Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 12/04/2018

  • |
T5g.org.vn - CẤP ĐỔI THẺ BHYT: Tạo điều kiện tối đa cho người tham gia BHYT; Hiệu quả từ dự án ODA lĩnh vực y tế; "Nữ cò mồi" đi tư vấn luật rồi "tống tiền" Bệnh viện Xanh Pôn; Suýt nhập viện vì thuốc giảm cân Sơn Mai…

 

CẤP ĐỔI THẺ BHYT: Tạo điều kiện tối đa cho người tham gia BHYT

Từ ngày 1.11.2017, cơ quan BHXH các địa phương thực hiện in và đổi thẻ BHYT mới theo mã số BHXH cho toàn bộ người tham gia đã có mã số BHXH (gồm cả đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT và đối tượng chỉ tham gia BHYT). Theo BHXH Việt Nam, việc đổi thẻ BHYT mới theo mã số BHXH không chỉ giúp ích cho công tác quản lý của cơ quan BHXH mà quan trọng hơn là mang lại những lợi ích thiết thực cho đơn vị và người tham gia BHYT.

Trên 77,5 triệu người đã được đổi thẻ

Để giải đáp những băn khoăn của người tham gia BHYT về việc đổi thẻ BHYT theo mã số BHXH, ông Võ Khánh Bình - Trưởng ban Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam - cho biết, thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, BHXH Việt Nam đã tích cực đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các mảng hoạt động nghiệp vụ của ngành, trong đó có việc đổi mới công tác cấp thẻ BHYT nhằm từng bước thực hiện mục tiêu cấp thẻ BHYT điện tử cho người dân. BHXH Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung; đổi thẻ BHYT mẫu mới theo mã định danh (mã số BHXH) cho người tham gia trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở đó, các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện việc tra cứu thông tin về dữ liệu thẻ BHYT trên Cổng dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT.

Lợi ích khi thực hiện việc đổi thẻ BHYT mới theo mã số BHXH không chỉ giúp ích cho công tác quản lý của cơ quan BHXH mà quan trọng hơn là mang lại những lợi ích thiết thực cho đơn vị và người tham gia BHYT. Với việc bỏ thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ BHYT sẽ giúp giảm thủ tục thu hồi thẻ BHYT cũ còn giá trị nộp cho cơ quan BHXH khi đơn vị, người tham gia ngừng đóng BHYT. Đồng thời, khi được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH, người tham gia chỉ cần khai báo mã số BHXH của mình khi tiếp tục đăng ký tham gia BHYT tại bất cứ đâu hoặc có thể tự kiểm tra thông tin về thẻ BHYT (như giá trị sử dụng thẻ, quá trình tham gia, mức hưởng…) trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam (theo địa chỉ: http://www.baohiemxahoi.gov.vn), danh sách cấp thẻ BHYT (lưu tại đơn vị) hoặc liên hệ với tổng đài 1900.969668 để được giải đáp nếu còn vướng mắc.

Theo đó, việc cấp thẻ BHYT theo mẫu mới hiện nay là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho việc chuyển sang cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử trong thời gian tới.

Việc đổi thẻ được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên đối tượng có thẻ BHYT hết giá trị sử dụng trước ngày 31.12.2017; đồng thời, đối với người tham gia chưa có mã số BHXH, cơ quan BHXH phải in và chuyển danh sách người tham gia BHXH, BHYT chưa có mã số BHXH và tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo đơn vị quản lý đối tượng và nhóm đối tượng để bổ sung các thông tin còn thiếu.

Đến nay, toàn quốc đã cơ bản in, đổi xong thẻ BHYT mới theo mã số BHXH cho trên 77,5 triệu người, đạt tỉ lệ 98,7% trên tổng số người tham gia có mã số BHXH. Các đối tượng còn lại (khoảng 1 triệu người), tập trung tại TPHCM và Hà Nội, thuộc các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, thẻ BHYT (cũ) vẫn còn giá trị sử dụng. Theo báo cáo của 2 cơ quan BHXH TPHCM và BHXH TP.Hà Nội, dự kiến vào kỳ lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5.2018, người tham gia BHYT sẽ được nhận được thẻ BHYT mới.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân

Ông Võ Khánh Bình cho biết, việc cấp đổi thẻ BHYT theo mã số BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của ngành BHXH trong tiến trình đổi mới, hiện đại hoá các quy trình quản lý nghiệp vụ của ngành, hướng tới mục tiêu hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, phục vụ tốt nhất người tham gia BHXH, BHYT, vì vậy BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân, người dân và doanh nghiệp trong công tác cấp đổi thẻ BHYT.

Cụ thể, với trường hợp thẻ BHYT ghi chưa đúng họ tên, ngày sinh, giới tính như Tờ khai của người tham gia, cơ quan BHXH có trách nhiệm điều chỉnh và đổi thẻ BHYT, người tham gia không phải cung cấp các giấy tờ để chứng minh.

Trường hợp thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng và đã đổi quyền lợi theo đối tượng có mức hưởng cao hơn, nếu được đổi thẻ cấp theo mã số BHXH (thẻ BHYT mới) không ghi đúng mức hưởng như thẻ cũ, người tham gia BHYT cần liên hệ ngay với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ mới để điều chỉnh theo thẻ đã cấp trước đó mà không phải cung cấp thêm giấy tờ chứng minh.

Trường hợp thẻ BHYT cấp theo mã số BHXH có thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục ghi chưa đúng, người tham gia cung cấp thêm thông tin về tên, địa chỉ của các đơn vị nơi đã có quá trình tham gia trước đó hoặc thẻ cũ (nếu còn lưu giữ) cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ. Cơ quan BHXH có trách nhiệm chủ động kiểm tra lại danh sách, dữ liệu quản lý thu và kết hợp thêm với thông tin người tham gia có thể cung cấp để điều chỉnh dữ liệu và in thẻ BHYT mới cho người tham gia ngay trong ngày.

Trường hợp đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia, sẽ được hưởng theo đối tượng có quyền lợi BHYT cao nhất và chỉ được cấp một thẻ BHYT duy nhất theo đối tượng có thứ tự đầu tiên quy định tại Điều 12 Luật BHYT. Vì vậy, người tham gia cần chủ động thông tin và cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền lợi BHYT cao hơn cho cơ quan BHXH.

Đối với các cơ sở KCB BHYT, khi tra cứu thông tin về thẻ BHYT của người tham gia trên Cổng Thông tin giám định BHYT mà cơ sở dữ liệu không đầy đủ hoặc không đúng thì liên hệ với phòng/bộ phận giám định BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng KCB BHYT để xác minh. Không được phép yêu cầu người bệnh quay về đổi thẻ BHYT. (Lao động, trang 4).

 

Hiệu quả từ dự án ODA lĩnh vực y tế

Từ khi thành lập, Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện khám, chụp động mạch vành cho gần một nghìn người bệnh. Trong số đó, hơn 600 người bệnh được can thiệp, đặt stent... cứu sống kịp thời.

Những năm trước đây Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Ninh chỉ có Khoa tim mạch, mỗi năm có cả trăm người bệnh bị chứng bệnh nhồi máu cơ tim cấp, gia đình họ phải hồi hộp, vất vả, tìm mọi cách vượt hàng trăm cây số đưa về bệnh viện tuyến trên ở tại Hà Nội để cấp cứu. Vất vả, lo âu nhất là những người bệnh nghèo, ở ngoài đảo và vùng sâu, vùng xa, dù đã được người thân đưa về BVĐK tỉnh, nhưng cũng chỉ được các thầy thuốc điều trị bằng phác đồ nội khoa, giúp bệnh tạm ổn định rồi chuyển lên các bệnh viện tuyến trên điều trị tiếp. Nhiều người bệnh hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, không lên được tuyến trên về nhà để rồi hằng ngày nơm nớp lo bệnh tái phát, lần sau nặng hơn lần trước, thậm chí đe dọa tính mạng.

Cách đây bốn năm, BVĐK tỉnh Quảng Ninh được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện loại một, Ban Giám đốc mong muốn có một trung tâm tim mạch (TTTM) hoàn chỉnh để khám, mổ tim, chụp động mạch vành, đặt stent và chữa các căn bệnh hiểm nghèo về tim mạch cho người bệnh. Nhưng đó là điều không phải dễ, vì muốn xây dựng một TTTM tương đối hoàn chỉnh phải có đủ hai yếu tố: Con người (vững tay nghề, hiểu biết chuyên môn sâu, say mê nghề nghiệp) và cơ sở vật chất (hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, từ các phòng khám đến các thiết bị y tế hiện đại).

Nhằm tháo gỡ khó khăn, tại hội nghị xúc tiến đầu tư, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã mời được một dự án ODA về y tế của Chính phủ Cộng hòa Áo cho bệnh viện tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư 15 triệu ơ-rô. Theo Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Ninh Trịnh Văn Mạnh, lần đầu thực hiện một dự án ODA có đến hơn 180 hạng mục. Có hệ thống thiết bị y tế tim mạch chuyên sâu, hồi sức cấp cứu hiện đại, ngang tầm với các TTTM của các bệnh viện tuyến trung ương để mổ tim mở, nong động mạch vành, đặt stent động mạch vành và các mạch máu ngoại vi của động mạch thận, chân, tay; điều trị các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, dễ gây tử vong.

Sau gần ba năm, toàn bộ hơn 180 hạng mục đã hoàn thành: Xây dựng hạ tầng cơ sở khang trang; mua sắm các thiết bị y tế mới, hiện đại và sắp xếp các thiết bị rất khoa học theo yêu cầu chuyên môn... Cùng với quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, BVĐK tỉnh Quảng Ninh cũng ký hợp đồng về đào tạo thầy thuốc, chuyển giao công nghệ với các bệnh viện đầu ngành như: Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức, Tim Hà Nội...

Chính nhờ kết quả của dự án, dù mùa đông năm ngoái có nhiều ngày rét đậm, số người bệnh nghi mắc bệnh nhồi máu cơ tim nhập viện khá đông, các thầy thuốc của trung tâm làm việc vất vả hơn nhưng đã cứu sống được nhiều người bệnh thuộc diện “nghìn cân treo sợi tóc”, trong đó nhiều người ở vùng biển đảo, vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Bà Phạm Thị Ngọc ở huyện đảo Cô Tô, bị đau thắt ngực đột ngột dữ dội và hôn mê, được đưa về bệnh viện tỉnh bằng tàu thủy. Quá trình chiếu chụp, làm các xét nghiệm, gia đình đã nghĩ đến việc lo hậu sự. Nhưng sau đặt stent ba ngày, bà được xuất viện về với người thân. Một trường hợp khác, các bác sĩ Bệnh viện TP Móng Cái liên lạc xin tư vấn về người bệnh Nguyễn Văn Mộc bị đau thắt ngực, tiên lượng rất xấu. Rào cản lớn nhất lúc này là khoảng cách từ Móng Cái về TP Hạ Long gần 200 km. Hai bệnh viện lên phương án: Bệnh viện Móng Cái chở người về, bệnh viện tỉnh cử phương tiện cùng cán bộ đi đón. Gặp nhau ở thị trấn Tiên Yên, hai bên bàn giao người bệnh, sau khi xử lý nội khoa, người bệnh được đưa thẳng về BVĐK tỉnh. Tại đây, một ê-kíp chờ sẵn để chụp và triển khai các can thiệp. Nhờ được cấp cứu, can thiệp kịp thời, ba ngày sau anh Mộc được xuất viện, mạnh khỏe. (Nhân dân, trang 5).

 

"Nữ cò mồi" đi tư vấn luật rồi "tống tiền" Bệnh viện Xanh Pôn

Nắm được việc làm sai trái của điều dưỡng, Thảo nhanh chóng biến nó thành công cụ để “tống tiền” Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (gọi tắt là Bệnh viện Xanh Pôn) và cả nhân viên y tế sai phạm…Từ kết quả điều tra, TAND TP Hà Nội đã đưa Trần Thị Thảo (SN 1974, trú ở phường Chiềng Lề, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) ra xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 135-BLHS năm 1999. Trước lần phạm tội này, đối tượng từng phải thi hành 26 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và có 1 tiền sự.

 Dính líu đến hành vi phạm tội của “nữ quái” nêu trên, Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1975) – cựu Kỹ thuật viên xét nghiệm và Trần Thanh Vân (SN 1979) – cựu Điều dưỡng viên (Y tá), đều thuộc Bệnh viện Xanh Pôn cùng bị đưa ra xét xử về tội “Làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan tổ chức”, theo Điều 276-BLHS.

Với vai trò giúp sức cho 2 cựu nhân viên y tế, Bùi Văn Cường, Bùi Quốc Cường (cùng SN 1991 và đều ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng bị đưa ra xem xét về tội “Làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức”,  do đã trực tiếp “chế” giấy tờ giả.

Kết quả điều tra cho thấy, trước khi về làm việc tại Bệnh viện Xanh Pôn, Nguyễn Thị Thu Thủy từng có thời gian thực tập tại Khoa huyết học và truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và vẫn giữ được mối quan hệ thân thiết với một số nhân viên y tế tại đây.

Cuối năm 2016, Thủy được đồng nghiệp nhờ chuyển bảo hiểm y tế từ Bệnh viện Xanh Pôn lên Bệnh viện Bạch Mai cho 11 trường hợp là người thân thích, quen biết của nhân viên bệnh viện tuyến trung ương với chi phí từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/người. Thực tế, tất cả các trường hợp chuyển bảo hiểm y tế đều chưa từng điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn.

Nhận lời giúp đỡ đồng nghiệp, Thủy bàn với Trần Thanh Vân (y tá Khoa Khám bệnh) nhập dữ liệu của các trường hợp chuyển bảo hiểm y tế vào hệ thống bệnh viện, rồi tính chuyện khắc dấu giả Bệnh viện Xanh Pôn để hoàn tất thủ tục chuyển tuyến điều trị.

Sau đó, theo chỉ dẫn của Vân, Thủy thuê Trần Thị Thảo (cò mồi tại khu vực Bệnh viện Xanh Pôn) đi Scen dấu giả Bệnh viện Xanh Pôn vào các giấy tờ chuyển bảo hiểm y tế. Tổng cộng, các đối tượng đã “chế ra” 20 giấy chuyển bảo hiểm y tế nhưng một số giấy không sử dụng được vì không giống dấu thật.

Cũng trong quá trình được Thủy thuê đi đến nhiều địa điểm Scen dấu giả, Thảo nhờ đối tượng tên Đặng Xuân Thành hành nghề “xe ôm” (hiện không ở nơi cư trú) chở đến các cửa hàng photocopy để giao dịch.

Về sau, khi thấy Thủy và Vân đã hoàn tất việc chuyển giấy tờ bảo hiểm y tế giả giúp đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai thì Thảo bắt đầu nảy sinh ý đồ “tống tiền” Bệnh viện Xanh Pôn. “Ma quái” hơn, trước khi đến gặp và ra giá 150 triệu đồng với đại diện cơ sở y tế tên tuổi này, Thảo còn thuê một luật sư tư vấn.

Và rồi chiều 18-7-2016, giữa lúc “nữ cò mồi” bệnh viện đang nhận 150 triệu đồng từ đại diện Bệnh viện Xanh Pôn ngay tại một phòng làm việc tại bệnh viện thì bị cơ quan công an phát hiện bắt quả tang.

Quá trình bị điều tra, ngoài việc thừa nhận hành vi phạm tội như nêu trên, cựu Kỹ thuật viên xét nghiệm còn khai, trước khi “nữ cò mồi” khám bệnh cưỡng đoạt tiền Bệnh viện Xanh Pôn thì chính Thủy cũng là người bị Thảo và gã “xe ôm” liên tục đe dọa, “tống tiền” với tổng số tiền lên đến 85 triệu đồng.

Vậy nhưng do chưa đủ căn cứ để xác định Trần Thị Thảo và Đặng Xuân Thành đã cưỡng đoạt tiền của cựu nhân viên y tế Bệnh viện Xanh Pôn sai phạm nên CQĐT không đề cập xử lý hành ở hành vi này.   

Với nội dung vụ án nêu trên, “nữ cò mồi” bệnh viện cùng các bị cáo đã bị đưa ra Tòa án Hà Nội để xét xử theo các tội danh tương ứng. Tuy nhiên, do vắng mặt một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên phiên tòa sơ thẩm ngày 11-4 đã phải chuyển sang một ngày khác.  (An ninh Thủ đô, trang 8).

 

Suýt nhập viện vì thuốc giảm cân Sơn Mai

“Nhà thuốc” khẳng định, các tác dụng phụ khách hàng gặp phải là do sử dụng không theo chỉ dẫn, chứ không phải do thuốc gây ra. “Thuốc” đã được cơ quian quản lý nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, theo Sở Y tế Nghệ An, Sơn Mai không nằm trong danh mục sản phẩm được cấp phép và không có cơ sở đông y gia truyền ở địa phương ... (Gia đình & Xã hội, trang 4).

 

Bệnh viện ngàn tỉ nằm chờ… đường

Tuy UBND tỉnh Đắk Lắk ra "tối hậu thư" trong quý 1-2018 phải đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên nhưng Sở Y tế Đắk Lắk cho biết nhanh nhất cũng phải cuối năm. Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 800 giường bệnh, tổng vốn đầu tư gần 1.100 tỉ đồng trên diện tích 12ha từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. 

Dự án do Sở Y tế Đắk Lắk làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2010 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2013.

Sáng 11-4, phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận tai hiện trường, cả hai dự án đều dang dở. Đoạn đường Trần Quý Cáp dẫn vào bệnh viện ở hai đầu hiện đang thi công ngổn ngang.

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cơ bản đã xong các hạng mục chính với 5 khối nhà lớn nhưng bỏ không, xung quanh dây leo mọc um tùm. 

Nói về nguyên nhân chậm tiến độ của bệnh viện, lãnh đạo Sở Y tế cho biết do kinh phí để hoàn thiện bệnh viện theo phương án ban đầu thiếu hụt. 

Theo phương án cũ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk sẽ chuyển sang bệnh viện vùng, máy móc và thiết bị sẽ được sắm mới hoàn toàn. Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk hiện tại sẽ trở thành bệnh viện ung bướu, sản nhi. 

Tuy nhiên, khi xin nguồn vốn ODA để mua sắm thiết bị thì gặp khó khăn, mất rất nhiều thời gian nên phải thay đổi phương án. 

"Phương án mới là chuyển toàn bộ y bác sĩ, thiết bị, máy móc từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk sang bệnh viện vùng để đi vào hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân. 

Song song đó, Sở Y tế sẽ cùng cơ quan chức năng để tìm nguồn vốn ODA để mua sắm mới trang thiết bị y tế ở bệnh viện vùng" - lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk thông tin.  

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cơ bản đã xong các hạng mục chính với 5 khối nhà lớn nhưng bỏ không, xung quanh dây leo mọc um tùm. 

Nói về nguyên nhân chậm tiến độ của bệnh viện, lãnh đạo Sở Y tế cho biết do kinh phí để hoàn thiện bệnh viện theo phương án ban đầu thiếu hụt. 

Theo phương án cũ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk sẽ chuyển sang bệnh viện vùng, máy móc và thiết bị sẽ được sắm mới hoàn toàn. Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk hiện tại sẽ trở thành bệnh viện ung bướu, sản nhi. 

Tuy nhiên, khi xin nguồn vốn ODA để mua sắm thiết bị thì gặp khó khăn, mất rất nhiều thời gian nên phải thay đổi phương án. 

"Phương án mới là chuyển toàn bộ y bác sĩ, thiết bị, máy móc từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk sang bệnh viện vùng để đi vào hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân. 

Song song đó, Sở Y tế sẽ cùng cơ quan chức năng để tìm nguồn vốn ODA để mua sắm mới trang thiết bị y tế ở bệnh viện vùng" - lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk thông tin.  (Tuổi trẻ, trang 14).

 

Bị liệt sau chụp mạch

Bệnh nhân nữ là LTP, 38 tuổi, ở Quảng Ninh, đến BV Việt Đức hôm 14.3 vừa qua để chụp mạch trước khi can thiệp dị dạng mạch não, thì bất ngờ gặp tai biến ngay sau khi chụp mạch dẫn đến liệt tứ chi gần 1 tháng qua ... (Tuổi trẻ, trang 14).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang