Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 11/5/2020

  • |
T5g.org.vn - Hội chẩn liên viện 3 miền đánh giá cơ hội ghép phổi cho bệnh nhân phi công người Anh; Chưa thể ghép phổi cho phi công người Anh mắc Covid- 19; Chuột được tiêm thử nghiệm vaccine ngừa SARS- CoV- 2 vẫn khỏe mạnh

 

Hội chẩn liên viện 3 miền đánh giá cơ hội ghép phổi cho bệnh nhân phi công người Anh

Sáng nay, 10-5, Hội đồng chuyên môn đã tổ chức cuộc họp trực tuyến cùng các bệnh viện ở 3 miền Bắc- Trung-Nam để hội chẩn các ca bệnh Covid-19 nặng.

Cuộc hội chẩn gồm các chuyên gia của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, cùng Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

IFrameTrước đó, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã đề nghị cân nhắc phương án ghép phổi cho bệnh nhân Covid-19 số 91 là nam phi công người Anh của hãng VietnamAirlines, do bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch, 2 phổi đều đông đặc.

Thông tin tại buổi hội chẩn cho biết, bệnh nhân 91 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt TP Hồ Chí Minh vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch. Hiện tại bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt. Siêu âm tim phổi co bóp đồng bộ, phổi phải hết tràn khí, xẹp thùy sau dưới, ít dịch màng phổi phải…

Sau 53 ngày điều trị, 34 ngày được can thiệp ECMO, thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 15, nam phi công 43 tuổi người Anh kể trên hiện đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO. Sáng 9-5, bệnh nhân vẫn có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia đã cùng đánh giá, phân tích kỹ phương án ghép phổi và khả năng cứu chữa bệnh nhân này. Hiện ở Việt Nam có 3 bệnh viện đã triển khai ghép phổi thành công là Bệnh viện Trung ương Quân đội 103 ghép phổi từ người cho còn sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Việt Đức ghép phổi từ người hiến đã chết não (An ninh thủ đô, trang 2).

 

Chưa thể ghép phổi cho phi công người Anh mắc Covid- 19

Ngày 10-5, tại Trung tâm điều hành chẩn đoán, điều trị bệnh nhân nặng mắc Covid-19 đặt tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã diễn ra buổi hội chẩn trực tuyến giữa Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cùng Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể để đánh giá tình hình sức khỏe và khả năng ghép phổi cho bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 91 (43 tuổi, phi công người Anh).

Tại buổi hội chẩn, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế và các chuyên gia đầu ngành nhận định, bệnh nhân thứ 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM vẫn trong tình trạng rất nguy kịch, phải nằm yên, an thần và 2 phổi đã đông đặc nên việc sử dụng máy thở không còn hiệu quả. Thay vào đó, nhiều ngày qua, bệnh nhân được áp dụng phương pháp ôxy hóa qua màng ngoài cơ thể, hay còn gọi là phương pháp tim phổi nhân tạo (ECMO).

Với tình trạng sức khỏe rất xấu như hiện nay của bệnh nhân thứ 91, các chuyên gia nhận định chưa thể ghép phổi ngay được vì phải đợi tình trạng phổi của bệnh nhân không còn bị nhiễm trùng. Ngoài ra, việc ghép phổi còn phải phụ thuộc vào nguồn tạng, độ tương thích giữa phổi của người chết não và người được ghép.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 91 được xác định là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện (20-3) tới nay rất phức tạp, thất thường, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ.

Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi nhưng hiện giờ, tình trạng này đã xuất hiện ở cả hai bên phổi. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Sáng 9-5, bệnh nhân vẫn có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong khi trước đó, bệnh nhân nhiều lần có kết quả âm tính, sau đó dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Cùng với đó, bệnh nhân thứ 91 còn bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá, giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.

Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho nam bệnh nhân này.

Trước tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thứ 91 nguy kịch, mới đây, hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã có cuộc họp và đề nghị cân nhắc phương án ghép phổi, nhằm nỗ lực tìm mọi cách cứu chữa cho bệnh nhân (Sài Gòn giải phóng, trang 9).

 

Chuột được tiêm thử nghiệm vaccine ngừa SARS- CoV- 2 vẫn khỏe mạnh

Liên quan tới việc nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19, TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế, cho biết, ngay sau khi trình tự gene của virus SARS-CoV-2 được công bố, công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vaccine phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus.

Công nghệ này là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân đích gây bệnh.

Đến nay, nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này. Kháng nguyên của virus SARS-CoV-2 trong thành phần vaccine khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vaccine. TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết thêm, để kiểm tra được đoạn gene mình đã cài đặt có tính kháng nguyên hay không, các nhà khoa học đã “cài” được kháng nguyên virus SARS-CoV-2 vào vaccine và tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine trên chuột để theo dõi tính sinh miễn dịch. Đến nay, sau hơn 10 ngày được tiêm vaccine, chuột thí nghiệm vẫn khỏe mạnh và có thể xem đây là thành công bước đầu của quá trình nghiên cứu. Dự kiến chuột được tiêm vaccine có thể tiến hành đánh giá theo từng đợt. Giai đoạn đầu tiên có thể sau 14-15 ngày sẽ lấy máu lần đầu, sau đó khoảng 28 ngày lấy máu lần 2. Đàn chuột được theo dõi sát từng ngày để xem đáp ứng miễn dịch đến sớm hay muộn.

Các mẫu máu trên chuột thí nghiệm cũng được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về tính đáp ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Sau đó, vaccine phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất, định liều, thử nghiệm chính thức trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính đáp ứng miễn dịch cũng như khả năng bảo vệ của dự tuyển vaccine này. Cuối cùng là thử nghiệm trên người ở nhóm nhỏ và nhóm lớn (Sài Gòn giải phóng, trang 9).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang