Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 24/11/2020

  • |
T5g.org.vn - 82 ngày Việt Nam không ghi nhận ca bệnh Covid-19 ngoài cộng đồng; Công khai giá TTBYT: Người bệnh hưởng lợi và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước

 

82 ngày Việt Nam không ghi nhận ca bệnh Covid-19 ngoài cộng đồng

Bản tin 18h ngày 23/11 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 5 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1.312 bệnh nhân.

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 23/11: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 18h ngày 22/11 đến 18h ngày 23/11: 5 ca mắc mới, đều là 5 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Đến hôm nay Việt Nam đã trải qua 82 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 97 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 114 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng. (Sức khỏe & đời sống, trang 2; Thanh niên, trang 3).

 

Công khai giá TTBYT: Người bệnh hưởng lợi và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước

Việc công khai giá thầu, giá niêm yết của các thiết bị y tế, vật tư y tế và sinh phẩm hóa chất… trên Cổng công khai y tế - Bộ Y tế không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh mà còn thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển…

Cổng Công khai Y tế sẽ là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo… Thông qua Cổng Công khai Y tế người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp.

Tính đến ngày 22/11, công khai trên 17.066 thông tin giá thiết bị y tế, vật tư y tế, sinh phẩm chẩn đoán và 93.254 kết quả đấu thầu trang thiết bị y tế trên Cổng công khai y tế tại địa chỉ: https//congkhaiyte.moh.gov.vn.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế- Bộ Y tế cho biết, giá thành của trang thiết bị y tế (TTBYT) đã được tính toán vào rất nhiều yếu tố như: Cấu hình, tính năng kỹ thuật, thế hệ công nghệ và các dịch vụ đi kèm… Bộ Y tế luôn luôn theo dõi, cập nhật và kiểm soát các danh mục TTBYT vào cổng thông tin công khai giá, kịp thời có động thái điều chỉnh thông tin sai lệch.

Tránh được tình trạng chênh lệch giá vô lý

Theo ông Phan Viết Luật, Công ty cổ phần Thương mại Cổng Vàng (một đơn vị phân phối TTBYT), việc công khai giá trên Cổng công khai y tế là một điều tốt, tránh được tình trạng những người muốn bán giá cao cũng không bán cao hơn được nữa, vì ít nhất cũng có một giá cơ bản để mỗi người nhìn vào biết được giá của mỗi sản phẩm đó là bao nhiêu.

Ông Hà Đắc Biên- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thiết bị Y tế Việt Nam nhấn mạnh thêm: Có thể nói, lợi ích trước hết là cho người tiêu dùng, cho bệnh nhân- người có bệnh… đó là không còn hiện tượng giá thật là A, nhưng giá mua, giá bán lại là B. Nếu B lớn hơn A ở chừng mực cho phép, nằm trong khung quản lý của nhà nước thì chấp nhận được, còn nếu giá B gấp đôi, gấp 3 giá A hoặc hơn nữa thì không thể được.

Ông Biên cho biết thêm, giá thiết bị bao giờ cũng đi cùng với cấu hình cơ bản. Cấu hình cơ bản thay đổi thì giá sẽ thay đổi theo, và đôi lúc, giá bán ở Hà Nội và giá bán ở 1 huyện đảo, hoặc huyện miền núi có thể khác nhau đôi chút, là bởi do công tác vận chuyển, bảo dưỡng sửa chữa: Ví dụ: Khi gọi bảo dưỡng sửa chữa ở Hà Nội có thể chỉ 30 phút, hoặc 1-2 tiếng sau đội ngũ bảo dưỡng có mặt, nhưng ở các vùng xa thì có thể là lâu hơn, thậm chí tới 24 tiếng…  Và như vậy, cán bộ sửa chữa phải đi lại tốn kém hơn. Tuy nhiên tất cả những cái đó đều nằm trong giới hạn cho phép.

Tôi cho rằng đây là một cố gắng rất lớn của Bộ Y tế. Việc công khai giá và các thông tin về TTBYT trên Cổng công khai y tế được cập nhật thường xuyên sẽ giúp cho người sử dụng, người bán hàng, người khai thác sử dụng, người bảo dưỡng sửa chữa… có rất nhiều thông tin bổ ích.

Tạo ra sự vươn lên trong sản xuất trong nước

Bà Cao Thị Vân Điểm -Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhà máy thiết bị y học và vật liệu sinh học, việc công bố Cổng công khai y tế là rất hợp lý và rất tốt trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài việc công khai minh bạch tất cả giá trang thiết bị y tế để cho các nhà sản xuất cũng như các nhà phân phối, người sử dụng đều có thể tham khảo giá, biết sản phẩm ở khoảng giá nào để mình có thể mua bán chính xác và tránh các trường hợp chênh lệch giá bán hàng khác nhau ở các bệnh viện: Bệnh viện có thể mua được giá hợp lý, bệnh nhân có thể được sử dụng những vật tư y tế cũng như thiết bị y tế hoặc các dịch vụ đúng với giá thực hiện tại, phù hợp… thì nó còn tạo ra sự vươn lên trong sản xuất.

Đối với một đơn vị sản xuất, chúng tôi có thể biết rằng ở Việt Nam với công nghệ của mình thì giá sản phẩm sẽ phải như thế nào để có cơ chế giá cho hợp lý. Vì công khai giá này có kèm theo các cấu hình, các tính năng của TBYT… cho nên các nhà sản xuất sẽ biết được mặt hàng của mình cái gì chưa đạt so với nước ngoài thì phải tiếp tục phấn đấu để nâng chất lượng của sản phẩm lên sát ngang với nước ngoài thì mới cạnh tranh được. Đây là điều mà chúng tôi thấy nó rất có lợi cho sản xuất trong nước.

Hiện công ty đang sản xuất hai mặt hàng chính là thủy tinh thể nhân tạo và chỉ khâu phẫu thuật. Với những mặt hàng này, chúng tôi có chuyển giao công nghệ từ ngước ngoài với chất lượng cao. Các máy móc thiết bị được nhập, các kỹ sư được đào tạo công nghệ ở nước ngoài, rất bài bản... Về chất lượng phải tuân theo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cũng như tuân theo hệ thống quản lý chất lượng của ngành y tế. Chúng tôi tuân thủ tất cả các yêu cầu về mặt pháp luật cũng như các yêu cầu của Bộ Y tế như: Đánh giá trên động vật, thử trên lâm sàng… được hội đồng đạo đức, hội đồng khoa học thông qua và được cấp phép lưu hành. Như vậy những sản phẩm công nghệ cao của y tế đã bước đầu được sản xuất tại Việt Nam. Đây là điều rất quan trọng hiện nay, vì nếu như có những biến động trên thế giới hay dịch dã (như COVID-19) mà sản phẩm nhập ngoại bị thu hẹp lại thì Việt Nam vẫn có thể chủ động cung cấp các nguồn hàng này. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Quảng Ngãi tiêm vắc-xin bạch hầu cho 19 nghìn học sinh

Ngày 23-11, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để phòng, chống bệnh bạch hầu đạt hiệu quả, ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng, nhất là trong các trường học, ngành y tế tỉnh đang triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho tất cả trẻ em bảy tuổi trên địa bàn tỉnh, với khoảng 19.000 học sinh lớp 2. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai tiêm cấp bách vắc-xin phòng, chống bệnh bạch hầu cho người dân từ 49 tháng đến 40 tuổi trên địa bàn huyện Ba Tơ năm 2020, đến nay, huyện Ba Tơ đã tiêm phòng đợt một cho gần 35.000 người và đang triển khai tiêm phòng đợt hai cho gần 38.500 người. Trong vòng hai tháng qua, tại huyện Ba Tơ đã ghi nhận 26 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. (Nhân dân, trang 5).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang