Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 07/4/2020

  • |
T5g.org.vn - Ghi nhận thêm 4 người nhiễm Covid-19, nâng số ca lên 245; Xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19; Tiếp sức cho các nhân viên y tế…

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tích cực, chủ động hơn, không được chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19

Chiều 6-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với các bộ, ngành, cơ quan, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bàn giải pháp ứng phó dịch Covid-19. Theo Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, nhất là đến thời điểm ngày 15-4, cả hệ thống chính trị, nhất là ngành y tế, các địa phương, các lực lượng, đơn vị liên quan cần bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản, các giải pháp cho làn sóng thứ 2 của dịch bệnh Covid-19.

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong những ngày vừa qua, chúng ta ít có ca nhiễm mới, đây là tin vui. Đặc biệt, số ca chữa khỏi ngày càng nhiều, nhất là những ca đã từng diễn biến nặng. Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các y bác sĩ, các lực lượng quân đội, công an, truyền thông… ở tuyến đầu; việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 hiệu quả, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện tốt, thay đổi nếp sống.

Thủ tướng cũng biểu dương tấm lòng nhân ái, gương người tốt việc tốt, “nhường cơm, sẻ áo” hỗ trợ người trên tuyến đầu chống dịch. Đây là phong trào rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân ủng hộ mạnh mẽ thông qua nhiều hình thức... Kết quả này chính là sức mạnh trên dưới một lòng, anh em đoàn kết, góp công góp sức cùng Nhà nước trong cuộc chiến chống đại dịch; là thử thách rất lớn giúp dân tộc ta làm được những việc lớn hơn trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không được chủ quan, say sưa chiến thắng bước đầu mà bỏ lỡ nhiệm vụ thời gian tới. Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang trong giai đoạn nguy hiểm có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhiều quốc gia đang phải hứng chịu bùng phát dịch ở giai đoạn 2. Vì vậy, để bảo toàn lực lượng và kết quả, ngăn chặn từ xa, ngay trong cộng đồng, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm, tốt hơn nữa Chủ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội, giữ vững thế chủ động chống dịch. Chiến lược phòng, chống dịch (PCD) hiện nay trong giai đoạn 3 là cách ly xã hội, tìm kiếm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch để hạn chế tối đa tử vong. Thời gian tới, nhất là đến thời điểm ngày 15-4, cả hệ thống chính trị, nhất là ngành y tế, các địa phương, các lực lượng, đơn vị liên quan cần bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản, các giải pháp cho làn sóng thứ 2 của dịch bệnh Covid-19.

Các nước như Trung Quốc, Singapore đang phải đối phó vất vả giai đoạn 2; đây là bài học cho Việt Nam không thể chủ quan, coi thường, đặc biệt chúng ta cần phải tìm được F0, truy tìm dấu vết ở hai ổ dịch ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; quản lý chặt những cơ sở thờ tự, tôn giáo, siêu thị, các phương tiện công cộng… ngăn chặn, đề phòng lây lan; hoàn thiện phương án thiết lập bệnh viện dã chiến, không để bị động. Yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia PCD Covid-19 nắm tình hình, các biện pháp PCD hiệu quả, như xét nghiệm, công nghệ, thuốc, điều phối các nguồn lực cho địa phương; hướng dẫn, đào tạo năng lực, hỗ trợ, công nghệ kiểm soát dịch bệnh. Bộ Y tế có chương trình tổng thể trong vấn đề này, đồng thời trực tiếp giải quyết vấn đề đi sâu về vấn đề chuyên môn.

Các địa phương thực hiện nghiêm cách ly xã hội nhằm làm chậm, không để dịch lây lan trong cộng đồng; nếu chúng ta ngăn ngặn được thì sẽ không có đỉnh dịch, không thiệt hại về người, hạn chế ảnh hưởng sức khoẻ nhân dân. Các địa phương có việc xuất hiện ca nhiễm cần xét nghiệm sớm những người dân có nguy cơ. Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp với lượng công nhân lớn cần thực hiện nghiêm việc ngăn ngừa lây nhiễm ở các đối tượng này, bảo đảm đầy đủ dụng cụ phòng hộ, tuân thủ các chỉ đạo PCD. Các địa phương cần có phương án đề phòng lây nhiễm, đôn đốc, kiểm tra ở những cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu. Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch ở những khu vực này.

Thủ tướng nêu rõ, máy thở có ý nghĩa quan trọng trong PCD cũng như điều trị bệnh phổi. Do đó, Chính phủ sẽ có chương trình sản xuất, kinh doanh máy thở; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất máy thở. Báo chí, truyền thông là đơn vị tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng PCD, tự bảo vệ cho nhân dân; cần phản ánh đầy đủ bức tranh của cuộc sống; phản ánh những giá trị ưu việt, tính nhân văn của chế độ ta trong tình huống khẩn cấp; tuyên truyền về thành công bước đầu trong PCD. Thủ tướng đánh giá cao Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông làm rất tốt công tác này, phát huy hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời nhấn mạnh, phóng viên cũng là những người trên tuyến đầu chống dịch, do đó ngành y tế cần có phương án bảo vệ các nhà báo không bị phơi nhiễm dịch.

Về tăng cường hợp tác quốc tế trong PCD, Thủ tướng nêu rõ, các quốc gia đều đang khó khăn, cho nên sự giúp đỡ nhau lúc này có ý nghĩa lớn. Việt Nam có thể xuất khẩu gạo có kiểm soát, khẩu trang vải kháng khuẩn, phổ biến các phần mềm chống dịch. Do đó các bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao phối hợp xem xét khả năng và các mối quan hệ để xử lý xuất khẩu cho từng nước cụ thể. Cập nhật những công nghệ mới, tiến bộ mới trong điều trị bệnh, sản xuất vắc-xin... Việc hợp tác với Lào, Cu-ba, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc cần được đẩy mạnh; Bộ Y tế cùng với Bộ Quốc phòng sớm đề xuất các giải pháp cho Chính phủ trong vấn đề hợp tác. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quan tâm, chia sẻ, thực hiện tốt nhất công tác bảo hộ công dân một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay cần sắp xếp đón tiếp công dân Việt Nam phù hợp điều kiện cách ly trong nước.

Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ ngành liên quan xây dựng các phương án đón tiếp, trước mắt các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các gia đình động viên người nhà ở nước ngoài bình tĩnh, hạn chế đi lại tối đa, tránh dịch bệnh. Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan có kế hoạch sớm nhất đón công dân Việt Nam đang mắc kẹt ở các sân bay nước ngoài về nước, nhất là những người yếu thế như trẻ em vị thành niên, người đi chữa bệnh nặng bị kẹt ở nước ngoài. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nắm chắc tình hình và sớm đề xuất vấn đề này. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương thu phí cách ly cần cân nhắc, có sức thuyết phục và thận trọng trong vấn đề này. Chính phủ đã có chương trình tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh và giải ngân vốn đầu tư công ngay sau khi kiểm soát được dịch. Tinh thần là chống dịch nhưng cũng chống doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc; hỗ trợ người nghèo kịp thời. Thủ tướng biểu dương một số địa phương đã tự trích ngân sách hỗ trợ người khó khăn do dịch Covid-19.

Đại dịch mang đến nhiều thiệt hại đối với kinh tế, việc làm, nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội cho chúng ta, do đó Thủ tướng yêu cầu các các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân tập trung khai thác cơ hội như đổi mới phương thức làm việc; có những ngành công nghiệp mới, dịch vụ mới; thay đổi lành mạnh hơn trong lối sống; ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch, nhất là Chính phủ số, thương mại điện tử..; tạo cơ hội cho xuất nhập khẩu…

* Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện Việt Nam có số mắc đứng thứ 98 trong tổng số 210 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. Phần lớn các trường hợp mắc ghi nhận tại Việt Nam là trường hợp xâm nhập từ nước ngoài với 62,9%, trong đó có 77,5% trường hợp đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 22,5% trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng. Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch với việc thực hiện triệt để các biện pháp cách ly, quản lý các trường hợp từ nước ngoài trở về, các trường hợp tiếp xúc vòng 1, vòng 2 và áp dụng biện pháp cách ly xã hội. Dự báo trong thời gian tới có thể xuất hiện một số trường hợp mắc nhưng có chính sách cách ly toàn xã hội số mắc ở Việt Nam sẽ tăng không cao. (Nhân dân, trang 1).

Cùng chủ để Báo Hà Nội mới, trang 1: “Chuẩn bị kịch bản cho làn sóng bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19”; Tuổi trẻ, trang 2: “Lạc quan những không được lơ là”; Tiền phong, trang 2: “Dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm”; Thanh niên, trang 1: “Giữ vững thế chủ động phòng dịch”; Công an Nhân dân, trang 1: “Chuẩn bị kịch bản cho làn sóng bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19”; Sức khỏe & Đời sống, trang 1: “Thủ tướng: Chuẩn bị nhanh kịch bản, giải pháp chống dịch, không bị động”; Sài Gòn giải phóng, trang 1: “Làm tốt cách ly xã hội sẽ không có đỉnh dịch”; Lao động, trang 1: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sự chấp hành của người dân là quan trọng nhất trong chống dịch”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sự chấp hành của người dân là yếu tố quan trọng nhất để chống dịch hiệu quả”; Gia đình & Xã hội, trang 1: “Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để giữ vững thế chủ động chống dịch”.

 

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, kịp thời phát hiện, khẩn trương xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, nhất là: các hành vi vi phạm không chấp hành biện pháp phòng, chống dịch; chống đối người thi hành công vụ phòng, chống dịch; đưa tin sai, không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội; tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng; sản xuất hàng giả, đầu cơ găm hàng, tăng giá trái pháp luật, gian lận thương mại, gây bất ổn thị trường...; nếu có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý về hình sự.

Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành điều tra, xem xét, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự. Các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện, gửi Bộ Y tế trước ngày 15-4-2020. Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-4-2020. (Nhân dân, trang 1).

Cùng chủ để Báo Hà Nội mới, trang 2: “Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19”; Thanh niên, trang 3: “Xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch”; Công an Nhân dân, trang 1: “Kiên quyết không để ai đi ngược lại quyết tâm phòng, chống dịch bệnh Covid-19”.

 

Tiếp sức cho các nhân viên y tế

Những suất cơm tự nấu, cà-phê tự pha của những người có tấm lòng nhân ái đã tiếp thêm động lực cho các bác sĩ, nhân viên y tế ở những bệnh viện tuyến đầu đang gồng mình chống dịch Covid-19.

Những ngày giữa tháng 3, xem truyền hình, thấy nhân viên y tế Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Ðông Anh, Hà Nội) đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe bệnh nhân nhiễm Covid-19, chị Nguyễn Thanh Thủy (34 tuổi) không khỏi trăn trở. Bà chủ quán cơm nhỏ quyết định góp sức mình bằng những bữa cơm tự nấu tặng bác sĩ. Chị gọi điện đến Bộ Y tế xin thông tin về cán bộ công đoàn của BV, đề nghị được nấu năm bữa cơm phục vụ các bác sĩ và nhân viên y tế trong BV. "Việc chúng ta cần làm là động viên các y, bác sĩ để họ có thêm động lực, tiếp tục làm tốt công việc đầy nguy hiểm. Tôi không dư dả gì, nhưng tôi sẽ nấu năm bữa cơm tối để phục vụ các y, bác sĩ của BV", người mẹ ba con, đang chăm sóc bố đẻ ung thư, viết trên mạng xã hội hôm 24-3.

Hôm sau, chị dậy từ 5 giờ sáng, chạy xe 7 km từ nhà ở phố Tôn Ðức Thắng (quận Ðống Ða) đến chợ đầu mối mua thực phẩm, tự chế biến rồi chở đến BV phát. Toàn bộ quá trình chế biến, đưa cơm, chị Thủy đều đeo khẩu trang, găng tay đầy đủ để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, chị chuẩn bị 120 suất cơm, có món tôm rim, thịt, canh cua,... hoa quả tráng miệng, đổi món liên tục để người dùng không ngán. Buổi đầu, các nhân viên y tế đến nhận cơm rồi đi, không ai nói lời cảm ơn vì nghĩ đó là cơm bệnh viện đặt. Chị Thủy chạy xe về, lòng thấy hơi tủi thân, định thôi không nấu. Nhưng thấy các cô điều dưỡng nói thèm cơm nhà, sáng hôm sau chị lặp lại công việc này. "Ðến ngày thứ hai thì mọi người đã biết cơm mình tự tay nấu và tặng miễn phí. Mấy cô điều dưỡng nhảy chân sáo xuống nhận cơm. Ai cũng khen ăn ngon như cơm nhà làm tôi thấy có động lực hơn", chị kể.

Chị Thủy nhớ nhất hôm đang loay hoay chuẩn bị nguyên liệu nấu cơm đưa vào viện, thì nhận được tin nhắn của một phụ nữ. Người này nói chồng là bác sĩ đang ở tuyến đầu của BV, rất thích ăn món bánh trôi trong ngày Tết Hàn thực. Chị muốn làm bánh mang vào cho chồng, nhưng vướng con nhỏ, không chuyển đến cho anh được, nên muốn nhờ chị Thủy mang vào. Nghe xong, chị Thủy quyết định làm 30 suất bánh trôi, thay chị vợ gửi đến anh chồng và các bác sĩ, nhân viên y tế khác ở viện. Ngoài nấu cơm, làm bánh, chị Thủy còn tự làm chè, nước ép hoa quả mang vào BV tặng các y, bác sĩ. Ban đầu, chị tự bỏ tiền túi lo toàn bộ chi phí, về sau, bạn bè, người thân thấy việc làm này có ý nghĩa nên chung tay đóng góp kinh phí và giúp chị nấu nướng. "Chỉ nhìn thôi đã thấy ngon rồi, thưởng thức thì mê tít luôn. Vị ngọt mềm, thơm bùi của khoai dẻo, man mát của sương sáo thảo mộc. Tất cả kết hợp với nước cốt dừa béo thơm, thêm ít đá nữa thì ngon ngất ngây", một nữ y tá chia sẻ khi thưởng thức món chè chị Thủy nấu.

Trước đó, đầu tháng 3, một chuỗi cửa hàng cà-phê trên phố Hoàng Ðạo Thúy cũng phục vụ miễn phí các bác sĩ, nhân viên y tế ở BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Chị Lâm Kiều Oanh, Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng cho biết, chị có một số khách quen là y, bác sĩ. Nhưng dịch bệnh bùng phát, họ chẳng còn thời gian thưởng thức cà-phê như trước. Ðể tiếp thêm động lực cho các bác sĩ tuyến đầu, từ ngày 19-3, cửa hàng tặng cà-phê, trà miễn phí kèm lời nhắn động viên các y, bác sĩ. Sau năm ngày, cửa hàng nhận được hàng trăm lời nhắn của khách hàng khắp nơi gửi đến. Những lời chúc sau đó được nhân viên cửa hàng nắn nót viết lại chuyển đến tận tay các y, bác sĩ. Mỗi ly cà-phê kèm một lời nhắn như: "Chút nắng mong manh sao thành mùa hạ/Chút Covid xa lạ sao đánh bại được chúng ta", "Chống dịch như chống giặc. Hãy mạnh mẽ lên các chiến binh áo trắng"…

Mỗi ngày, bảy nhân viên của cửa hàng bắt đầu pha chế cà-phê từ 5 giờ sáng. Ðến 7 giờ 30 phút, họ hoàn tất việc pha chế, đóng vào 300 ly. Khoảng 9 giờ sáng, số cà-phê này được trao tận tay các y, bác sĩ. Ðể cà-phê được nóng, cửa hàng sử dụng loại cốc giấy chuyên dụng, thời gian vận chuyển không quá 60 phút. "Hành động của các bạn cho chúng tôi biết, ngành y không đơn độc. Những cốc trà, cà-phê tuy đắng mà lại rất ngọt, bởi chúng chứa rất nhiều tình cảm của người làm dành gửi cho anh chị em chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều!", một bác sĩ của BV viết lời cảm ơn cửa hàng như vậy. (Nhân dân, trang Hà Nội).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 5: “Những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch, tận tụy hy sinh vì cộng đồng-Bài cuối: Những người “đi trước, về sau””; Tuổi trẻ, trang 10: “Những xuất ăn đêm, thức cùng trạm chốt”.

 

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đời sống người dân

Đường phố Hà Nội trong những ngày qua luôn vắng người và phương tiện. Trừ các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu vẫn mở cửa hoạt động bình thường, các cửa hàng còn lại đều đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh. Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 31 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội được người dân Thủ đô ủng hộ và tự giác chấp hành tốt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội

Qua khảo sát tại nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội từ ngày 1-4 đến nay cho thấy, người dân Thủ đô chấp hành khá tốt việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 31 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội. Tại khu vực hồ Gươm, Công viên Lê-nin, hồ Thiền Quang, hồ Hoàng Cầu, đường ven hồ Tây… những nơi người dân thường đi dạo, tập thể dục, sau ngày đầu vẫn còn khá đông người, nhưng sau khi được lực lượng chức năng tuyên truyền, nhắc nhở đã có những chuyển biến.

Tại khu vực ngoại thành, việc giãn cách xã hội cũng được người dân thực hiện nghiêm túc. Lực lượng công an xã và các tổ chức, đoàn thể trực chốt, tuần tra, kiểm soát, giúp chính quyền xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Ðể thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã ban hành quy định chi tiết về việc xử phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và lực lượng chức năng các cấp đã nhanh chóng vào cuộc tuyên truyền, vận động; có nơi đã áp dụng chế tài phạt người ra đường không có lý do chính đáng, xử phạt người không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng. Chủ tịch UBND quận Ba Ðình Tạ Nam Chiến cho biết... từ ngày 1 đến 5-4, các lực lượng chức năng đã xử phạt 48 trường hợp vi phạm Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 43 cá nhân bị phạt vì không đeo khẩu trang nơi công cộng và ba trường hợp bị phạt vì ra đường không có lý do chính đáng, hai hộ kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu mở cửa bán hàng, tổng số tiền phạt là 23 triệu 800 nghìn đồng.

Tại quận Hoàn Kiếm, lực lượng chức năng của 18 phường trên địa bàn quận ứng trực từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày, tăng cường tuần tra, nhắc nhở người dân chấp hành quy định, tập trung tuyên truyền bằng loa tại 90 điểm, tổ chức hai điểm đo thân nhiệt và khai báo y tế cho các chủ phương tiện tại đầu cầu Long Biên và cầu Chương Dương... Từ ngày 1 đến 5-4, quận đã xử phạt 203 trường hợp vi phạm. Tại quận Ðống Ða, năm ngày qua đã xử phạt hơn 200 trường hợp, quận Bắc Từ Liêm lập biên bản xử lý gần 100 trường hợp không chấp hành đeo khẩu trang ở nơi công cộng…, có tác dụng răn đe, nâng cao ý thức người dân.

Tại các chợ, hầu hết các tiểu thương bán hàng đều tuân thủ việc đeo khẩu trang và găng tay. Tại cổng chợ, ban quản lý các chợ cũng trang bị cồn, nước rửa tay khô để người dân sát khuẩn tay trước khi vào, nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang. Tại các siêu thị, khách hàng trước khi vào siêu thị đều được nhân viên đo thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay...

Duy trì cung cấp các dịch vụ thiết yếu

Bên cạnh việc thực hiện giãn cách xã hội, các cơ quan, công sở của thành phố đều tăng cường làm việc trực tuyến, hạn chế tối đa số cán bộ, công chức đến công sở. Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Chí Lực cho biết, từ ngày 1-4, các phòng, ban của quận và các phường trên địa bàn duy trì 141 cán bộ, công chức (bằng 20% số cán bộ, công chức) làm việc tại trụ sở, 540 cán bộ, công chức còn lại làm việc tại nhà qua hệ thống in-tơ-nét, bảo đảm duy trì chất lượng và khối lượng công việc. Tại huyện Mê Linh, trong sáng 6-4, các phòng, ban của huyện duy trì chỉ có một lãnh đạo và một cán bộ làm việc tại trụ sở đơn vị. Còn lại, các cán bộ, công chức làm việc bằng công nghệ thông tin tại nhà. Huyện đã tạm dừng tất cả các cuộc họp tập trung quá 20 người, chuyển sang hình thức họp trực tuyến.

Tại Cục Thuế TP Hà Nội, dù đang trong đợt cao điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập, nhưng những ngày này, bộ phận Một cửa cũng như các phòng giao dịch khá vắng vẻ. Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn cho biết, việc tiếp nhận các thủ tục thuế đã thực hiện hầu hết trên giao dịch điện tử. Người nộp thuế có thể gửi hồ sơ thuế tại Cổng thông tin thuế điện tử của Tổng cục Thuế, sẽ được hỗ trợ 24 giờ/7 ngày hoặc gửi qua đường bưu điện. Ðến hết ngày 30-3, đã có khoảng 98% số hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân được gửi đến Cục Thuế Hà Nội, trong đó gần 100% hồ sơ tiếp nhận qua Cổng thông tin thuế điện tử của cơ quan thuế và qua đường bưu điện. Ðối với những trường hợp đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế, Cục Thuế đã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận thu hồ sơ nhanh bằng cách phân luồng bộ phận tiếp nhận.

Ðể hạn chế tiếp xúc đông người, Sở Kế hoạch và Ðầu tư đẩy mạnh thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng mức độ 4 bằng chữ ký số, doanh nghiệp sẽ không phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ bưu điện để gửi hồ sơ, đồng thời, đăng ký nhận kết quả tại nhà hoặc trụ sở công ty qua đường bưu điện, hạn chế tối đa việc đến nhận kết quả trực tiếp. Từ ngày 1-4, Sở Giao thông vận tải không tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận Một cửa, chỉ tiếp nhận đối với hồ sơ nộp trực tuyến qua cổng thông tin của sở với tất cả 59 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ và 29 thủ tục lĩnh vực đường thủy.

Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị, vật tư y tế… được giữ nhịp độ bình thường, thậm chí, nhiều mặt hàng còn được đẩy nhanh sản xuất để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Do mọi người làm việc, học tập tại nhà nhiều hơn, đòi hỏi các dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt bảo đảm ổn định. Các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Central Retail, Tập đoàn BRG đã tăng lượng hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu dự trữ lên 300% đến 500% so với bình thường. Công ty Nước sạch Hà Nội đã có phương án bảo đảm cấp nước ổn định cho người dân trong mọi tình huống. Tổng công ty Ðiện lực Hà Nội đã lập phương án bảo đảm cấp điện liên tục, an toàn, ổn định trên địa bàn, lập phương án cấp nguồn dự phòng cho các khu vực trọng điểm.

Những cách làm cụ thể này của thành phố Hà Nội góp phần quan trọng đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. (Nhân dân, trang Hà Nội).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 1: “Hà Nội tập chung phòng ngừa, không để dịch Covid-19 không bùng phát”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Hà Nội: chuẩn bị sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh, có giải pháp phục hồi kinh tế”.

 

Chủ động phát hiện sớm nguồn lây nhiễm dịch Covid-19

Từ ngày 31-3 đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, chính quyền các quận, huyện của TP Hà Nội đã lắp dựng và vận hành các trạm xét nghiệm dã chiến, vừa thực hiện theo hình thức xét nghiệm nhanh, vừa tiến hành kết hợp lấy mẫu để xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh Covid-19, trước mắt sẽ ưu tiên xét nghiệm cho những người từng ra vào Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua. Giải pháp nhằm giúp phát hiện và ngăn chặn sớm nguồn lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Bệnh viện (BV) Bạch Mai nằm trên địa bàn quận Ðống Ða. Thời gian qua nhiều người dân của quận đã đến khám bệnh, đi thăm người thân điều trị tại BV này, vì vậy khi biết thông tin thành phố cho lắp đặt trạm xét nghiệm nhanh cho người dân của quận, mọi người đều rất mừng. Giám đốc Trung tâm y tế quận Nguyễn Ðức Tuấn cho biết, sau khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, ngay trong đêm 30-3, các lực lượng đã lắp đặt xong năm trạm xét nghiệm nhanh tại Trường THCS Ðống Ða. Ðúng 7 giờ 30 phút ngày 31-3, trạm xét nghiệm chính thức hoạt động. Biết thông tin này, ngay từ sáng sớm, nhiều người dân đã từng ra, vào khám,chữa bệnh, thăm người thân tại BV Bạch Mai đã đến làm xét nghiệm. Do được lực lượng chức năng hướng dẫn, bố trí, cho nên không khí khá trật tự. Người dân đến xét nghiệm được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 m, phải đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn. Các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nhiệt độ cho người dân trước khi vào khu xét nghiệm. Người dân sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm được đưa tới một khu vực riêng được bố trí trong khuôn viên trạm dã chiến. Sau 10 phút có kết quả, các nhân viên y tế gọi tên người dân vào lấy kết quả. Khi biết mình âm tính với vi-rút, nhiều người tỏ ra rất vui mừng rồi vội trở về với gia đình.

Ông Nguyễn Ðình Th. (67 tuổi, ở phường Ðông Tác, quận Ðống Ða) cho biết: "Cách đây một tuần, tôi vào BV Bạch Mai chăm sóc người thân, sau đó tự cách ly tại nhà. Nghe thông tin BV có nhiều người mắc bệnh, tôi và gia đình rất lo lắng. Sáng nay tôi đến đây từ sớm để xét nghiệm, sau 10 phút là có kết quả ngay". Dù kết quả là âm tính nhưng ông Th. vẫn được khuyến cáo nên tiếp tục cách ly tại nhà. Chủ tịch UBND quận Ðống Ða Võ Nguyên Phong cho biết, đến hết ngày 5-4, quận đã lấy 2.890 mẫu xét nghiệm liên quan đến BV Bạch Mai, gồm 2.091 test (kiểm tra) nhanh và 799 test RT-PCR. Một số mẫu khi test nhanh ban đầu có kết quả dương tính, nhưng sau khi gửi lên làm RT-PCR đã cho kết quả âm tính.

Phường Ðồng Tâm (quận Hai Bà Trưng) là địa bàn tiếp giáp với BV Bạch Mai, trên địa bàn phường có một số xóm trọ của những người chạy thận nhân tạo tại BV. Thành phố đã cho lắp đặt trạm xét nghiệm tại khu vực phố Trần Ðại Nghĩa, cạnh ký túc xá Trường đại học Kinh tế quốc dân để xét nghiệm cho người dân của phường. Từ 14 giờ chiều 31-3, trạm xét nghiệm này bắt đầu tiếp nhận các trường hợp đến xét nghiệm. Chủ tịch UBND phường Ðồng Tâm Lê Khánh Giang cho biết, trước đó, phường đã cho rà soát trên toàn địa bàn các đối tượng có đến BV Bạch Mai khám, chữa bệnh, thăm bệnh nhân từ ngày 10-3 đến nay, ra quyết định cách ly và yêu cầu, giám sát các đối tượng này thực hiện nghiêm quy định cách ly của phường. Ðồng thời, liên lạc qua điện thoại để thông báo cho các trường hợp này về việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm.

Tại khu vực chờ đến lượt xét nghiệm, ông Vũ Danh Th. (ở số 141 phố Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ông vào BV Bạch Mai thăm người ốm từ ngày 15-3. Sau khi có thông tin về các ca nhiễm ở bệnh viện này, ông đã hạn chế ra ngoài tiếp xúc với mọi người và chủ động khai báo y tế, thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly của lãnh đạo phường và cán bộ y tế. Ông Th. chia sẻ: "Hiện tâm lý tôi khá thoải mái, vì thấy từ Chính phủ, thành phố cho tới lãnh đạo phường, các ban, ngành, đoàn thể đều quan tâm, hướng dẫn sát sao, lại tổ chức lấy mẫu xét nghiệm. Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng cho biết, đến chiều 5-4, trạm đã cơ bản hoàn thành xét nghiệm nhanh cho 768 trường hợp liên quan đến BV Bạch Mai trên địa bàn 18 phường của quận. Trong đó, có 15 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, đã cho lấy mẫu xét nghiệm PCR thì có kết quả âm tính. Việc xét nghiệm này sẽ tiếp tục tiến hành cho một số trường hợp liên quan (nếu còn sót) tại các phường trong một, hai ngày tới.

Tại quận Ba Ðình, trạm xét nghiệm dã chiến được bố trí giữa Công viên Bách Thảo. Anh Nguyễn Duy Ð., ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, vừa nhận kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 cho biết, ngày 16-3 anh có đưa người nhà đi khám bệnh tại BV Bạch Mai. Khi Trạm y tế phường thông báo các trường hợp đã từng có mặt tại BV Bạch Mai trong thời gian này có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19, anh đã chủ động thực hiện cách ly tại nhà theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Ðến nay, sức khỏe của anh Ð. Vẫn bình thường, nhưng anh vẫn còn chút lo lắng, bởi có những trường hợp phát bệnh sau 14 ngày. Kết quả xét nghiệm âm tính ngày hôm nay mới giúp anh thật sự yên tâm. Theo đại diện UBND quận Ba Ðình, trên địa bàn quận có chín trường hợp mắc Covid-19, đến nay đã có bốn người được ra viện, 202 trường hợp F1, trong đó 184 trường hợp đã đủ thời gian cách ly; 441 trường hợp F2, 138 trường hợp F3. Liên quan đến BV Bạch Mai, trên địa bàn có 708 trường hợp, trong đó 22 trường hợp đang điều trị tại các BV, 686 trường hợp ở ngoài cộng đồng. Các trường hợp này đã được lấy mẫu xét nghiệm nhanh, vừa tiến hành kết hợp lấy mẫu để xét nghiệm RT-PCR.

Tại quận Long Biên, trạm y tế dã chiến tiến hành xét nghiệm nhanh vi-rút SARS-CoV-2 được dựng tại khu nhà thể chất Trường THCS Bồ Ðề (phường Bồ Ðề). Ðể bảo đảm khoảng cách an toàn, lực lượng chức năng của UBND phường Bồ Ðề đã dựng thêm nhà bạt và bố trí lối đi riêng dành cho các trường hợp đến xét nghiệm. Từ 7 giờ 30 phút ngày 3-4, quận bắt đầu tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm nhanh, kết hợp lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR và đến ngày 5-4 hoàn thành xét nghiệm gần 800 trường hợp.

Ðến hết ngày 5-4, thành phố đã tổ chức xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật test nhanh cho 8.909 người; trong đó có 35 trường hợp có kết quả dương tính (còn lại đều âm tính). 35 trường hợp này được lấy mẫu bệnh phẩm ngoáy họng để xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật RT-PCR, trong đó có 34 trường hợp đã có kết quả loại trừ, còn lại một trường hợp đang đợi kết quả.

Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, việc lắp đặt và đưa vào hoạt động các trạm xét nghiệm nhanh là rất kịp thời, nhằm sớm phát hiện, xử lý các ca bệnh (nếu có), ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Sau khi hoàn thành xét nghiệm cho những người liên quan BV Bạch Mai, thành phố tiếp tục mở rộng xét nghiệm nhanh tại tất cả các BV, khu tập trung đông người trên địa bàn thành phố. (Nhân dân, trang Hà Nội).

 

Nghệ sĩ chung tay vì sức khỏe cộng đồng

Nhiều nghệ sĩ, nhóm nghệ sĩ trên địa bàn Hà Nội đã tham gia phòng, chống dịch Covid-19 bằng những hành động khác nhau. Người dùng âm nhạc, người thì dùng hội họa... Những hành động đó vừa như liều thuốc tinh thần, vừa đem đến giá trị vật chất cụ thể, để cùng cả nước vượt qua gian khó.

Hát xẩm là loại hình nghệ thuật dân gian dễ đi vào lòng người. Các giai điệu, ca từ của hát xẩm thường gần gũi với công chúng. Và bây giờ, hát xẩm được các thành viên nhóm Xẩm Hà thành ứng dụng để truyền bá chống dịch Covid-19. Ðược sáng tác và ra mắt công chúng từ cuối tháng 3, bài xẩm "Tiêu diệt corona" nhanh chóng được mọi người yêu thích. Trên nền nhạc truyền thống, ngay từ khi mới "vào đề", khán giả đã được thấy "không khí" của chiến dịch: "Lệnh truyền hỏa tốc/Thời hỡi các cấp/Hãy mau mau/Giặc corona đã đến nước Nam/Thì phải diệt cho bằng hết". Bài hát cũng đưa ra những "chỉ dẫn" về cách phòng, chống dịch một cách hết sức dí dỏm, từ việc rửa tay bằng xà-phòng, cho đến "Hãy nhớ khống chế cánh tay/ Không được loay hoay/Cho tay lên mắt..."; những nghệ sĩ cũng không quên "nhắc nhở" câu chuyện một số người đưa ra yêu sách khi về nước cách ly... Nội dung bài hát cũng có đoạn thể hiện toàn dân đoàn kết chống dịch: "Doanh nhân chung sức/Nghệ sĩ chung tay/Nhân dân cùng góp/Cảnh giác nêu cao/Phòng dịch khắp nơi nơi/Corona mà thò ra/Là ta cùng diệt hết"... Tác giả lồng ghép những cụm từ phổ biến trong cộng đồng mạng như "corona xa ta ra". Bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Quang Long. Các nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Văn Phương thể hiện chính, Nguyễn Quang Long, Phạm Trang, Phạm Dũng, Ngọc Xuân hát phụ họa. Chỉ ít ngày sau khi phát hành trên kênh YouTube của nhóm, bài "Tiêu diệt corona" của nhóm Xẩm Hà thành đã thu hút được gần 18 nghìn lượt xem. Bài xẩm này còn được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội, trên nhiều tờ báo điện tử khác nhau.

Xẩm Hà thành là nhóm nhạc được thành lập bởi nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa. Nhóm đã có nhiều hoạt động khôi phục nét đẹp của hát xẩm Hà Nội xưa. Xẩm Hà thành cũng là nhóm nhạc có các bài hát tuyên truyền về văn hóa giao thông, quảng bá nét đẹp của Hà Nội hay phản ánh các vấn đề nổi cộm của xã hội... Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa chia sẻ: "Từ khi ra đời, hát xẩm đã là loại hình nghệ thuật của nhân dân vì nó gần gũi, thân thuộc. Bởi vậy, đây cũng là ưu thế của xẩm so với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác khi tiếp cận, truyền tải thông điệp về các vấn đề có tính thời sự. Nhóm Xẩm Hà thành quan niệm, cùng với công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, chúng tôi luôn nỗ lực đưa xẩm sống trong đời sống xã hội. Dịch Covid-19 là vấn đề lớn của toàn xã hội. Bởi vậy chúng tôi đã nhanh chóng bắt tay sáng tác, rồi ghi hình và phát hành. Trong các điệu khác nhau của xẩm, chúng tôi chọn điệu xẩm sai vì thấy phù hợp nhất. Hy vọng qua bài hát, chúng tôi được góp phần cùng cả nước chống dịch bệnh".

Phòng, chống dịch Covid-19 là trách nhiệm của toàn xã hội. Cộng đồng những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, từ chuyên nghiệp đến không chuyên đã có những hoạt động tích cực để vận động mọi người tham gia. Nếu nhóm Xẩm Hà thành truyền tải đến công chúng thông điệp chống dịch bằng âm nhạc thì nhóm Ký họa Ðô thị Hà Nội (Urban Sketcher Hanoi) lại tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng thông qua chương trình "Thử thách 14 ngày". Nhóm Ký họa Ðô thị Hà Nội là diễn đàn hiện gồm 5.300 thành viên trên mạng xã hội Facebook. Sau khi phát động, đã có hàng trăm người tham gia một hành trình vẽ tranh liên tục trong 14 ngày. Những bức tranh liên tục được gửi đến diễn đàn, và những người phụ trách diễn đàn được một dịp "mỏi mắt" để phân loại rồi đưa lên mạng. Ðó là những câu chuyện về cuộc sống của những gia đình trong ngày cách ly, khi cả nhà cùng tập thể dục trong nhà, khi những bạn trẻ cùng hát bài hát vận động rửa tay, khi con cái học qua truyền hình... Ðó cũng là những hình ảnh xúc động khi các bác sĩ hối hả giành sự sống cho bệnh nhân, hay khoảnh khắc yêu thương khi người dân tiếp tế đồ ăn giúp đỡ bác sĩ... Ban tổ chức không giới hạn về chủ đề, cho nên hình ảnh Hà Nội thân thương cũng hiện lên qua rất nhiều tác phẩm. Ðó là một căn biệt thự trầm mặc, một gốc sưa đang bung nở, hay một đoạn phố thân quen... Những góc nhìn khác nhau về Hà Nội tiếp thêm động lực cho mọi người trong những ngày khó khăn cùng cả nước phòng dịch. Khó có thể nói hết sự lan tỏa của "Thử thách 14 ngày". Khi mọi người đều ở nhà, thực hiện cách ly xã hội, thì những bức họa vẫn lan truyền mạnh mẽ trên không gian mạng xã hội. Kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy, một thành viên sáng lập Ký họa Ðô thị Hà Nội chia sẻ, chị và mọi người không muốn chuỗi ngày phòng, chống Covid-19 là chuỗi ngày đếm và cập nhật các ca bệnh. "Chiến dịch" vẽ ký họa 14 ngày muốn mọi người sống bình tĩnh, tin vào chính mình, hãy nuôi dưỡng tình yêu và đam mê, nuôi dưỡng niềm tin vào những điều tốt đẹp.

Nhóm Ký họa Ðô thị Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức đấu giá những bức tranh, dành một nửa số tiền thu được để ủng hộ công cuộc phòng, chống dịch bệnh. Hành động đấu giá tranh lấy tiền ủng hộ chống dịch bệnh cũng đang được nhiều họa sĩ, nhóm họa sĩ khác thực hiện. Hoạt động của những nhóm văn nghệ sĩ đem đến cho mỗi chúng ta những liều thuốc tinh thần, đồng thời, cả những giá trị vật chất để đồng hành cùng xã hội vượt qua gian khó. (Nhân dân, trang Hà Nội).

Cùng chủ đề Báo Công an Nhân dân, trang 1: “Những chiến sỹ công an trong “tâm bão Bạch Mai””; Sức khỏe & Đời sống, trang 2: “2,1 triệu tin nhắn với 126 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch”; Sài Gòn giải phóng, trang 4: “Sinh viên trường y xung kích chống dịch”

 

Hà Nội: Xử phạt hàng trăm trường hợp không thực hiện đúng yêu cầu cách ly xã hội

Ngày 6-4, theo tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các địa phương trên địa bàn Hà Nội, những ngày qua, các quận đã xử phạt hàng trăm trường hợp không chấp hành yêu cầu cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Các lực lượng chức năng phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) lập biên bản cơ sở kinh doanh trà sữa trên đường Nguyễn Trãi mở cửa tối 4-4.

Tại quận Cầu Giấy, tính đến trưa 6-4, công an các phường cùng lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản xử phạt 39 trường hợp không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhiều nhất là tại hai phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch.

Trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng có 7 trường hợp dù đã nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện ngừng kinh doanh, đã bị phạt tổng số tiền là 52,5 triệu đồng. Ngoài ra, 5 trường hợp sử dụng phương tiện, bày bán sản phẩm không đúng quy định; 2 trường hợp bán hàng tăng giá cũng đã bị xử phạt.

Tại quận Hà Đông, Công an quận đã ký cam kết và yêu cầu 517 cơ sở kinh doanh có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự và các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu trong khu dân cư tạm dừng hoạt động.

Qua kiểm soát toàn địa bàn, Công an quận đã xử phạt hành chính 1 hộ kinh doanh đồ nhựa thuộc khu giãn dân Hà Trì - Hà Cầu về hành vi không chấp hành lệnh cấm kinh doanh, xử phạt 7,5 triệu đồng; nhắc nhở 2 trường hợp bán đồ chơi trẻ em trên đường Nguyễn Văn Lộc - Mộ Lao và cửa hàng bán giày dép tại địa chỉ số 7 Lê Lợi.

Đáng lưu ý, trong đêm 5-4, Công an phường Văn Quán đã phạt 5 thanh niên đi lang thang trên địa bàn phường với mức 200.000 đồng/trường hợp.

Tại quận Đống Đa, tính từ ngày 31-3 đến 5-4, các đơn vị chức năng đã xử phạt hành chính 218 trường hợp công dân ra đường không tuân thủ đeo khẩu trang để phòng dịch.  (Hà Nội mới, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Công an Nhân dân, trang 5: “Xử lý nhiều đối tượng vi phạm quy định chống dịch”.

 

Hà Nội đề xuất tăng thời gian cách ly

Hà Nội ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở huyện Mê Linh có tiền sử đến khám tại khoa Miễn dịch dị ứng của Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị, tất cả trường hợp cách ly tập trung xong 14 ngày, các phường ra thêm quyết định cách ly tại nhà 14 ngày.

Cắt ngay lập tức các khoản chi không cấp bách

Sáng 6/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì họp giao ban Quý I và Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của thành phố. Theo ông Chung, từ khi tình hình dịch bệnh chuyển sang giai đoạn 2 đến nay (từ 6/3-PV), Hà Nội là địa phương có nhiều bệnh nhân nhất, kể cả trừ đi các ca bay về từ nước ngoài thì vẫn có số ca lây nhiễm trong cộng đồng nhiều nhất.

“Có những ca nhiễm ở cộng đồng không xác định được F0. Ví dụ như ca số 237 hiện nay không phát hiện được nhiễm bệnh từ nguồn nào. Cho nên nguy cơ lây nhiễm tại cộng đồng rất lớn”, ông Chung nói, đồng thời cho biết, mọi người cần hình thành thói quen rửa tay, đeo khẩu trang.

Ông Chung phân tích, trong 1 tháng qua có 96 ca nhiễm. Theo đó, nhóm phát hiện dương tính từ nước ngoài trở về qua sân bay không đáng lo ngại vì đã kiểm soát được. Nhóm thứ 2 là những ca nhiễm chéo ở bệnh viện và ngoài xã hội. Thứ ba là số ca nhiễm trong Bệnh viện Bạch Mai.

“CDC Hà Nội xét nghiệm sàng lọc các trường hợp trên chuyến bay từ Moscow về phát hiện 1 trường hợp 35 tuổi, ở Hà Tĩnh, đang cách ly tại khu KTX của Đại học FPT nhập cảnh ngày 25/3. Xét nghiệm lần đầu âm tính nhưng lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính. Một bệnh nhân nữa, 47 tuổi, ở Mê Linh đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai ngày 12/3 , ngày 4/4, Trung tâm Y tế huyện lấy mẫu và gửi CDC xét nghiệm, ngày 6/4 có kết quả dương tính, như vậy là 23 ngày”, ông Chung nói.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã từng nêu nhiều trường hợp như ở Hàn Quốc ủ bệnh 27 ngày, Mỹ là 22,5 ngày, Vũ Hán (Trung Quốc) dài nhất là 39 ngày. Bệnh nhân ở Mê Linh đến Bệnh viện Bạch mai đã qua 23 ngày nhưng vẫn dương tính. “Bây giờ chúng ta đang ít chứ nếu xảy ra 100 - 200 người/ngày, tôi tin không có đủ người để xác minh. Do đó, có trường hợp nào phải làm triệt để. Bây giờ chúng ta vẫn chủ động còn nếu rơi vào trường hợp kia thì liệu các phường, xã có đủ để phản ứng không”, ông Chung nói và nhấn mạnh, biện pháp Thủ tướng đề ra là giãn cách xã hội, cách ly xã hội là phương án tối ưu, duy nhất.

“Từ đây để thấy nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng của chúng ta đang rất cao, cho nên cần phải làm tốt. Tôi đã từng cảnh báo, chúng ta đã làm rất dài, rất lâu, đến hơn 60 ngày. Những người làm đường dài, nếu không chuẩn bị tốt tinh thần, vật chất thì khi bùng phát rất dễ thất bại trong trận đầu. Do vậy đây là thời gian phải tổng lực rà soát lại và chuẩn bị”, ông Chung lưu ý.

Lấy ví dụ về trường hợp ở Mê Linh dương tính SARS-CoV-2 sau 23 ngày đến Bệnh viện Bạch Mai, ông Chung yêu cầu với tất cả trường hợp cách ly tập trung xong 14 ngày, các phường ra quyết định cách ly tại nhà thêm 14 ngày. “Yêu cầu họ phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, không tiếp xúc với người thân để hạn chế nguy cơ”, ông Chung nói. Ông Chung cũng cho rằng, có những trường hợp 1- 2 lần xét nghiệm đầu âm tính, nhưng đến lần thứ 3 dương tính. Vì thế, các trường hợp F1 hết 14 ngày cần tiếp tục kéo dài thời gian cách ly. Các trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai và bệnh nhân 237 cách ly tại nhà đến hết ngày 15/4, thậm chí kéo dài đến 20/4. (Tiền phong, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Tuổi trẻ, trang 2: “Một ca ủ bệnh đến 23 ngày”.

 

Chốt chặn ở cửa ngõ các tỉnh thành

Hầu hết người dân đều “vui vẻ hợp tác” với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm soát, kiểm dịch chốt tại cửa ngõ các tỉnh thành...

Xếp hàng khai báo y tế

Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại 30 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào Hà Nội, lực lượng CSGT là đầu mối điều hành chốt kiểm soát. Các lực lượng còn lại là công an phường, thanh tra giao thông, y tế...

Ngày 6.4 một số chốt đã được thiết lập, đầy đủ nhân lực nhưng vẫn đang đợi lệnh “kích hoạt”, như: chốt tại cầu Chương Dương hướng về các tỉnh: Hưng Yên và Bắc Ninh; chốt tại gầm cầu Thanh Trì hướng sang khu đô thị Ecopark (tỉnh Hưng Yên)... Còn lại, phần lớn các chốt vẫn hoạt động kiểm soát người dân vào TP, mỗi chốt kiểm soát khoảng 150 - 300 người/ngày.

Tại chốt kiểm soát tại cầu Vĩnh Tuy hướng vào nội thành Hà Nội, trung tá Nguyễn Đức Huấn, Đội phó Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội), cho biết trạm chia làm 3 kíp, hoạt động 24/24. Sau khi dừng phương tiện, người dân sẽ được đo thân nhiệt, khai báo y tế và hỏi mục đích vào TP. “Người dân tuân thủ rất tốt và hợp tác với lực lượng chức năng. Nếu phát hiện người dân có nhiệt độ cao đơn vị sẽ mời ở lại nghỉ 30 phút sau đó đo thân nhiệt lại, nếu vẫn sốt thì sẽ thông báo tới lực lượng y tế để thực hiện các bước tiếp theo”, trung tá Huấn cho hay.

Trả lời Thanh Niên chiều 6.4, thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, cho biết: “Qua 6 ngày triển khai chốt, nhìn chung chưa có gì quá bất thường. Người dân chấp hành việc phòng dịch rất tốt, ủng hộ anh em làm nhiệm vụ ở các chốt. Chúng tôi cũng có nhắc nhở những trường hợp ra ngoài vì mục đích không cần thiết trở về nhà, tạo điều kiện cho xe chở hàng hóa lưu thông, đo thân nhiệt người qua lại”. Tại một số chốt, lực lượng chức năng còn được người dân mang nước giải khát đến ủng hộ.

Phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ

Tại Hải Phòng, ô tô cá nhân đều được các chốt kiểm soát đầu ra và vào TP yêu cầu dừng lại kiểm tra. Người Hải Phòng đi xe cá nhân muốn ra khỏi TP phải có giấy xác nhận của chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu đi từ địa phương đã có dịch trở về phải đi cách ly tập trung và tự trả tiền (tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày, chi phí sinh hoạt 80.000 đồng/người/đợt). Trong khi đó, ngoài các phương tiện vận tải hàng hóa, xe công vụ, xe cấp cứu thì xe ngoại tỉnh không được vào Hải Phòng.

Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại chốt đầu vào Hải Phòng trên QL5, lực lượng chức năng đã yêu cầu rất nhiều xe quay đầu, thậm chí xe chở thiết bị y tế biển Hà Nội cũng phải dừng tại chốt kiểm soát và chuyển tải hàng cho xe từ Hải Phòng ra nhận rồi quay đầu. Các chốt kiểm soát ra vào TP.Hải Phòng được lập ở trước trạm thu phí, qua đó giúp người dân không lãng phí tiền mua vé qua trạm.

Tại tỉnh Quảng Ninh, có 43 chốt kiểm soát tại các cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ đã được thành lập. Tại các chốt kiểm soát, trừ các xe thực thi công vụ, còn lại người, phương tiện qua chốt đều được đo thân nhiệt, và cấp giấy đã kiểm soát y tế trong ngày cho công dân để không phải lập lại quy trình kiểm soát tại điểm tiếp theo. Riêng xe tải, container chỉ được chở 2 người.

Ghi nhận của PV trong chiều 6.4, tại chốt kiểm soát trên QL18, đoạn qua P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long), lượng phương tiện lưu thông đã giảm. Phương tiện làm thủ tục qua chốt đa phần là xe tải giao nhận hàng. Đến 17 giờ ngày 6.4, 43 chốt đã kiểm soát hơn 150.000 phương tiện, 314.200 người. Đáng chú ý, 8 người có sốt, khó thở, có yếu tố dịch tễ đã được đưa đi cách ly tại cơ sở y tế 14 ngày.

Từ 1.4, thực hiện việc cách ly xã hội, tỉnh Quảng Ninh cấm các phương tiện cá nhân ra vào. Tuy nhiên, sau khi có phản ứng từ dư luận, địa phương này đã nới lỏng bằng việc phương tiện chỉ được ra vào địa bàn trong trường hợp cần thiết và phải khai báo với lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát.

Ùn tắc giao thông kéo dài ở cửa ngõ TP.HCM

Chiều 6.4, tại chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 cầu Đồng Nai, các cán bộ được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ y tế, đứng dưới nắng nóng để kiểm tra thân nhiệt tài xế, người ngồi trên xe chạy trên QL1 từ Đồng Nai vào TP.HCM. Tổ công tác, chia 3 làn xe để phân luồng phương tiện. Lực lượng CSGT, TTGT xuống đường, đứng từ xa phân luồng xe đi đúng vào làn đã quy định. Lực lượng y tế đứng ở các làn thay phiên kiểm tra thân nhiệt tài xế, và những người ngồi trên xe. Đoàn xe tải, khách, ô tô chạy chầm chậm để qua chốt, thực hiện kiểm dịch theo đúng quy định.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tại chốt kiểm soát dịch cầu Đồng Nai chiều 6.4 đã được trang bị thùng container, kéo điện và bắt máy lạnh để cán bộ thay ca ngủ nghỉ, một nhà vệ sinh công cộng cũng được dựng lên tại đây.

Theo các cán bộ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (đang làm nhiệm vụ tại đây), trong ngày 5 và 6.4 đã kiểm tra hàng nghìn trường hợp người điều khiển ô tô, xe khách, xe máy… vào TP. Theo các cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt cầu Đồng Nai, lượng xe vào TP lớn nên dẫn đến ùn tắc giao thông kéo dài; chốt trực 24/24 nên cần phải thay ca làm nhiệm vụ.

Chiều 6.4, tại chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 Trường ĐH An ninh (Q.Thủ Đức) và đường Nguyễn Xiển (P.Long Bình, Q.9) các chốt kiểm soát vẫn làm việc liên tục. Lực lượng CSGT, TTGT đứng phân luồng, dừng các phương tiện lưu thông; cán bộ y tế túc trực đo thân nhiệt tài xế, người ngồi trên xe. Cảnh sát cơ động, công an phường, lực lượng quân đội túc trực đảm bảo an ninh trật tự. Hai chốt này mượn mặt bằng của quán cà phê để đặt bàn làm việc, sinh hoạt của cán bộ đều diễn ra trong quán. Hầu hết tất cả người dân đều chấp hành tốt quy định kiểm dịch khi đi qua các chốt kiểm tra. (Thanh niên, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Công an Nhân dân, trang 3: “Cắm chốt 24/24 trên tuyến biên giới để chống dịch”.

 

62.000 tỉ đồng hỗ trợ khoảng 20 triệu đối tượng khó khăn

Chính phủ dự kiến dành khoảng 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng khó khăn.

Ngày 6.4, Chính phủ vừa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo đó, Chính phủ dự kiến dành khoảng 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp khoảng 36.000 tỉ đồng; trong số này ngân sách T.Ư khoảng 22.000 - 23.000 tỉ đồng và phần lớn là từ nguồn tăng thu và nguồn còn lại của năm 2019. Ngân sách địa phương khoảng 13.000 - 14.000 tỉ đồng, dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu và nguồn còn lại của năm 2019 của ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách địa phương và nguồn cải cách tiền lương còn dư...

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách T.Ư trên 50% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách T.Ư hỗ trợ các địa phương còn lại. Còn lại là hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (khoảng 6.500 tỉ đồng); hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại NLĐ (khoảng 3.000 tỉ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho NLĐ qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỉ đồng).

Các chính sách hỗ trợ nêu trên được thực hiện trong 3 tháng. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách hỗ trợ trở lên (kể cả chính sách hỗ trợ đang thực hiện của địa phương nếu có) thì hưởng chế độ hỗ trợ cao nhất.

Về đối tượng, mức hỗ trợ, Chính phủ dự kiến người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng được hỗ trợ ngoài mức trợ cấp thường xuyên 500.000 đồng/người/tháng. Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định 1 triệu đồng/hộ/tháng.

Trong khi đó, người sử dụng lao động (LĐ) trả lương ngừng việc cho NLĐ theo khoản 3 điều 98 của luật LĐ, trường hợp khó khăn về tài chính được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% của tiền lương tối thiểu vùng với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng LĐ, thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng LĐ từ 14 ngày làm việc trở lên là 1,8 triệu đồng/người/tháng. NLĐ bị chấm dứt hợp đồng LĐ/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; LĐ không có giao kết hợp đồng LĐ (LĐ tự do) và mất việc làm 1 triệu đồng/người/tháng. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15 ngày 27.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ 1 triệu đồng/hộ/tháng.

Chính phủ cho biết, về nguyên tắc hỗ trợ thì đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19. Nhà nước, DN cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho NLĐ. Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; các tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện và dễ quản lý, giám sát. (Thanh niên, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 1: “Quanh các gói hỗ trợ của Chính phủ: Công khai để người dân giám sát”.

 

Sẽ có máy thở thay thế nguồn nhập khẩu

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay chúng ta đang nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập, không xâm nhập, sắp tới sẽ có máy thở thay thế nguồn nhập khẩu.

Tại cuộc họp sáng 6.4 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay, hiện chúng ta đã sản xuất được khẩu trang y tế và trang phục phòng hộ cho y, bác sĩ từ nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ công tác phòng, chống dịch trong nước và hướng tới xuất khẩu. Về máy thở, chúng ta đang nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập, không xâm nhập, sắp tới sẽ có máy thở thay thế nguồn nhập khẩu.

“Hiện số lượng trang thiết bị, vật tư y tế, máy thở, đồ bảo hộ... đã sẵn sàng cho tình huống xuất hiện 10.000 ca nhiễm Covid-19. Đồng thời, Tiểu ban Hậu cần đang lên phương án chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế... cho các tình huống xấu hơn, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả”, ông Cường thông tin. (Thanh niên, trang 4).

 

Bệnh nhân Covid-19 là phi công người Anh diễn biến nặng: hai bệnh viện phối hợp điều trị

Sáng nay, 7.4, tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân Covid-19 mới. Dự kiến trong ngày sẽ có thêm 18 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Ca bệnh Covid-19 là phi công người Anh diễn biến nặng hơn.

Thông báo mới nhất từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo), lúc 6 giờ sáng nay, 7.4, tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trên cả nước.

Đến thời điểm hiện tại, số bệnh nhân từ nước ngoài nhiễm Covid-19 là 153 ca, chiếm tỷ lệ 62,4% trong số 245 bệnh nhân Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam. 95/245 ca đã được công bố khỏi bệnh. Các bệnh nhân hiện đang điều trị tại 21 cơ sở y tế, nhiều ca có diễn biến sức khỏe tốt hơn. 85.295 người đang được cách ly tế.

Trong số 3 ca nặng, có 2 bệnh nhân đang thở máy, lọc máu là bệnh nhân 19 và bệnh nhân 161, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội). Trong đó, bệnh nhân 19 đã có tiến triển khả quan hơn, được kết thúc ECMO (tim phổi nhân tạo, duy trì chức năng sống).

Bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập và ECMO. Bệnh nhân là phi công  người Anh, liên quan ổ dịch tại quán bar Buddha, TP.HCM.

Ban Chỉ đạo đánh giá, dịch Covid-19 đang ở cấp độ 3 (có ca bệnh lây lan trong cộng đồng), do đó sẽ triển khai xét nghiệm sàng lọc các ca bệnh viêm đường hô hấp, nhằm đánh giá mức độ lây lan trong cộng đồng, tìm kiếm ca bệnh dương tính virus SARS-CoV-2 (gây dịch Covid-19) không có triệu chứng rõ ràng.

Trước mắt, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương xét nghiệm sàng lọc Covid-19 các trường hợp có người liên quan đến ổ dịch, người đang được cách ly y tế tập trung theo dõi sức khỏe.

Riêng Hà Nội đã triển khai xét nghiệm lưu động, sàng lọc trên diện rộng tại địa bàn các quận, huyện: Đống Đa, Hai Hà Trưng, Ba Đình, Thanh Oai, Hoàng Mai, và Thanh Trì. (Thanh niên, trang 4).

 

5 em bé chào đời trong bệnh viện cách ly

Chiều 6/4, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, trong một tuần cách ly kể từ ngày 28/3 đến 5/4, Khoa Sản - Bệnh viện Bạch Mai đã đón 5 em bé chào đời, trong đó 2 trường hợp sản phụ là nhân viên của bệnh viện, 3 sản phụ là bệnh nhân đang điều trị do kèm theo bệnh lý nền.

Trong những cháu bé chào đời trong thời khắc đặc biệt này, có 2 trường hợp đáng lưu ý.

Cháu bé thứ nhất: Mẹ SN 1985, mổ đẻ 1 lần, sảy thai 1 lần. Trong lần mang thai này bị đái tháo đường thai kỳ, viêm tụy cấp một lần ở tuần thai 28.

Ngày 26/3 thai phụ đến BV Bạch Mai khám lại ở tuần thai 36, xét nghiệm thấy huyết tương đục (Triglyceride trong máu rất cao), có nguy cơ viêm tụy cấp lại, được cho nhập viện cấp cứu.

Chiều ngày 28/3 thai phụ được chuyển Khoa Sản mổ cấp cứu do tim thai dao động kém. Kết quả bé gái nặng 2,6 kg chào đời khỏe mạnh, cháu đã được về với mẹ vào ngày 31/3.

Cháu bé thứ 2: Mẹ SN 1980, có 1 con mổ đẻ năm 2004, nhập viện cấp cứu với chẩn đoán Đái tháo đường – Nhiễm toan ceton/thai 33 tuần – Tiền sản giật. Bệnh nhân được điều trị cấp cứu. Đến chiều ngày 3/4 chuyển Khoa Sản mổ đẻ do thai to, đa ối, nứt vết mổ cũ. Kết quả bé gái nặng 3,8kg chào đời khỏe mạnh.

PGS.TS Phạm Bá Nha - Trưởng Khoa Sản cũng cho biết thêm: Hiện tại, khoa còn gần 10 thai phụ đang chờ sinh. Ngoài ra nhiều nhân viên y tế của bệnh viện đang mang bầu trong khu cách ly chuẩn bị đến ngày sinh cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đảm bảo an toàn cao nhất cho cả mẹ và con.

TS. Nguyễn Quang Bảy - Trưởng Khoa Nội tiết, đái tháo đường chúc mừng hai công dân mới, sau này lớn lên chắc sẽ được bố, mẹ kể cho nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi sinh ra. TS. Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo: Các thai phụ cần đi khám, sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ sớm, tránh để quá muộn. (Công an Nhân dân, trang 1).

 

Tăng cường phòng ngừa, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Ngày 6/4/2020, Bộ Công an đã ra Công điện số 03/CĐ-BCA-V01 gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Nội dung Công điện nêu rõ:

Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng CAND đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tích cực triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, triển khai nhiều kế hoạch, phương án bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh làm giảm tội phạm, phục vụ các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội, gây áp lực gia tăng tội phạm và phức tạp về trật tự xã hội.

Một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật đã có dấu hiệu gia tăng như tội phạm ma túy, chống người thi hành công vụ; hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, lừa đảo, đầu cơ các mặt hàng thiết yếu, y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi, đưa tin không đúng sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh; tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản (giết người, cướp tài sản, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, lừa đảo, trộm cắp tài sản...) diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến nhóm đối tượng nghiện ma túy, “tín dụng đen”, thua cờ bạc, nợ nần...

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội và tăng cường làm việc trực tuyến, tội phạm trên không gian mạng, nhất là đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ gia tăng; một số hành vi như trốn, chống đối, không chấp hành quy định cách ly, giãn cách xã hội, không khai báo, khai báo y tế gian dối... có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật cần được xác minh, điều tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước tình hình trên, Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các phương án bảo đảm an ninh, trật tự theo các cấp độ của dịch bệnh COVID-19 đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt; đồng thời, tăng cường các mặt công tác phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tập trung làm tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, chủ động dự báo những tác động của dịch bệnh COVID-19 và hậu COVID-19 đến các vấn đề kinh tế, đời sống, an sinh xã hội có thể phát sinh những phức tạp về tội phạm và trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn, lĩnh vực để có các biện pháp chủ động phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm; phối hợp với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thường xuyên cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, nhất là những loại tội phạm phát sinh liên quan đến việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh để nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa.

Chú trọng bảo đảm an toàn cho các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cách ly phòng ngừa COVID-19. Phát huy vai trò của các lực lượng ở cơ sở, nhất là lực lượng Công an phường, Công an xã, Cảnh sát khu vực và các mô hình, điển hình tiên tiến của quần chúng nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh ngăn chặn tội phạm.

3. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm chống người thi hành công vụ là nhân viên y tế và các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, đầu cơ, tăng giá các mặt hàng thiết yếu, y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi, gây bất ổn thị trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa tin không đúng sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh... không để xảy ra tình hình phức tạp, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Điện chỉ đạo của Bộ về tập trung phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản, tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm và tệ nạn cờ bạc, nhất là trên không gian mạng; tổ chức đợt tổng kiểm tra, mở cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo Kế hoạch số 105/KH-BCA của Bộ; tăng cường truy bắt và vận động đối tượng truy nã ra đầu thú...

4. Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp nghiên cứu hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (Văn bản số 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020) để chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các loại tội phạm liên quan theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhất là tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người (Điều 240); tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (Điều 295); tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288); tội Làm nhục người khác (Điều 155); tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); tội Buôn lậu (Điều 188); tội Đầu cơ (Điều 196); tội Chống người thi hành công vụ (Điều 330); tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360)...

Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp lựa chọn một số vụ án điểm thực hiện thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật nhằm răn đe vi phạm.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ANTT, nhất là quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Tập trung nắm hộ, nắm người, giải quyết tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Tổ chức tốt công tác phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm tại các địa bàn trọng điểm, kết hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

6. Trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và có phương án bảo đảm an toàn cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ (kể cả phương án y tế) nhằm phòng ngừa các trường hợp chống người thi hành công vụ, không để cán bộ, chiến sĩ thương vong hoặc nhiễm dịch bệnh. (Công an Nhân dân, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Sức khỏe & Đời sống, trang 1: “VKSND Tối cao yêu cầu xử lý nghiêm hành vi phạm tội liên quan dịch bệnh: Sẽ khởi tố một số vụ điển hình”.

 

Phó Thủ tướng cảm ơn nhân dân đã đồng lòng, chung sức chống dịch

Thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng cám ơn Nhân dân đã đồng lòng, chung sức chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cho biết, tính tới hôm nay (ngày 6/4), chúng ta đã trải qua đúng 1 tháng kể từ giai đoạn II của chống dịch COVID-19. Nếu kể từ ngày phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên thì đã qua 2 tháng rưỡi. Thời điểm đó, Việt Nam là một trong số vài nước bị lây nhiễm.

Tới nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới thì nước ta có 241 người nhiễm bệnh, đứng thứ 96 trên thế giới về số ca nhiễm và là 1 trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh mà chưa có người tử vong.

Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của Nhân dân ta với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”.

Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch, Phó Thủ tướng trân trọng cám ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.

Phó Thủ tướng khẳng định: Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.

Về tình hình dịch bệnh COVID-19, thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 6 thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và liên tiếp 2 buổi sáng (5-6/4) không có trường hợp mắc mới COVID-19.

Như vậy các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 của Việt Nam đang cho thấy hiệu quả. Hiện Việt Nam đang đứng ở vị trí 97/209 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Tính đến 7h30’ ngày 6/4, Việt Nam đã ghi nhận 241 trường hợp mắc COVID-19, (không có trường hợp nào tử vong) với 150 người từ ổ dịch nước ngoài (chiếm 62,2% số người mắc, trong đó 109 người bị đưa vào cách ly ngay sau đó xét nghiệm dương tính) và 91 người lây nhiễm thứ phát (trong đó có 61 người thuộc ổ dịch nội địa).

91 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh (16 người giai đoạn 1; 75 người giai đoạn 2); 150 người dang được điều trị tại 21 cơ sở y tế, trong đó số ca âm tính từ 1 lần trở lên là 52 người (bao gồm 23 ca âm tính từ 2 lần trở lên).

02 bệnh nhân nguy kịch (số 20, 161) được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trong đó bệnh nhân số 20 có cải thiện sức khoẻ, đã kết thúc ECMO); 03 bệnh nhân nặng đang có tiến triển tốt lên (bệnh nhân số 23,26,50); 04 bệnh nhân có tiên lượng nặng lên (số 162, 221, 237, 239); 52 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên (bao gồm 23 trường hợp âm tính từ 2 lần).

Trên thế giới, dịch bệnh COVID-19 đã lây lan ra 209 quốc gia/vùng lãnh thổ, với 1.272.860 người mắc; 69.424 người tử vong. Hoa Kỳ và châu Âu tiếp tục là điểm nóng của đại dịch, trong đó Hoa Kỳ có 336.673 người mắc, 69.424 người tử vong; Tây Ban Nha có 131.646 người mắc, 12.641 người tử vong; Italy có 128.948 người mắc, 15.887 người tử vong; Đức 100.123 người mắc, 1.584 người tử vong,… Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 13.182, số ca tử vong là 422 người. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 1: “Toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19”; Lao động, trang 1: “Dịch bệnh đang được kiểm soát, không được chủ quan, lơ là”; An ninh Thủ đô, trang 1: “Nguy cơ dịch bệnh vẫn hiện hữu, không được chủ quan”; Nông thôn ngày nay, trang 1: “Số ca bệnh Covid-19 mới tại Việt Nam ở mức thấp: Lạc quan những không chủ quan”.

 

Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở cơ sở sản xuất

Chiều ngày 6-4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức buổi giao ban trực tuyến về tình hình phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Tham dự tại điểm cầu Thành ủy TPHCM có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.

Tại điểm cầu UBND TPHCM có đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM.

Tăng cường xét nghiệm nhanh

Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao ban, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao sự nỗ lực cùng quyết tâm, quyết liệt của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM và các quận - huyện. Điều này đã góp phần đảm bảo công tác chống dịch của thành phố đạt  hiệu quả.

Theo đó, trong tuần qua, TPHCM thực hiện nhiều biện pháp rất có ý nghĩa, như ứng dụng công nghệ GIS để giám sát, kịp thời nhắc nhở khi có đám đông tụ tập. Cùng với đó là việc tăng cường xét nghiệm nhanh để sàng lọc các trường hợp có nguy cơ mắc dịch bệnh, với mức bình quân 3 ngày qua là 1.800 trường hợp/ngày. Ngoài ra, TPHCM còn thực hiện tốt việc rà soát, truy tìm những người có tiếp xúc với người mắc Covid-19, cần tiếp tục duy trì để loại trừ nguy cơ lây nhiễm.

Hoan nghênh các hoạt động quyên góp, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, những người bán vé số…, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân còn yêu cầu tiếp tục thực hiện và sớm triển khai hỗ trợ đến đúng đối tượng.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng việc tổ chức ký cam kết giữa lãnh đạo các doanh nghiệp với các địa phương trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh là rất cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.

Nâng cao một bước, TPHCM đã ban hành bộ tiêu chí để lượng hóa mức độ rủi ro lây nhiễm dịch bệnh ở các cơ sở sản xuất. Vì vậy, đồng chí yêu cầu, những địa phương nào đã ký kết với doanh nghiệp thì tổ chức đánh giá mức độ, nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, lãnh đạo các quận - huyện phải rà soát việc chấm điểm, đánh giá. Nơi nào có nguy cơ cao thì yêu cầu thực hiện các giải pháp giảm thiểu mới được hoạt động.

Đối với những địa phương chưa ký cam kết thì đồng thời thực hiện ký kết và tổ chức đánh giá nguy cơ. Qua đó, cơ sở, đơn vị nào có nguy cơ cao thì phải thống nhất với địa phương về việc thực hiện các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm. Giả sử tại Công ty Pouyuen có khoảng 70.000 người làm việc mà qua chấm điểm có nguy cơ lây nhiễm cao thì phải điều chỉnh, như giảm số lượng công nhân làm việc hoặc đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang thường xuyên.

“Tinh thần là TPHCM ủng hộ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng phải đảm bảo an toàn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà các địa phương cần thực hiện trong tuần này. Các doanh nghiệp phải xây dựng bảng đánh giá rủi ro và duy trì ở mức chấp nhận được”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lưu ý.

Phòng dịch là hàng đầu

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng thông tin, TPHCM có khu vực cách ly tập trung với 12.600 chỗ và hiện còn trống 8.400 chỗ, cho thấy độ an toàn lớn. Trong khi đó, tốc độ lây lan hiện đang được kiểm soát tốt, số người từ nước ngoài về TPHCM giảm nên đồng chí lưu ý về thời điểm tiếp tục mở rộng năng lực cách ly thêm 12.000 chỗ mới.

Về giường bệnh, toàn TPHCM có 2.300 giường sẵn sàng cho người mắc Covid-19. Song, hiện nay chỉ 5% số giường đang được sử dụng và còn 95% giường chưa cần sử dụng đến.

Trong khi đó, qua theo dõi thì các bệnh viện ở nhiều nước châu Âu, Mỹ đã bị quá tải, do số người mắc Covid-19 cần điều trị rất lớn. “Kết quả này cho thấy sự chủ động của chúng ta trong thời gian qua”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhận xét.

Thông tin thêm về tình hình dịch bệnh trên thế giới, đồng chí cho biết, hiện nay đã có hơn 1,2 triệu người mắc Covid-19. Đến cuối tháng 4-2020 con số này có thể lên đến 5-7 triệu người.

Song, độ an toàn (về dịch bệnh - PV) của nước ta rất cao khi bình quân 1 triệu người dân có 2,4 người nhiễm.

Con số này ở Nhật là 25 người, Brazil có 54 người, Mỹ hơn 700 người, Pháp là 900 người, Đức là 1.000 người và Tây Ban Nha là 2.400 người.

Nguy cơ lây nhiễm ở nước ta rất thấp là nhờ việc ngăn chặn sớm, ngay từ đầu. “Đấy chính là thông điệp. Chúng ta giữ được hiện nay, sẽ giữ được tương lai”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh của cả nước, đồng chí chia sẻ, 25/63 tỉnh - thành có người mắc Covid-19. Số còn lại (chiếm hơn 60%) chưa có trường hợp mắc. Trong khi ở nhiều nước khác, 100% số tỉnh, 100% số bang đều nhiễm. Đây là kết quả hết sức quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh ở nước ta.

Về khả năng chịu đựng của hệ thống y tế, nước ta có 250 người mắc (90 người đã khỏi - PV) trong tổng số 3.500 giường sẵn sàng điều trị. Như vậy, số giường chiếm dụng chỉ khoảng 5% và 95% giường chưa dùng đến.

“Chúng ta tin rằng nếu tiếp tục làm như vừa qua và phòng dịch làm hàng đầu, rà soát kỹ những người có nguy cơ lây lan, hạn chế xâm nhập từ bên ngoài, đeo khẩu trang cho tốt, rửa tay thường xuyên, giữ được khoảng cách thì chắc chắn chúng ta duy trì được kết quả này”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhận xét.

Song, đồng chí cũng cho rằng, khó khăn vẫn còn bởi hiện nay trên thế giới chưa biết sẽ kết thúc dịch bệnh này như thế nào? Vào lúc nào? Trong khi chưa có vaccine điều trị thì giả sử có nước không còn ca nào nhưng các nước xung quanh vẫn có dịch thì nguy cơ vẫn tồn tại. Điều này đặt ra suy nghĩ về việc sẽ chuyển trạng thái xã hội không có dịch nhưng vẫn có nguy cơ virus. Như vậy phải phải suy nghĩ có nên đeo khẩu trang thường xuyên không?

“Khi đó chúng ta giao thương, làm ăn, mở cửa như thế nào để vừa vực dậy đời sống, sản xuất, vừa đảm bảo an toàn cũng là chuyện phải tính toán”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phân tích.

Bí thư Thành ủy TPHCM ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM cùng các quận - huyện, sở - ngành, các lực lượng tình nguyện viện, sinh viên, cán bộ y tế đã nghỉ hưu trong thời gian qua.

Đồng chí cũng cám ơn các doanh nghiệp, người dân đã quyên góp tạo lên nguồn lực chăm lo cho người nghèo, người khó khăn, góp phần cùng cả nước Việt Nam có thể nhất định thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch bệnh này. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

 

Ghi nhận thêm 4 người nhiễm Covid-19, nâng số ca lên 245

Tính đến 18h ngày 6-4, Bộ Y tế ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid-19, gồm một người từng đưa vợ đến Bệnh viện Bạch Mai khám, 3 người từ Nga về cách ly ngay.

Ca nhiễm 242, nam, 47 tuổi, ở Mê Linh, TP Hà Nội. Ngày 12-3, anh đưa vợ đi khám bệnh tại khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai, về trong ngày, dừng ăn tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai. Từ đó đến nay, anh chưa quay lại bệnh viện. Ngày 30-3, anh đến trạm y tế xã khai báo, được chỉ định cách ly tại nhà. Anh tiếp xúc gần với người nhà, người thân và đối tác kinh doanh. Bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng. Ngày 4-4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, ngày 6-4 kết quả dương tính.

Ca nhiễm 243, nữ, 34 tuổi, địa chỉ tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, sinh sống và làm việc tại Nga. Cô từ Nga về trên chuyến bay SU290, ghế 23A, xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 5-4 dương tính.

Ca nhiễm 244, nữ, 44 tuổi, địa chỉ tại Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, nhân viên phục vụ quán ăn nhanh tại Đức. Bệnh nhân từ Đức đến Nga trên chuyến bay SU2313, số ghế 20F, nối chuyến từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, ghế 40C. Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 6-4 dương tính.

Ca nhiễm 245, nữ, 21 tuổi, địa chỉ tại Quỳnh Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhân viên làm móng tay tại Tây Ban Nha. Cô từ Tây Ban Nha đến Nga trên chuyến bay SU250, số ghế 26B, nối chuyến từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, số ghế 30H. Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 6-4 dương tính.

Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định. (An ninh Thủ đô, trang 2).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 2: “Ngày 6-4 ghi nhận 4 ca mắc mới”;  Thanh niên, trang 4: “Cả nước thêm 4 bệnh nhân Covid-19 mới”.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang