Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 17/9/2015

  • |
T5g.org.vn - Phát huy vai trò trụ cột trong đào tạo nhân lực y tế; Dịch sốt xuất huyết ở Quảng Nam tăng mạnh…

Phát huy vai trò trụ cột trong đào tạo nhân lực y tế

Đứng trước yêu cầu cần phải có những bộ môn lớn, làm trụ cột cho sự phát triển nền y học nước nhà, năm 1955, Trường đại học Y Dược (nay là Trường đại học Y Hà Nội) đã quyết định thành lập bộ môn Nội do GS Đặng Văn Chung làm Chủ nhiệm. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, bộ môn Nội đã có bước phát triển mọi mặt, khẳng định vai trò quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho đất nước. Ngay từ khi mới thành lập mặc dù với số cán bộ ít ỏi, bộ môn đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc giảng dạy và đào tạo cán bộ y tế. Chiến tranh ác liệt, Trường đại học Y Dược phải dời khỏi Thủ đô Hà Nội đi sơ tán, bộ môn Nội di chuyển linh hoạt cùng các bệnh viện để bảo đảm tiếp tục nhiệm vụ giảng dạy, đồng thời phục vụ và trực tiếp tham gia chiến đấu. Chính trong giai đoạn này, bộ môn đào tạo được nhiều thế hệ các thầy thuốc thuộc các khóa dân y và quân y ở phía bắc cũng như phía nam, cung cấp kịp thời cho tiền tuyến một số lượng lớn các thầy thuốc để cứu chữa thương binh nơi chiến trường.

Trong điều kiện khó khăn như vậy, nhiều hình thức biên soạn tài liệu độc đáo được các thầy, cô áp dụng. Đồng thời chú trọng phát triển và mở rộng theo nhu cầu và điều kiện thực tế trong quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển đất nước. Tiêu biểu như chương trình đào tạo đặc biệt gọi là chương trình đào tạo theo nhu cầu chiến trường, dành cho một nhóm các sinh viên y khoa để trở thành các thầy thuốc phục vụ cho chiến tuyến.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, từ rất sớm bộ môn Nội đã mở rộng các hình thức đào tạo sau đại học: đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II hệ chính quy; mở các lớp bổ túc ngắn hạn ở các địa phương cho các cán bộ y tế không có điều kiện đi học tập trung. Các hình thức đào tạo này tiếp tục được phát triển, duy trì và trở thành các loại hình đào tạo chính quy truyền thống của nhà trường trong các giai đoạn phát triển sau này. Bên cạnh đó, bộ môn Nội đã tiên phong mở chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, một loại hình đào tạo đặc biệt, nhằm xây dựng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa sâu, chất lượng cao, là nòng cốt xây dựng và phát triển nền y học nước nhà cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, bộ môn cũng tổ chức đào tạo các cán bộ giảng dạy theo mô hình viện trường; sinh hoạt khoa học hằng tháng, các hoạt động về chuyên môn như trình bày ca lâm sàng đặc biệt, các trường hợp bệnh hay hoặc các vấn đề cần rút kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng hằng ngày… Đây là các hình thức giảng dạy mang nhiều đặc điểm của phương pháp giảng dạy tích cực mà các trường đang xây dựng và áp dụng trong giai đoạn hiện nay.

Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, tuổi thọ kéo dài cùng những chuyển biến của xã hội hiện đại, mô hình bệnh tật có sự thay đổi. Bên cạnh các bệnh lây nhiễm thì nhiều bệnh không lây nhiễm đã nổi lên như là những thách thức mới với ngành y tế và nền y học nước nhà. Các bệnh có tần suất ngày càng tăng xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực thuộc các chuyên khoa trong hệ nội như các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, COPD, bệnh lý cơ xương khớp… Các cán bộ của bộ môn Nội cũng đã chủ động cập nhật các kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, bắt kịp với nền y học hiện đại đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới với những thành công đáng ghi nhận. Thầy trò bộ môn Nội tổng hợp cùng các thầy thuốc của nhiều bệnh viện triển khai và áp dụng thành công nhiều kỹ thuật cao và hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh, ngang tầm với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Những thành công này đã đem lại lợi ích thiết thực cho người bệnh trong nước, cũng như góp phần mang lại vị thế mới cho nền y học Việt Nam trên trường quốc tế.

Do sự phát triển của các chuyên ngành trong hệ nội ngày càng mạnh với phạm vi hoạt động và mức độ chuyên sâu cao, các phân môn thuộc hệ Nội dần được hình thành và tách ra thành các bộ môn Nội chuyên ngành độc lập như: Phục hồi chức năng; Nội tổng hợp; Huyết học và Truyền máu; tim mạch; hồi sức cấp cứu. Song song với đó là việc Khoa Nội Bệnh viện Bạch Mai được tách thành các chuyên khoa riêng, đánh dấu sự ra đời của các chuyên khoa sâu trong chuyên ngành Nội khoa. Các chuyên khoa sâu mới được thành lập bao gồm khoa Nội chung, Nội tiết, Tiêu hóa, Hô hấp, Thận - Tiết niệu, Cơ xương khớp, Bệnh máu và cơ quan tạo máu. Đó cũng là cơ sở để hình thành nên các phân môn: Hô hấp, Tiêu hóa, Thận tiết niệu, Nội tiết, Cơ xương khớp; Lão khoa.

Trong thời gian tới, bộ môn Nội sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng sư phạm giỏi, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề sâu sắc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nhà trường giao, giữ vững vị thế là bộ môn trụ cột của một trường đại học trọng điểm quốc gia. Tiến hành giảng dạy theo phương pháp tích cực, hiện đại, với các hình thức giảng dạy đa dạng, phong phú; chú trọng các loại hình đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học, nhất là hệ bác sĩ nội trú bệnh viện cả về số lượng và chất lượng, với mục tiêu đạt chất lượng chuyên môn cao, có tư cách đạo đức tốt và tấm lòng yêu thương, tận tâm với người bệnh. Đồng thời là các thầy thuốc sáng y đức, giỏi y thuật, hết lòng tận tâm với người bệnh, phối hợp, xây dựng các bệnh viện ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. (Nhân dân (trang 5)

Dịch sốt xuất huyết ở Quảng Nam tăng mạnh

Ngày 16/9, ông Trần Văn Hoàn, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam cho biết dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu bùng phát cao tại QN. Tính đến ngày 15/9, QN đã có hơn 220 trường hợp mắc bệnh sxh tại 28 ổ dịch của 10 địa phương. Theo ông Hoàn, trung tâm đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống, kiểm soát dịch sxh. Đến nay các ổ dịch cơ bản được kiểm soát. (Tuổi trẻ (trang 14).

Xã hội hóa y tế: 80% là liên kết đặt máy xét nghiệm

 Ngày 16/9, tại hội nghị đẩy mạnh xã hội hóa và kết hợp công tư trong lĩnh vực y tế, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, có tới 80% xã hội hóa tập trung vào liên kết đặt máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Lạm dụng xét nghiệm tràn lan

Một thực tế đang tồn tại là có nhiều bệnh viện thực hiện xã hội hóa còn tình trạng chỉ định xét nghiệm quá mức. Ví dụ, tại Bệnh viện Uông Bí, Bãi Cháy chi phí xét nghiệm chiếm đến 30-40%, trong khi bình quân cả nước là trên 20%. Ông Thảo cho hay: “Giá dịch vụ y tế các bệnh viện tự xây dựng, nhiều khu vực không kiểm soát giá, thu chênh lệch với bảo hiểm y tế quá lớn. Ví dụ có bệnh viện tại TPHCM chạy thận nhân tạo trước giá 250.000 đồng, bệnh viện thu thêm 200.000 đồng; nay điều chỉnh giá lên 460.000 đồng - tính giá gần sát thực tế mà họ vẫn thu thêm 200.000 đồng. Đây là cái khó trong việc đảm bảo quyền lợi người bệnh”.

heo ông Thảo, vẫn còn tồn tại những bất cập như không quy hoạch rõ ràng, tập trung tại một số khu vực thành phố lớn. Đáng chú ý những dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, có lợi nhuận thì được tập trung xã hội hóa. Thống kê của cơ quan bảo hiểm cho thấy có tới 80% xã hội hóa tập trung vào liên kết đặt máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

Thêm nữa, việc quản lý chất lượng các dịch vụ xã hội hoá cũng chưa được thường xuyên, tỷ lệ lắp đặt máy xã hội hoá đúng quy định của Bộ Y tế chưa nhiều. Thống kê cho thấy, trong số gần 2.000 máy xã hội hoá của cả nước thì 38% không có đề án, bệnh viện tự lắp đặt rồi thông báo bảo hiểm thanh toán. Có tới 60% máy cho thuê mượn không có đề án. Vì thế có một số kỹ thuật chưa được phê duyệt làm tại Việt Nam nhưng vẫn được làm, dẫn đến khó kiểm soát chất lượng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau.

Ông Thảo đề xuất cần tăng cường quản lý Nhà nước từ quy hoạch lắp đặt đến chất lượng, giá cả. Ngoài ra phải có kiểm định chất lượng định kỳ các máy móc này nhằm sẽ xóa bỏ tình trạng không chấp nhận kết quả của nhau.

Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội lo ngại về giá các bệnh viện thu khi thực hiện xã hội hóa vì có bệnh viện đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng thu giá gấp 3-4 lần bảo hiểm y tế. Ông Tiên đề nghị Bộ Y tế cần có cơ chế sau này cho những bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức có xã hội hóa thì dùng tiền quỹ bảo hiểm y tế mua lại các khoản nợ đã đầu tư đó, để bệnh viện thu bằng giá bảo hiểm y tế thì người dân sẽ được hưởng.

Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cơ sở hạ tầng của ngành y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, tỷ lệ giường bệnh trên dân số còn thấp, hiện mới đạt 24 giường bệnh/10 vạn dân (theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế chỉ tiêu này cần đạt là 39/10 vạn dân).

Bên cạnh những bất cập nêu trên, xã hội hóa y tế đã đạt được một số kết quả tích cực như phát triển nhiều kỹ thuật mới, trang bị được nhiều loại thiết bị hiện đại, tiên tiến như hệ thống PET.CT, CT-Scanner các loại, hệ thống cộng hưởng từ, máy gia tốc tuyến tính, các thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể, mổ Phaco, siêu âm màu, máy xét nghiệm các loại... giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được thực hiện, làm cho trình độ kỹ thuật về y tế của Việt Nam đang dần tiến bộ ngang với các nước tiên tiến trong khu vực.

Để tiếp tục xã hội hóa và kết hợp công tư trong khám, chữa bệnh hiệu quả, Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) đề xuất, thời gian tới ngành y tế cần sớm thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế vì hiện nay giá dịch vụ mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí; chỉ có tính đủ chi phí thì mới thúc đẩy và khuyến khích vay vốn để đầu tư, bình đẳng giữa trong và ngoài công lập, khuyến khích tham gia bảo hiểm y tế. Các bệnh viện phải từng bước thu hẹp các giường bệnh theo yêu cầu nằm rải rác ở các khoa hiện nay…(Tiền phong (trang 6).

Dừng thu 15 tháng BHYT học sinh, sinh viên

Ông Trần Đình Liệu, Trưởng ban Thu (thuộc BHXH Việt Nam), khẳng định như vậy tại buổi họp báo cung cấp thông tin về BHYT cho học sinh, sinh viên (HSSV), do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 16/9.

Ông Trần Đình Liệu cho biết, tính đến ngày 15/9, có 8 tỉnh, thành phố đã thực hiện chỉ đạo thu BHYT theo 15 tháng (Bến Tre, Bình Định, Bình Phước, Hải Phòng, Quảng Trị, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, TPHCM).

Riêng TPHCM, đã điều chỉnh dừng ngay việc thu 15 tháng và chuyển sang hướng dẫn thu 6 tháng hoặc 12 tháng. “Sau khi dư luận lên tiếng, chúng tôi đã triển khai xin ý kiến thu 6 tháng hoặc 1 năm theo Thông tư 41 của Bộ Y tế-Tài chính.

Tính trung bình, mỗi tỉnh có khoảng 150.000 HSSV thuộc diện đóng. Còn việc đã thu được bao nhiêu, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể”, ông Liệu nói.

Theo ông Liệu, bên cạnh 8 tỉnh hướng dẫn thu 15 tháng, có 50 tỉnh có hướng dẫn thu theo 6 tháng hoặc 12 tháng, 5 tỉnh hướng dẫn thu theo năm học (từ tháng 9 năm nay tới tháng 9 năm sau).

BHXH Việt Nam đã đề nghị liên Bộ Y tế - Tài chính bổ sung Thông tư 41. Theo đó, sẽ có quy định thời gian đóng BHYT HSSV là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. (Tiền phong (trang 6).

Y tế cơ sở đang bị coi nhẹ

Gần 70% số bệnh nhân vượt tuyến lên huyện có thể điều trị ngay tại trạm y tế xã, nhiều bác sỹ sau khi học xong không về làm tại địa phương mà quyết bám trụ ở thành phố lớn… là những nội dung được mổ xẻ tại Hn các giải pháp xd và phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới do BYT tổ chức chiều 16.9.2015 (chi tiết xem báo Lao động) (Lao động (trang 4):

Không có chuyện giáo viên phải "thu hộ" bảo hiểm

Không có chuyện giáo viên "thu hộ" bảo hiểm, mà đây là trách nhiệm của ngành giáo dục - ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm y tế khẳng định.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin cho báo chí liên quan tới việc thu bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên tổ chức ngày 16/9, t rước ý kiến cho rằng: “Giáo viên chủ nhiệm phải thu BHYT hộ ngành Bảo hiểm”, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện Chính sách Bảo hiểm y tế khẳng định: “Luật sửa đổi quy định Bộ Giáo dục đào tạo (GD-ĐT) có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn thực hiện với học sinh sinh viên (HSSV), hướng dẫn lập danh sách HSSV tham gia tại nhà trường theo mẫu biểu do bảo hiểm xã hội ban hành, quy định rõ việc thu đóng theo năm tài chính. Luật quy định trách nhiệm thực hiện là của toàn bộ hệ thống chính trị, coi đó là việc của chính mình”.

Ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban thu BHYT cho biết thêm, “Luật BHYT, Nghị định 105, thông tư 41 nêu rõ trách nhiệm các đoàn thể, trong đó có nhà trường đứng ra hỗ trợ thu. Tuy nhiên một số hướng dẫn chưa được sâu rộng nên có nhiều vấn đề chưa đủ thông tin như việc giáo viên phải thu hộ bảo hiểm”.

Còn bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẳng định: "Nói giáo viên “thu hộ” là hoàn toàn sai bản chất vấn đề. Đây là chính sách an sinh xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành giáo dục, thể hiện rõ bằng nhiều văn bản, công văn chỉ đạo với sự phân công trách nhiệm rất rõ. Ngành Bảo hiểm không cần thu hộ, mà đây là trách nhiệm của ngành Giáo dục.”

Tuy nhiên, bà Minh vẫn thừa nhận rằng việc gây ra tâm lý “xáo trộn” không đáng có trong dư luận và cha mẹ HSSV có một phần trách nhiệm của BHXH. Việc giáo viên chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình là điều đáng buồn. Bà Minh cho rằng, bản thân thầy cô giáo cần hiểu rõ tính chất của BHYT khác so với các loại hình bảo hiểm khác. “Đáng lẽ ra ngành BHXH phải tuyên truyền sâu sắc hơn để từng giáo viên, hiệu trưởng phải hiểu sâu hơn về tính chất của quỹ BHYT cho HSSV, có lẽ sẽ không gây ra những hiểu lầm không đáng có này!”- bà Minh nói.

Chưa nộp tiền, học sinh vẫn có quyền khám BHYT

Cũng tại buổi họp báo, trả lời thắc mắc của phóng viên về việc thu BHYT học sinh, sinh viên 6 tháng/lần và tránh tập trung vào thời điểm đầu năm học thì học sinh có được cấp thẻ, khám chữa bệnh ban đầu hay không? Ông Phạm Lương Sơn khẳng định, BHXH không phân biệt những cháu đã đóng hay chưa đóng tiền BHYT. Các cháu đều được quyền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như nhau.

Ông Sơn cho hay: “Nếu tính chi ly chỉ có 10% không tham gia đóng BHYT nhưng chúng ta không thể nói em này tham gia thì được sơ cứu vết thương, em khác không tham gia thì không có quyền. Đó là quyền lợi bao phủ chung chăm sóc y tế cho các em học sinh".

Còn theo bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, việc chia làm 2 lần đóng bảo hiểm y tế thì người dân phải thực hiện. Tuy nhiên, Thông tư quy định là tùy khả năng, phụ huynh có thể phân kỳ ra làm 2 - 3 lần.

Tăng chất lượng khám chữa bệnh

Tại cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Minh cho biết, việc tăng mức đóng BHYT học sinh, sinh viên cũng là cách để tăng chất lượng khám chữa bệnh. "Việc toàn dân tham gia BHYT chính là chỉ tiêu để phát triển kinh tế và là hành động mang tính nhân văn. Nhân văn ở chỗ nó san sẻ gánh nặng kinh tế cho những người không may mắn bị bệnh hoặc tai nạn. Vì vậy, tham gia BHXH là nhiệm vụ và quyền lợi của toàn xã hội”.

Theo bà Minh, BHYT là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc tham gia BHYT, học sinh, sinh viên được giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái, chia sẻ khó khăn, đồng cảm với mọi người không may gặp rủi ro.

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên ở mức 4,5% mức lương tối thiểu mà nhiều người phản ánh là cao, bà Minh phân tích: Nếu so mức đóng BHYT với nhiều quốc gia trong khu vực, mức thu BHYT học sinh, sinh viên của nước ta còn “khiêm tốn”.Cụ thể, hiện Australia, học sinh, sinh viên đóng BHYT 2.000 đô la Úc một năm. Trung Quốc thu BHYT bằng 11,5% thu nhập thực tế, Đài Loan thu 13% thu nhập thực tế, Thái Lan từ 6- 8% thu nhập thực tế.

Bà Minh cho biết thêm, hiện chúng ta mới chỉ thu 4,5%, tăng 50% so với thời gian trước, nhưng Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho đối tượng nghèo, cận nghèo, con em gia đình thương binh, chính sách, vùng sâu vùng xa...

Trước câu hỏi của phóng viên về việc mức đóng bảo hiểm tăng lên thì dịch vụ y tế có được nâng lên ở mức tương ứng, ông Phạm Lương Sơn cho rằng, hơn ai hết, BHXH Việt Nam quan tâm đến dịch vụ y tế khi tăng mức đóng bảo hiểm, đó là đòi hỏi của ngành bảo hiểm đối với ngành y tế. Thực tế cho thấy, thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều cải thiện về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là thái độ nhân viên y tế đối với bệnh nhân, “Chính sự thay đổi thái độ phục vụ của nhân viên y tế là lời cam kết cho việc trên”, ông Sơn chia sẻ.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh cũng chỉ rõ việc thúc đẩy toàn dân tham gia Bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các liên ngành gồm có Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính. BHXH chỉ có trách nhiệm đề ra kế hoạch và giám sát, hướng dẫn. Nhưng để thực hiện được mục tiêu thì cần có sự tham gia của các liên ngành khác. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và thu tiền ở các cơ sở giáo dục. (Lao động (trang 1)

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang