Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 13/4/2021

  • |
T5g.org.vn - Quyết liệt triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến; Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng chuyển nặng

 

Quyết liệt triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến

Thực trạng manh mún 

Thực tế đặt lịch khám chữa bệnh qua mạng không phải là vấn đề mới. Một số đơn vị, địa phương đã có phát triển hệ thống này. Tuy nhiên, theo đánh giá của PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)  hiện các bệnh viện đang làm manh mún.

Hệ thống này chưa triển khai được trên toàn quốc do phụ thuộc nhiều yếu tố. Đơn cử, hiện nay mỗi đơn vị (đã triển khai) lại có một nhà cung ứng dịch vụ khác nhau, hồ sơ không được chia sẻ giữa các đơn vị, bệnh viện mà chỉ sử dụng riêng trong cơ sở y tế riêng rẽ. Vì thế, nền tảng không được sử dụng chung.

Hiện tỷ lệ cơ sở y tế triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến rất thấp. Tại BV Đại học Y Hà Nội – nơi nổi tiếng với hệ thống khám chữa bệnh/hội chẩn trực tuyến từ xa - nhưng tỷ lệ người dân đặt lịch cũng rất thấp. Bệnh nhân vẫn chọn giải pháp trực tiếp đến viện xếp hàng từ 4-5h sáng.

Hơn nữa, tại các bệnh viện khi triển khai thực hiện lại không gắn kết bất cứ chương trình điều trị nào từ ngoại trú hay các hoạt động khác.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp các đơn vị phát triển hệ thống phần mềm đặt lịch. Trong hội nghị chuyển đổi số y tế tháng diễn ra cuối năm 2020, Bộ Y tế đã đưa ra mục tiêu "tham vọng" là từ 1/7/2021 phải đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến trên toàn quốc.

Thực tế, hiện nay, BHXH đã quản lý được toàn bộ thông tin của người dân đi khám, điều trị trên toàn quốc thông qua sổ BHYT và mã số BHXH. Mỗi người dân có thể tải sổ sức khoẻ điện tử về điện thoại của mình để theo dõi thông tin sức khoẻ. Điều đáng nói, những thông tin trên hồ sơ sức khoẻ này đang dừng ở dạng "tĩnh" (tức là chưa khai thác, liên thông được).

"Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế phải mạnh và quyết liệt mới triệt để được"

Tại cuộc họp, yêu cầu đầu tiên Bộ trưởng Bộ Y tế đặt ra với hệ thống này là người dân chỉ cần nhập số sổ BHYT vào hệ thống đặt lịch, lập tức hệ thống sẽ chuyển về nơi quản lý số BHYT đó nhằm đảm bảo khi đến cơ sở này, bệnh nhân sẽ biết được mấy giờ sẽ có mặt tại cơ sở đó, khám bác sĩ nào, phòng bệnh nào…

Yêu cầu thứ 2 là chỉ có 1 cổng cho toàn bộ người dân (hệ thống toàn tuyến), giải quyết tình trạng như hiện nay là hệ thống bệnh viện nào chỉ dùng được trong bệnh viện đó.

Khi bệnh nhân đến viện, bác sĩ chỉ cần mở phần mềm quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử và phần mềm quản lý bệnh viện ra thì tất cả hồ sơ sức khoẻ bệnh nhân (đăng ký đó) đã có trong phần mềm này, bao gồm lịch sử khám chữa bệnh, thậm chí kết quả chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, đơn thuốc đã có trước đó). Qua phần mềm này, bác sĩ sẽ biết lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân tại tất cả cơ sở y tế đã từng khám, điều trị.

"Triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến sẽ hạn chế được tình trạng 2 tháng khám 80 lần như báo chí vừa phản ánh" – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ trưởng lưu ý, với những cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến, Bộ Y tế sẽ phối hợp để kết nối liên thông, tích hợp với hệ thống mới đang xây dựng. Hệ thống mới đang xây dựng này được cung cấp miễn phí cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Tất cả dữ liệu do Bộ Y tế quản ý.

Bộ Y tế đã thống nhất với BHXH, từ 1/7 năm nay, khám chữa bệnh ngoại trú phải triển khai hệ thống này để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Điều này có nghĩa là, nếu các cơ sở khám, chữa bệnh không triển khai thực hiện hệ thống mới này sẽ không được thanh toán chi phí dịch vụ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú.

Hướng tới tránh phiền nhiễu, giảm thời gian chờ đợi

Đặt nhiều kỳ vọng vào hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến đang được xây dựng, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết tại Bệnh viện, trước 5h sáng hàng ngày, thường xuyên có khoảng 70 bệnh nhân chờ thẩm định BHYT. Bệnh viện cũng phải bố trí từ 6-8 nhân viên thực hiện công tác này. Nếu hệ thống mới được triển khai, vừa giải quyết tình trạng "cò bệnh viện", bớt thủ tục hành chính thủ công.

PGS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K mong muốn thời gian đầu, hệ thống nên triển khai đặt lịch khám qua điện thoại, tin nhắn trước (gửi số sổ BHYT qua tin nhắn trong trường hợp người bệnh không có điện thoại thông minh).

Đồng tình ý kiến này, GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E mong muốn hệ thống triển khai ở bệnh nhân ngoại trú trước, nội trú sau, tiếp theo sẽ triển khai thanh toán các chi phí dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền mặt.

Bổ sung về những tiện ích hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long gợi ý hệ thống cần tích hợp chức năng khai báo y tế phòng dịch COVID-19 trực tuyến với người đến các cơ sở khám chữa bệnh, tránh phiền nhiễu, xếp hàng, mất thời gian và gây ùn ứ.

Điều này sẽ hướng tới ứng dụng hồ sơ sức khoẻ của người dân sau khi tải về điện thoại thì khi đến cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân chỉ cần quét mã QR code là đã chứng minh được sự có mặt tại cơ sở y tế đó, chi tiết tới từng các khoa phòng.

"Bộ Y tế sẽ lựa chọn một số địa phương, cơ sở khám chữa bệnh để thí điểm trước hệ thống này, sau đó sẽ đánh giá cụ thể trước khi nhân rộng triển khai toàn quốc. Đây là việc cần làm"- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3; Lao động, trang 2)

 

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng chuyển nặng

Bệnh tay - chân - miệng (TCM) ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh TCM có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vắc-xin dự phòng. Tháng 3, 4 hằng năm là thời điểm bệnh TCM tăng.

Tại các Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, số trẻ mắc TCM đang điều trị tại bệnh viện tăng nhanh trong những ngày gần đây với nhiều ca bệnh nặng.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, BS. Dư Tuấn Quy - Phó trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, hiện khoa đang điều trị 40 trẻ mắc TCM, trong đó có 8 trẻ mắc độ 3. So với tuần trước tăng gấp 1,6 lần.

Theo số liệu thống kê Bệnh viện Nhi đồng 1, tỉ lệ trẻ mắc bệnh TCM tại bệnh viện vào tháng 3 năm nay tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán trong tháng 4 này, tỉ lệ trẻ mắc TCM có khuynh hướng tăng.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, BS. Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm cho biết hiện đang điều trị 36 ca mắc TCM, trong đó có 6 ca độ 2B và có đến 2/3 bệnh nhi ở các tỉnh, thành khác chuyển đến. Dự kiến số ca mắc tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trẻ mắc TCM ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.

Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh, trẻ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính vài milimét, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

Khi thấy trẻ bị TCM, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trường hợp trẻ bị nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tại nhà. Cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh TCM trở nặng dưới đây:

Trẻ quấy khóc liên tục kéo dài: Khi bị TCM, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh TCM trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,50C liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dễ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Hay giật mình: đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. (Sức khỏe & Đời sống, trang 14)

 

Hộ chiếu vắc-xin giả tràn lan thế giới

Trong khi không ít các quốc gia trên thế giới kỳ vọng các giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin COVID-19 có thể giúp hồi sinh ngành du lịch và vực dậy nền kinh tế của họ, thì lượng lớn “hộ chiếu vắc-xin” giả đang được rao bán tràn lan trên mạng, khiến dấy lên lo ngại về mức độ đáng tin cậy và hiệu quả của loại giấy thông hành đặc biệt này.

Giá bèo bọt…12USD

Từ Iceland đến Israel, một số quốc gia đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế với những người có thể chứng minh đã được tiêm phòng  vắc-xin COVID-19. Điều này cho phép những người đã được tiêm phòng có thể đến các địa điểm vui chơi giải trí hoặc đi qua biên giới nếu họ xuất trình được các giấy tờ chứng nhận đã tiêm chủng. Trong bối cảnh đó, nạn “hộ chiếu vắc-xin” giả bùng phát.

Ông Beenu Arora, nhà sáng lập công ty tình báo mạng Cyble, cho hay hiện đang có các hàng trăm trang web đen (dark web) rao bán các “hộ chiếu vắc-xin” giả với giá rẻ mạt... chỉ khoảng 12USD. Còn ông Oded Vanunu thuộc Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, các nhà nghiên cứu của công ty đã phát hiện nhiều quảng cáo trên web đen cung cấp các giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin COVID-19 được phát hành có chủ đích ở Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác.

Ông Chad Anderson, một chuyên gia bảo mật cấp cao thuộc công ty tình báo về mối đe dọa trực tuyến DomainTools, cũng cảnh báo tình trạng các giấy tờ tiêm chủng giả mạo xuất hiện trên các trang web thông thường và các nền tảng thương mại điện tử. Tại Mỹ, trên hàng loạt trang bán hàng trực tuyến như eBay, Etsy, Shopify, cũng như các nền tảng mạng xã hội gồm Facebook và TikTok, các tấm thẻ chứng nhận tiêm vắc-xin COVID-19 giả được rao bán tràn lan. Báo New York Post còn phát hiện được hàng chục hướng dẫn trực tuyến về tự in giấy chứng nhận tiêm vắc-xin tại nhà.

Theo các chuyên gia, ngày nay việc làm giả các tài liệu trở nên “quá dễ dàng”, đặc biêt với các công cụ chỉnh sửa hiện đại. Do đó, chẳng khó khăn gì để làm giả giấy chứng nhận tiêm chủng “y như thật” và bán cho những người “lách luật”.

Những biện pháp mạnh tay

Vừa qua, hàng loạt quan chức tư pháp hàng đầu tại Mỹ đã ký thư kêu gọi Twitter, eBay và Shopify khẩn trương hành động nhằm ngăn chặn các nền tảng của họ bị lợi dụng để bán giấy chứng nhận tiêm vắc-xin COVID-19 giả mạo. Các quan chức tư pháp Mỹ khẳng định việc tiếp thị và lừa đảo bán các tấm thẻ chứng nhận tiêm vắc-xin giả mạo có thể đe dọa sức khỏe của cộng đồng, kìm hãm những bước tiến trong việc bảo vệ người dân khỏi bị lây nhiễm SARS-CoV-2 và vi phạm luật pháp của nhiều bang của Mỹ.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng kêu gọi người dân không đăng các bức ảnh của các tấm thẻ tiêm chủng trên truyền thông xã hội, cảnh báo các thông tin này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để làm giả các tài liệu tiêm chủng.

Các quốc gia khác đang kêu gọi hình thành quy định yêu cầu các nhà mạng, đặc biệt là các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter cần có công cụ phát hiện và gỡ bỏ lập tức những nội dung quảng cáo bán “hộ chiếu vắc-xin” giả. Trang bán mạng trực tuyến eBay cho biết đang triển khai các biện pháp quan trọng để ngăn chặn hoặc nhanh chóng dỡ bỏ các mặt hàng bị xác nhận là giả mạo thông tin y tế, trong đó có các giấy chứng nhận tiêm vắc-xin COVID-19. Trang mạng xã hội Twitter tuyên bố không cho phép việc bán các giấy chứng nhận tiêm vắc-xin giả mạo trên nền tảng của hãng và đã có biện pháp xử lý khi phát hiện các trường hợp sai phạm.

Theo các chuyên gia công nghệ, để tránh bị làm giả, các giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 nên chứa mã bảo mật trong tem QR. Sau khi được quét, các mã QR sẽ hiện lên thông tin vắc xin cũng như tên chủ sở hữu - được đối chiếu với các giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này cho hoạt động đi lại quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải sẵn sàng chia sẻ dữ liệu. (Sức khỏe & Đời sống, trang 16)

 

Ưu tiên chống COVID-19, ngăn chặn dịch chân tay miệng

Chiều 12/4, tại cuộc họp phòng chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 đã yêu cầu thực hiện số lượng, danh sách người trong diện được tiêm chủng đợt 2 phải đúng đối tượng, đúng quy định, không để sai sót làm mất niềm tin của người dân.

Theo báo cáo của Sở Y tế, đến nay TP đã 56 ngày không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng. Từ ngày 5 đến 12/4, Hà Nội ghi nhận 3 ca mắc mới là người từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Đến nay TP đã tổ chức tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 8.047 người, vượt chỉ tiêu đề ra, các trường hợp này sức khỏe đều bình thường. 

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh, Hà Nội có kế hoạch xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ hơn 26.000 nhân viên y tế và hiện đã xét nghiệm được hơn 12.000 người, tất cả đều âm tính, Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong đợt 2 (hơn 50.000 liều) sẽ ưu tiên cho hơn 26.000 nhân viên y tế và hơn 70.000 thành viên tổ giám sát COVID-19 cộng đồng. 

“Hà Nội đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhất toàn quốc trong đợt 1 tiêm vaccine COVID-19. TP dự trù tiêm vaccine cho 350.000 người trong năm 2021. Đến năm 2022, sẽ có thêm nhiều nguồn vaccine COVID-19 trong đó có vaccine của Việt Nam sản xuất giá rẻ hơn (dự kiến khoảng 120.000 đồng/liều). Việc tiêm vaccine phải đặt an toàn lên hàng đầu”, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà thông tin thêm.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nêu rõ, TP vẫn xác định, công tác phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Về việc tiêm vaccine đợt 2 quy mô lớn hơn nhiều, đối tượng mở rộng hơn, Phó Chủ tịch UBND TP nhắc Sở Y tế cần làm bài bản từ khâu tuyên truyền, tập huấn, quy trình tiêm chủng phải thực hiện nghiêm túc từ khám sàng lọc đến theo dõi sau tiêm, hạn chế tối đa các tình huống xấu xảy ra do chủ quan… Ông cũng đề nghị có biện pháp ngăn dịch tay chân miệng gia tăng… 

Liên quan đến dịch bệnh tay chân miệng, theo Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 18.436 trường hợp mắc với 4 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc cả nước tăng 4,3 lần. Tại Hà Nội, dịch bệnh tay chân miệng đã có ở 28 quận huyện, và số mắc đang gia tăng… nên bên cạnh việc phòng chống COVID-19, các đơn vị phải chú trọng phòng chống không chỉ dịch bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác trong lúc giao mùa như sốt xuất huyết. (Công an nhân dân, trang 2)

 

Thử nghiệm vắc-xin COVID-19 tiến triển tốt

Covivac là vắc-xin thứ 2 của Việt Nam tham gia thử nghiệm lâm sàng sau Nano Covax (đã hoàn thành giai đoạn 2). Sắp tới, Việt Nam có thêm vắc-xin của công ty Vabiotech thử nghiệm giai đoạn 1.

Ngày 12/4, PGS.TS Phạm Thị Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng -Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết, sáng cùng ngày, 6 tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm lâm sàng Covivac đã được tiêm mũi 2. “Đây là 6 người đầu tiên đã tiêm thử nghiệm mũi 1 vào ngày 15/3. Theo kế hoạch tiêm thử nghiệm của vắc-xin này đối với người tình nguyện, khoảng cách thời gian giữa tiêm mũi 1 và mũi 2 của mỗi tình nguyện viên là 28 ngày”, bà nói.

Tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch, hiệu quả bảo vệ

Theo đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của Covivac do Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển, có 120 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm. Tính từ ngày tiêm đầu tiên của giai đoạn 1 (ngày 15/3), đã hoàn thành tiêm cho 96 tình nguyện viên với 6 buổi tiêm (mỗi buổi 15 tình nguyện viên, riêng buổi đầu tiên tiêm 6 người). Kết quả đánh giá 24h và 7 ngày sau tiêm ở 66 tình nguyện viên cho thấy không xuất hiện các biến cố bất lợi nghiêm trọng. “Các phản ứng đều nằm trong dự kiến, đa số là các triệu chứng nhẹ sau tiêm như đau tại vị trí tiêm, đau đầu thoáng qua. Các triệu chứng trên đa số hết trong 24h đầu sau tiêm, không cần điều trị gì. Hiện chưa phát hiện bất thường trên xét nghiệm huyết học và sinh hóa đánh giá an toàn sau tiêm”, bà Vân Anh cho hay.

Trung tâm đã hoàn thành việc xếp lịch tiêm cho 24 tình nguyện viên còn lại. Dự kiến ngày 18/4 kết thúc tiêm mũi 1 đối với 120 tình nguyện viên. Các nhóm tiêm mũi 2 vào đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã được tư vấn và sắp xếp lịch hợp lý, hỗ trợ tối đa để người tình nguyện có thể tham gia và không mất dấu người tình nguyện giữa chừng.

PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng - Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, cho biết: “Vắc-xin này dự kiến hoàn thành báo cáo giữa kỳ giai đoạn 1 vào tháng 7. Sau khi có báo cáo kết quả giữa kỳ và cuối kỳ của giai đoạn 1, nếu vắc-xin đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh, trên cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với cỡ mẫu lớn hơn tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.

Cục Khoa học công nghệ - Bộ Y tế được giao theo dõi, giám sát, đánh giá toàn bộ quá trình nghiên cứu thử nghiệm, tạo điều kiện tối đa để ngay khi có đánh giá hiệu quả pha 1, sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

Với Nano Covax, 554 người được tiêm đủ hai liều vắc-xin, 6 người tại Long An xin rút, không tiêm liều hai vì lý do công việc. Các mũi tiêm hoàn thành vào ngày 8/4. Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu, đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai tại Hà Nội và Long An. Theo PGS.TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học - Học viện Quân y, nhóm nghiên cứu ghi nhận các phản ứng phụ sau tiêm rất nhẹ như sưng vùng tiêm, đau cơ khớp, và các phản ứng này hết nhanh sau khi nghỉ ngơi. Toàn bộ tình nguyện viên đã trở về nhà tự theo dõi sức khỏe. Họ sẽ được lấy mẫu máu để đánh giá miễn dịch vào ngày 28, 35, 42, 3 tháng và 6 tháng sau khi tiêm liều một. Từ đó, nhóm nghiên cứu chọn mức liều có khả năng sinh miễn dịch tốt nhất để đưa vào thử nghiệm giai đoạn 3.

Dự kiến, nhóm nghiên cứu vắc-xin sẽ nộp báo cáo kết thúc giai đoạn hai thử nghiệm lâm sàng vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Học viện Quân y đang phối hợp Nanogen, Viện Pasteur TPHCM và Bộ Y tế xây dựng đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, dự kiến kéo dài từ tháng 8/2021 đến 2/2022. Giai đoạn này tiến hành trên 1.500- 3.000 người từ 12-75 tuổi, tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.

Hơn 58.000 người đã được tiêm chủng

Bộ Y tế cho biết, tính đến sáng 12/4, có 58.418 người Việt Nam được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Đối với vắc-xin do COVAX tài trợ, ngay sau khi được cấp phép kiểm định, Dự án Tiêm chủng mở rộng vận chuyển toàn bộ số vắc-xin đến các địa phương trên cả nước. Tuần tới, tất cả các địa phương sẽ nhận những liều vắc-xin đầu tiên do COVAX viện trợ.

Liên quan công tác tiêm chủng, trong quá trình triển khai tiêm vắc-xin AstraZeneca tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng ghi nhận khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn. Chuyên gia cho biết, các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị gì. Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vắc xin phòng COVID-19, mà còn ở các loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khắc như sởi, ho gà, uốn ván… (Tiền phong, trang 4).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang