Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 27/3/2020

  • |
T5g.org.vn - Hà Nội: Dự đoán 20 ca 'ngoài cộng đồng' là có căn cứ; Thường trực Chính phủ họp ứng phó dịch bệnh; TPHCM cùng cả nước giữ vững "trận địa" chống dịch…

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao trực tuyến G20 về ứng phó dịch Covid-19

Ngày 26-3, theo sáng kiến của A-rập Xê-út, Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Hội nghị cấp cao trực tuyến G20 về ứng phó dịch Covid-19 đã diễn ra, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên G20 và một số nước khách mời, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị, với tư cách Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Tại hội nghị trực tuyến, các nhà lãnh đạo đã nhất trí triển khai mọi biện pháp y tế cần thiết để ngăn chặn dịch Covid-19; chia sẻ thông tin kịp thời và minh bạch, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong ngăn chặn sự lây lan, phát hiện và điều trị các ca lây nhiễm; tăng cường phối hợp trong nghiên cứu và phát triển vắc-xin, thuốc đặc trị, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu và sự phối hợp trong ứng phó các dịch bệnh lây nhiễm trong tương lai. Các nhà lãnh đạo cam kết sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các biện pháp kinh tế để giảm bớt tác động của dịch Covid-19 đối với thương mại quốc tế, bảo đảm sự vận hành của các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các nguyên vật liệu, sản phẩm y tế thiết yếu. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung G20 về ứng phó dịch Covid-19, trong đó thể hiện quyết tâm chính trị, cam kết mạnh mẽ và đoàn kết trong phòng, chống dịch Covid-19, cũng như thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển bền vững, bao trùm.

★ Chia sẻ ý kiến với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao trực tuyến G20, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đoàn kết, hợp tác và phối hợp toàn cầu và khu vực là rất quan trọng; khẳng định quyết tâm, cam kết của Việt Nam trong chống dịch Covid-19; nhấn mạnh Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam đã và đang cùng các nước ASEAN đề cao tinh thần Cộng đồng ASEAN “gắn kết và chủ động thích ứng”, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp, phối hợp hành động chống dịch Covid-19, đồng thời hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với nhiều nước G20 và các đối tác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh vai trò quan trọng, đóng góp tích cực của G20, cũng như các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WHO, WB, IMF, WTO trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Từ thực tiễn kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với các nhà lãnh đạo nhiều biện pháp về thúc đẩy hợp tác, hành động chung trong ứng phó dịch Covid-19, như tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật trong xét nghiệm, kiểm soát và điều trị; tranh thủ sự đồng lòng, hợp tác, vào cuộc của người dân, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang; tập trung chống dịch đi đôi với thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư, duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất, tạo việc làm, ổn định cuộc sống người dân; hợp tác bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam và các nước ASEAN đang sinh sống ở các nước G20... (Nhân dân, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 1: “Thời khắc đoàn kết toàn cầu”; Lao động, trang 1: “G20 bàn giải pháp phối hợp toàn cầu ứng phó dịch Covid-19".

 

Thường trực Chính phủ họp ứng phó dịch bệnh

Sáng 26-3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ họp ứng phó dịch Covid-19.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương ngành y tế, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo nghiêm, quyết liệt, quyết tâm cao các chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong phòng, chống dịch bệnh.

Thủ tướng nêu rõ, việc lây nhiễm Covid-19 đang tăng, có tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, môi trường bệnh viện, có trường hợp nhiễm ở cộng đồng mà chưa được phát hiện. Do đó, cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền các cấp phải tăng tốc trong phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch, điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu cao nhất. Theo dự báo, chúng ta có hai tuần để hành động.

Vi-rút sẽ lây lan nhanh hơn hành động của chúng ta nếu không quyết liệt, phòng, chống kịp thời. Sau khi nêu bài học qua tình hình dịch bệnh ở Mỹ, Thủ tướng đặt vấn đề liệu Việt Nam có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm đang ở ngưỡng dưới 1.000 hay không? Vì vậy, ít nhất trong hai tuần tới, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung 20 người trở lên; dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Thủ tướng Chính phủ sẽ xử lý nghiêm nếu chính quyền địa phương để tập trung hơn 20 người. Ðóng cửa các dịch vụ không cần thiết như vũ trường, mát-xa, cơ sở du lịch, tham quan, tụ điểm vui chơi giải trí, rạp chiếu phim; quán bia, nhà hàng ăn uống… Thủ tướng cũng nhắc nhở UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vì để xảy ra việc có quá nhiều người đến chùa chiền ở khu vực này ngày mồng 1-3 âm lịch vừa qua.

Riêng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Cần Thơ cần đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ không cần thiết, trừ các cơ sở cung cấp thực phẩm, dược thuốc, cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm phục vụ nhân dân. Tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến đối với phương tiện giao thông công cộng. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế bay từ hai thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở lại nhà, hạn chế ra ngoài trừ trường hợp cần thiết. Ðối với người dân từ các thành phố, khu vực mà đang có dịch diễn ra, các địa phương có trách nhiệm quản lý như đối với trường hợp đi từ vùng dịch. Thời gian thực hiện việc này bắt đầu từ 0 giờ ngày 28-3 và kéo dài một hoặc vài tuần, có thể xem xét cụ thể sau.

Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương cấm tụ tập từ 20 người trở lên cần được khuyến cáo cho mọi tổ chức, công dân. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người trở lên ở bên ngoài trường học, công sở. Các cơ sở khám, chữa bệnh xét nghiệm các nhân viên y tế ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm; các cơ sở khám, chữa bệnh khác nên khuyến cáo việc khám các trường hợp cấp cứu chỉ khi thật cần thiết. Thủ tướng giao ngành y tế hướng dẫn cụ thể, phân loại mức độ cấp cứu với từng loại bệnh để không biến bệnh viện thành nơi đông người dễ lây nhiễm. Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ, nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở chăm sóc, điều trị người bệnh nhiễm Covid-19. Chính quyền địa phương và các ngành, nhất là ngành y tế hỗ trợ việc cách ly để các thầy thuốc yên tâm làm việc. Có phương án chăm sóc tốt hơn bác sĩ, nhân viên y tế, nhất là các bệnh viện trực tiếp điều trị người bệnh Covid-19. Bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch.

Quản lý chặt chẽ biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy; thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ tiếp tế đến khu cách ly tập trung, giám sát việc cách ly chuyên biệt. Bộ Quốc phòng, tư lệnh các quân khu chỉ đạo mở rộng các cơ sở cách ly ở miền trung và Tây Nam Bộ. Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự người vi phạm, không khai báo, không tuân thủ cách ly đúng quy định. MTTQ Việt Nam và các cơ quan chức năng có hình thức trực tuyến phù hợp để kêu gọi, thúc đẩy các tầng lớp nhân dân hưởng ứng công cuộc vận động, ủng hộ việc phòng, chống dịch Covid-19. Các cấp, các ngành tiếp tục thay đổi thói quen làm việc để phù hợp tình hình dịch bệnh. Các tỉnh, thành phố cần tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng, có biện pháp tăng khả năng xét nghiệm của địa phương. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cần tăng thêm các cơ sở xét nghiệm.

Thủ tướng yêu cầu ngành y tế lập tức mua thêm các trang thiết bị y tế cần thiết; phối hợp ngành công thương có hợp đồng cụ thể để sản xuất khẩu trang y tế và các loại khẩu trang đạt tiêu chuẩn khác phục vụ đầy đủ nhu cầu trong nước và hợp tác quốc tế. Nghiêm cấm đầu cơ, tích trữ nhu yếu phẩm, vật tư y tế. Xử lý nghiêm nạn đầu cơ, các trường hợp đưa tin sai sự thật. Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành phải bảo đảm an toàn, an sinh xã hội mọi nơi, mọi lúc. Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế bàn việc xây dựng một số bệnh viện dã chiến khi thấy cần thiết. Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành thực hiện nghiêm các chủ trương, biện pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo. Các cấp, ngành, MTTQ Việt Nam tuyên truyền vận động, yêu cầu nhân dân nêu cao ý thức công dân, ý thức cộng đồng, tiếp tục ngăn chặn dịch Covid-19 thành công trong những tuần tới…

★ Chiều 26-3, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đề nghị việc mang khẩu trang ra đường là bắt buộc đối với mỗi người dân thành phố, yêu cầu UBND thành phố sớm có quy định xử phạt hành vi không mang khẩu trang từ ngày 27-3; phải nắm danh sách người từ nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh từ ngày 6-3 đến nay để cách ly. Ðồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương cán bộ công chức trong hệ thống chính trị thành phố giảm một nửa thu nhập tăng thêm trong năm 2020 để hỗ trợ khoảng 600 nghìn người lao động mất việc làm, không có thu nhập do dịch bệnh Covid-19.

★ Ngày 26-3, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tiếp nhận ủng hộ từ Huấn luyện viên trưởng Ðội tuyển Bóng đá nam Việt Nam gửi đến MTTQ Việt Nam. HLV Pác Hang-xo mong muốn hỗ trợ những người đang ngày đêm PCD, những người đang điều trị, ở các khu cách ly, giúp đỡ những người đang chịu ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.

★ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 có công văn yêu cầu các bệnh viện trong cả nước thực hiện phòng, chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Các đơn vị dự trù và cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế (nếu thiếu hoặc không mua được, cần báo cáo ngay cho cơ quan quản lý trực tiếp và Ban Chỉ đạo các cấp để tìm giải pháp khắc phục). Trong các kỹ thuật điều trị, chăm sóc người bệnh có tạo ra các hạt khí dung như gây mê, đặt nội khí quản… có nguy cơ lây nhiễm cao, yêu cầu người hành nghề tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn; chỉ thực hiện khi đã trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ chuyên dùng. Các bệnh viện bố trí khu vực sinh hoạt của nhân viên y tế cách xa khu vực cách ly và điều trị người bệnh; nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện có điều trị Covid-19 nói chung và các khu cách ly nói riêng cần hạn chế thấp nhất đến các khu vực đông người và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

★ Từ ngày 7 đến ngày 22-3, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận thông tin về các trường hợp dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 trên các chuyến bay nhập cảnh vào Việt Nam. Trên các chuyến bay này, có nhiều hành khách đã di chuyển, lưu trú, cư trú ở các địa phương. Do đó, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị các bộ: Giao thông vận tải, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, UBND các tỉnh, thành phố thông báo danh sách hành khách, thành viên tổ bay đi trên các chuyến bay có người bệnh cho cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia (Bộ Y tế). Thông báo tới các đại sứ quán, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú. Công an, UBND các tỉnh, thành phố rà soát, xác định nơi lưu trú, cư trú của hành khách cung cấp thông tin cho cơ quan y tế địa phương…

★ Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp mới do SARS-CoV-2 (Covid-19) thay thế cho hướng dẫn cũ (ban hành ngày 6-2). Về điều trị, tập trung chính là điều trị suy hô hấp; theo dõi sát người bệnh, nhất là từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng, tiến triển nặng của bệnh. Về các thuốc kháng vi-rút đặc hiệu (Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir...), do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị Covid-19, cho nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài…

★ Ngày 26-3, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức khám, chữa bệnh tại chỗ người bệnh theo tuyến đã được phê duyệt và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, hạn chế thấp nhất việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Trường hợp chuyển tuyến ưu tiên chuyển đến các bệnh viện đầu ngành theo quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến. Trường hợp người bệnh bắt buộc phải chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai thì yêu cầu cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh tuân thủ các quy định phòng hộ cá nhân, tránh lây nhiễm trong bệnh viện.

★ Cùng ngày, Bộ Y tế xác nhận thêm 12 trường hợp nhiễm Covid-19 (người bệnh từ thứ 142 đến 153). Người bệnh thứ 142, nam, 26 tuổi, địa chỉ huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, là du học sinh tại Mỹ. Ngày 8-3, người bệnh khởi hành từ Tếch-dát (Mỹ), quá cảnh tại Ðài Loan (Trung Quốc) và nhập cảnh Việt Nam ngày 10-3. Người bệnh thứ 143, nữ, 58 tuổi, quốc tịch Nam Phi, địa chỉ phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Người bệnh khởi hành từ Oa-sinh-tơn (Mỹ), quá cảnh tại Ðài Loan và nhập cảnh Việt Nam ngày 21-3. Người bệnh thứ 144, nam, 22 tuổi, trú tại phường 14, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, từ Anh về Việt Nam ngày 22-3. Người bệnh thứ 145, nam, 34 tuổi, trú tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Người bệnh đi chuyến bay VN0050 của Hãng hàng không Vietnam Airlines về sân bay Cần Thơ ngày 22-3. Người bệnh thứ 146, nữ, 17 tuổi, địa chỉ ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, từ Thái-lan về ngày 20-3, có tiếp xúc gần với ca dương tính tại Ðà Nẵng. Người bệnh thứ 147, nam, 19 tuổi, địa chỉ Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là du học sinh từ Anh về Nội Bài ngày 21-3. Người bệnh thứ 148, nam, 58 tuổi, quốc tịch Pháp, địa chỉ Ô Chợ Dừa, Ðống Ða, Hà Nội, là du khách từ Pháp đến Việt Nam ngày 12-3. Người bệnh thứ 149, nam, 40 tuổi, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội, là lao động tự do tại bang He-xen (Ðức). Ngày 23-3, người bệnh đến sân bay Vân Ðồn. Người bệnh thứ 150, nam, 55 tuổi, trú tại phường Tân Ðịnh, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ngày 13-3, người bệnh cùng vợ từ Mỹ về Việt Nam, quá cảnh tại Ðài Loan. Người bệnh thứ 151, nữ, quốc tịch Bra-xin, 45 tuổi, trú tại phường Thảo Ðiền, quận 2, TP Hồ Chí Minh, làm việc tại Công ty TNHH giày Gia Ðịnh, là đồng nghiệp, tiếp xúc gần với người bệnh thứ 124. Người bệnh thứ 152, nữ, 27 tuổi, trú tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, là chị gái và sống cùng nhà với người bệnh thứ 127 (nhân viên quán bar Buddha). Người bệnh thứ 153, nữ, 60 tuổi, trú tại quận Hải Châu, TP Ðà Nẵng. Người bệnh sang Ô-xtrây-li-a thăm người thân, trở về Việt Nam ngày 21-3.

★ Sáng 26-3, Bộ Y tế có thông báo khẩn đề nghị những người có mặt tại năm địa điểm (là nơi có người bệnh Covid-19 đã từng đến) và trong thời gian sau đây cần liên hệ ngay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe: Quán “173 Thái Hà, Hà Nội” ở ngõ 13 Thái Hà, Hà Nội từ 12 giờ đến 14 giờ ngày 13-3; quán thịt xiên nướng (31A Hồ Ðắc Di, Hà Nội) từ 17 giờ đến 20 giờ ngày 15-3; siêu thị Vinmart trong tòa nhà Vincom Phạm Ngọc Thạch (số 2 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 15-3; Buddha Bar & Grill (số 7 đường Thảo Ðiền, phường Thảo Ðiền, quận 2, TP Hồ Chí Minh) từ 22 giờ ngày 14 - 2 giờ 30 phút ngày 15-3; quán miến lươn (42 phố Thái Hà, Hà Nội) từ 12 giờ đến 14 giờ ngày 19-3; phòng khám đa khoa FV Sài Gòn, quận 1, TP Hồ Chí Minh từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 21-3.

★ Chiều 26-3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến động viên và tặng Bằng khen cho hai tập thể và năm cá nhân của Bệnh viện T.Ư Huế có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

★ Ngày 26-3, hệ thống giám sát ở Thanh Hóa cho biết, đến nay, có năm người trên địa bàn Thanh Hóa có tiền sử điều trị, chăm sóc người bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai đã được cách ly tại bệnh viện, trong đó có bốn người sốt, ho, đau rát họng, tức ngực.

★ Ngày 26-3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Nam Ðịnh gửi công văn hỏa tốc đến UBND các huyện, thành phố và các đơn vị ngành y tế rà soát, xác minh gần 2.000 người dân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai trong tháng 3 (chưa tính người nhà đi theo chăm sóc và người thân đến thăm bệnh nhân). Ngoài ra, khẩn trương rà soát các nhân viên y tế đang được cử đi học tại Bệnh viện Bạch Mai, thông báo, yêu cầu các nhân viên này tiếp tục ở lại Hà Nội. Các trường hợp đã quay về Nam Ðịnh phải báo cáo chính quyền địa phương và thực hiện tự cách ly, theo dõi y tế tại nhà hoặc cách ly tập trung theo quy định.

★ Ðến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam đã lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tập trung đối với 41 người tiếp xúc gần nữ du khách người Ðan Mạch dương tính với Covid-19. Sở Y tế tỉnh đang tập trung giám sát chặt chẽ một trường hợp là nam giới, 30 tuổi (ở xã Tam Ðàn, huyện Phú Ninh), nhập cảnh vào Việt Nam ngày 15-3 trên chuyến bay FU 901 có người dương tính với Covid-19.

★ Sáng 26-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh ra mắt phòng xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán bệnh truyền nhiễm và Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime PCR. Hiện nay, các khu cách ly của tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 4.300 người và trong những ngày tới sẽ tiếp tục gia tăng. Từ ngày 26-3, cơ quan chức năng Hà Tĩnh lấy mẫu xét nghiệm đối với người nhập cảnh từ ngày 1-3 trên địa bàn tỉnh và người đi từ vùng dịch về có sốt, ho, khó thở.

★ Ngày 26-3, Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ cam kết đồng hành, hỗ trợ ngành giáo dục trong giai đoạn chống dịch Covid-19. Theo đó, các doanh nghiệp và đơn vị ngành thông tin và truyền thông sẽ hỗ trợ phát sóng miễn phí các bài giảng Bộ Giáo dục và Ðào tạo thẩm định lên truyền hình; miễn phí cước phí truy cập dữ liệu cho học sinh, sinh viên và giáo viên các chương trình học từ xa…

★ Ngày 26-3, Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam trao bốn phòng điều trị cách ly áp lực âm, hỗ trợ cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 tặng các bệnh viện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tổng chi phí khoảng hai tỷ đồng.

★ Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đã xác định được 18 tài khoản xã hội đưa thông tin sai về việc TP Hồ Chí Minh sẽ bị phong tỏa từ ngày 28-3, trong đó có tám tài khoản đã chủ động gỡ bỏ thông tin. UBND thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Công an thành phố xác minh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức lan truyền thông tin sai sự thật.

★ Bộ Y tế cho biết, tính đến 19 giờ ngày 26-3, đã có 37 người bệnh đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 đến 4 lần với Covid-19. Trong đó, có ba người bệnh đã bình phục, sẽ được chuyển cơ sở điều trị trong ngày 27-3 để được tiếp tục theo dõi sức khỏe.

★ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LÐ-TB và XH) vừa có văn bản hướng dẫn việc trả lương cho người lao động (NLÐ) bị ngừng việc do dịch bệnh Covid-19. Theo đó, việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Ðiều 98 Bộ luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc để xác định. Ðối với trường hợp NLÐ phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp; NLÐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly…, tiền lương của NLÐ trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3, Ðiều 98, Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định). Ðối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển NLÐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động...

★ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành công văn gửi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng qua hệ thống bưu điện, bảo đảm việc chi trả cho người hưởng được đầy đủ, kịp thời, an toàn trong thời gian phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Theo đó, cơ quan bưu điện thực hiện chi trả lương hưu tại các cơ sở bưu điện trong thời gian PCD Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020. Ðối với những người hưởng thuộc địa bàn cách ly do dịch bệnh, bưu điện phối hợp chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 và cơ quan BHXH có phương án chi trả kịp thời, an toàn cho người hưởng, phù hợp điều kiện cụ thể của địa bàn… Ðặc biệt, cơ quan bưu điện sẽ tới tận nhà đối với người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp BHXH từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, không tự đến hoặc không ủy quyền cho người khác; người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú… (Nhân dân, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Công an Nhân dân, trang 1: “Thủ tướng biểu dương Bộ Công an đã “gõ cửa từng nhà”, rà soát số người nhập cảnh”.

 

Bảo vệ người lao động trước dịch Covid-19

Ngay sau Tết Nguyên đán, khi dịch Covid-19 bùng phát, các cấp công đoàn trong cả nước đã kịp thời vào cuộc tích cực, chủ động, nỗ lực phối hợp các cơ quan liên quan, người sử dụng lao động nhằm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đoàn viên, người lao động (NLÐ) và cơ quan chức năng phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả rất đáng ghi nhận.

Nhằm tiếp tục đồng hành với Chính phủ, người sử dụng lao động và NLÐ trong việc triển khai những biện pháp quyết liệt hơn trong giai đoạn mới, Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam tiếp tục có công văn yêu cầu các chủ tịch LÐLÐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành ở T.Ư, công đoàn tổng công ty trực thuộc đề cao kỷ cương, trách nhiệm, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Tổng LÐLÐ Việt Nam, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Theo đó, chú trọng tuyên truyền để người sử dụng lao động và NLÐ thực hiện nghiêm Hướng dẫn số 1133 của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá, khu nhà trọ của NLÐ bằng nhiều hình thức (áp-phích, tờ rơi, loa phát thanh, công nghệ thông tin...), nhằm truyền tải thông tin một cách chính xác, đơn giản, dễ hiểu để NLÐ hiểu rõ về tình hình dịch bệnh, phòng, chống dịch từ nhà, cũng như khi sử dụng phương tiện công cộng, ra chỗ đông người, tới nơi công sở, trong nhà máy.

Trong những lúc doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn, là lúc cần sự chung tay, phối hợp, sẻ chia của công đoàn. Từ thực tiễn của địa phương, DN, đây là lúc công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động NLÐ nỗ lực chung tay cùng DN vượt khó; đề xuất các giải pháp hỗ trợ NLÐ về trông giữ, quản lý con trong thời gian học sinh nghỉ học. Bảo đảm việc làm thường xuyên, liên tục; xem xét, đề xuất giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ phép năm, trợ cấp ốm đau, hỗ trợ khó khăn... ổn định thu nhập của NLÐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ðề xuất người sử dụng lao động ở những DN có điều kiện tổ chức đào tạo lại để NLÐ chuyển đổi nghề nghiệp và thích nghi với tình hình mới.

Hiểu rõ nguy cơ và mức độ nguy hiểm nếu dịch Covid-19 phát sinh ở môi trường tập trung nhiều NLÐ, tổ chức công đoàn các cấp đã phối hợp chủ DN vào cuộc quyết liệt nhằm bảo vệ sức khỏe NLÐ - tài sản quý của DN, đồng thời chung tay bảo vệ cộng đồng. Trong đó, nhiều đơn vị đã có những sáng kiến, cách làm hay. Chẳng hạn, tại LÐLÐ tỉnh Tiền Giang, thông qua tổ chức công đoàn, hầu hết các DN trong tỉnh đã cấp miễn phí khẩu trang và dung dịch sát khuẩn cho công nhân, lao động (CNLÐ). Một số DN không tiếp cận được nguồn cung cấp khẩu trang và dung dịch sát khuẩn do khan hiếm hàng; thông qua các đối tác trong Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, LÐLÐ tỉnh đã cùng các DN trang bị đủ hai mặt hàng nêu trên, không hạn chế số lượng với giá ưu đãi cho NLÐ. Tại tỉnh Long An, nhiều khu công nghiệp (KCN) có các chuyên gia nước ngoài, nhất là các chuyên gia tới từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc. LÐLÐ tỉnh chỉ đạo công đoàn cơ sở báo cáo đầy đủ các trường hợp nêu trên. Công đoàn các KCN tỉnh chủ động đề nghị chính quyền địa phương can thiệp, yêu cầu hoặc buộc nhiều chuyên gia nước ngoài thực hiện cách ly nghiêm túc. Cùng với đó, công đoàn các KCN trong tỉnh Long An thỏa thuận với các DN cho CNLÐ nghỉ 14 ngày cách ly được hưởng đầy đủ lương nếu có biểu hiện sốt. Khi trở lại làm việc, NLÐ được kiểm tra chặt chẽ tình hình sức khỏe. Tại Công ty TNHH Giày ChingLuh (KCN Thuận Ðạo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có 25 nghìn CNLÐ đang lao động, sản xuất, do đó, các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh là rất cấp thiết. Chính từ đòi hỏi trên, chủ DN cùng công đoàn cơ sở đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời sáng tạo những biện pháp riêng phù hợp tình hình sản xuất, kinh doanh của DN để NLÐ dễ hiểu và từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa. Dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 vừa qua, thay vì trao quà tặng nữ CNLÐ như mọi năm, công đoàn công ty đã trao khẩu trang và nước rửa tay. Hằng ngày, công đoàn phối hợp phát phiếu khảo sát về lịch trình và sức khỏe của mỗi đoàn viên, NLÐ. Tại mỗi dây chuyền sản xuất, NLÐ được đeo khẩu trang mầu khác nhau để dễ kiểm soát và cách ly khi cần. Còn tại Công ty JNTC (Phú Thọ), ngoài các biện pháp phòng, chống dịch như: yêu cầu NLÐ phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào công ty, công đoàn còn phối hợp lãnh đạo DN thực hiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, nâng cao chất lượng bữa ăn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho NLÐ. Nhân viên nhà bếp trong suốt quá trình chế biến, phục vụ bữa ăn tuyệt đối không được tháo khẩu trang và găng tay. Hằng ngày, việc cập nhật thông tin liên quan dịch Covid-19 để tuyên truyền tới NLÐ, được công ty coi là một trong các nội dung quan trọng trong cuộc họp giữa ban giám đốc và quản lý các bộ phận.

Kiên trì và thực hiện đúng phương châm phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay là: khẩn trương, kiên quyết, bình tĩnh, đúng mực, không chủ quan, không chần chừ, chủ động phát hiện và ngăn chặn triệt để, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, các cấp công đoàn sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN bảo vệ NLÐ và chiến thắng dịch bệnh. (Nhân dân, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 21: “Vẫn trả lương cho người lao động bị ngừng việc do Covid-19”.

 

Trên tuyến đầu chống dịch

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BÐBP) đã khắc phục khó khăn, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, kết hợp huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các lực lượng chức năng và người dân khu vực biên giới tham gia, tạo nên “lưới chắn thép” trên tuyến đầu biên cương.

Những “lá chắn thép”

Dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc thời điểm sau Tết Nguyên đán là chuỗi ngày mưa rét và mây mù bao phủ. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị BÐBP và người dân nơi đây cho biết, chưa năm nào ra giêng lại có những trận mưa lớn như năm nay, trong đó một số tỉnh còn có mưa đá diện rộng. Ðể tránh những cơn mưa rừng và cái rét cắt da cắt thịt, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở khu vực biên giới phải đốt lửa để giữ ấm cơ thể. Mỗi tổ công tác của BÐBP cắm chốt 24/24 giờ trong ngày, cán bộ, chiến sĩ phải thay phiên nhau trực gác; mọi sinh hoạt đều diễn ra trong những chiếc lán nhỏ, dựng tạm bợ, trông càng lụp xụp khi trời đổ mưa, gió lùa. Ðó cũng là nơi họ nghỉ ngơi sau một ngày dài căng mình bám địa bàn, tuần tra trên các tuyến đường mòn sát biên giới. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP trong tổ công tác phải tự nấu nướng; muốn có nước sạch, họ phải đi vài ki-lô-mét tới nhà dân để xin mang về.

Ðoàn công tác chúng tôi ghé thăm một lán chốt của BÐBP bên tuyến sông biên giới Ka Long, thuộc địa bàn TP Móng Cái (Quảng Ninh), khi cơn mưa gió vần vũ đêm qua khiến lán trại của tổ công tác BÐBP nghiêng ngả. Hai người lính biên phòng ngồi trên đống gạch vỡ kê ván gỗ làm giường, nhoẻn miệng cười khi thấy đoàn công tác đến: “Suốt đêm qua, hai anh em chúng tôi thay nhau lấy tay giữ chắc cột lều, vì sợ gió giật tung mất thì chơ vơ giữa trời đất; chung quanh nước mưa đổ như thác”... Trước cửa lều, nơi các anh dựng chốt là dòng sông Ka Long, với những lối mòn, người dân lao động tự do muốn trở về Việt Nam sẽ liều mình bơi qua sông, vượt lối mòn… Do đó, các tổ công tác thường thức trắng đêm, bảo đảm bất kỳ người nào đi qua đều được đưa về khu cách ly tập trung tại TP Móng Cái; bởi chỉ một người mang dịch bệnh vào nội địa là công sức của bao nhiêu người đổ xuống sông Ka Long. Thượng tá Ðỗ Thái Bình Vương, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Bắc Sơn (BÐBP Quảng Ninh) nói: “Ðiều khó khăn nhất là chúng tôi vừa chống dịch, lại phải vừa bảo toàn sức khỏe cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Trong khi đó, cán bộ, chiến sĩ của Ðồn trải đều ở 12 chốt chặn biên giới, trang bị khẩu trang chưa đủ... Việc giải thích cơ chế lây nhiễm dịch bệnh, tuyên truyền vận động người dân, nhất là số bà con dân tộc làm quen với chiếc khẩu trang cũng là công việc không dễ”.

Ðồn Biên phòng Bắc Sơn và Ðồn Biên phòng Pò Hèn (Móng Cái) đóng tại các xã vùng sâu biên giới, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thực hiện nhiệm vụ của những người lính mang quân hàm xanh khá vất vả, bởi đường đi lối lại còn khó khăn, cán bộ địa bàn phải sát sao tới từng thôn bản, kiểm tra nhân khẩu, nghề nghiệp, theo dõi lưu trú, tạm vắng. Thượng tá Vương khẳng định: “Những ngày này, không thể có kẽ hở nào cho hàng lậu qua biên giới. Tất cả các vụ buôn lậu khẩu trang chuyển từ nội địa ra nhằm đưa qua biên giới đều bị phát hiện, thu giữ”. Sự nỗ lực, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã góp phần cùng BÐBP tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đưa hơn 700 công dân Việt Nam lao động ở Trung Quốc về các khu cách ly tập trung. Số công dân này được các lực lượng chức năng của Trung Quốc trao trả qua cửa khẩu, nhập cảnh qua cửa khẩu chính. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp vượt biên trái phép về Việt Nam qua đường mòn, lối mở.

Tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách công tác PCD Covid-19 trong quân đội, do Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 Bộ Quốc phòng tổ chức mới đây, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BÐBP, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 Bộ Quốc phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ Tư lệnh BÐBP đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị BÐBP duy trì, thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, kiểm soát ở 153 cửa khẩu và các đường mòn, lối mở. Nhất là đã chỉ đạo quyết liệt bộ chỉ huy BÐBP các tỉnh, thành phố phối hợp lực lượng công an, đơn vị của các quân khu đứng chân trên địa bàn thành lập 1.198 tổ, đội kiểm soát, với hơn 9.000 người ở trên ba tuyến biên giới đất liền và biên giới biển; trong đó lực lượng BÐBP có hơn 4.500 cán bộ, chiến sĩ tham gia. Mặc dù nơi biên giới điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đường giao thông đi lại khó khăn, nơi ăn ở, sinh hoạt chủ yếu trong các lán, trại dã chiến, nhưng cán bộ, chiến sĩ BÐBP đã nêu cao trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, kiên trì bám trụ suốt ngày đêm phối hợp các lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn, tuần tra, kiểm soát tuyến biên giới, được ví như một “lưới chắn thép” ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh vào nội địa; trong đó, lực lượng BÐBP đã phối hợp phát hiện, ngăn chặn hơn 9.000 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới đưa vào nơi cách ly theo quy định, góp phần ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh…, góp phần quan trọng trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc” của Việt Nam thành công ở giai đoạn đầu, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Vượt gian nan

Ngay từ đầu tháng 2-2020, Bộ Tư lệnh BÐBP đã chỉ đạo các đơn vị, bộ chỉ huy BÐBP các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và BÐBP 10 tỉnh trên tuyến biên giới tây nam nói riêng tăng cường các biện pháp tuần tra, chốt chặn vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa nâng cao hiệu quả công tác PCD. Ðến nay, các đơn vị BÐBP các tỉnh tuyến biên giới đã triển khai 25 khu cách ly, có khả năng cách ly khoảng hơn 8.500 người; đồng thời, bộ chỉ huy BÐBP các tỉnh đã phối hợp các lực lượng triển khai thành lập 208 tổ, chốt, với gần 1.100 cán bộ, chiến sĩ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại hội nghị về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai công tác PCD Covid-19 trên tuyến biên giới tây nam vừa qua, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên T.Ư Ðảng, Tư lệnh BÐBP, nhấn mạnh: Chống dịch hiện đã chuyển qua giai đoạn mới, chống dịch phải hơn chống giặc vì giặc còn có trận tuyến, có đối tượng cụ thể, nhưng dịch Covid-19 bằng mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Do đó, các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BÐBP và BÐBP 10 tỉnh tuyến biên giới đất liền tây nam cần khẩn trương, chủ động, triển khai nhiều giải pháp trong PCD, với tinh thần phòng ngừa, ngăn chặn xâm nhập là chính, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan vào các đơn vị biên phòng. Theo đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ BÐBP là một chiến sĩ quân y, là một tuyên truyền viên trên mặt trận PCD.

Ðặc biệt, thay vì đóng cửa giảng đường, Bộ Tư lệnh BÐBP đã quyết định điều động các sinh viên năm cuối khóa 30 hệ đại học và khóa 22 cử tuyển đại học biên phòng tăng cường lên biên giới phía bắc ở các địa bàn xung yếu nhất để vừa thực tập nghiệp vụ, vừa trực tiếp tham gia PCD. Thực hiện lệnh điều động của Bộ Tư lệnh BÐBP, Học viện Biên phòng đã cử 259 học viên và 21 cán bộ, giảng viên lên tuyến đầu làm nhiệm vụ; Trường trung cấp 24 Biên phòng cử 39 huấn luyện viên cùng 39 chó nghiệp vụ tham gia làm nhiệm vụ PCD trên tuyến biên giới phía bắc, gồm các tỉnh: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Học viên Danh Thành Tài, người dân tộc Khmer, quê ở huyện Giang Thành (Kiên Giang), lần đầu nếm trải thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi phía bắc. Dầm mình trong mưa gió hằng tuần liên tiếp để thực hiện nhiệm vụ là thử thách không nhỏ đối với Tài và các bạn đồng khóa. Bởi, mọi thứ xa lạ và gần như ngay lập tức phải thích nghi. Danh Thành Tài nói: “Có những bài học không thể có trên giảng đường và cũng không bài học tình huống nào cam go bằng thực tiễn. Cùng với các cán bộ, chiến sĩ, em lên chốt và phát hiện có người xâm nhập trái phép qua đường biên giới. Ngay lập tức, chốt trưởng chỉ huy từng bước thận trọng và an toàn, đưa người xâm nhập trái phép về khu cách ly tập trung, vừa phải bảo đảm an toàn cho chính mình và giữ an toàn cho cộng đồng”.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã và đang lan rộng ở hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; Ban Chỉ đạo PCD Covid-19 Bộ Quốc phòng nhận định, dự kiến thời gian tới sẽ có rất đông trường hợp về Việt Nam, nhất là số người qua tuyến biên giới đất liền phía tây và tây nam, có thể lên đến hàng chục nghìn người, trong đó phần lớn là người Việt Nam. Bước vào giai đoạn 2 PCD là giai đoạn khó khăn, quyết liệt, phức tạp, tác động đến phát triển kinh tế-xã hội và nhiều lĩnh vực khác của đất nước; đồng thời nguy cơ dịch bùng phát cao hơn trong cộng đồng, đặc biệt là có khả năng lây nhiễm vào quân đội, nhất là lực lượng trực tiếp tiếp xúc như quân y, phục vụ… nếu không kiểm soát tốt.

Lực lượng BÐBP đã và đang nỗ lực cao nhất cùng các đơn vị trong toàn quân quán triệt tốt và nắm vững tình hình, triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân bình tĩnh, tự tin, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh. (Nhân dân, trang 8).

Cùng chủ đề Báo Tuổi trẻ, trang 1: “Mạnh tay như thời chiến”; Hà Nội mới, trang 1: “Phát huy dân chủ, xây dựng cụm dân cư an toàn, phòng, chống dịch Covid-19”; Công an Nhân dân, trang 1: “Lực lượng Công an quyết liệt thực hiện các biện pháp chống dịch”; Lao động, trang 1: “Bộ đội biên phòng trên tuyến đầu chống dịch”.

 

TPHCM cùng cả nước giữ vững "trận địa" chống dịch

Chiều 26-3, TPHCM tổ chức buổi giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM.Đầu cầu Thành ủy do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, chủ trì. Đầu cầu UBND TPHCM do đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, chủ trì.

Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương giảm thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức trên địa bàn TPHCM để hỗ trợ công nhân mất việc. Nguồn tiền này đủ hỗ trợ cho 600.000 lao động mất việc với 1 triệu đồng/người/tháng.

Tiếp tục kiểm soát, xác minh trường hợp nghi ngờ

Theo GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày trên địa bàn TP là 9.346 trường hợp. Số người nhập cảnh từ ngày 8-3 đến nay, đã xác minh, tiếp cận được 5.322 người tại 24 quận, huyện chưa được cách ly tập trung.

Hiện thành phố đã xác định 153 người ở tại 15 quận, huyện từng đến quán bar Buddha (quận 2) từ ngày 13 đến 18-3 (thời điểm quán đóng cửa). Từ tối 25-3 đến sáng 26-3, đã xác định thêm 3 ca liên quan đến quán bar Buddha có kết quả xét nghiệm dương tính lần 1.

Tình hình ổ dịch tại đây vẫn đang hết sức phức tạp vì đa số những người liên quan đến quán bar này là người nước ngoài, di chuyển nhiều, sống tại nhiều chung cư khác nhau nên công tác xác minh, cách ly gặp nhiều khó khăn.

Đến thời điểm này, cơ quan y tế đã lấy mẫu xét nghiệm của 282 cư dân chung cư The Ascent, quận 2 (nơi ở của bệnh nhân 91).

Đối với chung cư Masteri quận 2, xác định 38 người tiếp xúc gần với bệnh nhân, cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, trong đó đã có 1 ca dương tính Covid-19 (bệnh nhân 124); 17 người F2 được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời đã lấy xong mẫu xét nghiệm của 990 cư dân tại cả 2 tòa tháp chung cư.

“Thành phố đã chuẩn bị thêm 7 ký túc xá để sẵn sàng tiếp nhận người cách ly. Từ nay đến tháng 5 sẽ có 100.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 và thành phố cũng đang tiến hành các thủ tục để nhập các bộ xét nghiệm nhanh của Hàn Quốc”, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin.

Cũng theo GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, hầu hết các ca xâm nhập được phát hiện do có triệu chứng khi đi khám bệnh được kiểm soát xử lý và chưa có dấu hiệu lây lan. Đối với các trường hợp phát hiện mắc Covid-19 ở các khu cách ly tập trung người nhập cảnh (do có triệu chứng hoặc do kết qủa xét nghiệm sàng lọc), hiện cũng được kiểm soát tốt, chưa có dấu hiệu lây lan.

Theo số liệu thu thập ban đầu, tỷ lệ ca phát hiện trong khu cách ly đến thời điểm hiện tại, tính trên số ca đã xét nghiệm sàng lọc là 11/3.000 ca, chiếm tỷ lệ khoảng 0,36%. Qua hơn 10 ngày vẫn chưa có dấu hiệu lây lan ở các khu vực có ca dương tính xuất hiện. Hiện nay đang rà soát ở cộng đồng các trường hợp đã nhập cảnh từ ngày 8-3 nhưng chưa được cách ly tập trung.

Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, trước tình hình dịch Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp có nguy cơ lan rộng và khó dự báo thời điểm kết thúc, thành phố phải nỗ lực bằng mọi giá để giữ số ca nhiễm Covid-19 dưới 150 người.

Để làm được điều này, theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, các sở ngành - quận huyện cần quán triệt sâu sắc tinh thần của Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống dịch Covid-19. Kinh tế khó khăn có thể tìm giải pháp hỗ trợ, tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

UBND TPHCM sẽ xử lý nghiêm các quận, huyện nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người. Ngành y tế có biện pháp cách ly các nhân viên y tế, bác sĩ làm việc tại các cơ sở chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid-19, hỗ trợ việc cách ly để các thầy thuốc yên tâm làm việc.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phốđã đồng ý về chủ trương cho Sở Y tế chỉ định thầu để tập trung nâng cấp các cơ sở xét nghiệm Covid-19, đảm bảo có thể xét nghiệm 5.000 mẫu/ngày.

UBND TPHCM đang làm việc với các ban ngành để hạn chế các chuyến bay quốc nội đến TPHCM, hiện nay trung bình mỗi ngày TPHCM đón khoảng 7.000 khách quốc nội; kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường sắt vào TPHCM; xem xét tạm dừng các chuyến xe khách liên tỉnh; cân nhắc tuyến xe bus công cộng nào sẽ tạm dừng, những tuyến nào vẫn hoạt động cũng như các biện pháp phòng ngừa Covid-19.

Sở Công thương phải lên danh sách tất cả các cửa hàng cung ứng khẩu trang, nước rửa tay kháng khuẩn của 24 quận huyện; chủ tịch UBND quận huyện có trách nhiệm thông báo đến từng người dân các địa chỉ này, rà soát lại khâu phân phối khẩu trang, không để tình trạng Nhà nước nói đủ khẩu trang nhưng người dân kêu thiếu, đồng thời phải nghiêm trị cửa hàng “găm” khẩu trang để trục lợi.

“Toàn bộ người dân nên hạn chế ra đường nếu không cần thiết. Mong mọi người cùng chia sẻ những khó khăn trước mắt để bảo vệ an toàn cho gia đình, xã hội. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch. Thành phố và người dân sẽ nỗ lực hết sức mình, có hành động kịp thời để không xảy ra tình trạng lây lan nhanh”, Chủ tịch UBND TPHCM nói.

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội là "TPHCM phong tỏa trong vòng 14 ngày, kể từ 28-3", đồng chí Nguyễn Thành Phong khẳng định đây là thông tin bịa đặt, sai sự thật. Những thông tin này khiến cho người dân hoang mang, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19 của thành phố. UBND TPHCMđã giao cho các cơ quan chức năng điều tra, có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các tài khoản đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật này.

Trước đó, chiều cùng ngày, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, đã xác định được 18 tài khoản mạng xã hội đăng thông tin này. Trong đó, 8 tài khoản đã chủ động tháo gỡ thông tin, xóa tài khoản; 5 tài khoản ở Quảng Trị, Đồng Nai và Bình Định vẫn chưa gỡ bỏ; 5 tài khoản ở nước ngoài. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an TPHCM xác minh thông tin chủ các tài khoản, xử lý nghiêm.

Quyết liệt ngăn chặn Covid-19 lây lan

Tại buổi giao ban, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phân tích virus gây bệnh Covid-19 không chạm được vào con người thì sẽ không lây lan, không gây bệnh. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong phòng ngừa là không cho virus tiếp cận. Hiện nay, ở Ấn Độ đã ban lệnh giới nghiêm và những người đi chợ khi mua hàng phải đứng trong một vòng tròn có khoảng cách với người bán.

Không cho virus lây lan là rất quan trọng. Đây là biện pháp rẻ tiền nhưng ngăn chặn lây lan hiệu quả. Theo đồng chí, ở một số nước trên thế giới, người đeo khẩu trang sẽ bị dị nghị. Ở nước ta thì không, nên đây là điều kiện thuận lợi trong ngăn chặn virus lây lan.

Đồng chí cũng nhắc nhở lãnh đạo 4 quận - huyện không báo cáo về tình hình cung cấp khẩu trang trên địa bàn và yêu cầu rà soát. Thông qua đó mới có thể nắm chắc được tình hình cung cấp khẩu trang, cung cấp danh sách cửa hàng bán khẩu trang cho người dân. Vì vậy, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu lãnh đạo UBND 24 quận - huyện cùng tất cả các phường - xã - thị trấn trên địa bàn TPHCM rà soát một lần nữa về việc này.

Cùng với đó, đồng chí yêu cầu kiểm tra thông tin người dân không chấp hành việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và đề nghị Chủ tịch UBND TPHCM ban hành Chỉ thị yêu cầu tất cả người dân thành phố phải đeo khẩu trang. Trường hợp nào không chấp hành phải chế tài xử phạt và được phát một khẩu trang đeo ngay lập tức.

“Lúc này không phải là khuyến khích, mà là cưỡng chế bắt buộc thực hiện”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Ngoài ra, Sở Y tế phải công bố tên loại khẩu trang đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng trong ngăn chặn Covid-19, vì khả năng có khẩu trang làm giả. Các đơn vị liên quan phải kiểm tra, tránh xảy ra tình trạng bán khẩu trang kém chất lượng cho người dân.

Đồng chí nêu số liệu thống kê từ nhiều nước trên thế giới và khẳng định, tình trạng lây lan Covid-19 là có quy luật. Thời gian tăng từ 1 người mắc lên thành 100 người mắc vào khoảng 30 ngày. Từ 100 mắc thành 1.000 người chỉ diễn ra trong 10 ngày (mỗi ngày có 90 người mắc). Tuy nhiên, trong 10 ngày tiếp theo con số từ 1.000 người sẽ thành 8.000 người và sẽ tăng lên thành 32.000 người trong 10 ngày tiếp theo nữa.

Tốc độ lây lan như trên là rất khủng khiếp, vì trong vòng 1 tháng, số người mắc Covid-19 từ 100 đã thành 32.000. Hiện nay nước đang ở giai đoạn có hơn 100 người mắc. Nếu chúng ta ngăn chặn được trong 1 tháng không để 1.000 người mắc trong cả nước, mà tốt nhất là dưới 500 người mắc, thì nước ta sẽ không chuyển qua giai đoạn sau (có thêm 7.000 người mắc nữa).

Quy luật lây lan này thể hiện ở các nước châu Âu, Mỹ và Iran.

Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, từ các bài học trên, chúng ta phải thực hiện sớm và triệt để việc ngăn chặn lây lan.

Trong đó, ngày 4-3, nước Anh tuyên bố có dịch nhưng lúc đó, mọi hoạt động diễn ra bình thường và không khuyến cáo đeo khẩu trang, thậm chí cho rằng không cần thiết đeo khẩu trang.

Một tuần sau khi có người chết đầu tiên, các nhà khoa học đề nghị chính phủ xem lại giải pháp chống dịch. Nhưng, đến ngày 20-3, Anh mới quyết định đóng cửa trường học và các nhà hàng. Chính việc lãng phí thời gian như vậy đã khiến lây nhiễm lan rộng.

Khi Anh tuyến bố đóng cửa cả nước và phong tỏa biên giới (ngày 24-3) thì các nước đã trải qua giai đoạn bùng phát dịch, như Ý có 64.000 người mắc, Pháp có 20.000 người mắc, Tây Ban Nha 35.000 người mắc.

Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, việc đóng cửa trường học, hạn chế đi lại phải được làm từ sớm, thực hiện chậm thì trả giá rất lớn.

Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, trường hợp chúng ta thực hiện các giải pháp phòng ngừa tốt thì không phải đóng cửa giới nghiêm cả một đất nước trong 3 tuần như nước Anh.

Cùng tự giác chung tay chống "giặc Covid-19"

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhận xét, từ bài học thành công/không thành công của các nước cũng như quy luật lây lan, TPHCM đã đi đúng hướng trong phòng chống dịch Covid-19. Thời điểm hiện nay, TPHCM cần quyết liệt thực hiện các biện pháp đã thực hiện đồng thời bổ sung một số biện pháp mới. Đó là biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ cộng đồng nước ngoài vào nước ta (người Việt Nam về thì cách ly ngay và thực hiện theo dõi). Bởi lẽ, thống kê bình quân ở TPHCM, cứ 1 người mắc Covid-19 thì phải cách ly 280 người, là rất vất vả. Tuy nhiên, ai không thực hiện cách ly thì phải cưỡng chế.

Liên quan đề xuất hỗ trợ người cách ly tại nhà, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thông tin, dự kiến chiều 27-3, HĐND TPHCM sẽ họp bất thường để xem xét chính sách hỗ trợ người các ly tại nhà.

Ngoài ra, sắp tới TPHCM cũng sẽ tổ chức xét nghiệm rộng hơn. Qua đó, khi phát hiện người mắc Covid-19 thì phải đưa ngay vào bệnh viện. TPHCM đã làm được và cam kết sắp tới tiếp tục làm được. Từ nguồn đóng góp của doanh nghiệp, người dân, TPHCM sẽ đầu tư thêm phòng áp lực âm.

Tuy nhiên, mỗi người cần phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay, cần hạn chế tập trung đông người, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.

Hiện nay, TPHCM đã tạm ngưng hoạt động đối với các sơ sở vui chơi, giải trí... Các nước cũng xác định rõ, các dịch vụ không nhất thiết phải thực hiện trong 2 tuần thì nên dừng. TPHCM cần xem xét vận động người dân theo hướng, những công việc gì không nhất thiết phải thực hiện trong 2 tuần mà vẫn sống tốt thì giảm bớt việc đi lại. Riêng việc đi chợ cũng cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc thực hiện đi chợ 1 lần cho 2-3 ngày.

Vậy các doanh nghiệp, xí nghiệp có làm việc hay không?

Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, nội dung này cũng cần làm rõ, xác định doanh nghiệp lĩnh vực nào sẽ ngưng sản xuất trong 2 tuần, doanh nghiệp lĩnh lực nào thì tiếp tục. Điều này cũng giúp giảm mạnh số người đi lại trên đường, tăng số lượng cách ly tại nhà.

Trong đó, đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng thực phẩm thì không, nhưng loại hình nào nên ngừng thì phải làm rõ.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến không ít người lao động, công nhân mất việc. Liên quan đến việc này, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã họp và thống nhất chủ trương: Cán bộ công chức giảm một nửa phần thu nhập tăng thêm dự kiến của năm nay (mà HĐND TPHCM đã thông qua), dành phần đó hỗ trợ người lao động, công nhân lao động mất việc làm do Covid-19.

Số lượng cụ thể, Sở LĐ&TB-XH đang thống kê, ước có khoảng 600.000 người ở TPHCM mất việc. Như vậy, toàn bộ phần thu nhập tăng thêm nêu trên đủ hỗ trợ cho 600.000 lao động này với 1 triệu đồng/người/tháng (tương đương 600 tỷ đồng - PV).

“Thời gian qua, TPHCM đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong phòng chống dịch và góp phần giữ vững “trận địa” chống dịch của cả nước. Chúng ta đang bước vào thời kỳ rất đặc biệt, là nguy cơ tăng số người mắc Covid-19 từ 100 người lên thành 1.000 người trong vòng 10 ngày. Việc làm tốt các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa để điều này không xảy ra là cách tốt nhất để bảo vệ mình, bảo vệ người thân, bảo vệ TPHCM và góp phần vào “trận chiến” của cả nước”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 5: “TP.HCM sẽ hỗ trợ người lao động mất việc bởi dịch bệnh”;  Hà Nội mới, trang6: “Thành phố Hồ Chí Minh: Lan tỏa quyết tâm chung tay phòng, chống dịch Covid-19”; Tiền phong, trang 4 : “TPHCM khống chế dịch, hỗ trợ người mất việc”.

 

Quyết liệt chống tin giả

Theo cơ quan chức năng, nhiều thế lực, đối tượng phản động lợi dụng thời gian cao điểm chống dịch hiện nay để thực hiện các hoạt động gây nhiễu loạn thông tin phòng chống dịch của Việt Nam, công tác phòng chống “virus” không gian mạng vì vậy đóng vai trò hết sức quan trọng.

Dấu hiệu nhận biết thông tin xấu, độc

Theo Thượng tá Nguyễn Thành Lợi (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05, Bộ Công an), lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối, phản động, một số người dân thiếu nhận thức… thời gian qua đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; công kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và chính quyền các cấp trong việc đối phó với bệnh dịch; bịa đặt các cơ quan chức năng che giấu thông tin, gây hoang mang trong nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự.

Cũng theo lãnh đạo Cục A05, bên cạnh các phương thức trên, các đối tượng còn lập nhiều trang mạng xã hội, lập nhiều hội nhóm cả công khai lẫn riêng tư để chia sẻ, phát tán thông tin; hoặc dẫn người đọc về các trang thông tin có nội dung xuyên tạc. Các đối tượng còn thông qua các hãng thông tấn có hoạt động chống Việt Nam và một số tổ chức phản động để kêu gọi biểu tình, chống đối.

Trước diễn biến phức tạp của các đối tượng, tổ chức phản động, cơ hội, Bộ Công an trong đó có Cục A05 đã triển khai các lực lượng, biện pháp, phối hợp chặt chẽ với Bộ TT-TT và các cơ quan liên quan, nắm sát diễn biến tình hình, nhanh chóng xác minh, làm rõ các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật để xử lý. Đến nay, Bộ Công an đã xác minh làm rõ và triệu tập hơn 800 đối tượng, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hơn 200 trường hợp tung tin sai sự thật, xử lý hơn 200 cơ sở kinh doanh thiết bị, vật tư y tế lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, nâng giá nhằm trục lợi cá nhân. Bên cạnh đó, Cục A05 đã trao đổi, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ Facebook, Google gỡ bỏ hàng trăm liên kết chứa thông tin giả, sai sự thật về dịch bệnh tại Việt Nam; khuyến nghị mọi người không chia sẻ, tán phát các thông tin giả, sai sự thật, không kiểm chứng về tình hình dịch Covid-19.

Xử lý nghiêm, dứt điểm

Thượng tá Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh: “Những thông tin xấu, độc trên mạng có tác động, ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống thực. Trước tiên, nó gây nên hiện tượng nhiễu loạn thông tin, làm cho người dân không biết đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả để thực hiện cho chính xác. Việc này tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh của Chính phủ cũng như các bộ, ngành và chính quyền các cấp đang nỗ lực thực hiện. Đặc biệt, những thông tin sai sự thật này có thể gây ra tâm lý hoang mang, gây xáo trộn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong xã hội”.

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội), đây là giai đoạn quan trọng trong việc kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19, chính vì vậy người tham gia vào không gian mạng cần thận trọng, bình tĩnh khi tiếp cận, chia sẻ thông tin liên quan. Việc xử lý nghiêm khắc các đối tượng tung tin xấu, độc, lợi dụng dịch bệnh để tuyên truyền, chống phá sẽ góp phần duy trì sự ổn định xã hội, giúp cho công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. Theo luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TPHCM), theo Bộ luật Hình sự, người tung tin sai sự thật có tính chất vu khống có thể bị phạt từ 3 tháng đến 7 năm tù.

Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, thời gian tới các hành vi chống đối, tung tin xấu, độc có thể vẫn diễn ra với hình thức tinh vi hơn, khéo léo hơn. Do vậy, cùng với việc xử lý nghiêm khắc thì người dân cần biết tiếp cận thông tin chính thống, thông báo cơ quan chức năng khi phát hiện các đối tượng tung tin giả, độc: “Chống dịch không có nghĩa chỉ đơn thuần là đẩy lùi bệnh dịch, mà còn mang trong đó cả kiến thức, giáo dục ý thức người dân, xử lý vi phạm”, luật sư Hoàng Tùng chia sẻ. (Sài Gòn giải phóng, trang  2).

 

Ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 trên 570 tỷ đồng

Ngày 26-3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng chống dịch Covid-19, để thảo luận, cho ý kiến về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ban vận động Quỹ phòng chống dịch Covid-19 TPHCM (Ban vận động), gồm: Chủ tịch là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, Phó Trưởng ban Thường trực là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM và Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM. Thành viên Ban vận động gồm đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp, Sở Tài chính, Sở LĐTB-XH, đại diện các cơ quan báo chí (Báo SGGP, Đài Truyền hình TPHCM), các phòng ban chuyên môn của Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.

Ban vận động phối hợp với cơ quan truyền thông phổ biến rộng rãi ý nghĩa của đợt vận động; thời gian, địa chỉ, số tài khoản tiếp nhận tiền, hàng; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19. Địa chỉ Ban vận động và nơi tiếp nhận mọi đóng góp của các tổ chức, đơn vị, cá nhân, mạnh thường quân đặt tại 55 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1.

Tính đến cuối ngày 26-3, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 (TPHCM) đã tiếp nhận tiền và hàng với tổng giá trị hơn 33 tỷ đồng, trên tổng số hơn 70 tỷ đồng các tập thể, cá nhân đã đăng ký ủng hộ tại lễ phát động, tổ chức hôm 20-3. Trước mắt, dự kiến Ban vận động sẽ phối hợp cùng Sở Y tế nhanh chóng trang bị các phòng áp lực âm và hàng ngàn bộ test kit cho các bệnh viện điều trị và khu cách ly y tế tại thành phố.

Cũng theo quy chế trên, các thành viên Ban vận động, trong đó có Báo SGGP, được tổ chức tiếp nhận tiền, hàng của các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19, gửi về Ban vận động.

Quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các mạnh thường quân có thể đóng góp ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tại trụ sở Báo SGGP, số 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3. Hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Sài Gòn Giải Phóng, số 31010000231438 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh TPHCM.

° HLV Park Hang-seo ủng hộ 5.000 USD

Chiều 26-3, tại Hà Nội, Huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam Park Hang-seo đã đến trao ủng hộ 5.000 USD cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, thông qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Tại đây, HLV Park Hang-seo chia sẻ, với số tiền nhỏ của mình, ông mong muốn đóng góp cùng Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam hỗ trợ những người đang ngày đêm phòng chống dịch, những người đang điều trị và ở các khu cách ly. Ông cũng cho biết, bản thân mình đã tuân thủ mọi khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch, hạn chế ra ngoài và luôn giữ khoảng cách với những người xung quanh.

Cùng ngày, tiếp tục có nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để trao tiền và hiện vật ủng hộ phòng chống dịch Covid-19. Đến nay, các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước đã ủng hộ trên 500 tỷ đồng và đóng góp qua nhắn tin đến tổng đài 1407 trên 70 tỷ đồng. Cũng trong ngày 26-3, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã dẫn đầu đoàn cán bộ của MTTQ đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã trao tặng phòng điều trị cách ly áp lực âm dành cho các bệnh nhân mắc Covid-19, trị giá 500 triệu đồng cho bệnh viện tỉnh. (Sài Gòn giải phóng, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Nhiều tổ chức, cá nhân tiếp tục ủng hộ kinh phí, trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19”; Công an Nhân dân, trang 1: “6.500 bộ đồ bảo hộ y tế tặng cán bộ chiến sĩ công an nơi tuyến đầu chống dịch”; An ninh Thủ đô, trang 5: “Tiếp sức cho tuyền đầu phòng chống dịch Covid-19”.

 

Dừng hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người

Việc tạm dừng sẽ kéo dài ít nhất trong 2 tuần, kể từ 28.3. Chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người sẽ bị xử lý nghiêm.

* Cấm tụ tập hơn 10 người ở ngoài các công sở, trường học, bệnh viện

Đó là nội dung được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ ngày hôm qua (26.3) về tình hình phòng chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới.

Đóng cửa dịch vụ không thiết yếu

Dẫn lại tình hình dịch của Mỹ mà có ý kiến khuyến nghị nên tham khảo để rút kinh nghiệm, Thủ tướng cho hay vào đầu tháng 3, nước này khi ấy có 100 trường hợp nhiễm Covid-19, nhưng sau 3 tuần số ca nhiễm đã lên tới 55.000 người và đến ngày 22.3 đã phải tuyên bố tình trạng thảm họa, đóng cửa bang California, khi đã quá muộn. Đáng lẽ Mỹ nên đóng cửa vào 12.3 khi số ca nhiễm còn 1.000 người. “Việt Nam nghiên cứu vấn đề này như thế nào. Liệu có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000”, Thủ tướng nêu vấn đề.

Nhắc lại dự báo, chúng ta có 2 tuần để hành động và vi rút sẽ lây lan nhanh hơn nếu không triển khai phòng, chống kịp thời, quyết liệt, Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người.

Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo; xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.

Thủ tướng cũng nhắc nhở UBND Q.Tây Hồ (Hà Nội) trong ngày 24.3 (mùng 1 tháng 3 âm lịch) đã để quá đông người dân đến chùa chiền ở khu vực này. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, như: massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan; các tụ điểm vui chơi, giải trí, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống…

Đối với Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thủ tướng cho rằng cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh. “Chúng ta bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tạm dừng hoặc chỉ tổ chức rất ít chuyến giao thông công cộng. Bộ GTVT được giao nhiệm vụ chỉ đạo hạn chế bay từ 2 TP lớn đến các địa phương khác. Trong khi đó, người dân được yêu cầu ở lại nhà, trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài. Đối với người dân từ các khu vực, địa phương đang có dịch thì chính quyền sở tại có trách nhiệm quản lý như đi từ vùng dịch. Thời gian thực hiện các biện pháp này là từ 0 giờ ngày 28.3 và kéo dài trong một tuần. Việc xem xét kéo dài thêm vài tuần hay không sẽ được quyết định cụ thể sau, tùy vào tình hình thực tế diễn biến dịch bệnh.

Chuẩn bị biện pháp cho "thời kỳ tiền khẩn cấp"

Với các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện việc xét nghiệm các nhân viên y tế ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Thủ tướng giao Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể, không để bệnh viện thành nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm. Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ (BS), nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Chính quyền địa phương, các ngành, đặc biệt là ngành y tế có trách nhiệm hỗ trợ việc cách ly này để các thầy thuốc yên tâm làm việc. “Tinh thần là có phương án chăm sóc tốt hơn cho các BS, nhân viên y tế, nhất là tại các bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19”, Thủ tướng nhấn mạnh nhằm bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nghiêm khắc quản lý biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt.

Trước đó, Thủ tướng cho biết Bộ Tư pháp đã soạn thảo một số chủ trương, biện pháp trong thời kỳ “tiền khẩn cấp”. Người đứng đầu Chính phủ cũng đã trao đổi với các ngành, đặc biệt là khối sản xuất, tài chính, ngân hàng, công thương… để tới đây sẽ có hội nghị của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương, các bộ trưởng, các ngành liên quan nhằm giải quyết 4 việc: tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tập trung giải ngân vốn đầu tư công với số vốn trên 650.000 tỉ đồng; quan tâm hơn nữa đến an sinh xã hội, một số biện pháp bảo đảm cuộc sống cho người lao động; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Phòng lây lan rộng trong cộng đồng

PGS-TS Trần Đắc Phu, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, cho biết dịch đã có diễn biến bắt đầu lây lan trong cộng đồng, nên càng cần quyết liệt áp dụng biện pháp chống lây lan chủ động, không chờ có ca bệnh xác định.

Đó là không tập trung đông người, hạn chế đến nơi công cộng, hạn chế tham gia phương tiện công cộng vì bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần, qua giọt bắn; giữ khoảng cách xa sẽ ngăn được lây nhiễm. Các khuyến cáo của Bộ Y tế đã nêu rất rõ và đặc biệt Thủ tướng đã chỉ đạo, từng địa phương cũng đã có phương án phù hợp, đòi hỏi mỗi người dân cần thực hiện thật nghiêm.

Còn theo PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), quá trình điều trị cho người bệnh Covid-19, hệ thống các bệnh viện đã có nhân viên y tế đầu tiên bị lây nhiễm Covid-19. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 ngày 26.3 đã có văn bản đề nghị toàn bộ các sở Y tế, bệnh viện, cơ sở y tế và người hành nghề khám, chữa bệnh nghiêm túc và quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế, tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Theo đó, bệnh viện cần dự trù và cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế. Trong trường hợp cơ sở y tế thiếu, không mua được phương tiện phòng hộ, cần báo cáo ngay với cơ quan quản lý trực tiếp và Ban chỉ đạo các cấp để tìm giải pháp khắc phục. Ông Khuê lưu ý, trong các kỹ thuật điều trị, chăm sóc người bệnh có tạo ra các hạt khí dung như gây mê, đặt nội khí quản… có nguy cơ lây nhiễm cao, yêu cầu người hành nghề tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, chỉ thực hiện khi đã trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ chuyên dùng.

Ông Khuê cũng yêu cầu các bệnh viện cần chú ý bố trí khu vực sinh hoạt của nhân viên y tế cách xa khu vực cách ly và điều trị người bệnh (căn cứ trên điều kiện thực tế của đơn vị). Nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện có điều trị bệnh nhân Covid-19 nói chung và các khu cách ly nói riêng, cần hạn chế tối đa đến các khu vực đông người và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. (Thanh niên, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 1: “Tạm dừng mọi hoạt động hội họp tập chung trên 20 người”; Thanh niên, trang 8: “Dễ thương hàng quán Sài Gòn đóng cửa chống dịch và “hẹn gặp lại khách yêu”,”; Hà Nội mới, trang 1: “Từ 0h, ngày 28-3, tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập chung trên 20 người”; Tiên phong, trang 1: “Tạm dừng hội họp tập chung trên 20 người”; Nông thôn ngày nay, trang 1: “Từ 28/3, tập chung trên 20 người sẽ bị xử lý nghiêm”’; Lao động, trang 1: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đóng cửa dịch vụ không thiết yếu , dừng hội họp tập chung trên 20 người”; Khoa học & Đời sống, trang 1: “Thủ tướng: Từ 28/3, các thành phố lớn đóng cửa  toàn bộ cơ sở dịch vụ”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập chung trên 20 người”; Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Phòng chống dịch : Tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, sự kiện tập chung trên 20 người”.

 

3 bệnh nhân mới phát hiện đã tiếp xúc nhiều người

Ngày 26.3, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 12 bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam, nâng tổng số ca nhiễm lên 153.

Trong đó, bệnh nhân (BN) thứ 142 (nam, 26 tuổi, ở H.Bình Chánh, TP.HCM) là du học sinh tại Mỹ. Ngày 8.3, BN từ Texas (Mỹ) quá cảnh tại Đài Loan, sau đó đi máy bay của hãng Eva Air số hiệu BR395, số ghế 38A đến TP.HCM ngày 10.3. BN đã đến thăm người nhà tại Bệnh viện (BV) Bình Dân, Lãnh sự quán Mỹ và tiếp xúc một số cán bộ xã Tân Túc, H.Bình Chánh.

Ngày 23.3, BN được lấy mẫu xét nghiệm, hiện đang cách ly, điều trị tại BV dã chiến Cần Giờ (TP.HCM).

BN thứ 143 (nữ, 58 tuổi, người Nam Phi, địa chỉ P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM), từ Mỹ quá cảnh Đài Loan, sau đó đi máy bay của Hãng Eva Air số hiệu BR395, số ghế 48A, đến TP.HCM ngày 21.3. Sau khi nhập cảnh, BN được cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. BN đã tiếp xúc với người thân mắc Covid-19 trước khi về Việt Nam. Ngày 22.3, BN sốt, ho, khó thở, được chuyển đến BV dã chiến Củ Chi, đã giảm sốt, còn ho ít.

BN thứ 144 (nam, 22 tuổi, ở P.14, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0050 của Vietnam Airlines, số ghế 24D, ngày 22.3. BN không có triệu chứng, sức khỏe ổn định, đang được cách ly tại tỉnh Trà Vinh.

BN thứ 145 (nam, 34 tuổi, trú P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM), là thợ làm móng. BN đáp chuyến bay VN0050 của Vietnam Airlines, số ghế 28A, về sân bay Cần Thơ ngày 22.3. Khi nhập cảnh, BN chưa có triệu chứng bệnh và được cách ly tại Trường Quân sự địa phương TP.Cần Thơ, có ho nên được chuyển đến BV Lao và bệnh phổi cách ly, đến nay còn ho.

BN thứ 146 (nữ, 17 tuổi, ở xã Nghi Thiết, H.Nghi Lộc, Nghệ An) từ Thái Lan về Việt Nam ngày 20.3. Trước đó BN có tiếp xúc gần với ca dương tính xác định tại Đà Nẵng. Sau khi nhập cảnh, BN được đưa về cách ly tại tỉnh Hà Tĩnh và lấy mẫu làm xét nghiệm. BN đang được cách ly tại BV đa khoa Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh, sức khỏe ổn định.

BN thứ 147 (nam, 19 tuổi, ở P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), là du học sinh từ Anh, đáp chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines về Hà Nội ngày 21.3 và ngay sau đó được cách ly, lấy mẫu làm xét nghiệm. BN đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (H.Đông Anh, Hà Nội), sức khỏe ổn định.

BN thứ 148 (nam, 58 tuổi, quốc tịch Pháp, ở P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội) là du khách, đến Việt Nam ngày 12.3 trên chuyến bay VN0018. Từ 12 - 19.3, BN có đi đến nhiều điểm ở Hà Nội.

Ngày 19.3, BN được lấy mẫu xét nghiệm, sau đó tự cách ly tại nhà. Ngày 24.3, BN có kết quả dương tính và đang được cách ly điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2, sức khỏe ổn định.

BN thứ 149 (nam, 40 tuổi, địa chỉ ở Q.Long Biên, Hà Nội), là lao động tự do tại Đức. Ngày 23.3, BN về sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) trên chuyến bay VN36 của Vietnam Airlines, số ghế 55C (cùng với mẹ, 68 tuổi, ngồi ghế 55A). Tại khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Quảng Ninh, BN ở cùng phòng với 2 người khác cùng chuyến bay. Kết quả xét nghiệm của tỉnh Quảng Ninh ngày 25.3 khẳng định BN đã dương tính với SARS-CoV-2, 207 hành khách còn lại trên chuyến bay âm tính. BN cùng mẹ và 2 người ở cùng phòng đã được chuyển đến BV số 2 TP.Hạ Long để điều trị, theo dõi sức khỏe.

BN thứ 150 (nam, 55 tuổi, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM) ngày 13.3 cùng vợ từ Mỹ về Việt Nam có quá cảnh tại Đài Loan trên chuyến bay của Hãng Eva Air, số hiệu BR395, số ghế 2D, 2K và đến TP.HCM. Sau nhập cảnh, BN về nhà.

Từ ngày 14 -18.3, BN đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Cụ thể, ngày 14.3 tiệc tại nhà (4 người dự); ngày 15.3 đến quán bún Gánh (đường Hàn Thuyên), ngày 16.3 họp Công ty Transimex (24 người) và dự tiệc ở hoa viên Tri Kỷ cùng ngày; ngày 18.3 gặp bạn bè tại H.Nhà Bè và đi khám tại Family Medical (số 34 Lê Duẩn) được tư vấn khám BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sau đó được chuyển cách ly tại BV điều trị Covid-19 Cần Giờ cho đến nay. Ngày 23.3, BN có sốt, ho, đau họng và lấy mẫu xét nghiệm.

BN thứ 151 (nữ, quốc tịch Brazil, 45 tuổi, trú P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM), làm việc tại Công ty TNHH giày Gia Định, có 2 chi nhánh ở H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai và P.An Phú Đông, Q.12, TP.HCM. BN là đồng nghiệp, tiếp xúc gần với BN 124.

Hằng ngày, BN đi làm cùng với BN 124 trên ô tô (có lái xe riêng), chung lịch trình tới 2 chi nhánh công ty và mua cà phê tại quán Starbucks (Q.2). Ngoài ra, BN đi tới một số nơi: ngày 13.3, đến một quán ăn (TP.Biên Hòa, Đồng Nai); ngày 16.3 đến siêu thị An Phú; ngày 19.3 đến Nhà máy Huệ Phong (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Ngày 23.3, BN được xác định là người tiếp xúc gần BN thứ 124, được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Trường Thiếu sinh quân H.Củ Chi. Đây cũng là nơi người lái xe đang được cách ly.

BN thứ 152 (nữ, 27 tuổi, trú tại P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM), là chị gái sống cùng nhà với BN 127 (nam nhân viên quán bar Buddha). BN làm việc tại Công ty Formica (tầng 3, tòa nhà 414 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM). Hằng ngày, BN đi làm giờ hành chính.

Từ ngày 10 -14.3, BN tiếp xúc gần với 4 đồng nghiệp. Ngày 19.3, tiếp xúc với một đối tác tại công ty. Từ ngày 15 - 18.3, BN có đi một số nơi và tiếp xúc một số người: đến nhà cha mẹ tại Q.Tân Bình ngày 15.3; ăn trưa cùng 2 bạn tại nhà hàng chay Sen (Q.1) ngày 17.3; tiếp xúc gần với một người giao hàng ngày 18.3.

Ngày 20.3, khi biết tin quán bar Buddha - nơi em trai làm việc có ca bệnh Covid-19, BN nghỉ làm, tự cách ly tại nhà và được y tế phường theo dõi sức khỏe. Ngày 23.3, BN được lấy mẫu xét nghiệm, chuyển cách ly tập trung tại BV điều trị Covid-19 Cần Giờ. Công ty nơi BN làm việc đã tạm ngưng hoạt động.

BN thứ 153 (nữ, 60 tuổi, trú Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), sang Úc thăm người thân và trở về Việt Nam ngày 21.3 trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN772 đến TP.HCM. Sau nhập cảnh, BN cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, ở chung phòng với BN thứ 143 và 2 người khác. Ngày 23.3, sau khi xác định ca số 143 mắc Covid-19, BN và 2 người chung phòng được chuyển đến BV dã chiến Củ Chi cách ly, theo dõi và lấy mẫu. (Thanh niên, trang 6).

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 1: “3 ca mới nhất mắc Covid-19 bị lây từ các trường hợp dương tính đã công bố”.

 

Phòng áp lực âm có thể làm gia tăng lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế

Chiều 26.3, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) có khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm chéo nếu cách ly điều trị bệnh nhân (BN) Covid-19 trong phòng áp lực âm.

Theo cục này, phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện (BV) để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh.

Phòng có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị.

Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa vi rút vì vi rút đã được giữ lại tại bộ lọc.

Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng vi rút có trong không khí mà không có khả năng diệt vi rút. Ngoài ra, khi BN ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa vi rút và vẫn còn một lượng vi rút này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi rút cho nhân viên y tế, người chăm sóc BN nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.

Hiện nay, chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn; việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn thì tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.

Trong khi đó, mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho 1 BN. Vì vậy, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đào tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch Covid-19. Các BV chưa có phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly BN nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly BN thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên… theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.

Cục Quản lý môi trường cũng cho biết, vừa qua có nhiều tổ chức, cá nhân đề xuất sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Bộ Y tế cũng đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động. Tuy nhiên, đề xuất chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua, do chưa đủ tài liệu minh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt vi rút và an toàn đối với người sử dụng.

Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân di động để đảm bảo an toàn.

Người dân hãy thực hiện những biện pháp dự phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả như không đi ra ngoài nếu không cần thiết, nếu phải đi ra ngoài thì giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn ít nhất 60%... (Thanh niên, trang 6).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 4: “Ngừng sử dụng buồng khử khuẩn, phòng áp lực âm”; Công an Nhân dân, trang 2: “Bộ Y tế lên tiếng về việc lắp buồng khử khuần chống Covid-19”; Sức khỏe & Đời sống, trang 8: “Khuyến cáo của Bộ Y tế về buồng khử khuẩn toàn thân di động phòng chống Covid-19”.

 

Cùng đồng lòng chống dịch

Thực hiện yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội về việc tạm dừng hoạt động tất cả các cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu như quán cà phê, nhà hàng, quán bar, karaoke, quán bia hơi… đến hết ngày 5-4, từ chiều tối 25-3 đến ngày 26-3, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tích cực vào cuộc triển khai.

Nhờ việc tuyên truyền, nhắc nhở sâu sát, kịp thời của lực lượng chức năng, nhiều chủ cửa hàng đã chấp hành việc dừng kinh doanh. Rút kinh nghiệm từ thực tế, để bảo đảm toàn dân đồng lòng chống dịch hiệu quả, chính quyền các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát đối với những cơ sở chưa thực hiện triệt để.

Cơ bản đã thực hiện nghiêm

Là một trong những khu vực tập trung rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar, karaoke…, nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới trong ngày 26-3, nhiều hàng quán trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã chấp hành nghiêm chủ trương của thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Tại quán Trà Chanh số 26 phố Nhà Thờ và quán cà phê Cộng số 2 phố Nhà Chung (quận Hoàn Kiếm), hằng ngày vẫn thu hút đông khách nhưng từ sáng 26-3 đã thực hiện đóng cửa. Tại trung tâm khu vực phố cổ thuộc địa bàn phường Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) đến 15h ngày 26-3, về cơ bản các hộ kinh doanh cà phê, giải khát, karaoke, quầy bán quà lưu niệm… đều đã tạm dừng hoạt động.

Trao đổi với phóng viên, Trung tá Vũ Thế Cường, Trưởng Công an phường Hàng Trống thông tin: “Từ cuối giờ chiều 25-3, sau khi tiếp nhận chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, lực lượng công an phường đã trực tiếp đến các quán ăn, nhà hàng, quán giải khát tuyên truyền, yêu cầu các hộ ký cam kết tạm dừng kinh doanh. Nhìn chung, nhân dân rất đồng tình ủng hộ”.

Tìm hiểu trên địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy… phóng viên cũng nhận thấy rất nhiều cửa hàng đã đồng loạt đóng cửa, các tuyến phố hằng ngày kinh doanh sầm uất. Điển hình như trên các trục “phố cà phê” nổi tiếng ở quận Hai Bà Trưng như: Triệu Việt Vương, Tuệ Tĩnh, Phố Huế... dễ dàng bắt gặp hình ảnh “cửa đóng then cài”. Vào khoảng 12h ngày 26-3, trước cửa quán An Coffe (quận Đống Đa) đã dựng một tấm biển thông báo: “Theo chủ trương của Chính phủ, quán xin phép đóng cửa từ ngày 27-3 đến 5-4-2020”. Đặc biệt, nhiều quán cà phê, bánh mì trên phố Tô Hiến Thành, Tuệ Tĩnh, Hòa Mã (quận Hai Bà Trưng) hay Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa) đã “sáng tạo” treo biển: “Bán hàng cho khách mang về” hoặc "cửa hàng chỉ bán theo đơn hàng online" mà không tiếp khách trực tiếp.

Chia sẻ với phóng viên, hầu hết các chủ hàng cho biết, dù chịu nhiều thiệt hại về kinh tế, nhưng trước diễn biến ngày càng nguy hiểm, khó lường của dịch Covid-19, họ sẵn sàng chia sẻ, đồng lòng cùng thành phố quyết ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan. Anh Lê Văn Vương, quản lý cửa hàng cà phê Kafa trên đường Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm) nói: “Dù có mở cửa thời gian ngắn buổi sáng, nhưng sau khi được lực lượng chức năng tuyên truyền đã thực hiện nghiêm việc đóng cửa hàng ngay trong ngày 26-3. Biết sẽ thiệt hại về kinh tế, nhưng vì mục tiêu chống dịch nên tôi đã chấp hành nghiêm yêu cầu của thành phố”.

Đáng chú ý, tại phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng), có nhiều quán hàng chỉ mở cửa hàng đầu giờ sáng, sau khi được lực lượng chức năng tuyên truyền đã tạm dừng kinh doanh như quán bún cá Lê Thị Thanh, số 129 Hồng Mai; cửa hàng giải khát, đồ ăn nhanh Nguyễn Vân Anh số 209 Hồng Mai… Ông Nguyễn Ngọc Bình, công chức phụ trách lĩnh vực quản lý thị trường UBND phường Quỳnh Lôi cho biết, đến tối 26-3, các cửa hàng trên địa bàn phường cơ bản tạm dừng hoạt động.

Một địa bàn sầm uất khác là tại phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy), về cơ bản, các nhà hàng, quán ăn tập trung đông người trên địa bàn đều đã đóng cửa. Ông Nguyễn Quang Thắng, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu khẳng định: “Còn một số quán ăn trong các ngõ phố, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh hiểu và chấp hành”.

Ở khu vực ngoại thành, chính quyền địa phương cùng người dân cũng khẩn trương vào cuộc thực hiện chủ trương của thành phố để phòng, chống dịch bệnh. Theo Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Oai Trần Văn Lợi, đến nay, 266 di tích, 54 quán cà phê, 67 quán internet trên địa bàn huyện đã tạm dừng hoạt động. Ông Mai Linh - chủ cửa hàng ăn uống Linh Trung ở thị trấn Kim Bài nói: “Không đợi đến khi khi chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, cách đây một tuần khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến mới, tôi đã chủ động cho nhân viên tổng vệ sinh và đóng cửa hàng để bảo vệ sức khỏe của gia đình, người thân và cộng đồng”.

Tại huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm Trôi là khu vực tập trung nhiều nhất cửa hàng, quán ăn trên địa bàn, cũng được lực lượng chức năng tuyên truyền và người dân đồng thuận thực hiện dừng kinh doanh. Trung tá Dương Ngọc Trai, Trưởng Công an thị trấn Trạm Trôi cho biết, đến sáng 26-3, 100% các cơ sở này đã ngừng hoạt động.

Vẫn còn cửa hàng mở cửa nhưng vắng khách

Bên cạnh những nơi hưởng ứng tích cực, trong ngày 26-3, phóng viên Báo Hànộimới vẫn ghi nhận ở một số tuyến đường, phố còn tình trạng cửa hàng mở cửa, tuy nhiên khách khá thưa vắng. Hình ảnh này có thể kể đến như ở “phố cà phê” tại ngõ 28 phố Nguyên Hồng (quận Đống Đa). Tại đây, nhiều quán vẫn hoạt động tuy lượng khách có giảm so với trước. Đáng nói, theo ghi nhận đến chiều tối 26-3, trong khi các cửa hàng bên cạnh đã đóng cửa thì quán cà phê Quân Quân ở số 7, ngõ Thái Hà (quận Đống Đa) vẫn mở cửa.

Tương tự, tại quận Hà Đông, những quán như Xuân Lộc Coffee 41 Lê Lợi hay quán bún ốc 24 Lê Lợi, thường ngày rất đông khách thì nay vẫn hoạt động. Trong khi đó, quán cà phê Highlands Coffee tòa nhà Hoàng Gia, đường Tô Hiệu vẫn mở cửa nhưng lượng khách ít hơn…

Trong khi đó, theo khảo sát của phóng viên trong ngày 26-3, nhiều siêu thị điện máy trên địa bàn thành phố như Nguyễn Kim, Media Mart, cửa hàng điện thoại… vẫn mở cửa kinh doanh nhưng khách khá vắng. Tại Trung tâm siêu thị điện máy Nguyễn Kim Ba Đình (địa chỉ số 17-19 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình), các mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, đường, dầu ăn, muối, bột ngọt, sữa, mì gói, thực phẩm đóng hộp, nước rửa tay, nước xịt phòng, giấy vệ sinh... được sắp xếp bày bán trên tầng 2 tại khu đồ gia dụng của trung tâm. Trao đổi về việc này, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Nguyễn Kim) cho biết, những mặt hàng nhu yếu phẩm được Nguyễn Kim kinh doanh theo đúng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, điểm siêu thị điện máy Nguyễn Kim trên phố Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm) đã thực hiện đóng cửa...

Trung tâm siêu thị điện máy Media Mart (18 Nguyễn Chí Thanh, 335 Cầu Giấy), cũng vẫn mở cửa hoạt động. Theo ông Phạm Hoàng Hạnh, Giám đốc phụ trách siêu thị Media Mart Cầu Giấy, thời điểm này, khách đến các trung tâm điện máy rất vắng, các siêu thị vẫn hoạt động để phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm cho khách hàng.

Tiếp tục tích cực, kiên trì tuyên truyền, vận động

Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo tạm dừng hoạt động các cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu của thành phố, hiện các địa phương đang tập trung tuyên truyền để nhân dân đồng lòng thực hiện.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong, quận sẽ giám sát chặt chẽ và Chủ tịch UBND 18 phường phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo quận nếu không thực hiện đúng theo chỉ đạo của quận và thành phố trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc tạm dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

Tại quận Ba Đình, hiện lực lượng chức năng của 14 phường đang tập trung cao độ để tuyên truyền, nhắc nhở các chủ cửa hàng tạm dừng việc kinh doanh. Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến nêu, quận đã chỉ đạo các phường tiếp tục kiểm tra, nhắc nhở các trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm thời dừng mọi hoạt động kinh doanh vì cộng đồng.

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long, từ ngày 13-3, quận đã ra văn bản chỉ đạo các phường quyết liệt thực hiện việc đóng cửa, tạm dừng kinh doanh tại các nhà hàng, tạm dừng đón khách tại các địa điểm di tích lịch sử. Công an quận và Phòng Văn hóa - Thông tin quận được giao nhiệm vụ nắm tình hình thực tế hằng ngày để nhắc nhở và báo cáo lãnh đạo quận có biện pháp xử lý nếu vi phạm.

“Ngay tối 25-3, quận đã họp quán triệt và giao 14 phường trên địa bàn, trong đó lực lượng công an chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, nhắc nhở chủ cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố. Thời gian tới, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, lực lượng chức năng của quận sẽ tập trung giám sát việc thực hiện”, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Trần Quý Thái nêu rõ các giải pháp quận đang triển khai.

Còn với địa bàn ngoại thành như huyện Quốc Oai, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đức Phương, huyện sẽ tập trung tuyên truyền để tạm dừng triệt để hoạt động kinh doanh của các cửa hàng; đồng thời hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám hiếu, hỷ, giỗ, liên hoan sinh nhật, gặp mặt đông người…

Chỉ sau thời gian ngắn thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, việc thực hiện đóng cửa các cửa hàng dịch vụ kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu trên địa bàn thành phố đã có diễn biến tích cực, thể hiện rõ sự đồng lòng của các doanh nghiệp, người dân với chủ trương của chính quyền cũng như trách nhiệm với cộng đồng. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy, mỗi người dân, các cấp, ngành cần đồng lòng, tiếp tục kiên trì các giải pháp thành phố đã đề ra, để sớm đẩy lùi được dịch bệnh. (Hà Nội mới, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Khoa học & Đời sống, trang 3: “Ở nhà để bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Hãy ở nhà, không tụ tập”; An ninh Thủ đô, trang 3: “Hà Nội: người dân ủng hộ giải pháp làm việc tại nhà, hạn chế ra ngoài để cắt  đường dây lây Covid-19”.

 

Hoàn thiện phác đồ điều trị COVID-19

Thêm 12 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 26/3, nâng tổng số ca bệnh tại Việt Nam lên 153 trường hợp. Cùng ngày, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần 3.

Trong đó, Bộ  Y tế đặc biệt lưu ý các cơ sở khám chữa bệnh theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của XQ phổi để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

Theo đại diện của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm, điểm mới của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 3 gồm có thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam; bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm đã tốt hơn trước. Trong những ngày tới, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu về các loại thuốc mà trên thế giới đang sử dụng; tập huấn, phổ biến tới các cơ sở y tế ở các tuyến.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2 ngày càng cao hiện nay, Bộ Y tế khuyến khích, ủng hộ các đơn vị nghiên cứu sản xuất và tìm kiếm để nhập khẩu, tài trợ, viện trợ các trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán in vitro chẩn đoán SARS-CoV-2. Theo đó có thể nghiên cứu sản xuất và nhập khẩu hóa chất sử dụng cùng máy PCR, que thử/khay thử nhanh... (test kit chẩn đoán SARS-CoV-2) có chất lượng đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu xét nghiệm của các cơ sở y tế.

Trong ngày 26/3, Bộ Y tế ghi nhận thêm 12 ca bệnh mới. Bộ Y tế cho biết đến tối 26/3, Việt Nam có 131/153 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số, đều có sức khỏe ổn định. Trong đó, 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư (gồm có 1 ca can thiệp ECMO; 2 ca thở ô xy).

Các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này. Đến thời điểm này, cũng đã ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của Bệnh viện Bạch Mai và 2 người của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư mắc COVID-19.

Tính tới 22h cùng ngày, trong số 131 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có 26 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19; 8 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 2; đặc biệt, có 5 bệnh nhân đã âm tính 3 lần là bệnh nhân 17, 27, 28, 29 và 35. (Tiền phong, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 6: “Việt Nam đã hoàn thiện phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19”; Nông thôn ngày nay, trang 5: “Hướng dẫn điều trị Covid-19 mới nhất: Người bệnh ra viện cách ly tại nhà 14 ngày”; Tuổi trẻ, trang 3: “Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị Covid-19”; Lao động, trang 2: “Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19”.

 

Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch: Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá, thời điểm này Bệnh viện Bạch Mai được coi như một ổ dịch, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng. Do đó, Bộ Y tế đã lập một tổ công tác đặc biệt gồm 15 người để hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai phòng dịch.

Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo, điều hành công tác phòng bệnh, giám sát dịch tễ, xử lý môi trường phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai; tổ chức điều tra các trường hợp bệnh đã xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ; giám sát triển khai các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn; xử lý môi trường tại Bệnh viện Bạch Mai. PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tổ công tác bám sát hoạt động và hỗ trợ tối đa bệnh viện phòng chống dịch.

Tổ công tác đã chỉ đạo bệnh viện thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh việc cách ly y tế đối với gần 500 người của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa C4 - Viện Tim mạch và Khoa Thần kinh), bệnh viện đang thực hiện lấy mẫu toàn bộ gần 5.000 người gồm nhân viên y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân để xét nghiệm sàng lọc COVID- 19, những vị trí có nhiều nguy cơ sẽ được xét nghiệm trước.

Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai đang kiểm soát người ra vào, chỉ còn duy trì một cổng phía đường Giải Phóng. Tất cả mọi người ra/vào khu vực cổng đều được lực lượng y tế, bảo vệ đo thân nhiệt, xịt dung dịch sát trùng. Khoảng 5.000 người gồm 4.000 nhân viên y tế và 1.000 người bệnh, người nhà tại viện được xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trong những ngày này.

Từ ngày 26 - 29/3, Bộ Y tế giao nhiều đơn vị phối hợp lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, các tỉnh thành cũng lập danh sách những người đã đến khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay để xét nghiệm. Trong số này, riêng ở Hải Phòng đã có 380 người.

Dự kiến mỗi ngày có 1.000 người được lấy mẫu xét nghiệm và nhiều đơn vị sẽ tham gia xét nghiệm. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho biết: “Dự kiến hôm nay (27/3) sẽ xét nghiệm xong lần 1, khi đó chúng tôi mới đánh giá được chính xác mức độ nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng”.

Hạn chế chuyển bệnh nhân tuyến dưới lên

Để hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh, chiều 26/3, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã yêu cầu các bệnh viện tuyến dưới chủ động khám chữa bệnh tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến đến Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp cần thiết cần chuyển, phải tuyệt đối phòng hộ, tránh lây nhiễm COVID-19. Theo đó, các cơ sở tổ chức khám, chữa bệnh tại chỗ toàn bộ người bệnh theo tuyến đã được phê duyệt và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, hạn chế tối đa chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Đối với người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại tuyến tỉnh, khi chuyển tuyến, ưu tiên chuyển đến các bệnh viện đầu ngành. Trường hợp đặc biệt, người bệnh bắt buộc phải chuyển tuyến đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, yêu cầu cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh tuân thủ các quy định phòng hộ cá nhân, tránh lây nhiễm trong bệnh viện.

Quyết định này được Bộ Y tế đưa ra sau khi Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 3 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó 2 nữ điều dưỡng là bệnh nhân 86 và bệnh nhân 87, được xác định nhiễm bệnh vào ngày 20/3. Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân 133 người Lai Châu được khẳng định mắc bệnh ngày 23/3. Bệnh nhân này đã điều trị tại khoa Thần kinh từ 29/2 - 22/3.

Để kiểm soát nguồn lây và phòng chống dịch bệnh COVID-19, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát và lập danh sách toàn bộ nhân viên làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý từ ngày 10- 26/3. Trong đó báo cáo cần ghi đầy đủ các nội dung về thông tin cá nhân, sổ chứng chỉ hành nghề, thời gian tham gia khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người hành nghề làm việc…

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo, tất cả người dân từng đến Bệnh viện Bạch Mai 14 ngày qua, tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có triệu chứng cần liên hệ ngay với cơ quan y tế. Những trường hợp khác nếu có bệnh, hạn chế tối đa việc đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại, bệnh viện đã tạm ngừng khám chữa bệnh theo yêu cầu và tái khám, chỉ tiếp nhận các trường hợp cấp cứu hoặc cần theo dõi, điều trị bệnh liên tục.

Nghệ An rà soát bệnh nhân trở về từ Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 26/3 Sở Y tế Nghệ An ra công văn yêu cầu rà soát tất cả các bệnh nhân trở về từ Bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để cách ly.   Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS-TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, Sở đã giao các đơn vị tiến hành rà soát tất cả các bệnh nhân trở về từ Bệnh viện Bạch Mai “Triển khai rà soát, lập danh sách và thông báo ngay cho người dân đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để tự cách ly y tế tại nhà và theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khi có biểu hiện nghi mắc bệnh… Thông báo cho chính quyền địa phương để tổ chức quản lý và giám sát y tế ”, công văn của Sở Y tế Nghệ An nêu. (Tiền phong, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 7: “Tâp chung xử lý dịch tại Bệnh viện Bạch Mai”; Nông thôn ngày nay, trang 5: “Nguy cơ lây nhiễm cộng đồng từ các ổ dịch mới”.

 

Hà Nội: Dự đoán 20 ca 'ngoài cộng đồng' là có căn cứ

Sáng 26/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đoàn công tác số 2 của Thường vụ Thành ủy kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại quận Cầu Giấy và Tây Hồ.

Tại buổi kiểm tra, liên quan đến thông tin về dự báo số ca nhiễm COVID -19 trong thời gian tới mà người dân quan tâm tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội chiều 25/3, ông Chung cho rằng: Một trong hai vợ chồng người Đan Mạch đến Hà Nội từ ngày 8/3 - thời điểm chưa có yêu cầu người đến từ châu Âu phải cách ly - đã mắc COVID-19. Sau đó, Chính phủ yêu cầu công dân đến từ châu Âu phải cách ly từ 0h ngày 14/3, và rà soát công dân đến từ châu Âu trước ngày 14/3 trong 14 ngày.

Từ đó, thành phố phát hiện 1 công dân Pháp ở 36 Hoàng Cầu (đến Hà Nội từ 11/3), quận Tây Hồ phát hiện một  công dân Mỹ (đến Hà Nội ngày 13/3)... Đến 0h ngày 21/3, Việt Nam mới dừng nhập cảnh từ nước ngoài.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, thành phố đã rà soát lại công dân nước ngoài đến Hà Nội trước các thời điểm bị cấm nhập cảnh. Đến trưa 25/3, thành phố đã tìm ra 3.082 người nhập cảnh; lấy 1.600 mẫu, chạy xét nghiệm 938 mẫu; phát hiện 4 trường hợp dương tính.

Ông Chung phân tích, theo các tính toán dịch tễ học, tỷ lệ bình thường trên thế giới với 938 trường hợp lấy mẫu có 4 ca dương tính, vậy còn 2.200 mẫu thì sẽ có thể có 8 ca dương tính. Với tỷ lệ lây nhiễm trung bình trên thế giới, con số 20 ca dương tính là cảnh báo về dịch tễ học. 

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh: “Điều đó để người dân thấy rõ trên địa bàn thành phố có nguy cơ cao. Từ đó, mọi người phải tự cách ly tại nhà, ăn ở tại nhà, không ra ngoài để tránh nguồn lây nhiễm. Nếu xét nghiệm hết mà không có thêm trường hợp dương tính là tốt nhất”. Ông Chung cũng nói thêm: “Đây là con số dự báo trên xác suất khoa học, không phải con số vu vơ để cảnh báo, để mọi người thấy nguy cơ tiềm tàng, từ đó thực hiện nghiêm quyết định của Thủ tướng Chính phủ; dừng lại các hoạt động không thiết yếu; không để nguồn này lây lan trong cộng đồng”.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục rà soát người nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm để làm hẹp dần nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Giáo sư sinh học Michael Levitt nói rằng: “Mọi thứ ta làm với đại dịch ban đầu có vẻ là thái quá, nhưng sau đó lại thấy làm bao nhiêu cũng không đủ...”, ông Nguyễn Đức Chung nói: “Tôi tin dịch bệnh COVID -19 không cho phép mọi người nói dối, phải nghiêm túc nếu không sẽ phải chịu hậu quả. Mọi biện pháp đều để thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng nhất là người dân phải an toàn”. (Tiền phong, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân Thủ đô nhận thức đươc nguy cơ của dịch Covid-19”; An ninh Thủ đô, trang 4: “Nguy cơ lây nhiễm trong thành phố là rất cao”.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang