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Zika.../.
BV Thống Nhất & BV Nhi đồng 1: ứu sống bé 5 tuổi bị cọc nhọn đâm xuyên thủng tim, phổi
http://suckhoedoisong.vn/cuu-song-be-5-tuoi-bi-coc-nhon-dam-xuyen-thung-tim-phoi-n124211.html
Hai bệnh viện Thống nhất và Nhi đồng 1 (TP.HCM) phối hợp kịp thời cứu sống bé 5 tuổi trong tình trạng nguy kịch do bị cọc nhọn đâm xuyên thủng tim, phổi.
Vào lúc 20h40 ngày 26/10/2016, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận được thông tin khởi phát báo động đỏ liên viện từ Bệnh viện Thống Nhất như sau: bệnh nhân là bé trai 5 tuổi H. V. N. M. Em té ngã từ lầu 3 xuống bị thanh sắt (hàng rào nhà) đâm thấu ngực từ sau ra trước. Em được đưa vào Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng da niêm nhợt nhạt, mạch khó bắt, huyết áp khó đo, có lúc ngưng tim.
Ngay sau khi tiếp nhận và xử trí cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất báo động đỏ liên viện đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Sau khi nhận được tín hiệu báo động đỏ, BS. Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có mặt tại phòng mổ BV Thống Nhất sau 10 phút… Ngay lập tức bé được phẫu thuật cấp cứu khâu vết thương thủng tim (nhĩ phải), khâu vết thương thủng thùy dưới phổi phải, dẫn lưu màng phổi hai bên và hồi sức tích cực trong lúc mổ. Sau mổ: mạch bắt được, huyết áp 10/6 cmHg, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị tiếp lúc 0 giờ 30 phút, ngày 27/10/2016.
Tại BV Nhi đồng 1, bé được kiểm tra lại, siêu âm tim có khối máu tụ trong trung thất chèn ép tim, làm hạn chế khảo sát cấu trúc tim và được hồi sức tích cực. Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn toàn viện và quyết định phẫu thuật cấp cứu lần hai với mục đích thám sát, lấy máu tụ và đánh giá tổn thương tim. Sau mổ, mạch, huyết áp bé ổn định lại và đang được các bác sĩ Nhi đồng 1 hồi sức. BS. Hiếu cho biết tình trạng bé đã ổn định, giai đoạn nguy kịch đã qua, hy vọng sẽ hồi phục tốt trong thời gian tới.
Được biết đây là trường hợp cấp cứu người bệnh vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch nhưng không thuộc chuyên khoa của Bệnh viện Thống Nhất, trước đó là sản phụ bị băng huyết nặng, cả 2 trường hợp đều được hỗ trợ kịp thời và can thiệp điều trị tại chỗ của các bệnh viện chuyên khoa Sản và Nhi của thành phố bằng “Quy trình báo động đỏ liên viện”.
Phạt 71 triệu đồng do sản xuất nước uống đóng chai không an toàn
Một công ty sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn Quảng Nam vừa bị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính hơn 71 triệu đồng.
Theo đó, qua kiểm tra tại công ty SXTM&DV Thành Phát, ở xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, do ông Nguyễn Thanh Nhật Tiến làm chủ cơ sở, Phòng Cảnh sát PC49, Công an tỉnh đã phát hiện vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nước uống đóng chai nhãn hiệu Aquana như: Sản xuất nước uống đóng chai quy trình chế biến không đảm bảo an toàn, không phối hợp duy trì kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng sản phẩm định kỳ theo quy định, xét nghiệm mẫu nước sản xuất của công ty không đạt tiêu chuẩn....
Ngày 25/10, UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định xử phạt hành chính hơn 71 triệu đồng. Ngoài ra, yêu cầu tiêu hủy gần 200 bình nước không đạt tiêu chuẩn hiệu Aquana của công ty này.
Bệnh nhân chỉ 1 ngày đã ra viện, chúng tôi phải mất 10 năm nghiên cứu và thực hành”
Chỉ mất đúng 1 ngày sau khi lên bàn mổ, bệnh nhân đầu tiên được điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng phương pháp nội soi đã khỏe mạnh và được xuất viện. Ít ai biết rằng, để giúp bệnh nhân chỉ 1 ngày sau phẫu thuật trở lại cuộc sống bình thường. Các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức đã mất gần 10 năm miệt mài nghiên cứu, thực hành và học hỏi để áp dụng kỹ thuật này vào thực tế.
Sáng nay (27/10), bệnh nhân Dương Thị Miến, (53 tuổi, xóm Vọng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) – người đầu tiên vừa được BV hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đã chính thức được ra viện.
Điều đặc biệt là, ca phẫu thuật chỉ vừa được thực hiện cách đây hơn 24 tiếng đồng hồ, trong khi nếu được điều trị theo phương pháp phẫu thuật mở thông thường, nếu thành công thì bệnh nhân phải nằm viện ít nhất 10 ngày, thậm chí hàng tuần thì sức khỏe mới hồi phục hoàn toàn.
Gặp chúng tôi, bà Dương Thị Miến ngồi cạnh người chồng của mình và nở nụ cười thật tươi. “Hơn 1 tháng nay, tối qua là lần đầu tiên tôi được ngủ một giấc thật ngon. Cũng là lần đầu tiên cánh tay phải của tôi có thể cử động dễ dàng đến thế. Cảm giác của tôi lúc này thật là kỳ diệu và tuyệt vời, cứ ngỡ như mình đang mơ vậy”, bà Miến thật thà chia sẻ.
Bà Miến cho hay, bà bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ với nhiều triệu chứng như tê nhức tay phải, đau vùng vai gáy đã nhiều năm nay. Suốt một tháng qua, căn bệnh ngày càng trầm trọng, khiến tay bà không cử động nổi, các ngón tay có triệu chứng bị liệt, đặc biệt vùng cổ đau nhức khiến hàng đêm bà chỉ ngủ ngồi chứ không nằm thẳng như bình thường được. Bà Miến đã uống bao nhiêu loại thuốc nam, đi bao nhiêu thầy thuốc nhưng căn bệnh không có dấu hiệu giảm mà ngày càng nặng.
“Khi vào bệnh viện Việt Đức điều trị bản thân tôi có cảm giác lo lắng, tuyệt vọng lắm. Vậy mà thật kỳ diệu sau mổ tôi đã tìm lại được một cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Và thật hạnh phúc khi biết mình là người đầu tiên được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ”, bà Miến nói thêm.
Trao đổi với PV Dân trí, PGS-TS Nguyễn Văn Thạch, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cùng với ê-kip của mình, cho biết: “Phải khẳng định đây là một thành tựu của y học ở Việt Nam, vì cho đến nay đây là lần đầu tiên việc điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng phương pháp nội soi được thực hiện. Thành quả của ngày hôm nay là cả một quá trình các y bác sĩ của chúng tôi phải học hỏi, thực hành suốt gần 10 năm qua mới có thể đưa nó vào thực tế”.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Thạch, phương pháp nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một kỹ thuật vô cùng khó. “Chúng tôi nói vô cùng khó là vì việc mổ nội soi ở vị trí cổ rất nhỏ so với mổ mở. Hai là vùng mổ ở cổ cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân do có tủy sống và nhiều dây thần kinh.
Hiện tại điều trị nội soi thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ chỉ mới có BV Việt Đức thực hiện đầu tiên. Không những thế, ngay cả điều trị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống thắt lưng cũng chỉ có hai, ba cơ sở y tế ở Việt Nam thực hiện được”, bác sĩ Thạch chia sẻ.
Để thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đã phải trải qua hàng nghìn ca phẫu thuật nội soi ở đốt sống thắt lưng (vị trí ở thắt lưng dễ thực hiện hơn với đốt sống cổ do đốt sống thắt lưng chỉ có dây thần kinh, điểm nội soi rộng hơn để thực hiện – PV), trải qua hàng nghìn ca phẫu thuật mở đối với đốt sống cổ để rèn giũa nâng cao tay nghề.
Theo TS-BS Nguyễn Hoàng Long, Phó Khoa Phẫu thuật Cột sống, Viện Chấn thương Chỉnh hình BV Việt Đức, điều đáng mừng hơn nữa là chi phí giữa phẫu thuật nội soi đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng khá rẻ, chỉ vào khoảng 60 triệu đồng, trong khi cũng kỹ thuật này áp dụng ở nước ngoài chi phí có thể lên đến cả tỷ đồng.
“Bệnh nhân áp dụng phương pháp này có ưu điểm nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tiết kiệm được thêm nhiều chi phí khác so với phương pháp truyền thống là phẫu thuật. Với thành công này, sắp tới sẽ có thêm rất nhiều bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật mới để tìm lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường cho mình”, TS-BS Nguyễn Hoàng Long nói.
Hội Nhi khoa Mỹ hướng dẫn cách trẻ tiếp xúc với thế giới ảo
Từ truyền hình đến điện thoại thông minh, máy tính bảng đến mạng xã hội, cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên bị thống trị bởi sự tiếp xúc 24/7 với các phương tiện truyền thông. Chìa khóa nào cho sự cân bằng lành mạnh giữa cuộc sống ảo và thực, đối với trẻ em?
Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) đã phát hành bộ hướng dẫn mới để giúp các bậc phụ huynh và gia đình cân nhắc trong khi cho con tiếp xúc với thế giới ảo:
Trọng tâm của các khuyến nghị cập nhật dành cho các bậc cha mẹ không chỉ chú ý đến lượng thời gian mà trẻ sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mà còn ở việc trẻ sử dụng như thế nào, khi nào và ở đâu.
Các nghiên cứu bước đầu cho thấy dưới 3 tuổi, bộ não chưa trưởng thành của trẻ khó chuyển tiếp những gì trẻ nhìn thấy trên màn hình thành kiến thức trong đời sống thực. Đây cũng là thời kỳ não bộ phát triển não nhanh chóng mà trẻ cần thời gian phân bổ để chơi, ngủ, học cách kiểm soát cảm xúc, và xây dựng các mối quan hệ. Tuy nhiên, "Phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã trở thành một phần tất yếu của thời thơ ấu đối với nhiều trẻ nhỏ, nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của trẻ còn hạn chế.Chúng ta vẫn chưa biết liệu tính tương tác sẽ giúp ích hay cản trở quá trình này", TS Jenny Radesky, một chuyên gia về phát triển hành vi và là bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Mott, trường Đại học Michigan, nói.
Do đó, ngoại trừ chat video - đã được chứng minh là giúp trẻ học các kỹ năng mới và tương tác xã hội – nên tránh tất cả các dạng truyền thông kỹ thuật số trước 18 tháng tuổi.
Trong khi đó, nghiên cứu ở trẻ trên 3 tuổi khá rõ ràng và cho thấy rằng các chương trình chất lượng cao như Sesame Street có thể giúp trẻ em học các ý tưởng mới, nâng cao hiểu biết và kết quả xã hội.
Đối với trẻ em từ 2-5 tuổi, phương tiện truyền thông nên được giới hạn trong 1 tiếng/ngày và nên bao gồm một chương trình hoặc hoạt động chất lượng mà cả cha mẹ và trẻ có thể xem và tham gia cùng nhau.
Hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng các gia đình có thể duy trì một sự cân bằng lành mạnh. Cha mẹ không nên cảm thấy áp lực phải cho con làm quen sớm với công nghệ, và yên tâm rằng các giao diện luôn trực quan đến mức trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được một khi chúng bắt đầu sử dụng.
AAP lưu ý rằng tuy nhiều ứng dụng mà các bậc cha mẹ tìm thấy đều nằm trong thể loại "giáo dục" ở các cửa hàng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng, song đa số chúng không dựa trên bằng chứng và ít hoặc không có sự hỗ trợ của các chuyên gia giáo dục.
Điểm nổi bật từ các khuyến nghị này bao gồm cấm phương tiện truyền thông kỹ thuật số 1 giờ trước khi đi ngủ, tắt các thiết bị không sử dụng, và đảm bảo rằng phòng ngủ, bữa ăn, và đa số giờ chơi của phụ huynh và con cái không trên màn hình.
Tuy truyền thông kỹ thuật số có thể là một công cụ hữu ích để dỗ trẻ khi đang trên máy bay hoặc khi làm thủ thuật y tế, song không nên dùng nó như một phương pháp chính để xoa dịu trẻ. Theo TS Redesky, sử dụng các thiết bị như một chiến lược để dỗ dành sẽ hạn chế khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ.
Bất chấp những ý định hạn chế thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông, chúng đã bắt rễ sâu vào văn hóa hàng ngày. Do đó các gia đình phải thực tế về những cách sử dụng lành mạnh phương tiện truyền thông từ khi trẻ còn rất nhỏ đồng thời với việc đặt ra hạn chế về thời gian.
"Video chat với ông bà, cùng nhau xem những video khoa học, cùng nhảy múa theo nhạc, tìm kiếm các công thức nấu ăn mới hay ý tưởng nghề ngiệp, chụp ảnh và video để cho nhau xem, có một đêm phim gia đình. Đó chỉ là một vài cách sử dụng phương tiện truyền thông như một công cụ để hỗ trợ kết nối gia đình ", Tiến sĩ Radesky nói.
Đối với trẻ em từ 18-36 tháng, điều thiết yếu là người lớn cần phải tương tác với trẻ trong khi sử dụng phương tiện truyền thông, giúp trẻ hiểu những gì chúng nhìn thấy trên màn hình và nó có liên quan như thế nào với thế giới xung quanh.
TPHCM: Số tiền chi bảo hiểm y tế đã vượt quỹ
http://dantri.com.vn/suc-khoe/tphcm-so-tien-chi-bao-hiem-y-te-da-vuot-quy-20161027074008771.htm
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội thành phố, trong 9 tháng đầu năm số tiền chi bảo hiểm y tế cho công tác khám chữa bệnh đã vượt quỹ, vượt trần. Bảo hiểm Xã hội đề nghị các bệnh viện phân tích nguyên nhân chấn chỉnh sai sót hạn chế gây thất thoát quỹ.
Ngày 26/10, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tổ chức sơ kết công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 9 tháng đầu năm 2016.
Thống kê của Bảo hiểm Xã hội cho thấy, tổng chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn từ đầu năm đến hết tháng 9/2016 là 6.633 tỷ đồng. Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đã chi vượt quỹ 179 tỷ đồng, vượt trần gần 376 tỷ đồng.
Bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội thành phố, cho biết, hiện khoản tiền vượt quỹ, vượt trần vẫn chưa được Bảo hiểm Xã hội chi trả cho các bệnh viện. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bội chi, vượt trần bảo hiểm y tế là do tác động của quy định thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 3/2016.
Khác với trước đây, người dân tham gia bảo hiểm y tế phải đến khám chữa bệnh tại nơi đăng ký bảo hiểm ban đầu, sau khi quy định thông tuyến có hiệu lực, người dân có thể đến bất kỳ bệnh viện tuyến quận huyện nào để khám chữa bệnh. Trong khi người bệnh được quyền khám chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng vẫn hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế thì hệ thống quản lý, giám sát chưa hoàn thiện dẫn tới tình trạng một người trong thời gian ngắn đi khám bệnh lấy thuốc nhiều nơi để trục lợi từ quỹ bảo hiểm y tế.
Mặt khác, công tác quản lý thông tuyến còn lỏng lẻo, các cơ sở khám chữa bệnh còn có nhiều sai sót trong chuyên môn, thủ tục pháp lý, hành chính trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tình trạng các cơ sở khám chữa bệnh kê thuốc bảo hiểm y tế không phù hợp đã gây thất thoát cho quỹ bảo hiểm.
Trước thực trạng trên, đại diện Bảo hiểm Xã hội thành phố yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh kịp thời có giải pháp ngăn chặn tình trạng thất thoát quỹ bảo hiểm y tế bằng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người bệnh thông tuyến, chấn chính những sai sót hạn chế trong thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khẳng định việc thông tuyến bảo hiểm y tế đang tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh, tuy nhiên, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng bảo hiểm y tế chi vượt quỹ, vượt trần. Bên cạnh việc đề nghị các bệnh viện tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cộng đồng, Phó Giám đốc Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc có giải pháp chấn chỉnh để ngăn chặn tình trạng thất thoát quỹ.
EU hủy dự kiến quy định hạn mức hợp chất acrylamide trong thực phẩm
Theo phóng viên TTXVN lại London, ngày 26/10, tạp chí The Guardian của Anh đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hủy bỏ dự kiến quy định hạn mức hợp chất acrylamide có trong thực phẩm.
Đây là một vấn đề gây tranh cãi trong vài năm trở lại đây giữa các nhà quản lý an toàn thực phẩm châu Âu với các nhà sản xuất thực phẩm về mức độ hóa chất acrylamide trong thực phẩm gây tác hại sức khỏe cho người tiêu dùng.
Năm ngoái, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (Efsa) đã phát hiện hợp chất acrylamide có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đối với người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và đưa ra khuyến cáo hợp chất này cần được hạn chế ở mức thấp nhất có thể, tuy nhiên việc đưa ra hạn mức quy định cụ thể là bao nhiêu thì chưa được quyết định.
Việc giảm liều lượng acrylamide có thể thay thế bằng các thành phần phụ gia khác hoặc thay đổi cách bảo quản và nhiệt độ khi nấu.
Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp thực phẩm, giá thành và hương vị. Tính đến nay có khoảng 150.000 người đã ký đơn kiến nghị yêu cầu EU đưa ra quy định bắt buộc đối với liều lượng chất acrylamide trong thực phẩm, và chiến dịch trên mạng xã hội về vấn đề này vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao (từ 170-180 độ C)
Năm 2013, Ủy ban Các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) từng phát hiện mức acrylamide tăng cao trong các thực phẩm chiên, bim bim khoai tây, khoai tây chiên, bánh quy gừng và bột ngũ cốc ăn sáng.
Tại Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã có quy định áp dụng cho các loại nước uống chứa acrylamide./.