Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 27.8.2015

  • |
T5g.org.vn - Bố trí bác sĩ giỏi trực trong dịp Quốc khánh; Việt Nam nằm trong "điểm nóng" về dịch bệnh mới nổi; Mô hình xã hội hóa liên kết khám, điều trị tự nguyện

Bố trí bác sĩ giỏi trực trong dịp Quốc khánh

Đó là chỉ đạo của Bộ Y tế trong kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Cụ thể Bộ Y tế chỉ đạo, các bệnh viện phải bố trí các giáo sư, bác sĩ giỏi thường trực tại bệnh viện mà không được đi công tác khỏi thành phố trong những ngày diễn ra sơ duyệt, tổng duyệt và lễ mít tinh.

Cùng với đó là kế hoạch khám chữa bệnh trong dịp lễ lớn này. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, dịp lễ mít tinh 2/9, các bệnh viện được phân công phải bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để chăm sóc y tế cho các đại biểu tham dự. Đồng thời bố trí các tổ y tế để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời những trường hợp bị ốm, chấn thương, tai nạn.

Các bệnh tuyến Trung ương như bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị, bệnh viện E, bệnh viện Việt Đức, cùng các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Sở Y tế Hà Nội đều phải chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm hoạ.

Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, gồm bác sỹ, điều dưỡng, xe cứu thương được trang bị đầy đủ thuốc, thiết bị y tế. Riêng Bộ Quốc phòng thành lập 28 tổ y tế để đảm bảo sức khỏe cho các cán bộ chiến sĩ suốt thời gian tập luyện và buổi lễ. Để xử lý những trường hợp đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội chuẩn bị sẵn 3-5 giường bệnh sẵn sàng phục vụ bệnh nhân (Petrotimes.vn, Thanh niên trang 2).

 

Việt Nam nằm trong "điểm nóng" về dịch bệnh mới nổi

Tại hội nghị quốc tế phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 25 và 26-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng. Việt Nam nằm trong khu vực được coi là một “điểm nóng” của các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người, trong đó nhiều bệnh có thể gây dại dịch như Mers, Ebola, bệnh hạch… Điều nguy hiểm hơn là ban đầu các bệnh lây truyền từ động vật sang người nhưng sau đó có thể biến đổi lây truyền từ người sang người, làm tăng nguy cơ lây lan giữa các quốc gia. Mặt khác, Bộ Y tế cũng cảnh báo có nhiều bệnh từ lâu không xuất hiện nhưng đến một lúc nào đó có thể bùng phát trở lại (An ninh thủ đô trang 2). 

 

Mô hình xã hội hóa liên kết khám, điều trị tự nguyện

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao của người dân ngay tại địa phương, Bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã liên kết đội ngũ bác sĩ của các bệnh viện tuyến trung ương, triển khai mô hình xã hội hóa liên kết khám, điều trị tự nguyện tại cơ sở. Cách làm này còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề đội ngũ bác sĩ của bệnh viện tuyến dưới.

Có mặt tại Khoa Khám bệnh dịch vụ theo yêu cầu của Bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn vào một buổi sáng đầu tuần, chúng tôi thấy người bệnh đến khám tấp nập, nhưng không hề có cảnh ngồi chầu chực, chen lấn. Tại phòng khám, người bệnh được lấy mẫu bệnh phẩm, trường hợp phải chụp X-quang, siêu âm, nội soi, điện tim thì có hộ lý đưa đi và chờ lấy kết quả, nên tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Sau khi khám tổng quát, chị Nguyễn Kim Anh (xã Tam Sơn, Từ Sơn) được bác sĩ chỉ định phải chụp X-quang. Vài phút sau có hộ lý đưa chị đến tận khu vực chẩn đoán hình ảnh. Trong lúc đợi bác sĩ đọc kết quả, chị Kim Anh tâm sự: Trước đây mỗi lần lên Hà Nội khám bệnh, ngoài việc đi lại vất vả, chúng tôi còn ái ngại cảnh chen chúc, đợi chờ rất lâu. Khi Bệnh viện đa khoa Từ Sơn mở dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu với sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ từ các bệnh viện tuyến trung ương, tôi đến khám và cảm thấy hài lòng. Mọi quy trình khám đều được cán bộ ở bệnh viện hướng dẫn tận tình.

Ngồi gần đó, chị Nguyễn Thị Loan quê ở Bắc Giang cho biết: Trước đây, mỗi lần lên Hà Nội khám, chữa bệnh chúng tôi phải chuyển hai, ba tuyến xe buýt mới đến được bệnh viện. Tuần trước, tôi bị nổi ban khắp người, ngứa ngáy khó chịu, mặc dù uống hết đơn thuốc của bệnh viện huyện kê nhưng bệnh tình không thuyên giảm, tôi đến Bệnh viên đa khoa Từ Sơn khám, được bác sĩ chẩn đoán là bị lupus ban đỏ. Sau một tuần điều trị, hôm nay khám lại, bệnh của tôi đã khỏi dứt điểm.

Với nhiều khu công nghiệp, làng nghề truyền thống, Bắc Ninh có mật độ dân số đông, nhu cầu được khám, chữa bệnh chất lượng cao tại địa phương là nguyện vọng của đông đảo người dân. Trong khi đó, lượng bác sĩ ở cơ sở còn “mỏng”, thiếu kinh nghiệm. Trước thực tế đó, Bệnh viện đa khoa Từ Sơn đã liên kết với các bác sĩ bệnh viện tuyến trung ương để khám, chữa bệnh cho người dân ngay tại cơ sở. Căn cứ tình hình bệnh tật và nhu cầu thực tế, bệnh viện chủ động liên kết các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa sâu, giàu kinh nghiệm về các chuyên ngành: hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch...

Giám đốc Bệnh viện đa khoa Từ Sơn Tạ Văn Đính cho biết: Làm tốt công tác xã hội hóa, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là người dân, bởi họ có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao. Ban đầu, bệnh viện dự định tổ chức khám theo yêu cầu hai buổi/tuần, nhưng số lượng người bệnh đến khám ngày càng đông, phòng khám phải tăng thêm số buổi khám bệnh mới đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Ngoài người dân ở Bắc Ninh đến khám bệnh, nhiều người bệnh ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lạng Sơn cũng tìm đến bệnh viện.

Đến nay mô hình liên kết đội ngũ bác sĩ tuyến trung ương được triển khai với hình thức Bệnh viện đa khoa Từ Sơn ký hợp đồng với các giáo sư, tiến sĩ từ các bệnh viện lớn, có uy tín, như: Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Nội tiết T.Ư để khám, tư vấn điều trị cho người bệnh ngay tại cơ sở. Sự ra đời của mô hình vừa góp phần giảm tải lượng người bệnh phải lên tuyến trên, giảm chi phí cho người bệnh, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ cơ sở.

Cùng với việc tư vấn, điều trị cho người bệnh đến khám tại bệnh viện tuyến dưới, trong quá trình liên kết làm việc, đội ngũ bác sĩ tuyến trung ương sẽ đào tạo chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm cho đơn vị theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Như vậy, đối với bệnh viện, “cái lợi” cũng rất lớn, đó là khi thực hiện xã hội hóa liên kết, đội ngũ y bác sĩ được cập nhật những kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy thuốc giỏi như một hình thức đào tạo tại chỗ (Nhân dân trang 5).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang