Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 23/10/2020

  • |
T5g.org.vn - 50 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng; Ngành Y tế chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ; Công bố quyết định công nhận Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội; Kích hoạt báo động đỏ, cứu sống bác sĩ ngừng tim 90 phút…

 

50 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Ngày 22.10, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ) thông báo ghi nhận 4 bệnh nhân (BN) Covid-19 mới, là các ca nhập cảnh, được chuyển cách ly ngay. Đây là các BN Covid-19 thứ 1.145 - 1.148 tại Việt Nam. Các ca này đều từ Angola nhập cảnh sân bay Vân Đồn(Quảng Ninh) trên chuyến bay VN8. Các BN đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh (Hà Nội). Đến chiều 22.10, trên chuyến bay VN8 đã ghi nhận tổng cộng 6 người Việt Nam nhập cảnh từ Angola dương tính Covid-19.

Trong ngày 22.10, thêm 3 BN Covid-19 có mã số: 1102, 1103, 1105 được công bố khỏi bệnh. BCĐ cho biết trong số 1.148 bn Covid-19. ghi nhận tại Việt Nam từ đầu dịch đến nay, 1.049 ca đã được điều trị khỏi; 35 ca tử vong. Đã 50 ngày liên tiếp cả nước không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. (Hà Nội mới, trang 1; Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Ngành Y tế chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Sáng ngày 22/10, thời tiết ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nắng. Nước lũ đã bắt đầu rút. Đây cũng là thời điểm dịch bệnh dễ bùng phát. Ngay sau khi lũ đi qua, ngành Y tế các địa phương đang chung tay giúp bà con tăng cường phòng chống dịch, bệnh sau lũ .... (Sức khỏe & Đời sống, trang 1).

 

Công bố quyết định công nhận Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội

Sáng ngày 22/10, Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường cùng quyết định giao thực hiện nhiệm vụ, quyết định hạn của Hiệu trưởng nhà trường. GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế dự, trao quyết định và phát biểu tại buổi lễ.

Theo quyết định số 3946/QĐ-BYT về việc công nhận Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 17 thành viên, trong đó 11 thành viên là viên chức của Trường và 6 thành viên là đại diện cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, luật sư, cựu sinh viên và đại diện đơn vị sử dụng lao động.

Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội có cơ cấu tinh gọn, thể hiện qua tương quan số thành viên Hội đồng so với các trường đại học khác, đa dạng về thành phần, đặc biệt là có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và luật sư; thể hiện rõ định hướng ưu tiên phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học và phụng sự xã hội của Trường trong giai đoạn tới.

Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của trường, có quyền hạn: Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động; quyết định phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; quyết định về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển; quyết định về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng các thành viên đã được bầu vào Hội đồng trường, chúc mừng GS.TS. Tạ Thành Văn được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội.

Đại học Y Hà Nội thành lập Hội đồng trường là phù hợp với xu hướng đổi mới về đào tạo y khoa. Ngành y tế đang đổi mới toàn diện, với đích cuối cùng là chất lượng dịch vụ y tế cho người dân trên cả nước, trong đó có đổi mới về đào tạo y khoa. Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thì đổi mới đào tạo là đổi mới căn bản.

Nhấn mạnh, Trường Đại học Y Hà Nội là nơi có bề dày truyền thống, cái nôi của nhiều nhà lãnh đạo kiệt xuất trong ngành y, luôn tích cực chủ động đi đầu trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế, khẳng định vị trí, vai trò là trường trọng điểm quốc gia hàng đầu trong đào tạo nhân lực y tế.

Vì thế, Quyền Bộ trường Nguyễn Thanh Long mong muốn thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội luôn xứng đáng với truyền thống và Trường sẽ trở thành đơn vị đi đầu trong việc hình thành chuẩn mực đổi mới trong tương lai.

“Tôi tin tưởng rằng với lịch sử phát triển lâu dài, Trường Đại học Y Hà Nội sẽ thực hiện thành công mô hình Hội đồng trường, một mô hình quản trị với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của trường để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực y tế, xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo y khoa hàng đầu của Việt Nam. Trường đã đào tạo y tế trong nước rất tốt, tới đây cần mở rộng việc đào tạo y tế cho quốc tế. Trường cũng có trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn cho các trường đại học y khác trong nước” - GS.TS. Nguyễn Thanh Long chỉ đạo.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, tới đây, ngành y tế thay đổi căn bản về  cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ, từ cấp chứng chỉ hành nghề suốt đời sang cấp chứng chỉ có thời hạn. Cấp lại và cấp chứng chỉ có sát hạch, có thi về lâm sàng, thực hành và lý thuyết. Đổi mới này nhằm nâng cao năng lực, nâng cao kỹ năng của tất cả các thầy thuốc tại Việt Nam.

Đại học Y Hà Nội sẽ là một trong hai nơi của cả nước có trung tâm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn mới của Trường Đại học Y Hà Nội về chất lượng đào tạo, tiến tới thực hiện tự chủ về tài chính

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội 8 chữ: “Đoàn kết - đổi mới - kế thừa - phát triển”.

Trong diễn văn nhậm chức, GS.TS. Tạ Thành Văn bày tỏ: “Trở thành Chủ tịch Hội đồng Trường đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội, tôi cảm thấy thực sự vinh dự, song cũng cảm nhận được những trọng trách và thách thức lớn lao ở phía trước. Làm gì và làm như thế nào để tiếp nối được truyền thống vẻ vang của 118 năm lịch sử của trường? luôn là câu hỏi hiện hữa trong tôi. Với những tấm gương trong sáng về đạo đức và trí tuệ của các thầy cô, với sự chỉ đạo sáng suốt và sự ủng hộ tuyệt đối của các đồng chí lãnh đạo cấp trên dành cho Trường Đại học Y Hà Nội, tôi tin mình cùng tập thể các thành viên Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tân Chủ tịch Hội đồng Trường cũng cam kết: Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội sẽ biến những ý liến chỉ đạo của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thành các đề án thực thụ. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Kích hoạt báo động đỏ, cứu sống bác sĩ ngừng tim 90 phút

Sáng ngày 22/10/2020 bệnh nhân đã ngưng lọc máu liên tục. Đây được xem là một kỳ tích trong thực hành lâm sàng của bệnh viện.

Bệnh nhân được tiếp tục được theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Theo BS.CKII Dương Thiện Phước - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (người trực tiếp điều trị bệnh nhân): Ngừng tuần hoàn là một biến cố trầm trọng, với tỷ lệ tử vong cao. Số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, ngừng tuần hoàn xảy ra ngoài bệnh viện có tỉ lệ tử vong trên 90%.

Trong số bệnh nhân tim đập trở lại chỉ có 45% số ca sống sót, số bệnh nhân sống sót chỉ có 30% ra viện. Nguyên nhân quan trọng nhất là do tác động của hội chứng sau ngừng tuần hoàn, trong đó tổn thương não vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong.

Thời gian từ khi cấp cứu đến khi có tim đập trở lại ở bệnh nhân này là 90 phút, trong một số nghiên cứu thời gian này là 3,8 – 5,1 phút cấp cứu cơ bản và 8,4 – 9,0 phút cấp cứu chuyên sâu trong những năm từ 1977 đến 2001.

Như vậy, đối với bệnh nhân này thời gian cấp cứu ngừng tim dài hơn và bệnh nhân không có di chứng  thần kinh cho thấy kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được thực hiện rất tốt đã giúp cho đảm bảo tuần hoàn tối thiểu duy trì sự sống của các tạng.

Vì vậy cần cấp cứu ngừng tuần hoàn với thời gian lâu hơn và tích cực hơn ở những trường hợp ngừng tim đột ngột tại bệnh viện, vì vẫn còn cơ hội cứu sống bệnh nhân nhưng cần được phát hiện và cấp cứu ngay lập tức, điều này đòi hỏi phải luôn chuẩn bị sẵn sàng con người đã được huấn luyện thành thạo, không mắc sai sót và dụng cụ đầy đủ.

Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Thành công của ca bệnh này là nhờ sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Ban Giám đốc bệnh viện, cùng sự phối hợp rất tốt giữa các bệnh viện, khoa phòng trong bệnh viện và quá trình điều trị tích cực của các thầy thuốc Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong thời gian 15 ngày.

Kỹ thuật cấp cứu tốt ngưng tuần hoàn của bệnh viện tuyến trước và đặc biệt việc triển khai qui trình báo động đỏ tại bệnh viện đã góp phần cứu sống bệnh nhân. Qua đó, ngày càng khẳng định năng lực chuyên môn tuyến cuối bệnh viện, mang lại niềm tin cho người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về khả năng xử trí các bệnh nhân cấp cứu, nguy kịch.

Sau 45 phút cấp cứu, bệnh nhân có nhịp tim lại, bệnh viện tuyến dưới tiến hành báo động đỏ liên viện với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên với thời gian 10 phút. Trên đường vận chuyển bệnh nhân tiếp tục ngừng tim nhiều lần và được cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, bệnh nhân được sử dụng 40 ống Adreanalin (thuốc cấp cứu trong ngừng tim). Ngay khi tiếp nhận thông tin từ bệnh viện tuyến trước, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiến hành báo động đỏ nội viện và chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện cấp cứu, thuốc và đặc biệt huy động các trưởng khoa nhiều chuyên khoa: Cấp cứu, Hồi sức tích cực - Chống độc, Can thiệp tim mạch, Nội tim mạch, Hô hấp,… Ban Giám đốc bệnh viện cùng trực tiếp tham gia cấp cứu cho bệnh nhân.

Khi xe đến Khoa Cấp cứu bệnh viện, bệnh nhân trong tình trạng: Hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn 4mm, phản xạ ánh sáng chậm, đang bóp bóng qua nội khí quản và ép tim ngoài lồng ngực, huyết áp và mạch không đo được, toàn thân tím tái.

Bệnh nhân được tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, thở máy, sốc điện phá rung, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh toan kiềm,… Sau 35 phút cấp cứu bệnh nhân có nhịp tim trở lại và tiếp tục thở máy, sử dụng thuốc vận mạch liều cao,...

Tình trạng bệnh nhân nguy kịch, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ tiến hành hội chẩn bệnh viện với chẩn đoán: Hôn mê, nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngưng tim, ngưng thở, suy hô hấp nặng.

Bệnh nhân được hồi sức tích cực, sử dụng cùng lúc 3 thuốc vận mạch liều cao và chuyển Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị tiếp. Khi tình trạng cho phép chụp CT sọ não kiểm tra và tiến hành can thiệp mạch vành cấp cứu.

13 giờ 30 phút cùng ngày nhập viện, bệnh nhân được chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu. Kết quả hẹp nhánh liên thất trước đoạn II 80%, san thương không ổn định và can thiệp thành công bằng Stent phủ thuốc trong vòng 20 phút.

Bệnh nhân sau can thiệp được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc theo dõi và điều trị tiếp. Dựa vào các xét nghiệm, bệnh nhân được lọc máu liên tục cấp cứu suy đa tạng và kết hợp sử dụng hệ thống thăm dò huyết động theo phương pháp PICCO.

Quá trình điều trị của bệnh nhân diễn tiến theo hướng rất nặng: Huyết áp thấp phải sử dụng vận mạch liều cao, tình trạng thiểu niệu, vô niệu kéo dài, suy gan nặng, hôn mê gan, rối loạn đông máu, viêm phổi nặng đa kháng thuốc.

Với tinh thần quyết tâm của tập thể y - bác sĩ, bằng năng lực chuyên môn, kết hợp với các kỹ thuật hiện đại như lọc máu liên tục, hệ thống theo dõi huyết động PICCO, thở máy,… tình trạng bệnh nhân cải thiện dần: liều thuốc vận mạch giảm dần và ngưng, tình trạng thiểu niệu của bệnh nhân được cải thiện, lượng nước tiểu tăng dần, chức năng gan, thận cải thiện theo hướng tốt dần, tình trạng hô hấp cũng cải thiện.

Sau hai tuần điều trị tích cực sáng ngày 21/10/2020, bệnh nhân tiến triển phục hồi, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định và thực hiện tốt y lệnh bác sĩ điều trị, trong niềm vui của tập thể nhân viên bệnh viện và gia đình bệnh nhân.

Sáng ngày 22/10/2020 bệnh nhân đã ngưng lọc máu liên tục. Đây được xem là một kỳ tích trong thực hành lâm sàng của bệnh viện.

Bệnh nhân được tiếp tục được theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Theo BS.CKII Dương Thiện Phước - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (người trực tiếp điều trị bệnh nhân): Ngừng tuần hoàn là một biến cố trầm trọng, với tỷ lệ tử vong cao. Số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, ngừng tuần hoàn xảy ra ngoài bệnh viện có tỉ lệ tử vong trên 90%.

Trong số bệnh nhân tim đập trở lại chỉ có 45% số ca sống sót, số bệnh nhân sống sót chỉ có 30% ra viện. Nguyên nhân quan trọng nhất là do tác động của hội chứng sau ngừng tuần hoàn, trong đó tổn thương não vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong.

Thời gian từ khi cấp cứu đến khi có tim đập trở lại ở bệnh nhân này là 90 phút, trong một số nghiên cứu thời gian này là 3,8 – 5,1 phút cấp cứu cơ bản và 8,4 – 9,0 phút cấp cứu chuyên sâu trong những năm từ 1977 đến 2001.

Như vậy, đối với bệnh nhân này thời gian cấp cứu ngừng tim dài hơn và bệnh nhân không có di chứng  thần kinh cho thấy kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được thực hiện rất tốt đã giúp cho đảm bảo tuần hoàn tối thiểu duy trì sự sống của các tạng.

Vì vậy cần cấp cứu ngừng tuần hoàn với thời gian lâu hơn và tích cực hơn ở những trường hợp ngừng tim đột ngột tại bệnh viện, vì vẫn còn cơ hội cứu sống bệnh nhân nhưng cần được phát hiện và cấp cứu ngay lập tức, điều này đòi hỏi phải luôn chuẩn bị sẵn sàng con người đã được huấn luyện thành thạo, không mắc sai sót và dụng cụ đầy đủ.

Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Thành công của ca bệnh này là nhờ sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Ban Giám đốc bệnh viện, cùng sự phối hợp rất tốt giữa các bệnh viện, khoa phòng trong bệnh viện và quá trình điều trị tích cực của các thầy thuốc Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong thời gian 15 ngày.

Kỹ thuật cấp cứu tốt ngưng tuần hoàn của bệnh viện tuyến trước và đặc biệt việc triển khai qui trình báo động đỏ tại bệnh viện đã góp phần cứu sống bệnh nhân. Qua đó, ngày càng khẳng định năng lực chuyên môn tuyến cuối bệnh viện, mang lại niềm tin cho người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về khả năng xử trí các bệnh nhân cấp cứu, nguy kịch. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang