Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, dịch bệnh ra sao
“Cần lập kế hoạch dự phòng về vị trí, chỗ ở, nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng. Không để tình trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly. Có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú khi cần thiết. Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ…”. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 5-3 về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ứng xử nhân văn đối với tất cả người cách ly
Biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt các chiến sĩ áo trắng, các lực lượng vũ trang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta đã triển khai cách ly y tế rất sớm, ngay từ đầu, thậm chí nhường doanh trại quân đội cho công tác cách ly. Bộ Quốc phòng đã tổ chức diễn tập toàn quân, đã phát động, chuẩn bị 90 bệnh viện dã chiến, đã chuẩn bị cơ sở để tiếp nhận trên 30.000 người cách ly. Do đó, kết quả phòng, chống dịch bệnh Covid-19 rất tốt. Trong 23 ngày qua, không ghi nhận ca mắc mới tại Việt Nam. Các địa phương được giao đều thực hiện nghiêm túc chủ trương của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Phải kỷ luật sắt với tinh thần chống dịch như chống giặc. Nhưng cũng phải ứng xử nhân văn đối với tất cả người cách ly, đặc biệt là người nước ngoài”.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện lây lan ra 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.000 người tử vong, Thủ tướng nêu rõ, không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong phòng chống dịch. “Khi chúng ta đạt kết quả rồi, các cấp, các ngành, các địa phương cũng dễ thỏa mãn, dễ chủ quan trong tư tưởng và hành động” - Thủ tướng nhắc nhở.
Những hình thức, cách làm mới phải được vận dụng phù hợp, kịp thời, đặc biệt là các nguồn, đường lây nhiễm, mầm bệnh tại cộng đồng… đều phải chủ động phát hiện để tránh nguy cơ lây lan rộng. Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, tình hình dịch bệnh ra sao. Do đó, cách ly tập trung dưới một số hình thức là một đối sách quan trọng, trong đó lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, các địa phương tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng cơ sở cách ly.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo cập nhật về tình hình dịch bệnh Covid-19. Nhắc lại mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng cho rằng, dịch có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số đối tác quan trọng của nước ta. Do đó, trong hôm nay, Thủ tướng sẽ ký ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Tiếp tục diễn tập khả năng phản ứng nhanh
Về phương án đối phó với tình huống xấu nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng yêu cầu các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngành Y tế và các ngành có liên quan cần củng cố, chi tiết hóa kế hoạch điều chuyển nhân lực y tế và nguồn lực hỗ trợ khác một cách nhanh chóng, hiệu quả đến các nơi trong tình huống ổ dịch xảy ra. Tiếp tục diễn tập khả năng phản ứng nhanh, tập trung và phối hợp liên ngành, liên địa phương.
Cần lập kế hoạch dự phòng, về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng, không để tình trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly. Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng đồng ý các kiến nghị cụ thể của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (khi đã hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí). Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào thì được theo dõi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: Khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu. Tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ (cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc) và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch. (An ninh Thủ đô, trang 1).
Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 1: “Không được chủ quan, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong phòng, chống COVID-19”.
Việt Nam quyết định áp dụng tờ khai y tế điện tử với người nhập cảnh từ Campuchia
Liên quan đến vụ một hành khách Nhật Bản nhiễm Covid-19 đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Campuchia, bắt đầu từ hôm nay, 5-3, Bộ Y tế chính thức áp dụng kê khai y tế điện tử để kiểm soát toàn bộ khách nhập cảnh từ Campuchia.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi yêu cầu áp dụng tờ khai y tế bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Ý và tiếng Hàn Quốc tại các cửa khẩu để phòng Covid-19, bắt đầu từ 5-3, Việt Nam chính thức áp dụng thêm tờ khai y tế điện tử có tiếng Campuchia và được dán tại tất cả các cửa khẩu, các tờ khai có mã quét.
Với tờ khai này, người nhập cảnh vào Việt Nam khai ngay trên điện thoại. Sau đó, các thông tin khai điện tử được chuyển về tất cả các cơ quan chức năng của Việt Nam để quản lý.
Đây là lần đầu tiên ứng dụng tờ khai y tế điện tử được triển khai với khách nhập cảnh về từ Campuchia, giúp kịp thời quản lý toàn bộ quá trình đi, đến của hành khách nhập cảnh. “Hiện nay, chúng tôi đã bổ sung các ngôn ngữ với hầu hết khách đến từ các quốc gia mà chúng ta đang yêu cầu khai báo” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, khi đã áp dụng tờ khai y tế điện tử với dữ liệu thông tin lưu trữ trên hệ thống mạng thì cũng áp dụng được việc kiểm soát toàn bộ quá trình di chuyển của hành khách.
Như Báo ANTĐ đã đưa tin trước đó, ngày 3-3 có một hành khách người Nhật Bản được phát hiện nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản sau khi đi từ Siêm Riệp (Campuchia), quá cảnh qua Việt Nam (tại sân bay Tân Sơn Nhất TP HCM) và về Nhật Bản ngày 4-3. (An ninh Thủ đô, trang 7).
Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Từ 0h ngày 7-3: Áp dụng khai báo y tế với khách nhập cảnh từ châu Âu và Campuchia”.
Ngăn chặn "khám bệnh ở cửa hàng thuốc"
Dù Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng do sợ lây nhiễm bệnh nên khi bị ốm, thời gian gần đây thay vì đến bệnh viện, không ít người đã tự mua thuốc về điều trị. Hậu quả, các bệnh viện đã tiếp nhận những trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trước thực trạng đó, ngành Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường quản lý việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc, xây dựng từ 3 đến 5 nhà thuốc, quầy thuốc điểm tại mỗi quận, huyện, thị xã, từ đó ngăn chặn tình trạng "khám bệnh ở cửa hàng thuốc".
Rước họa khi tự chữa bệnh
Theo khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới trong hai ngày 3 và 4-3, lượng bệnh nhân đến các bệnh viện lớn trên địa bàn Thủ đô, như: Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Việt Nam - Cuba… giảm hẳn. Nguyên nhân do lo sợ lây nhiễm Covid-19, nên nhiều người ngại đến bệnh viện mà chuyển sang khám bệnh, tự mua thuốc điều trị tại các cửa hàng thuốc. Điều đáng nói, có những bệnh nhân khi nhập viện đã trong tình trạng nặng.
Hơn một tháng nay, lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện Thanh Nhàn giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái và so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2020. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp cho biết, khoa vừa tiếp nhận một nam thanh niên (25 tuổi ở quận Hoàng Mai) nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng. Trước đó 5 ngày, bệnh nhân bị sốt, nhiễm khuẩn, viêm phế quản. Vì lo sợ nếu đến bệnh viện sẽ bị cách ly 14 ngày, nên bệnh nhân đã tự mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, tình trạng bệnh càng nặng hơn, kèm theo khó thở, đau ngực, bệnh nhân mới nhập viện. “Dù viêm phế quản là bệnh đơn giản, nhưng nếu tự ý sử dụng kháng sinh không phù hợp, điều trị bằng truyền dịch tại nhà là rất nguy hiểm. Đặc biệt, với người có sẵn bệnh nền mà tự sử dụng thuốc không đúng dễ gây suy hô hấp, dẫn đến suy đa tạng và tử vong”, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào lưu ý.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, nếu như trước đây, trung bình một ngày khám cho từ 2.500 đến 3.000 trẻ, thì nay giảm xuống còn khoảng 1.200-1.500 trẻ/ngày. PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: "Trước những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, người bệnh hoang mang, lo sợ khi đi khám cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, đáng lo ngại là tình trạng nhiều người tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh cho con. Thậm chí, nhân viên quầy thuốc còn kê kháng sinh cho trẻ. Một nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện được chúng tôi tiến hành cho thấy, có đến 30% các bé có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện…".
Còn Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhi N.A.Q (13 tháng tuổi, ở quận Long Biên) vào bệnh viện trong tình trạng thở gấp, co lõm ngực, cơ thể có biểu hiện tím tái, nhịp tim 210 lần/phút, kèm tiêu chảy. Theo mẹ bé Q, mấy ngày trước, bé bị ho, chảy nước mũi, thở khò khè, nên chị đã tự mua thuốc kháng sinh và thuốc ho cho bé uống. Uống được 3 ngày, bé lại ho nhiều hơn, bú ít, thở nhanh, sốt cao, quấy khóc kèm tiêu chảy, nên gia đình đưa bé đến bệnh viện. Tại đây, sau khi khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ kết luận bé bị viêm phổi nặng, có dấu hiệu suy hô hấp, nhiễm trùng huyết.
Bác sĩ Phạm Thanh Xuân, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cảnh báo, tình trạng bố mẹ tự ý mua thuốc ho, thuốc kháng sinh cho con uống khi con ho, sổ mũi là khá phổ biến. Trong khi đó, biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em rất giống các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác. Nếu bệnh của trẻ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển nhanh, dẫn đến biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Trẻ dưới 5 tuổi, nhất là đối tượng dưới 2 tháng tuổi, thuộc nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy định, bán lẻ thuốc mà không có đơn là hành vi bị nghiêm cấm. Thế nhưng, thay vì tìm bác sĩ ở các bệnh viện uy tín để được thăm khám, kê đơn, thì người dân lại tìm đến các nhà thuốc để nhờ sự giúp đỡ của các dược sĩ, biến “dược sĩ thành bác sĩ” để mua thuốc về trị bệnh.
Tăng cường kiểm soát bán thuốc theo đơn
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 7.196 cơ sở cung ứng thuốc đang hoạt động, trong đó có 1.129 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, 3.592 nhà thuốc và 2.475 quầy thuốc. Thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các nhà thuốc, nhằm kiểm soát việc kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn. Tính đến hết năm 2019, tổng số cơ sở cung ứng thuốc thực hiện kết nối là 6.353/7.196 cơ sở, đạt 88,3%.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, qua kiểm tra cho thấy, công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc tại một số quận, huyện chưa được chú trọng. Một số nhà thuốc tư nhân đã thực hiện kết nối liên thông, nhưng chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu danh mục thuốc, dữ liệu bán thuốc hằng ngày. Tình trạng, người bán thuốc kiêm luôn vai trò bác sĩ, tự kê đơn, bán thuốc cho người mua vẫn diễn ra…
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược (Sở Y tế Hà Nội) cho hay, trong năm 2020, mỗi quận, huyện, thị xã sẽ xây dựng từ 3 đến 5 nhà thuốc, quầy thuốc điểm, đạt tiêu chuẩn thực hành tốt quản lý nhà thuốc (GPP). Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp với Hội Dược học Hà Nội tổ chức tập huấn, đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, sử dụng phần mềm kết nối liên thông, các quy định về kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn cho chủ các nhà thuốc, quầy thuốc điểm. Các cơ sở này sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở khác trên địa bàn thực hiện.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho rằng, dù không dễ triển khai thực hiện kết nối mạng của các nhà thuốc, quầy thuốc, kiểm soát việc bán thuốc theo đơn nhưng thành phố vẫn quyết tâm thực hiện. Trong thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra khoảng 50% các bệnh viện trực thuộc, một số bệnh viện tư nhân, trung tâm y tế có nhà thuốc, quầy thuốc. Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm rà soát, tổ chức kiểm tra 100% cơ sở bán lẻ thuốc. Riêng với những cơ sở đạt thực hành tốt quản lý nhà thuốc, Sở Y tế sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất. Qua kiểm tra, nếu phát hiện nhà thuốc nào không kết nối mạng và bán thuốc không có đơn thuốc sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Cùng với đó, ngành Y tế Hà Nội sẽ tăng cường tuyên truyền để người dân dần từ bỏ thói quen tự ý mua thuốc, nhất là thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của thầy thuốc, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. (Hà Nội mới, trang 1).
Không thu học phí trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19: Cùng nỗ lực vượt khó
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) gây ra, các địa phương trên cả nước đều cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn sức khỏe. Tại Hà Nội, tính đến ngày 5-3, học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã nghỉ học được hơn một tháng. Hiện các nhà trường cho biết, mặc dù không thu học phí trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19 nhưng vẫn nỗ lực vượt khó để duy trì các mặt hoạt động.
Thu học phí theo tháng thực học
Trong hơn một tháng qua, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ học sinh học tập tại nhà, như giảng dạy trực tuyến; gửi bài tập qua email, qua tin nhắn sổ liên lạc điện tử... Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ cho hay, nhiệm vụ trọng tâm thời điểm này là việc chuẩn bị các điều kiện an toàn để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học. Mặc dù hằng ngày giáo viên vẫn phải đến trường họp chuyên môn, xây dựng nội dung ôn tập cho học sinh và thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị, song các nhà trường đều không đề cập đến việc thu học phí của học sinh.
Bà Lê Mai Lan, phụ huynh Trường quốc tế Global, quận Cầu Giấy băn khoăn: "Gia đình đã đóng học phí và tiền ăn của cả năm học 2019-2020 cho con. Không rõ là thời gian tới, khi triển khai học bù thêm một tháng, thì gia đình có phải đóng học phí cho tháng đó không?".
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học; đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Như vậy, trong tháng nghỉ do dịch Covid-19, học sinh không phải đóng học phí. Nếu phụ huynh đã đóng học phí cả năm học 2019-2020, sau này khi học bù thì không phải đóng học phí của tháng đó.
Duy trì tốt các hoạt động
Đối với các trường công lập, việc không thu học phí của học sinh trong thời gian nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 không phải là vấn đề lớn, bởi có nguồn ngân sách hỗ trợ chi lương và các hoạt động chi thường xuyên. Song, với các trường ngoài công lập lại là khó khăn không nhỏ, bởi phải tự xoay xở cho các khoản chi như thuê địa điểm, lương giáo viên, đóng bảo hiểm cho giáo viên, mua sắm vật tư phòng, chống dịch... Dù vậy, các nhà trường đều cố gắng vượt khó, duy trì hoạt động với mọi điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát.
Nhà giáo Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm) cho biết, để duy trì, chi trả lương cho giáo viên, nhân viên và tổ chức các hoạt động vệ sinh, khử khuẩn trong thời gian 3.700 học sinh nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19 là rất khó khăn. Tuy nhiên, trên tinh thần bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh, nhà trường không thu học phí trong tháng học sinh nghỉ học.
Còn nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy) cho rằng, dù cơ chế hoạt động của trường ngoài công lập là tự chủ, song thời điểm này nhà trường sẵn sàng chủ động duy trì các hoạt động và không thu thêm bất cứ khoản nào từ phía phụ huynh học sinh.
Tương tự, Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình) cũng đang gặp nhiều khó khăn để duy trì hoạt động trong thời gian học sinh nghỉ học. Theo nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, trong bối cảnh chung hiện nay, nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước về chi phí đóng bảo hiểm cho giáo viên, thì sẽ giảm bớt gánh nặng cho các trường ngoài công lập.
Đề cập đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp cho biết: Theo Điều 351 Bộ luật Dân sự: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay, thì đây được coi là sự kiện bất khả kháng, nên việc đóng học phí trong thời gian nghỉ học sẽ phải căn cứ vào chính sách đóng học phí của nhà trường, hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường với phụ huynh. Nếu chưa có sự đồng thuận, thì cần phải có sự bàn bạc kỹ lưỡng để đi đến sự thỏa thuận phù hợp cho hai bên. (Hà Nội mới, trang 7).
Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 1: “Học sinh trường công lập được miễn học phí vì nghỉ học do dịch Covid-19”.
Việt Nam đang ứng phó rất tốt với dịch Covid-19
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 17h ngày 5-3, thế giới đã ghi nhận 95.413 trường hợp mắc Covid-19 tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, có 3.288 trường hợp tử vong, gồm: 3.014 trường hợp tại Trung Quốc, 107 trường hợp tại Italia, 92 trường hợp tại Iran, 35 trường hợp tại Hàn Quốc, 11 trường hợp tại Mỹ, 6 trường hợp tại tàu Diamond Princess, 6 trường hợp tại Nhật Bản, 4 trường hợp tại Pháp; Hồng Kông (Trung Quốc), Iraq, Australia và Tây Ban Nha đều có 2 trường hợp; Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Thái Lan, San Marino, Thuỵ Sỹ đều có 1 trường hợp.
Ngày 5-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam đang ứng phó rất tốt với dịch Covid-19. Từ ngày 13-2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận trường hợp nào mắc mới Covid-19. Nếu đủ 28 ngày, Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, do đó, Việt Nam không chủ quan mà còn tích cực chống dịch, chuyển sang mức độ cao hơn.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 17h ngày 5-3, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận ca mắc Covid-19. Trong số các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 được giám sát tại bệnh viện, có 99/99 trường hợp đã cho kết quả xét nghiệm âm tính; 587 trường hợp tiếp xúc gần đã kết thúc giám sát y tế. Trong số 5.470 ca giám sát tại cộng đồng, có 3.433 trường hợp đã kết thúc giám sát, còn 2.037 người phải giám sát y tế. (Hà Nội mới, trang 7).
Cùng chủ đề Báo Tuổi trẻ, trang 18: “Vụ bay cùng khách Nhật nhiễm covid-19: Phòng ngừa “bệnh nhân từ trên cao” ra sao”.
Sẵn sàng tài chính đáp ứng nhu cầu chống dịch đúng mức, kịp thời, hiệu quả
Chiều 5/3, Thường trực Chính phủ đã họp về phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các đồng chí Phó Thủ tướng; các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (BCĐ) gây ra; đại diện các bộ, ngành chức năng.
Theo dõi sức khoẻ 16.191 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo về tình hình hình dịch COVID – 19 tính đến 12h trưa 5/3 cho biết, trên thế giới đã ghi nhận 95.383 trường hợp mắc, 3.285 người tử vong tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, các quốc gia có nhiều người mắc nhất gồm: Trung Quốc có 80.409 trường hợp mắc, 3.012 nhười tử vong; Hàn Quốc có 5.766 người mắc, 35 người tử vong; Ý có 3.089 người mắc/107 người tử vong...
Tại Việt Nam, từ ngày 13/2 đến ngay không ghi nhận các trường hợp mắc mới. Đã loại trừ 1.752 trường hơp nghi ngờ; cách ly 92 trường hợp nghi ngờ. Theo dõi sức khoẻ 16.191 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó có 416 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 6.538 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 9.237 người cách ly tại nơi lưu trú.
Về những người đi cùng chuyến bay với hành khách người Nhật dương tính với COVID-19, Bộ Y tế đã có công điện gửi các cơ quan chức năng đề nghị tiến hành cách ly 51 hàn khách và toàn bộ tổ bay; 22 hành khách nối chuyến cũng được cách ly trước khi làm thủ tục nối chuyến; khử trùng tàu bay...
Đối với 43 chuyên gia Trung Quốc tham gia Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Ban Chỉ đạo đồng ý để nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng phải được kiểm dịch y tế và được cách ly tại khách sạn theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, khách sạn thực hiện cách ly phải ngoài khu vực đông dân cư và phải được thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt, không để người phải cách ly đi ra ngoài.
Ngày 4/3/2020, tại cuộc giao ban của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm thông tin về 1 trường hợp sốt, ho, tức ngực phải nhập viện, có tiền sử đi từ Ý về. Đó là cô giáo 39 tuổi ở Bắc Từ Liêm, đi theo đoàn hội thảo gồm 30 người do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Italy từ ngày 22-26/2, đến ngày 4/3/2020 có triệu chứng sốt, ho, tức ngực. BCĐ cho biết, sau khi xét nghiệm, cô giáo này có kết quả âm tính với COVID-19.
Dự báo trong thời gian tới, công dân Việt Nam từ các nước (trong đó có Hàn Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam số lượng lớn. BCĐ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số cơ sở khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (khi đã hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí). UBND các tỉnh, thành phố chủ động bố trí một số cơ sở cách ly để sẵn sàng thu dung (ngoài các cơ sở cách ly do quân đội đã bố trí).
Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào thì được theo dõi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: Khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tạm dừng nhập cảnh công dân đến từ Hàn Quốc, Ý
Tại cuộc họp, các thành viên BCĐ, đại biểu đã báo cáo tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng chống dịch, nêu khó khăn và đề xuất các phương án để phòng chống dịch hiệu quả hơn.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tại Nguyễn Hữu Độ thì hiện nay, đã có 60 tỉnh, thành phố quyết định cho sinh viên và học sinh PTTH đi học trở lại, đến ngày 5/3, đã có hơn 98% học sinh đi học. Đối với các cấp học từ THCS trở xuống, có tỉnh quyết định đi học từ 2/3, có tỉnh lùi đến 9/3 hoặc sẽ có phương án tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, các hãng hàng không đã quyết định dừng khai thác các chuyến bay đến Hàn Quốc.
Ngày 6/3, sẽ là chuyến cuối cùng của Vietjet Air dự kiến đưa 216 hành khách từ Hàn Quốc về Việt Nam. Các hãng hàng không Hàn Quốc cũng không được phép chở hành khách sang Việt Nam chỉ được đón khách về. Việc phòng dịch, khử trùng được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã điều hành các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hỗ trợ công nghệ để chống dịch, trước mắt có thể đã có các ứng dụng như ứng dụng hạn chế đi lại, ứng dụng truy dấu vết...
Theo đó, những người cách ly khi rời khỏi khu vực cách ly nếu đi quá phạm vi cách ly thì hệ thống sẽ có cảnh báo cho chính quyền địa phương; ứng dụng truy dấu vết sẽ xác định được vị trí của những người nghi ngờ nhiễm dịch để khi cần sẽ tìm được những người này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị bổ sung máy thở, mặt nạ, áo, hoá chất vào danh mục dự trữ quốc gia; có cơ chế cải cách hành chính trong thủ tục mua dự trữ trang thiết bị phòng dịch. “Những người trong diện cách ly bắt buộc phải mở ứng dụng quản lý, phục vụ chống dịch” – Phó Thủ tướng đề nghị.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, để phòng ngừa dịch lây lan, đã tạm dừng cho nhập cảnh công dân các nước đến từ Hàn Quốc, Ý.
Không được chủ quan, mệt mỏi trong phòng chống dịch
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, biểu dương sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của các bộ, ngành, địa phương trong phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là các lực lượng Y tế, Công an, Quân đội đã chủ động, sẵn sàng, có biện pháp hiệu quả phòng chống dịch.
Kể cả Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên BCĐ nửa đêm, gà gáy vẫn bàn bạc để chống dịch với tinh thần chống dịch như chống giặc” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết và khẳng định: “Chúng ta đã phát động, khởi động 90 bệnh viện dã chiến, chuẩn bị cơ sở tiếp nhận 30 nghìn chỗ lưu trú cho việc cách ly. Đặc biệt, chúng ta ứng xử rất nhân văn đối với người bị cách ly, nhất là đối với người nước ngoài. Việc cách ly y tế làm sớm, ngay từ đầu, sử dụng lực lượng vũ trang, đặc biệt là Quân đội, di dời bộ đội để dành cho khu vực cách ly nên kết quả chống dịch rất tốt. 23 ngày qua chưa có ca nào mắc mới, 16 người ra viện chưa ai phải quay lại. Áp dụng có hiệu quả khoa học, CNTT trong phòng tránh dịch; thông tin, truyền thông đến người dân khách quan, kịp thời nên đã đạt được hiệu quả rõ rệt, không để dịch bệnh lây lan”.
Về nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các lực lượng chức năng không được chủ quan, không mệt mỏi, không chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong việc chủ động phòng chống, ngăn chặn COVID-19. “Kết quả ban đầu là rất tốt nhưng không được thoả mãn, chủ quan vì tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, tất cả các bộ ngành, địa phương đều phải quan triệt để ngăn chặn có hiệu quả, kể cả tổ dân phố, thôn cũng phải vào cuộc, phải biết được tình hình người dân thế nào, phát hiện các ổ dịch mới để ngăn chặn kịp thời – Thủ tướng yêu cầu và nhấn mạnh phải vận dụng kịp thời những cách làm mới, phù hợp với tình hình để chủ động phát hiện mầm bệnh, thực hiện biện pháp cách ly, tránh lây lan sang cộng đồng.
“Cách ly tập trung là hình thức tối quan trọng trong việc phòng ngừa dịch lây lan. Chính vì vậy, lực lượng vũ trang, đặc biệt là Quân đội phải chuẩn bị sẵn sàng chỗ ở cho người dân cách ly. UBND các địa phương phải sẵn sàng phối hợp với lực lượng Quân đội trong việc chuẩn bị vị trí và các trang thiết bị cần thiết cho việc cách ly. Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch cũng cần phối hợp với Quân đội chuẩn bị cơ sở lưu trú để khi cần thiết có thể sử dụng” – Thủ tướng yêu cầu.
Đồng ý mua thêm 20 triệu khẩu trang dự trữ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng thứ 2 sau nhiệm vụ phòng chống dịch COVID -19 đó là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội nên Chính phủ đã dành cả ngày 4/3 để thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh. Ưu tiên hàng đầu cho phòng chống dịch rồi đến phát triển kinh tế, xã hội tháo gỡ khó khăn do dịch COVID-19 gây ra” – Thủ tướng nói, đồng thời chia sẻ khó khăn với ngành du lịch và một số ngành khác bị ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.
“Ngành Y tế và các ngành chức năng cần chi tiết hoá kế hoạch khi tình huống xấu xảy ra. Tiếp tục diễn tập phản ứng nhanh để ứng phó nếu dịch xảy ra. Có kế hoạch dự phòng kể cả nơi ở, hỗ trợ y tế để thực hiện cách ly khi cần thiết. Tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục đề cao trách nhiệm của các ngành, địa phương đặc biệt là Y tế, Công an, Quân đội, UBND các cấp” – Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng đồng ý đề xuất của Bộ Y tế mua thêm 20 triệu khẩu trang dự trữ (cộng với 10 triệu chiếc ban đầu là 30 triệu chiếc) “Tôi ủng hộ việc mua máy thở, khẩu trang và các trang thiết bị cần thiết để chống dịch. Đề nghị tính toán chặt chẽ để đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo yêu cầu cần thiết cho việc phòng, chống dịch” – Thủ tướng nói và đồng ý ngay trong ngày 6/3 sẽ cho thành lập các tổ công tác liên ngành: y tế, công thương, tài chính để giám sát phương thức mua các trang thiết bị dự phòng, đồng thời đề nghị xây dựng quỹ vận động nhân dân ủng hộ nguồn lực chống dịch... (Công an Nhân dân, trang 1).
Cùng chủ đề Báo Nhân dân, trang 1: “Thường trực Chính phủ họp ứng phó dịch Covid-19”; Sài Gòn giải phóng, trang 1: “Không thỏa mãn, chủ quan với kết quả phòng chống dịch Covid-19”; Sức khỏe & Đời sống, trang 1: “Thủ tướng Chính phủ: Không chủ quan và cần kiên định, kiên quyết trong phòng chống dịch”; Lao động, trang 1: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là với dịch bệnh”.
Ra mắt Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị Covid-19
Ngày 5-3, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã tổ chức ra mắt “Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19”. Trung tâm có chức năng quản lý và điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid - 19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa thông qua công nghệ thông tin và viễn thông, nhằm hỗ trợ kịp thời trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Trong trường hợp bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh có điều trị người bệnh COVID-19, Trung tâm điều hành sẽ thiết lập điểm cầu để đảm bảo giám sát, hỗ trợ từ xa về chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 tại chỗ. Hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên không cần thiết. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sự ra đời của Trung tâm sẽ chuyển trạng thái ứng phó chống dịch COVID-19 lên toàn diện hơn, tổng thể hơn, quyết liệt hơn. (Công an Nhân dân, trang 1).
Cùng chủ đề Báo Nông thôn ngày nay, trang 5: “Phòng chống dịch bệnh do virus corona (COVID-19): Ngừa dịch bùng phát, tăng cường hỗ trợ từ xa”; Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Bộ Y tế ứng dụng công nghệ để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị Covid-19 cho tuyến dưới”.
Loạn thông tin về thiết bị phòng, chống dịch Covid-19
Thời gian gần đây, trước mối lo ngại dịch Covid-19, không ít gia đình đã chi nhiều tiền vì tin vào lời quảng cáo "thần thánh" của một số cá nhân, cửa hàng kinh doanh để mua các sản phẩm phòng, chống dịch như thẻ đeo, máy lọc không khí diệt 99,9% vi-rút. Tuy nhiên theo giới chuyên môn, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh thẻ đeo hay máy lọc không khí thông thường có thể dùng để bảo vệ sức khỏe con người khỏi Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, những ngày qua, chị Lê Thị Phương Lan, trú phường Bạch Ðằng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) rất lo lắng về việc tìm các biện pháp phòng tránh dịch bệnh. Theo đó, chị luôn hạn chế đến khu vực đông người, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng... Bên cạnh đó, nghe theo sự chia sẻ của nhiều bạn bè trên mạng xã hội, nhiều ngày qua chị đã đến các trung tâm điện máy, cửa hàng điện tử để tìm mua sản phẩm máy lọc không khí kháng khuẩn, diệt vi-rút vì tin rằng, sản phẩm này sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà và ngăn chặn được sự lây lan của dịch Covid-19. Sau một thời gian tìm hiểu, chị Lan quyết định mua chiếc máy lọc không khí đời mới nhất của thương hiệu Panasonic mã F-VXK70A có tính năng diệt khuẩn và nấm mốc, tạo ion âm, lọc bụi mịn PM2.5 với giá sau khi trừ khuyến mại còn gần 12 triệu đồng. Theo lời chị Lan, loại máy nêu trên có tính năng diệt khuẩn và ion có thể tiêu diệt vi-rút cho nên giá cao hơn các máy lọc không khí thông thường từ hai đến ba triệu đồng/chiếc. Ðáng chú ý, trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các loại máy lọc không khí có thêm chức năng diệt khuẩn, diệt vi-rút thậm chí còn "cháy" hàng.
Theo anh Tiến Hiếu, nhân viên bán hàng tại Siêu thị điện máy Media Mart Trường Chinh (Hà Nội), trước đây, khi ứng dụng đo lường chất lượng không khí AirVisual (Mỹ) đưa ra cảnh báo chất lượng không khí tại TP Hà Nội nhiều thời điểm ở mức xấu, gây nguy hại cho sức khỏe con người thì cũng rất ít người đến hỏi mua máy lọc không khí. Thế nhưng, trong khoảng một tháng trở lại đây, số người đến hỏi mua các sản phẩm lọc không khí tăng mạnh. Loại có tính năng diệt khuẩn, diệt vi-rút có ngày bán được cả chục chiếc. Một số dòng sản phẩm máy lọc không khí với giá bình dân từ ba đến năm triệu đồng/chiếc hiện đang trong tình trạng "cháy" hàng. Theo lời tư vấn của anh Hiếu, hầu hết các loại máy này, cơ bản đều có ba lớp lọc, trong đó, lớp lọc thô bên ngoài để lọc các loại bụi vải, lông động vật; tiếp theo là lớp màng lọc HEPA có các tính năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, lọc sạch không khí, loại sạch bụi bẩn, tạp chất, mùi hôi trong không khí, bụi siêu mịn PM2.5; cuối cùng là lớp than hoạt tính để ức chế và giữ lại vi khuẩn, vi-rút gây hại cho con người nhằm lọc không khí trong lành cho người sử dụng.
Cũng "ăn theo" dịch Covid-19, lợi dụng sự lo lắng của người dân, không ít người bán hàng đã chớp thời cơ quảng bá một sản phẩm có tên gọi thẻ đeo kháng khuẩn, thẻ đeo diệt vi-rút, trong đó còn diệt được cả Covid-19. Theo những người bán hàng thì loại "bùa thần thánh" này là mặt hàng được xách tay từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Họ khẳng định chắc nịch rằng, đây là những mặt hàng được ngành y tế các nước trên thế giới khuyên dùng khi có dịch bệnh. Loại thẻ này chỉ cần đeo vào bất kể chỗ nào trên người đều có công dụng làm sạch không khí chung quanh, ngăn chặn vi khuẩn, vi-rút có hại xâm nhập. Theo quảng cáo, cơ chế hoạt động của loại thẻ trên phát ra khí Clo dioxit (ClO2) với hàm lượng an toàn để tiêu diệt vi-rút và vi khuẩn gây bệnh trong không khí. Giá cho loại thẻ này cũng khá "loạn", mỗi nơi một giá, với mức từ 150 đến 450 nghìn đồng/sản phẩm.
Trước thông tin thị trường có bán loại thẻ đeo diệt vi-rút, vi khuẩn, PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định: Thẻ chống vi-rút không hề có tác dụng phòng, chống dịch Covid-19 như người bán hàng giới thiệu. Ðây chỉ là những lời quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng nhằm trục lợi. Hiện trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào khuyên người dân sử dụng sản phẩm này để phòng dịch Covid-19 bởi việc tạo nên vùng không khí trong lành bao quanh cơ thể chỉ với biện pháp đeo thẻ diệt vi-rút là điều không thể xảy ra. Nếu có tác dụng thật sự thì các bác sĩ, y tá chỉ cần đeo loại thẻ này và không cần dùng đến đồ bảo hộ y tế khi tiếp xúc với những người bệnh nhiễm Covid-19. Người dân cần thận trọng, bình tĩnh làm theo các khuyến cáo của ngành y tế về cách phòng, chống dịch bệnh, không nên tin vào những lời chia sẻ vô căn cứ trên mạng xã hội để tránh "tiền mất, tật mang" vì chủ quan khi đeo thẻ mà lơ là phòng bệnh.
Ðối với sản phẩm máy lọc không khí có tính năng diệt khuẩn, diệt vi-rút, theo lời của một số kỹ sư trong lĩnh vực điện máy, hiện có nhiều công nghệ lọc không khí, phổ biến nhất hiện nay là sử dụng công nghệ màng lọc HEPA - bộ lọc hạt không khí tiêu chuẩn cao gồm một tấm lưới các sợi thủy tinh có đường kính từ 0,5 đến 2 micromet, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và đan xen lẫn nhau. Cơ chế hoạt động của các loại máy lọc khi sử dụng loại màng lọc này có thể giữ lại một số vi khuẩn bám trên bụi lơ lửng trong không khí, nhưng hầu hết đó chỉ là bụi thô có kích thước lớn. Còn với vi-rút gây ra dịch Covid-19 là một loại vi-rút có kích thước nhỏ hơn cả vi khuẩn, tương đương 0,1 đến 0,3 micromet, nghĩa là vượt qua khả năng lọc của màng lọc HEPA. Vì vậy, việc sử dụng máy lọc không khí thông thường với màng lọc HEPA, không có tác dụng lọc cho nên quảng cáo máy lọc không khí có thể tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn, thậm chí diệt tới 99% là chuyện hết sức viển vông. Còn với một số loại máy trang bị thêm công nghệ ion âm, khi hoạt động, sẽ phóng ra các ion âm vào không khí để sản sinh ra các hạt điện tích, phản ứng với vi khuẩn và vi-rút để phá vỡ cấu trúc hoặc bao kín và cô lập các vi sinh vật này, khiến các loại vi sinh vật bị tiêu diệt hoặc nhanh chóng lắng xuống, giúp loại bỏ nguy cơ lây bệnh. Nhưng các công nghệ này phần lớn chỉ đúng trên lý thuyết quảng cáo, chưa có khuyến cáo cụ thể, cũng như kết quả kiểm định của cơ quan chuyên môn.
Chính vì vậy, để phòng tránh dịch Covid-19, đừng cực đoan hóa bất cứ phương pháp nào và nên tuân thủ thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế bằng cách đơn giản và hiệu quả nhất là rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng. Luôn mở cửa phòng thoáng gió, không khí lưu thông, có ánh nắng tự nhiên sẽ khiến vi-rút tự chết mà không cần đến các loại máy móc công nghệ hiện đại. (Nhân dân, trang 2).
Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 8: “Doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng dịch Covid-19 để lừa đảo tại Việt Nam”; Sức khỏe & Đời sống, trang 13: “Khẩu trang giá rẻ và những cú lừa”.
Chính thức cấp phép sản xuất đại trà bộ kít phát hiện nhanh dịch Covid-19
Sáng nay 5-3, Bộ KH-CN đã tổ chức họp báo công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kít) realtime RT PCR phát hiện virus Corona chủng mới (nCoV).
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19), từ cuối tháng 1-2020, Bộ KH-CN đã tổ chức buổi họp khẩn với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu bàn về các định hướng nghiên cứu góp phần phòng chống dịch Covid-19.
Tại buổi họp các chuyên gia, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị Bộ KH-CN tập trung vào các hướng nghiên cứu về dịch tễ học, virus học, phác đồ điều trị đặc biệt là chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kít) phát hiện virus Corona chủng mới.
Chỉ sau buổi họp vài ngày, Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh đã ký Quyết định phê duyệt 4 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng chống dịch bệnh, trong đó có đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm realtime RT PCR và RT PCR phát hiện virus Corona chủng mới (nCoV)” do Học viện Quân y chủ trì phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.
Tại cuộc họp báo, Trung tướng GS-TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của việc phải sớm có bộ kít phát hiện nCoV, góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, các nhà khoa học thuộc Học viện Quân y và Công ty Việt Á đã tiếp cận việc nghiên cứu từ rất sớm, khi Trung Quốc mới công bố dịch.
Đến hôm nay 5-3, 2 đơn vị đã hoàn toàn làm chủ công nghệ chế tạo được bộ kít realtime RT PCR one step phát hiện nCoV.
Quá trình nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, bộ kít được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (Labo) kiểm định đạt tiêu chuẩn ISO Class 8. Bộ kít được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại tại Labo chuẩn thức của Công ty Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất. Các tiêu chí này được kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đặc biệt, bộ kít được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác 100% tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện nCoV.
Trung tướng Đỗ Quyết cũng cho biết, bộ sinh phẩm này tương thích hầu hết với các máy móc, thiết bị trong việc xét nghiệm, đánh giá, điều trị dịch Covid-19 ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Thời gian để bộ kít cho kết quả là khoảng hơn 1 giờ. Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Học viện Quân y đã được gửi đến WHO và được WHO đánh giá rất cao. Ngay sau đó, WHO đã xin phép Học viện Quân y chia sẻ kết quả đến mạng lưới các phòng thí nghiệm của WHO trên toàn cầu và Học viện Quân y đã đồng ý.
Trước những kết quả nghiên cứu trên, ngày 3-3, Hội đồng KH-CN cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH-CN thành lập đã họp và đánh giá cao kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kít realtime RT PCR one step và 8/8 thành viên Hội đồng nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kít realtime RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu sản xuất.
Ngày 4-3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chuẩn đoán invitro (trong ống nghiệm) xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2) được cấp phép số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Hiện tại, năng lực sản xuất của Công ty Việt Á khoảng 10.000 test kít/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần. Như vậy, năng lực sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế trong tình trạng dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở khắp thế giới.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc cho rằng, đây là thành công đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lúc dịch bệnh đang là mối lo ngại trên toàn thế giới, khẳng định trình độ của các nhà khoa học Việt Nam, cũng như sự vào cuộc kịp thời của Bộ KH-CN và các đơn vị có liên quan trước những vấn đề đặt ra từ cuộc sống.
Cũng tại đây, ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, Bộ KH-CN đặt hàng sản xuất 20.000 bộ kit, nhưng đến nay Việt Á đã sản xuất 100.000 bộ.
Về giá thành, ông Việt cho biết, do có sự tài trợ kinh phí của Bộ KH-CN theo chương trình KH-CN trọng điểm quốc gia và sự hỗ trợ của các đối tác, nên giá thành mỗi bộ kít dự kiến từ 400.00 đồng đến 600.000 đồng; bằng 1/4 giá thành một bộ kít tương tự của nước ngoài. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).
Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 1: “WHO muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam trên toàn cầu”; An ninh Thủ đô, trang 7: “Hai sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất được cấp số đăng ký”; Tiền phong, trang 6: “Việt Nam sản xuất thành công Kit phát hiện SARS-COV-2-”.
Việt Nam triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19
Chiều 5-3, tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết các biện pháp bảo hộ công dân của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ công tác bảo hộ công dân tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam trong những ngày qua tiếp tục chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ, bảo hộ công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc và du lịch tại nước ngoài, đặc biệt là ở những vùng có dịch.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ công tác bảo hộ công dân tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Bộ Ngoại giao đã chủ động công bố và thường xuyên cập nhật thông tin, lưu ý công dân Việt Nam hạn chế, không nên đến các khu vực đang có dịch và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng nước ngoài đã khuyến cáo; khuyến nghị công dân Việt Nam tại các khu vực có dịch nghiêm túc chấp hành các khuyến cáo, hướng dẫn, tuân thủ các quy tắc phòng, chống dịch của nước sở tại, hạn chế đi lại nếu không cần thiết. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giao thiệp với các cơ quan chức năng sở tại, đồng thời trực tiếp làm việc với các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam đề nghị phối hợp chặt chẽ, thường xuyên cung cấp thông tin trong công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập và du lịch tại nước sở tại, đảm bảo chăm sóc y tế cho những công dân mắc bệnh, hạn chế những vấn đề có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến công dân Việt Nam.
Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã mở đường dây nóng bảo hộ công dân, trực 24/24h, thiết lập kênh liên lạc với đầu mối cộng đồng ở nước sở tại, đặc biệt là tại các khu vực có dịch để thường xuyên cập nhật tình hình, thăm hỏi, động viên, hướng dẫn các biện pháp phòng dịch, sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết. Đối với các công dân Việt Nam nhiễm bệnh ở nước ngoài, các cơ quan đại diện Việt Nam thường xuyên liên hệ, thăm hỏi và yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại quan tâm, điều trị tích cực.
Liên quan tới thông tin phía Hàn Quốc sẽ đưa 3 đội phản ứng nhanh vào Việt Nam để giúp các công dân Hàn Quốc đang bị giám sát y tế, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định các yêu cầu của phía Hàn Quốc do các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam trực tiếp trao đổi và xử lý. Việt Nam vẫn thường xuyên chia sẻ thông tin và sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện để Hàn Quốc thực hiện bảo hộ công dân trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh và theo quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như các quy định pháp luật và thực tiễn quốc tế. (An ninh Thủ đô, trang 20).
Khởi tố 5 đối tượng rao bán giấy khám sức khỏe giả
Ngày 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSÐT) - Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 đối tượng trong đường dây làm giả giấy khám sức khỏe của các bệnh viện.
Đầu tư 3-5 triệu đồng/ngày “chạy” quảng cáo để tiếp cận khách hàng
Cơ quan CSĐT - Công an quận Hoàn Kiếm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 đối tượng gồm: Nguyễn Khắc Thật (SN 1988); Nguyễn Viết Quân (SN 1995); Nguyễn Khắc Tường (SN 1984), cùng trú tại xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội; Nguyễn Trường Quang (SN 1981, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Trịnh Thanh Hường (SN 1984, trú tại xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).
Theo tài liệu của cơ quan công an, qua công tác nắm tình hình địa bàn và thu thập thông tin trên mạng xã hội, Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện một trang web rao bán giấy khám sức khỏe của Bệnh viện Giao thông Vận tải với giá bán từ 50.000 đồng - 150.000 đồng/ giấy tùy loại. Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định Nguyễn Trường Quang cùng Trịnh Thanh Hường, là 2 đối tượng làm nhiệm vụ đi giao giấy khám sức khỏe cho khách hàng và trực tiếp thu tiền. Còn Thật và Quân sử dụng con dấu giả của Bệnh viện Giao thông Vận tải để sản xuất giấy khám và trực tổng đài điện thoại để trả lời khách hàng.Đáng chú ý, để tiếp cận nhiều khách hàng trên toàn quốc có nhu cầu làm giấy tờ giả, các đối tượng đã thuê quảng cáo trên mạng xã hội cho trang web với giá từ 3-5 triệu đồng/ngày.
Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ, Công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ các đối tượng. Cụ thể, ngày 8/11/2019, Cơ quan công an đã bắt quả tang Hường và Quang khi đang giao giấy khám sức khỏe cho khách, thu giữ 10 giấy khám sức khỏe đã dán ảnh đóng dấu giáp lai “Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải”, nhưng không có thông tin của khách hàng; 1 điện thoại di động, 2 xe máy.
Qua đấu tranh, cơ quan công an xác định Nguyễn Khắc Thật và Nguyễn Viết Quân hiện đang thuê trọ tại phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội để trực tiếp sản xuất giấy khám sức khỏe giả. Còn Quang và Hưởng hàng ngày sẽ đến phòng trọ của Thật lấy giấy khám sức khỏe đi giao cho khách. Tiến hành khám xét khẩn tại nơi ở của các đối tượng, thu giữ 1 con dấu ghi: “Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải; 1 máy tính nhãn hiệu HP, 1 con dấu hình chữ nhật có ghi chữ “Đã thu tiền”; 21 giấy khám sức khỏe có xác nhận của bác sĩ, đóng dấu tròn Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải”; 7 phiếu khám sức khỏe có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và nhiều đồ vật, tài liệu khác có liên quan. Tiếp tục mở rộng vụ án, Công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ Nguyễn Khắc Tường là anh trai ruột của Nguyễn Khắc Thật. Tường được phân công giữ các con dấu tên giả và đóng dấu tên bác sĩ, ký tên, viết kết quả vào giấy khám sức khỏe giả.
Thực trạng mua bán giấy khám sức khỏe giả chưa thuyên giảm
Theo cơ quan công an, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ mua bán giấy khám sức khỏe giả tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng trên thực tế, thực trạng này vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Theo các điều tra viên, việc làm giả tài liệu, con dấu và buôn bán giấy khám sức khỏe giả không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi những giấy tờ giả đó được tiêu thụ trót lọt. Đó là khi những người không đủ tiêu chuẩn sử dụng loại giấy này để được cấp giấy phép lái xe, giấy chứng nhận hành nghề, xin việc vào các cơ quan, đơn vị, thậm chí đi xuất khẩu lao động... Các cơ quan, tổ chức đã bị đánh lừa và không hề biết tình trạng sức khỏe thật sự của người lao động mà mình sử dụng. Để ngăn chặn được tình trạng rao bán giấy khám sức khỏe giả tràn lan trên mạng xã hội, ngoài sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng thì mỗi người dân cần phải thay đổi nhận thức. Người có nhu cầu làm giấy khám sức khỏe nên đến bệnh viện trực tiếp khám và làm đầy đủ các xét nghiệm.Đây không những là việc làm tốt cho bản thân mình mà còn đảm bảo quyền lợi cho mọi người.
Theo Luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Văn phòng Luật sư Việt Lý (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo Bộ luật Hình sự 2017 thì người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. (Sức khỏe & Đời sống, trang 13).
Lên phương án huy động khách sạn để cách ly chống dịch Covid-19
Phương án được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 kiến nghị và Thủ tướng đồng ý chủ trương tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hôm qua 5.3
Chủ trì cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt các “chiến sĩ áo trắng”, lực lượng vũ trang. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chúng ta đã triển khai cách ly y tế rất sớm, ngay từ đầu, thậm chí di dời, nhường doanh trại quân đội cho công tác cách ly phòng chống dịch Covid-19. Do đó, kết quả phòng, chống dịch bệnh rất tốt.
Các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly diện rộng
Trong 23 ngày qua, không ghi nhận ca mắc mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 đã lan ra 84 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm hơn 3.000 người tử vong, Thủ tướng nêu rõ, không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn. “Khi đạt kết quả rồi, các cấp, các ngành, các địa phương cũng dễ thỏa mãn, dễ chủ quan trong tư tưởng và hành động”, Thủ tướng nhắc nhở.
Thủ tướng yêu cầu những hình thức, cách làm mới phải được vận dụng phù hợp, kịp thời, đặc biệt là các nguồn, đường lây nhiễm, mầm bệnh tại cộng đồng… đều phải chủ động phát hiện để tránh lan rộng. Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, tình hình dịch bệnh ra sao. Lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, các địa phương tiếp tục chuẩn bị cơ sở cách ly Covid-19. Thủ tướng cũng cho biết sẽ ký chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trước dịch Covid-19.
Về phương án đối phó nếu dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Thủ tướng yêu cầu các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội. Ngành y tế và các ngành có liên quan cần củng cố và chi tiết hóa kế hoạch điều chuyển nhân lực y tế và nguồn lực hỗ trợ khác một cách nhanh chóng và hiệu quả đến các nơi trong tình huống ổ dịch Covid-19 xảy ra. Tiếp tục diễn tập khả năng phản ứng nhanh, tập trung và phối hợp liên ngành, liên địa phương. Cần lập kế hoạch dự phòng, về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng, không để tình trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly. Ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng đồng ý các kiến nghị cụ thể của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó. Bộ VH-TT-DL và UBND các tỉnh, TP có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (trong trường hợp hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí). Công dân thuộc tỉnh, TP nào thì được theo dõi, cách ly Covid-19 tại đó theo nguyên tắc: khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch Covid-19 thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch Covid-19.
Cách ly 4 người Trung Quốc sang Việt Nam trốn dịch
Liên quan đến việc cách ly, chiều 5.3, ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết lực lượng chức năng đã đưa 4 người Trung Quốc, gồm: Wang Shi Sen (23 tuổi), Wang Xiao Ming (26 tuổi), Wang Xiao Chao (28 tuổi, đều quê Phúc Kiến) và Su Chan Nan (39 tuổi, quê Quảng Đông) cùng 2 tài xế người Việt Nam vào cách ly phòng chống Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh (xã Thủy Bằng, TX.Hương Thủy).
Đáng lưu ý, trong số 4 người Trung Quốc, chỉ có Su Chan Nan xuất trình được hộ chiếu nhưng không có hồ sơ đóng dấu nhập cảnh. Hiện các ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đang đề nghị Cục Xuất nhập cảnh các phương án trục xuất những người này về nước. Cụ thể: cách ly 14 ngày sau đó trục xuất hoặc xét nghiệm, nếu âm tính Covid-19 thì sẽ trục xuất ngay.
Trước đó, vào tối 4.3, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế phát hiện xe khách 14B-03.451, loại 16 chỗ, chở 4 người Trung Quốc qua địa bàn xã Phú Thượng (H.Phú Vang) nên Đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế H.Phú Vang đã phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện kiểm tra sức khỏe và điều tra thông tin dịch tễ của những người này. Quá trình thăm khám ban đầu và tờ khai y tế cho thấy tất cả các trường hợp này không ho, không sốt và không khó thở. Theo ông Bách, qua làm việc với các ngành chức năng, 4 người Trung Quốc khai đi từ Quảng Ninh; dự kiến vào Đà Nẵng để trốn dịch Covid-19. Nhưng khi vào địa phận Thừa Thiên-Huế tìm quán ăn tối thì bị phát hiện...
Cùng ngày 5.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã có kết quả xác minh danh tính 5 hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay Việt Nam 814 - cùng chuyến bay với hành khách người Nhật dương tính với Covid-19. Theo đó, đã xác minh được 1 hành khách người Việt Nam và người này đã được đưa vào khu cách ly tập trung; còn người thân thì được cách ly tại nhà. 4 người còn lại, theo thông tin từ Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất, đều đã xuất cảnh trong ngày 4.3. Cụ thể: 3 người Pháp đi Bangkok (Thái Lan); 1 người Úc đã trở về Úc. (Thanh niên, trang 5).
Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 1: “Các đô thị phải lên kế hoạch cách ly diện rộng”.