Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 08/4/2020

  • |
T5g.org.vn - Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu; Tuyên truyền phòng, chống dịch bằng tiếng dân tộc Thái; Chung tay đẩy lùi dịch Covid-19; Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang cho các nước châu Âu; …

 

Đề nghị hỗ trợ cơ quan báo chí, người làm báo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hội Nhà báo Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ các cơ quan báo chí, người làm báo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nội dung văn bản nêu rõ: Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội; các cơ quan báo chí trong cả nước gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ quan báo chí doanh thu phát hành, quảng cáo sụt giảm từ 40% đến 50%; đồng thời, chi phí cho lực lượng phóng viên tác nghiệp trong khu vực có dịch tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của các tòa soạn cũng như đời sống của người làm báo.

Thực tế hiện nay có nhiều nhà báo đang trực tiếp tác nghiệp trong tâm dịch và đã có nhà báo bị nhiễm Covid-19 trong khi tác nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép các cơ quan báo chí được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2020; miễn tiền phạt chậm nộp thuế; được lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp và được sử dụng một phần kinh phí từ Quỹ này để chi cho một số hoạt động phục vụ công tác bảo vệ, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trong cơ quan và trang thiết bị cho phóng viên tác nghiệp tại hiện trường; bổ sung trang thiết bị công nghệ phục vụ các kênh họp chuyên môn trực tuyến hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến trong thời gian phòng, chống dịch; điều tiết bổ sung cho Quỹ bổ sung thu nhập, bảo đảm để cán bộ, phóng viên an tâm tác nghiệp trong thời gian tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. (Nhân dân, trang 1)

.Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 5: “Hội Nhà báo kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ báo chí do ảnh hưởng dịch Covid-19 ”; Lao động, trang 2: “Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.

 

Tuyên truyền phòng, chống dịch bằng tiếng dân tộc Thái

Dịch và biên soạn ngắn gọn nội dung các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện về phòng, chống dịch Covid-19 từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc Thái rồi đọc trên hệ thống loa truyền thanh ở các bản trong xã cho người dân nghe. Việc làm sáng tạo này đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn (Sơn La).

Chiềng Lương là một xã vùng 2 còn nhiều khó khăn của huyện Mai Sơn. Xã có 2.068 hộ, 10.200 nhân khẩu với năm dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm hơn 87%, sinh sống tại 19 bản. Đây cũng là cơ sở để Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Lương Cầm Văn Thỏa đề xuất phương án tuyên tuyền bằng tiếng dân tộc Thái. Ông trực tiếp nghiên cứu, dịch, biên tập nội dung văn bản từ tiếng phổ thông sang tiếng Thái rồi phát trên loa truyền thanh cho người dân trong xã cùng nghe. Trao đổi với chúng tôi, ông Cầm Văn Thỏa cho biết: “Trước diễn biến của dịch Covid-19, là người trực tiếp phụ trách công tác văn hóa - xã hội, tôi luôn trăn trở làm thế nào để người dân hiểu được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, biết phòng tránh đúng cách. Ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày ở đây của người dân chủ yếu là tiếng Thái. Do vậy, nếu tuyên truyền được bằng tiếng dân tộc Thái sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân trong việc tiếp thu các thông tin để nhiều người hiểu và dễ dàng làm theo. Từ đó, tôi đã đề xuất xin ý kiến Đảng ủy xã và nhận được sự ủng hộ, giao nhiệm vụ dịch các nội dung từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc Thái để tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở các bản trên địa bàn xã”. Trong quá trình biên dịch, một số khái niệm dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng Thái khó diễn đạt, ông Thỏa phải mất thời gian nghiên cứu, tham khảo ý kiến các cụ cao tuổi. Một số nội dung văn bản không liên quan nhiều đến cơ sở, ông lược bỏ cho ngắn gọn. Riêng nội dung về phòng, chống dịch, yêu cầu xử phạt, trách nhiệm của người dân nhằm hạn chế tiếp xúc, ngăn ngừa dịch bệnh đã được xã quy định rõ ràng. Qua mỗi đợt tuyên truyền như thế, ông Thỏa lại cùng cán bộ xã, bản đi kiểm tra, nghe ý kiến phản hồi của người dân. Cách làm đó đánh giá được hiệu quả công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mai Sơn Đinh Việt Bắc nhận xét: Xã Chiềng Lương tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng tiếng dân tộc Thái với cách biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu là một cách làm hay, cần được nhân rộng trong thời điểm này. Thực tế cho thấy, người dân tại các bản đã tiếp thu đầy đủ các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các văn bản của tỉnh, huyện. Việc này giúp xã giảm bớt giao ban, họp, chỉ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Các bản đã chấp hành nghiêm như: Không tụ tập đông người, không tụ tập ăn uống như trước, nhất là người dân luôn đeo khẩu trang khi ra đường. Thậm chí, một số gia đình dự định tổ chức cưới hỏi, mừng nhà mới cũng đã chủ động trì hoãn.

Ông Giàng A Câu, bản Kéo Lồm, xã Chiềng Lương, một trong những hộ gia đình đã chủ động hoãn đám cưới của con gái để cùng xã, bản phòng, chống dịch Covid-19, chia sẻ: “Ban đầu nhiều người trong gia đình cũng không đồng ý hoãn đám cưới của các con. Sau khi được nghe tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh và trực tiếp là cán bộ xã, bản đến tuyên truyền, giải thích, hai gia đình nhất trí hoãn việc tổ chức đám cưới của hai con lại. Qua nghe tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19, chúng tôi hiểu là cần phải tăng cường vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc nhiều người, chấp hành việc đeo khẩu trang khi phải ra ngoài”. Còn ông Hà Văn Hùng, Trưởng bản Mờn 2, xã Chiềng Lương, tâm sự: Từ khi xã tuyên truyền bằng tiếng Thái, người dân nghe ai cũng hiểu. Sau khi nghe xã tuyên truyền, trong nhà mọi người lại nói cho nhau hiểu, cùng nhau chủ động quét dọn vệ sinh nhà cửa, vận động người thân giữ gìn vệ sinh cá nhân, không ra đường nếu không có việc cần thiết.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, hiện nay tại xã Chiềng Lương người dân đã có ý thức chấp hành tốt yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Người dân đã giảm hẳn việc tụ tập đông người, mọi người đều có ý thức đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện. Trong sinh hoạt hằng ngày không còn việc tụ tập đông người để uống rượu như trước, đường trong bản được vệ sinh sạch sẽ. Công tác quản lý người ra vào xã cũng như các bản đã được thực hiện nghiêm túc. Nếu trong bản có người đi lao động từ các địa phương khác về hoặc đi từ bên ngoài vào đều được thông báo đầy đủ đến lãnh đạo bản, xã.

Từ kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ xã Chiềng Lương cũng bày tỏ những khó khăn, vướng mắc. Hiện tại, xã đang tập trung các giải pháp để hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới. Xã Chiềng Lương đến nay vẫn còn 5 trong tổng số 19 bản chưa có điện cho nên không thể tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh. Do đó, xã kiến nghị với cấp trên ưu tiên nguồn lực giúp năm bản còn lại trong xã sớm có điện thắp sáng. Nếu có điện, công tác tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh sẽ hiệu quả, giúp người dân hiểu nhanh và chính xác hơn các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai các hoạt động trong xã, bản cũng thuận lợi, nhanh chóng.

Từ kinh nghiệm của xã Chiềng Lương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sơn La đã khuyến khích các địa phương trong tỉnh áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền miệng, bằng tiếng của từng dân tộc thiểu số nhằm đưa thông tin phòng, chống dịch Covid-19 đến với người dân nhanh, hiệu quả. Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đẩy lùi dịch bệnh. (Nhân dân, trang 4).

 

Công an nhân dân nỗ lực cùng cả nước chống dịch

Cả nước đã bước vào giai đoạn cao điểm, có ý nghĩa quyết định phòng, chống dịch Covid-19, do nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn. Toàn dân đồng lòng giữ trạng thái cách ly toàn xã hội để bảo đảm an toàn và phòng, chống dịch (PCD) theo đúng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lực lượng CAND nỗ lực cùng toàn bộ hệ thống chính trị, “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi” với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “vì nhân dân phục vụ”.

Công an xã chính quy - thêm cơ hội giành chiến thắng Covid-19

Tại Hội nghị trực tuyến với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sáng 30-3-2020), Bộ Công an đã công bố kết quả thực hiện chủ trương bố trí Công an xã chính quy, sau hai năm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW và 18 tháng thực hiện thí điểm trên toàn địa bàn tỉnh Kon Tum. Toàn bộ 63 UBND cấp tỉnh đã phê duyệt đề án xây dựng Công an xã chính quy. 61 trong số 63 địa phương đã hoàn thành bố trí Công an xã chính quy tại 100% đơn vị hành chính cấp xã. 23.437 cán bộ công an chính quy được bố trí đảm nhiệm chức danh công an xã tại 7.568 xã, nâng tổng cán bộ chiến sĩ Công an chính quy tại địa bàn xã lên hơn 25 nghìn, tổng số xã được bố trí Công an chính quy lên 8.291 xã (trung bình là 95,6%). Hệ thống chính trị cơ sở có thêm lực lượng chính quy, sẵn sàng chiến đấu với “giặc” Covid-19; tham gia đầy nhiệt huyết, bài bản vào các hoạt động PCD: phát hiện, tìm kiếm, giám sát, cách ly những người nhiễm, nghi nhiễm dịch; kiểm soát người nhập cảnh; bảo vệ an ninh trật tự tại địa bàn, khu vực cách ly tập trung; phát hiện các trường hợp đưa tin sai về dịch bệnh; tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi lừa đảo, trục lợi liên quan PCD…

Chỉ trong thời gian ngắn, mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ về “kiểm tra, rà soát, quản lý người nước ngoài, công dân nhập cảnh vào Việt Nam từ 7-3-2020 đến 24-3-2020” đã được ngành Công an triển khai quyết liệt, toàn diện, triệt để đến tận những vùng sâu, vùng xa nhất. Với nguyên tắc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, lực lượng Công an phối hợp các lực lượng chức năng tranh thủ từng giờ, từng phút kiểm soát hơn 81 nghìn người nhập cảnh vào Việt Nam, qua đường hàng không, cửa khẩu đường bộ, đường biển; phối hợp sàng lọc, phân loại, xử lý. Không có bất cứ thôn, bản, khu phố nào chậm trễ hoặc không được rà soát. Đó là cơ hội để chúng ta có thể chạy trước một bước và giành chiến thắng trong PCD. Ngay sau khi hoàn thành 48 giờ thần tốc tổng rà soát người nhập cảnh từ nước ngoài, lực lượng Công an cấp xã tại Hà Nội, tiếp tục trải qua nhiều đêm trắng, đến từng nhà, từng hộ kinh doanh kiên trì tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành lệnh đóng cửa, tạm dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu từ 0 giờ ngày 28-3-2020 đến hết ngày 15-4-2020. Các tổ tuần tra hoạt động liên tục nhằm kiểm soát, nhắc nhở, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chống đối, không hợp tác, khai báo gian dối y tế và gây nhiễu loạn thông tin. Tại Nam Định, Thượng tá Đặng Đức Hảo, Trưởng Công an TP Nam Định cho biết: Lực lượng tại cấp xã làm việc 100% quân số, không kể ngày đêm, sớm hoàn thành rà soát, xác minh người nước ngoài, công dân Việt Nam nhập cảnh theo Công điện số 01 ngày 24-3-2020 của Bộ trưởng Công an. Chỉ cần có yêu cầu xác minh hay phối hợp tuyên truyền, vận động, đưa người đi cách ly là các chiến sĩ lập tức lên đường.

Từ ngày 24-3, số người nhập cảnh về nước tăng đột biến ở một số địa phương giáp biên giới phía tây, tây nam, gia tăng áp lực đối với công tác PCD, tác động đến tâm lý nhân dân. Tại khu vực cầu Long Bình - Chray Thom (An Giang), nối Việt Nam - Cam-pu-chia, lực lượng Công an xã vừa làm nòng cốt trong các đội phản ứng nhanh, phối hợp kiểm soát, ngăn chặn người và phương tiện qua lại, vừa kết hợp tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, phát tờ rơi bằng cả tiếng Việt Nam lẫn tiếng Khmer. Công an các xã khu vực biên giới thuộc địa bàn các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa, Lang Chánh và Thường Xuân… (Thanh Hóa) đồng loạt tham gia các tổ giám sát, các chốt kiểm dịch, quản lý, kiểm soát liên tục 24 giờ trong ngày việc xuất, nhập cảnh; khai báo y tế bắt buộc; xác minh các trường hợp nhập cảnh về nước, tham mưu cho địa phương có biện pháp quản lý, cách ly theo quy định.

Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, toàn lực lượng CAND đã khẳng định vai trò là hạt nhân, lá chắn để thiết lập khoảng cách an toàn 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4-2020. Ngay từ chiều 31-3-2020, công an xã, phường, thị trấn đồng loạt tăng cường công tác quản lý địa bàn, quyết tâm, bền bỉ thực hiện rà soát y tế tới từng nhà, từng hộ, từng cơ sở lưu trú, để lập danh sách, sàng lọc người tiếp xúc, tiếp xúc gần; thực hiện quyết liệt yêu cầu tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; hạn chế việc di chuyển không cần thiết, đồng thời vẫn thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh - trật tự, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong PCD. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, mỗi cán bộ công an cơ sở đều là một cán bộ dân vận. Áp lực thời gian và khối lượng công việc rất lớn; vai trò, trách nhiệm của người chủ gia đình trước nguy cơ dịch bệnh cũng rất lớn, song các anh, các chị không quản ngày hay đêm, thường trực gắn bó với từng bản làng, ngõ xóm, tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động để nhân dân đoàn kết một lòng, nhận thức đúng và hành động quyết liệt theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Việc bố trí Công an chính quy tại cơ sở, đảm nhiệm chức danh Công an xã, quản lý sâu sát từng địa bàn có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bảo đảm an ninh - trật tự, đồng thời là cơ hội thiết lập trận tuyến đầu tiên để “chống giặc Covid-19” trên cả nước bởi không lực lượng nào có chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh đặc thù như công an, nhất là khi công tác PCD chuyển sang thời kỳ phức tạp, có những ổ dịch mới, có dấu hiệu lây nhiễm trong cộng đồng.

Báo chí Công an nhân dân góp phần phòng, chống dịch hiệu quả

Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về mặt trận thông tin, tuyên truyền trong PCD, Cục Truyền thông CAND đã chỉ đạo Báo CAND, Truyền hình CAND, Phát thanh CAND bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an về công tác, phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí ngoài lực lượng. Ngay sau Chỉ thị 16, thực hiện Công điện số 02/CĐ-BCA-V01 ngày 31-3 của Bộ trưởng Công an, Cục Truyền thông CAND đã chỉ đạo các đơn vị chia ca kíp, duy trì trực bảo đảm quân số thường trực để thực hiện nhiệm vụ và PCD. Tăng cường tổ chức sản xuất các tác phẩm phản ánh về sự quyết liệt trong chỉ đạo của Bộ, sự chủ động tích cực của các đơn vị, địa phương, nhất là các vệt bài về lực lượng công an ở tuyến đầu; công tác phòng, chống tội phạm liên quan PCD; kết quả xử lý các trường hợp cố tình khai báo sai, trốn khỏi nơi cách ly...

Trung tướng Mai Văn Hà, Cục trưởng Truyền thông CAND cho biết: “Các cơ quan báo chí công an thời gian qua đã khắc phục khó khăn, đồng cam cộng khổ với cán bộ, chiến sĩ tuyến đầu làm tốt nhiệm vụ. Thời gian tới, tình hình dịch còn phức tạp, thậm chí anh em báo chí từ vùng dịch Hà Nội đi các nơi tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn, cần nỗ lực đổi mới tác nghiệp, tuân thủ kỷ luật PCD, bảo đảm hiệu quả thông tin, bảo đảm yên tâm cho các nơi mình đến lẫn an toàn cho cán bộ phóng viên”.

Thời gian qua, báo chí CAND tập trung đồng đều trên các lĩnh vực. Ở mảng tuyên truyền chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Đảng ủy CA T.Ư và lãnh đạo Bộ nổi bật các chủ đề như: Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp mới của dịch Covid-19; Thủ tướng: Chống dịch như chống giặc; Chỉ đạo của Bộ trưởng: CAND phải là điểm tựa cho nhân dân trong chống dịch; Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ... Ở mảng đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình, Báo CAND có bài “Nhận diện hoạt động lợi dụng dịch bệnh Covid-19 chống phá Đảng, Nhà nước; Cảnh giác thứ vi-rút nguy hại núp bóng dịch bệnh”... Truyền hình CAND có bài: “Các đối tượng phản động xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam”; đồng thời có bài “Những chiến sĩ chống “vi-rút tin giả” trên không gian mạng”... Phát thanh CAND với các bài: “Cần tỉnh táo hơn nữa trước các tin đồn về dịch bệnh trên mạng xã hội”. Báo An ninh Thủ đô có tác phẩm “Việt Nam lên tiếng trước ý kiến về việc phân biệt đối xử đối với người nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19”. Báo CA thành phố Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm đúng đắn nhất quán của Nhà nước ta với bài: “Việt Nam không phân biệt đối xử trong điều chỉnh xuất nhập cảnh”. Bên cạnh đó, báo chí CAND đã tập trung phản ánh, phê phán các loại hình tội phạm: buôn lậu, đầu cơ, tăng giá vật tư y tế trái quy định; tội phạm an ninh mạng, đưa tin sai sự thật; lợi dụng dịch bệnh để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước; tội phạm hình sự. Chỉ trong quý I-2020, lực lượng công an đã khám phá, thông tin việc ngăn chặn hàng trăm bài viết, vi-đê-ô xấu, gọi hỏi hơn 800 đối tượng, xử phạt hơn 200 trường hợp đưa tin sai sự thật; điều tra, phá hơn 9.700 vụ phạm pháp hình sự…

Báo chí CAND với thế mạnh đặc thù đã tuyên truyền nổi bật về các đơn vị xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, cơ sở giam giữ, y tế CAND, bảo đảm an ninh trật tự tại các vùng dịch, khu vực cách ly, các cửa khẩu Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Công an Vĩnh Phúc, Công an TP Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; Công an các địa phương lập các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ sau Chỉ thị 16 … từ đó phản ánh, ca ngợi các điển hình, tấm gương. Báo CAND với các tuyến bài: “Y bác sĩ CA Bệnh viện 199 tận tình chăm sóc người cách ly”; “Cục quản lý xuất nhập cảnh - mũi nhọn trên mặt trận chống dịch”; “Theo chân cán bộ Công an trong những ngày cao điểm chống dịch Covid-19 tại các bến xe”; “Chặn dịch ở 30 cửa ngõ ra vào Thủ đô”... Báo Công an Đà Nẵng với tác phẩm: “Trắng đêm căng mình kiểm dịch ở cửa ngõ Đà Nẵng”; Báo An ninh Hải Phòng với bài “Đoàn thanh niên CA Hải Phòng lập Đội thanh niên tình nguyện phòng, chống dịch Covid-19”. Báo CA thành phố Hồ Chí Minh với bài “Công an thành phố Hồ Chí Minh kiên quyết không để cán bộ, chiến sĩ lây nhiễm Covid-19”. Báo An ninh Thủ đô với bài “Thức cho dân ngủ ngon ở nơi cách ly tập trung phòng, chống dịch”;… Diễn biến phức tạp của dịch bệnh liên tục thay đổi tạo áp lực lên các lực lượng công an. Công an cửa khẩu căng thẳng xử lý dòng người nhập cảnh cấp tập, có những ngày cao điểm tới hàng nghìn người. Thí dụ: Ngày 14-3 nhập cảnh 4.027 lượt; ngày 15-3: 5.402 lượt; ngày 16-3: 4.059 lượt; ngày 17-3: 4.074 lượt; ngày 18-3: 4.448 lượt... Công an cơ sở trong thời gian thần tốc hai ngày khi có lệnh đã căng mình tổng rà soát các đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam. Cảnh sát cơ động phối hợp các lực lượng lập chốt chặn theo chỉ thị cách ly toàn xã hội. Riêng CA thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch 79, lập 30 chốt, mỗi chốt chia ba ca, mỗi ca gồm sáu cán bộ chiến sĩ… do công an làm tổ trưởng, trực đêm ngày quyết tâm không để dịch lây lan.

Trước diễn biến mới của dịch, báo chí CAND đã tuyên truyền mạnh mẽ các giải pháp xử lý triệt để các ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), quán bar Buddha (TP Hồ Chí Minh). Công an các đơn vị, địa phương rà soát, lập danh sách cán bộ, chiến sĩ đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-3 tới nay, những người có liên quan Công ty Trường Sinh, quán bar Buddha và thông báo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chính quyền địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ cư trú để theo dõi sức khỏe. Các trường hợp đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-3, tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày; khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến tại tokhaiyte.vn. Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong CAND; giám sát, tuân thủ các quy định PCD khi đã xuất hiện ổ dịch tại cơ sở khám, chữa bệnh, và nguy cơ lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên y tế rất cao. Đây cũng là thời điểm tuyên truyền mạnh thực hiện Công điện 03 ngày 6-4-2020 của Bộ trưởng Công an về Tăng cường phòng ngừa, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan phòng, chống dịch bệnh Covid-19. “Quán triệt chỉ đạo của Bộ Công an và Cục Truyền thông, chúng tôi chủ động bám sát các đơn vị công an làm nhiệm vụ ở tuyến đầu PCD như cửa khẩu Nội Bài, tuyến biên giới phía bắc, biên giới tây nam, trọng điểm Bạch Mai, các trung tâm cách ly của lực lượng công an; tăng cường kết nối cộng tác viên, chia kíp cán bộ phóng viên tòa soạn bảo đảm làm báo liên tục và phòng ngừa rủi ro, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ” - Đại tá Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Truyền thông CAND, Phó Tổng Biên tập Báo CAND chia sẻ.

Thượng tá Nguyễn Thu Hồng, Tổng Biên tập báo An ninh Hải Phòng cho biết: “Thực hiện Chỉ thị 16, Hải Phòng đã quyết liệt lập gần 20 chốt ở tất cả các lối ra vào thành phố, mỗi chốt liên ngành gần 20 người do công an làm chốt trưởng. Báo An ninh Hải Phòng bố trí 16 phóng viên thường trực đưa tin, mỗi buổi cử hai phóng viên trực để Công an thành phố điều động thông tin nóng. Phòng Thư ký sản xuất bố trí không quá 10 người, ai không có nhiệm vụ không được vào phòng để tránh rủi ro, bảo đảm ra báo liên tục”.

“Theo thống kê chưa đầy đủ, báo chí CAND đã có hơn 3.500 tác phẩm về PCD; thông tin thông suốt, hiệu quả, bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, đó là kết quả đáng khích lệ”- Đại tá Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo PCD Cục Truyền thông CAND khẳng định. (Nhân dân, trang 8).

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 7: “Thầm lặng lính quân y trên tuyến đầu chống dịch”; Công an Nhân dân, trang 1: “Theo chân những người lính Cảnh sát cơ động chống dịch Covid-19”.

 

Chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Chiều 7-4, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận số tiền ủng hộ bảy tỷ đồng từ Công ty Samsung Việt Nam. Cùng dự, có Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh - Wan.

Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp nhận, đồng chí Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự nhiệt tình, trách nhiệm của ngài Đại sứ Hàn Quốc chỉ trong hai tuần, đã ba lần đến MTTQ Việt Nam mang theo những tấm lòng, những nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp Hàn Quốc để góp thêm nguồn lực với Đảng, Nhà nước Việt Nam cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19; ghi nhận những nỗ lực của Công ty Samsung Việt Nam khi có những biện pháp hiệu quả và cùng chung tay hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19.

* Cùng ngày, từ nguồn kinh phí vận động ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, đồng chí Trần Thanh Mẫn đã trao đợt 1 số tiền 150 tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp nhận số tiền. Phát biểu ý kiến tại lễ trao, đồng chí Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của ngành y tế và mong muốn, mỗi cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch. Đồng chí cho biết, sau ba tuần phát động, đến nay, tổng trị giá tiền mặt, hàng tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ đã lên tới hơn 770 tỷ đồng; số tiền ủng hộ bằng tin nhắn qua Cổng thông tin Nhân đạo quốc gia là 129 tỷ đồng.

* Ngày 7-4, Trung tâm Y tế huyện Ý Yên (Nam Định) cho biết, đã tiếp nhận hiện vật ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 là 200 bộ trang phục phòng hộ và nhiều khẩu trang của mẹ liệt sĩ Phạm Thị Mong (96 tuổi, trú tại thôn 1, xã Yên Quang, huyện Ý Yên). Tổng trị giá hiện vật ủng hộ khoảng 50 triệu đồng, là số tiền trợ cấp thân nhân liệt sĩ của cụ Phạm Thị Mong tích cóp trong nhiều năm. Do tuổi cao sức yếu, cụ Mong ủy quyền cho con cháu trao quà ủng hộ cho cơ sở y tế địa phương.

* Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau gần hai tháng huy động hỗ trợ từ khi Vĩnh Phúc là tâm điểm của dịch Covid-19 đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận sự ủng hộ của gần 50 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tổng số tiền mặt, hàng hóa, vật tư ủng hộ có tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.

* Chiều 7-4, tại Hà Nội, Công ty CapitaLand (Việt Nam) đã trao tặng Bộ Y tế khoản tài trợ thiết bị và hóa chất xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 trị giá một triệu USD (tương đương 40 nghìn test xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2). Bộ Y tế sẽ quản lý và sớm phân bổ cho các đơn vị để phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện bệnh.

* Ngày 7-4, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã trao tặng một tỷ đồng ủng hộ TP Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm này, TKV đã ủng hộ 11,5 tỷ đồng cho Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và các địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch.

* Ngày 7-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận hệ thống máy Realtime PCR, xét nghiệm SARS-CoV-2, do Công ty TNHH Hùng Phát (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) trao tặng (trị giá gần một tỷ đồng) cùng 200 kit xét nghiệm (trị giá khoảng 300 triệu đồng) phục vụ công tác phòng, chống dịch.

* Ngày 7-4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN), Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) họp đánh giá kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài “Nghiên cứu, chế tạo rô-bốt y tế vận chuyển trong khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao” và tổ chức chạy thử nghiệm rô-bốt Vibot-1a (là sản phẩm của đề tài) tại Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội). Đây là nhiệm vụ KH và CN cấp quốc gia đột xuất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, được Bộ KH và CN xét giao trực tiếp cho Học viện Kỹ thuật quân sự vào ngày 23-3, thời gian thực hiện 18 tháng. Tại buổi đánh giá, 100% thành viên của tổ chuyên gia đã đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng rô-bốt tại các cơ sở cách ly y tế, với tính năng vận chuyển thuốc, thức ăn, rác thải, theo dõi, nói chuyện với người bệnh từ xa.

* Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội vừa có công văn gửi phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị rà soát cán bộ, nhà giáo, nhân viên, học sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Trong đó, các cơ quan, đơn vị đưa ra giải pháp hỗ trợ trường hợp có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Bị cắt, giảm hoặc không có thu nhập; mắc bệnh hiểm nghèo; có hoàn cảnh khó khăn; gia đình chính sách hoặc thu nhập thấp do bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thêm 27 người khỏi bệnh

Ngày 7-4, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, cả nước có thêm 27 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Người bệnh được chữa khỏi tại các bệnh viện: Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2; Dã chiến Củ Chi; Điều trị Covid-19 Cần Giờ; Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh; Đa khoa Sa Đéc Đồng Tháp và Trung tâm Y tế huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 122 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

* Ngày 7-4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố có thêm tám người mắc Covid-19 được xuất viện và cách ly tại nhà thêm 14 ngày. Đó là bốn người bệnh thứ 95, 96, 119, 120 điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và bốn người bệnh thứ 98, 142, 159, 160 điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ.

Đối với người bệnh còn đang điều trị, theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, người bệnh thứ 91 nhiễm Covid-19 sau khi được can thiệp điều trị ô-xy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) đã có diễn biến khá hơn, không sốt và đã ngưng thuốc vận mạch…

* Chiều 7-4, tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp), đã trao giấy xuất viện cho bốn người bệnh mắc Covid-19 thứ 101, 102, 103 và 104. Đây là bốn trong tổng số 164 công dân Việt Nam trước đó trở về từ Vương quốc Anh mà tỉnh Đồng Tháp tiếp nhận cách ly tại Trường Quân sự tỉnh.

* Ngày 7-4, Bệnh viện T.Ư Huế tổ chức ra viện cho hai người bệnh mắc Covid-19 thứ 30 và 31. Cả hai người bệnh đều mang quốc tịch Anh; trong đó, người bệnh thứ 30 là nữ (66 tuổi); người bệnh thứ 31 là nam (49 tuổi). Đây là người bệnh cuối cùng xuất viện tại Bệnh viện T.Ư Huế.

Thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch

Sáng 7-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách công tác phòng, chống dịch. Báo cáo tại hội nghị cho biết, Quân đội đã triển khai 142 điểm tiếp nhận, cách ly y tế đối với người nhập cảnh từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch về nước; thực hiện cách ly được 66.138 người, trong đó có 54.465 người đã hết cách ly còn đang cách ly 11.673 người. Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng yêu cầu, thời gian tới, các đơn vị trong toàn quân tiếp tục thực hiện an toàn nhiệm vụ cách ly, tuyệt đối không để lây lan dịch vào Quân đội; đồng thời yêu cầu các đơn vị bảo đảm quân số khỏe để sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác. Thượng tướng Trần Đơn cũng lưu ý việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; trong đó chú trọng nghiên cứu về thuốc điều trị, thuốc dự phòng với Cu-ba và Liên bang Nga; phát huy vai trò Chủ tịch, Giám đốc Quân y ASEAN, hỗ trợ tích cực quân đội Lào trong phòng, chống dịch…

* Chiều 7-4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội tổ chức họp đột xuất. Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ủy quyền cho UBND huyện Mê Linh ra quyết định phong tỏa thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, nơi có người bệnh nhiễm Covid-19 thứ 243. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng giao xã Mê Linh, huyện Mê Linh làm tốt công tác tuyên truyền và bảo đảm nhu yếu phẩm cho hơn 457 hộ dân với hơn 1.800 người dân trong những ngày phong tỏa.

Cùng ngày, Sở Y tế Hà Nội có công văn chỉ đạo CDC TP Hà Nội, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm đối với người mới bị giam giữ tại Trại tạm giam số 1, số 2, nhà tạm giữ của công an các quận, huyện, thị xã sau ngày 14-3.

* Sáng 7-4, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trường Quân sự tỉnh tổ chức cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly 14 ngày cho 242 công dân từ Ô-xtrây-li-a trở về. Tỉnh đã bố trí xe khách đưa người dân về sân bay Tân Sơn Nhất và một số bến xe.

* Cùng ngày, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, Văn Công Minh cho biết, cơ quan chức năng tỉnh đã tiến hành trao giấy chứng nhận hoàn thành cách ly đối với 231 công dân trở về từ Ô-xtrây-li-a.

* Sáng 7-4, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức trao giấy chứng nhận hết thời hạn cách ly cho 178 công dân tại khu cách ly tập trung ở Trung đoàn 764.

* Chiều ngày 7-4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết, vừa xử phạt chủ quán cà-phê 68 (đường Lê Hồng Phong, khóm 7, phường 8, TP Cà Mau) mức 7,5 triệu đồng, vì vi phạm Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài trường hợp nêu trên, trong ba ngày qua, TP Cà Mau đã xử phạt 21 trường hợp khác (mỗi trường hợp bị phạt 200.000 đồng) vì không đeo khẩu trang nơi công cộng.

* Ngày 7-4, Cơ quan chức năng huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã phạt tiền từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng đối với bốn cá nhân do vi phạm quy định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, sáng ngày 6-4, các cá nhân trên thuộc diện tự cách ly, theo dõi y tế tại gia đình nhưng đã thuê ô-tô đi dự sinh nhật.

* Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, từ ngày 9 đến 30-4, sẽ cấp vé máy bay miễn phí cho hành khách là y, bác sĩ tham gia phòng, chống dịch và miễn cước hàng hóa phục vụ chữa trị, phòng ngừa dịch trên các đường bay nội địa thường lệ của hãng. Để được hỗ trợ, hành khách và hàng hóa cần có xác nhận phù hợp của các cơ quan chức năng.

* UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đã chỉ đạo tạm giãn, hoãn thực hiện một số nhiệm vụ chi ngân sách năm 2020 để tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, tỉnh Lào Cai thực hiện tạm giãn, hoãn thực hiện 185,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh đã giao dự toán ngân sách năm 2020 cho các đơn vị mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, tổ chức hội nghị, hội thảo… (Nhân dân, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 3: “Sống tích cực có trách nhiệm”; Tuổi trẻ, trang 9: ““Máy ATM” tặng gạo”; Phụ nữ Việt Nam, trang 5: “Thắm tình quân dân trên trận tuyến chống Covid-19”; Hà Nội mới, trang 7: “Tiếp nhận tiền và hiện vật hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19”.

 

Chế tạo thành công robot vận chuyển trong các khu vực cách ly

Ngày 7-4, tại Hà Nội, tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) thành lập đã họp đánh giá kết quả giai đoạn 1 nghiên cứu, chế tạo robot Vibot-1a. Với tỷ lệ 100% thành viên đồng ý thông qua, Bộ KH-CN kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng robot Vibot-1a tại các cơ sở cách ly phòng chống dịch Covid-19.

Cách đây 2 tuần, trên cơ sở đề xuất của Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng), Bộ KH-CN đã quyết định giao cho Học viện Kỹ thuật quân sự thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của hãng Aethon, Mỹ. Các robot có thể hoạt động theo nhóm trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế các công việc phục vụ, chăm sóc các bệnh nhân và người nghi nhiễm.

Với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu trẻ, chỉ trong vòng 2 tuần, robot mang tên Vibot phiên bản 1a đã được chế tạo và có thể thuần thục đảm nhận nhiệm vụ tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm… từ ngoài vào các buồng bệnh; vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt... từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

Mọi hoạt động của hệ thống robot được giám sát, điều khiển bởi trung tâm điều hành, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết. Phiên bản Vibot-1a sử dụng kỹ thuật dẫn đường bằng vạch từ và định vị bằng thẻ nhận dạng tuy đơn giản nhưng có độ tin cậy cao, cho phép robot tự di chuyển trong khu vực cách ly để thực hiện các nhiệm vụ.

Vibot-1a có khả năng phát hiện và tránh va chạm vật cản nhờ các cảm biến trang bị ở phía trước và phía sau. Với khối nguồn pin công suất lớn và trạm sạc tự động, Vibot-1a có thể làm việc liên tục 12 giờ và tự động tìm về trạm để sạc khi cạn nguồn. Hiện nay, sản phẩm Vibot-1a đã được lắp đặt, chạy thử nghiệm tại môi trường thực tế và nhận được phản hồi tốt tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội (nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 khi dịch bùng phát).

Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng, Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết, Vibot được thiết kế đa chức năng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng khu vực cách ly, có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau với tải trọng lên đến 100kg. Quá trình vận chuyển, robot có thể phát nhạc, phát bản tin giải trí. Sử dụng cảm biến thông minh, Vibot có thể phát ra nhiều âm thanh như “xin tránh đường”, “xin cảm ơn”, “tạm biệt”.

Đặc biệt, các bác sĩ có thể tương tác với bệnh nhân thông qua hệ thống đường truyền được thiết lập riêng, có camera gắn trực tiếp trên robot, có chất lượng hình ảnh, âm thanh cao. Nhờ đó hạn chế tiếp xúc trực tiếp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

Qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn. Đây là thành công quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới; khẳng định trình độ của các nhà khoa học Việt Nam, cũng như sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị nói chung, Bộ KH-CN và các đơn vị có liên quan đến nghiên cứu nói riêng trước những vấn đề đặt ra từ cuộc sống.

Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng cho biết thêm, sau khi hoàn thành phiên bản Vibot-1a, nhóm nghiên cứu robot của Học viện đang tiếp tục nâng cấp và cải tiến các tính năng để robot có thể hoạt động hoàn toàn tự động và thông minh hơn, hướng tới mục tiêu chế tạo được Vibot có tính năng hiện đại như robot TUG của hãng Aethon, Mỹ. Với triết lý một nền tảng, nhiều mục đích và các tính năng ưu việt của mình, Vibot còn có thể được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống, phục vụ tại các tòa nhà, kho hàng tự động hoặc các phân xưởng sản xuất và các môi trường đặc biệt khác để hỗ trợ vận chuyển theo yêu cầu. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 5: “VN chế tạo thành công robot hỗ trợ cách ly, điều trị Covid-19”; Tiền phong, trang 6: “Sản xuất robot hỗ trợ bệnh nhân Covid-19”; Công an Nhân dân, trang 7: “Xuất hiện nhiều robot phục vụ bệnh nhân tại các bệnh viện”.

 

Hà Nội họp khẩn, phong tỏa thôn Hạ Lôi

Chiều 7-4, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 TP Hà Nội đã chủ trì phiên họp đột xuất với các quận huyện, phường xã, ngành y tế và giám đốc các bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội trước diễn biến mới của dịch bệnh liên quan đến bệnh nhân Covid-19 thứ 243 (nam, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội)

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo từ các đơn vị chức năng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ đến nay Hà Nội ghi nhận 103 ca mắc Covid-19 trong đó có 48 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai và gần đây nhất là ở huyện Mê Linh với ca bệnh mới có diễn biến phức tạp…

“Như ở trường hợp ca bệnh 243 ở huyện Mê Linh, chúng ta đang có cách hiểu nhầm lẫn. Trong công điện 01 và 02, TP Hà Nội đã yêu cầu xác minh toàn bộ trường hợp có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai và phải có quyết định cách ly ngay lập tức và lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 28-3 có công điện, thì quyết định cách ly 14 ngày phải tính từ ngày 29, chứ không phải căn cứ vào thời điểm bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-3 để không quyết định cách ly” - ông Nguyễn Đức Chung chỉ rõ và đánh giá huyện Mê Linh đã hiểu sai cách làm và nếu cách ly đúng 14 ngày từ ngày 29-3 thì không có chuyện bệnh nhân 243 đi lại, tiếp xúc nhiều nơi.

Từ các mối nguy cơ trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện cần tiếp tục rà soát số người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai; tổ chức cách ly tính từ ngày phát hiện, không căn cứ vào thời gian vào viện bởi như bệnh nhân 243 ở Mê Linh trong thời gian dài không có biểu hiện gì, nhưng vẫn lây nhiễm cho người khác.

“Tôi nghĩ các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp này mà không đeo khẩu trang khả năng cao sẽ bị lây nhiễm vì theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh lâu thì lượng virus càng cao” -  Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện Mê Linh ra quyết định phong tỏa với thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với 457 hộ, 1825 nhân khẩu.

Xã Mê Linh, huyện Mê Linh phải tổ chức lực lượng phong tỏa theo quy định của Bộ y tế. Tất cả trường hợp F1, F2 lấy mẫu ngay lập tức, 457 hộ dân ở đây phải ở trong nhà. Huyện và xã tổ chức cung cấp thực phẩm bảo đảm đời sống cho người dân. Đồng thời lãnh đạo huyện và xã Mê Linh phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân ổn định tâm lý thực hiện cách ly.

Tại cuộc họp báo cáo về điều tra dịch tễ của bệnh nhân 243, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, ngày 6-4, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, vợ bệnh nhân âm tính. 2 trường hợp liên quan có xét nghiệm lần 1 dương tính với SARS-CoV-2 là hàng xóm và chị dâu của bệnh nhân thứ 243.

Tới trưa ngày 7-4, cơ quan chức năng đã xác định có 104 trường hợp F1; lấy mẫu xét nghiệm 90 trường hợp và chuyển cho Viện Vệ sinh dịch tễ lúc 3 giờ sáng ngày 7-4. Chuyển 31 trường hợp cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Mê Linh; 35 trường hợp ở bệnh viện Bắc Thăng Long, còn lại thực hiện cách ly tại nhà.

Đáng chú ý, ông Cảm cũng cho biết, qua rà soát phát hiện một cháu bé 4 tuổi thường xuyên được bệnh nhân thứ 243 chăm sóc có biểu hiện sốt 38 độ và cháu bé này đã được lấy mẫu bệnh phẩm và chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để khám, điều trị.

Cuối giờ chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã phát đi thông báo khẩn số 12, đề nghị những người có mặt trong thời gian, địa điểm mà bệnh nhân thứ 243 từng đến, liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/ thành để được hướng dẫn, theo dõi sức khỏe.

Theo đó, trong thông báo khẩn này, cơ quan y tế xác định từ ngày 8-3 tới 4-4, bệnh nhân thứ 243 đã tới các nơi: Chợ Quảng Bá, Âu Cơ (ở 236 Quảng An, Tây Hồ); Khoa Khám bệnh - phòng khám Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai, Hàng cơm số 31 (ở ngõ 75 đường Giải Phóng); Chợ hoa Mê Linh (quốc lộ 23, Mê Linh); Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 3: “Hà Nội cách ly thôn Hạ Lôi do liên quan đến bệnh nhân 243”; Tuổi trẻ, trang 3: “Hà Nội phong tỏa thôn Hạ Lôi với 10.872 nhân khẩu”; Công an Nhân dân, trang 2: “Hà Nội phong tỏa toàn bộ thôn Hạ Lôi, xét nghiệm các trường hợp F1, F2”.

 

TPHCM sau 3 ngày triển khai chốt, trạm kiểm soát: Phát hiện 13 trường hợp có biểu hiện mắc Covid-19

Chiều 7-4, Sở GTVT TPHCM cho biết, liên quan công tác chốt chặn kiểm tra, kiểm soát phòng chống dịch Covid-19, tính từ ngày 5-4 đến 16 giờ ngày 7-4, lực lượng liên ngành tại 16 chốt kiểm soát đã kiểm tra 15.820 phương tiện (14.422 ô tô, 1.398 mô tô); kiểm tra thân nhiệt 30.660 người (123 người nước ngoài); lập khai báo y tế 1.757 trường hợp; lập biên bản 2 trường hợp; nhắc nhở 349 trường hợp; cưỡng chế 1 trường hợp và có 13 người có thân nhiệt cao.

Trong khi đó, tính đến ngày 7-4, trong số 54 ca mắc Covid-19 tại TPHCM đã được Bộ Y tế công bố có 9 trường hợp xuất viện, nâng tổng số trường hợp khỏi bệnh xuất viện tại TP là 31 ca.

Các ca bệnh còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP đều có sức khỏe ổn định. Trong ngày có 4 trường hợp nghi ngờ, trong đó 3 trường hợp có kết quả âm tính và 1 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm. Số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày là 2.934 người. Số trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong ngày là 1.351 người. Số người hoàn thành thời gian cách ly là 1.199 người. Trong ngày 7-4, TP tiếp nhận 4 chuyến bay quốc tế với 31 người (tổ lái) khai báo y tế; 5 chuyến bay quốc nội với 589 hành khách khai báo y tế. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

 

Phòng dịch ở bệnh viện và cộng đồng: Còn lỗ hổng?

Yêu cầu chấn chỉnh ngay lỗ hổng rà soát ca bệnh 243, Chủ tịch Chủ tịch Nguyễn Đức Chung còn yêu cầu tất cả các chủ tịch xã, phường, thị trấn phải tiếp tục rà soát còn sót lọt trường hợp nào thì phải ra quyết định cách ly 14 ngày tính từ ngày phát hiện chứ không phải từ ngày họ vào Bệnh viện Bạch Mai.

Chiều 7/4, báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội, liên quan đến ca bệnh 243, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng cho biết, cán bộ ngành y tế huyện vẫn hiểu là cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với F0.

Bệnh nhân đi Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3, ngày 28/3 mới triển khai công điện của Chủ tịch UBND thành phố, do đó, bệnh nhân này không cách ly tập trung, cũng không cách ly tại nhà. Theo ông Trọng, từ 30/3, bệnh nhân này không đi buôn bán hoa nhiều như trước đó, vì chợ hoa nghỉ. “Chúng tôi xin ý kiến lãnh đạo thành phố có chỉ đạo để rà soát tiếp, nếu phải cách ly thì chúng tôi sẽ cách ly, kể cả đã qua 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc”, ông Trọng nói.

Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh Quách Sĩ Dũng cho biết, xã cũng rà soát các trường hợp tiếp xúc gần, đến tối 6/4 có 67 trường hợp F1 ở địa bàn xã, đã được lập danh sách, lấy mẫu và chuyển đi cách ly. Trên địa bàn cũng có hơn 100 trường hợp diện F2.  “Nhân dân rất lo lắng, nhưng xã đã vận động nhân dân yên tâm, ở trong nhà, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ đồng thời triển khai các bước tiếp theo của công tác phòng, chống dịch”, ông Dũng nói.

Theo ông Nguyễn Đức Chung, qua phát biểu của Chủ tịch UBND huyện Mê Linh thì “có một điểm đang được hiểu rất nhầm lẫn”. “Trong công điện 01 và 02 yêu cầu xác minh toàn bộ người có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi xác minh làm rõ các đồng chí phải ra quyết định cách ly ngay lập tức và lấy mẫu xét nghiệm.

Tối 28/3 thành phố có công điện. Các đồng chí bắt đầu rà soát từ ngày 29/3 cho đến bây giờ. Các đồng chí phát hiện ngày 29/3 thì phải ra quyết định cách ly tính từ ngày 29/3. Đủ 14 ngày thì phải đến 12/4 mới hết cách ly”, ông Chung nói. Theo ông Chung, với trường hợp bệnh nhân 243 “các đồng chí đang hiểu sai. Nếu như các đồng chí phát hiện ngày 30/3 ra quyết định thì đến tận ngày 13/4 bệnh nhân này mới được đi lại. Chứ không phải được đi lại như vừa rồi”.

Ông Chung cho rằng, đây là một lỗ hổng cần phải chấn chỉnh ngay, yêu cầu tất cả các chủ tịch xã, phường, thị trấn phải tiếp tục rà soát xem còn sót lọt trường hợp nào thì phải ra quyết định cách ly 14 ngày tính từ ngày phát hiện chứ không phải từ ngày họ vào Bệnh viện Bạch Mai. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện Mê Linh ra quyết định phong tỏa thôn Hạ Lôi. Huyện Mê Linh và xã Mê Linh phải tổ chức các lực lượng công an, y tế, dân quân tiến hành phong tỏa theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tất cả các trường hợp F1, F2 phải được lấy mẫu ngay lập tức.

Tuyến đầu đang sơ hở?

Ông Chung nhấn mạnh, đến nay, dịch COVID-19 từ Bệnh viện Bạch Mai đã lan ra 13/30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội và 12 tỉnh, thành. Theo đó, tất cả các trường hợp liên quan đến yếu tố Bệnh viện Bạch Mai trên địa bàn thành phố phải được lấy mẫu xét nghiệm.

Rút kinh nghiệm ở khu cách ly ĐH FPT có các trường hợp xét nghiệm lần 2 mới dương tính, tất cả các trường hợp F1 khi hết thời hạn 14 ngày cần tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm khẳng định lại. “Như việc xét nghiệm các trường hợp ở Bệnh viện Phụ sản và Viện Huyết học liên quan bệnh nhân 243 và 237 ở thời điểm 1 - 2 ngày thì chưa nói lên kết quả. Vì vậy phải cách ly triệt để”, ông Chung lưu ý.

Cũng từ trường hợp bệnh nhân 237 và 243, ông Chung yêu cầu Sở Y tế và giám đốc các bệnh viện ở thành phố Hà Nội phải thực hiện biện pháp phòng vệ. “Đã có bài học từ Bệnh viện Hồng Ngọc, nhưng các trận tuyến bệnh viện sơ hở rất nhiều. Các bệnh viện trên địa bàn thành phố phải tổ chức sàng lọc với tất cả các bệnh nhân đến thăm khám”, ông Chung nói.

Theo ông Chung, đối với các bệnh nhân nặng chỉ cho phép một người vào trông nom, tuyệt đối không cho người vào thăm. Phải kiểm soát chặt bệnh nhân, phải đo thân nhiệt, khai báo y tế, tất cả yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, có yếu tố người thân về từ nước ngoài…, phải tổ chức lối đi riêng và bảo vệ các nhân viên y tế.

“Mới có 3 bệnh nhân số 17, 237 và 243 mà Bệnh viện Hồng Ngọc có 21 bác sỹ, y tá phải cách ly, Bệnh viện Đức Giang 18, Bệnh viện Việt Pháp 22, Viện Huyết học 45, Bệnh viện Phụ sản 17, thêm 4 trường hợp của Bệnh viện E tham gia cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Nếu có vài chục ca thì sẽ giảm đi lượng y tá, bác sĩ. Đây là lỗ hổng và là ý thức liên quan đến phòng chống dịch, phải được phổ biến để các y, bác sĩ không được chủ quan”, ông Chung nói.

Sau khi bệnh nhân 243 nhiễm COVID-19 trú tại Mê Linh - Hà Nội được Bộ Y tế công bố, nhiều bệnh viện tại Hà Nội tiến hành quy trình khám, sàng lọc “một cửa”. Các bệnh viện lập chốt đón tiếp bệnh nhân, tất cả việc thăm người nhà tạm dừng. Ngoài ra, công tác khử khuẩn, sát trùng và yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang được tiến hành. Bên cạnh đó, tại chốt trực thuộc cổng chính bệnh viện được nhân viên khai thác yếu tố dịch tễ như: Có đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc các biểu hiện ho, sốt, biểu hiện bất thường của sức khỏe... (Tiền phong, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Nhân dân, trang 1: “Chống lây nhiễm dịch trong nhân viên y tế”; Thanh niên, trang 5: “Nâng cấp độ chống dịch Covid-19 trong cơ sở y tế”; Tuổi trẻ, trang 4: “Có nên kéo dài thời gian cách ly xã hội?”; Lao động, trang 2: “Nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch tại bệnh viện, cơ sở y tế: Khám bệnh online, đảm bảo an ninh y tế”.

 

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng bao giờ triển khai?

Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, qua rà soát để 'thiết kế' gói hỗ trợ an sinh ước tính 62.000 tỉ đồng, dự kiến có khoảng 20 triệu người sẽ được thụ hưởng.

Rất nhiều người lao động mong muốn gói hỗ trợ an sinh xã hội dự kiến khoảng 62.000 tỉ đồng mà Chính phủ vừa chính thức trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm được triển khai, giúp họ vượt qua khó khăn trong mùa dịch.

Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, qua rà soát để “thiết kế” gói hỗ trợ an sinh ước tính 62.000 tỉ đồng, dự kiến có khoảng 20 triệu người sẽ được thụ hưởng. Do gói này vượt thẩm quyền của Chính phủ nên thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng KH-ĐT đã ký trình Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến.

Lần đầu tiên có gói "tiền tươi"

Cụ thể, Bộ KH-ĐT đã tham mưu dựa trên các mục tiêu, chính sách bao trùm và nhân văn tới người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ đề xuất một khoản tiền lớn từ ngân sách để hỗ trợ người dân trong đại dịch.

“Chén cơm cho người nghèo lúc khốn khó quý hơn ngàn lần những luận bàn cao siêu. Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ông Dũng nói và cho rằng gói hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, người lao động (NLĐ)... chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một Chính phủ hành động.

Theo chuyên gia tài chính, PGS-TS Ngô Trí Long, với điều kiện ngân sách còn eo hẹp, gói hỗ trợ trên sẽ giải tỏa được nhiều khó khăn cho NLĐ. Vấn đề quan trọng nhất và còn lại là tiến độ. Đây là yếu tố sống còn, bởi chỉ cần chậm một nhịp, khi lao động phải bỏ việc, doanh nghiệp (DN) đóng cửa sẽ không thể gượng dậy lại được.

“Bằng mọi giá phải giữ chân được NLĐ. Cùng với đó, hỗ trợ để các nhóm người yếu thế trong xã hội cầm cự, vượt qua được đại dịch, Chính phủ nên xem xét bổ sung hỗ trợ cho các nhóm NLĐ tự do, buôn bán nhỏ lẻ, người làm thuê không có hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước nông nghiệp, người nông dân cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của hạn hán, mất mùa, dịch tả lợn và Covid-19 nhưng trong gói hỗ trợ vẫn chưa thấy nhắc đến”, ông Long đề xuất thêm.

Chia sẻ quan điểm, theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, còn một nhóm NLĐ đang làm việc 2 - 3 ngày/tuần do DN thiếu việc làm nhưng không muốn NLĐ bỏ việc. Nhóm người này khá đông, thu nhập đang giảm sút, đời sống khó khăn. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải xác định, cụ thể các tiêu chí cho từng nhóm đối tượng; xây dựng văn bản hướng dẫn cách thức, quy trình thực hiện khoa học, chặt chẽ, phù hợp với thị trường lao động Việt Nam.

Người lao động ngóng từng ngày

Chị Đỗ Thị Mùi, lao động tự do ở phố Bạch Mai (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), bộc bạch: “Trước đây hai vợ chồng làm ở bãi giữ xe cũng có đồng ra đồng vào, nhưng từ khi dịch bệnh, chẳng ai mướn, chúng tôi gần như kiệt quệ, bữa ăn chỉ có lạc rang với tí rau, chi tiêu hà tiện các khoản khoảng 70.000 - 80.000 đồng/ngày. Tôi nghe trên ti vi nói, chúng tôi được trợ cấp 1 triệu đồng/tháng thật tuyệt vời quá. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết bao giờ được nhận trợ cấp, phải đến đâu để khai báo hay chờ chính quyền xét duyệt?”, chị Mùi băn khoăn.

Chị Nguyễn Mai Hương, công nhân may ở Q.Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết DN thiếu nguyên liệu, ngừng sản xuất nên chị nghỉ không lương và còn nuôi 2 con nhỏ. “Không có việc tôi xin rửa bát, bưng bê ở quán ăn, được nửa tháng thì quán cũng đóng cửa. Tôi cũng có nghe được thông tin nhà nước sẽ có hỗ trợ những NLĐ nghỉ việc không lương. Số tiền hỗ trợ không lớn nhưng cũng là sự chia sẻ đối với những NLĐ khó khăn kinh tế”, chị Hương nói.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, cho rằng về cơ bản các nhóm đối tượng được nêu trong chính sách đã bao phủ toàn diện người dân thuộc hệ thống an sinh xã hội. Thời gian hỗ trợ trước mắt là 3 tháng cũng hợp lý. Theo ông Lợi, Chính phủ cần tập trung hỗ trợ cho đối tượng là DN và NLĐ bị mất việc dẫn đến thất nghiệp hoặc thiếu việc làm cục bộ, phải làm việc luân phiên. “Phải huy động trách nhiệm của chính quyền các cấp, sự giám sát của các đoàn thể để bảo đảm chính xác, công bằng, tạo sự đồng thuận cao và thực hiện đúng mục tiêu đối với các đối tượng cần hỗ trợ”, ông Lợi nói và cho biết trong ngày 8.4, Ủy ban Thường vụ QH sẽ cho ý kiến vào dự thảo nghị quyết, sau đó có thể triển khai được ngay.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết Bộ đang xây dựng kế hoạch triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội. “Bộ LĐ-TB-XH vẫn giữ nguyên 6 nhóm đối tượng như đã đề xuất. Tuy nhiên, vẫn phải chờ Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến thông qua, sau đó Chính phủ mới có cơ sở hướng dẫn. Nhanh nhất là cuối tuần này có thể triển khai”, ông Hoan nói.

Hỗ trợ trong 3 tháng 4 - 5 - 6.2020

- Người có công với cách mạng được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng;

- Hộ nghèo, cận nghèo, lao động bị chấm dứt hợp đồng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động tự do mất việc làm, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm phải ngừng kinh doanh được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng;

- Người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương được trợ cấp 1,8 triệu đồng/tháng;

- Doanh nghiệp có lao động bị ngừng việc trong 3 tháng được vay lãi suất 0%. (Thanh niên, trang 4).

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 2: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng”; Sài Gòn giải phóng, trang 1: “Tiếp tục thiết thực chăm lo người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Tiền phong, trang 4: “Thường vụ Quốc hội xem xét gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng”; Tuổi trẻ, trang 8: “20 triệu người ảnh hưởng dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ”.

 

122 bệnh nhân Covid-19 đã được công bố khỏi bệnh

Đến chiều 7.4, Việt Nam đã có 122 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

Chiều 7.4, Bộ Y tế thông báo có thêm 4 ca bệnh Covid-19 mới, là các BN thứ 246 - 249 tại Việt Nam.

Trong 4 BN mới, có 3 ca là người từ Mỹ và Nga về; 1 trường hợp khác được phát hiện sau thời gian được cách ly tập trung là BN thứ 247 (nam, 28 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM).

BN là quản lý dây chuyền tại Công ty giày Gia Định, chi nhánh tại số 20A Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Hằng ngày, BN từ TP.HCM đi làm ở Đồng Nai, là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với BN thứ 124 và BN thứ 151. BN đã được chuyển đến BV Phổi tỉnh Đồng Nai để điều trị, trong tình trạng sức khỏe ổn, không có triệu chứng bệnh.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngày 7.4, cả nước đã có 27 BN bệnh Covid-19 được công bố khỏi bệnh, trong đó có 7 người nước ngoài.

Tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), 11 BN được công bố khỏi bệnh (10 người Việt Nam và 1 người Pháp). Trong các BN được công bố khỏi bệnh, có BN thứ 21 (nam, 61 tuổi) và BN thứ 116 (nam, 29 tuổi, bác sĩ của BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, là bác sĩ đầu tiên lây nhiễm từ BN).

Tại BV dã chiến Củ Chi, TP.HCM, có 4 BN được công bố khỏi bệnh, trong đó 2 BN người nước ngoài (1 Mỹ, 1 Canada). Tại BV điều trị Covid-19 Cần Giờ, TP.HCM, có 4 BN được công bố khỏi bệnh, trong đó có 2 BN nước ngoài (1 Anh, 1 Brazil).

Tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, có 1 BN được công bố khỏi bệnh, đó là BN thứ 150.

Tại BV đa khoa T.Ư Huế, có 2 BN được công bố khỏi bệnh, đều là người Anh.

Tại BV đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp, có 4 BN được công bố khỏi bệnh, trong đó có 1 BN 9 tuổi.

Tại Trung tâm y tế H.Bình Đại, Bến Tre, có 1 BN được công bố khỏi bệnh là BN 123 (nữ, 17 tuổi).

Đến chiều 7.4, Việt Nam đã có 122 BN Covid-19 được công bố khỏi bệnh. (Thanh niên, trang 3).

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 4: “Ngày 7/4 có 27 người khỏi bệnh”; Tuổi trẻ, trang 4: “Thêm 4 bệnh nhân mới, 27 bệnh nhân khỏi bệnh”; Hà Nội mới, trang 6: “Việt Nam đã có 122 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi”.

 

Toàn cảnh 3 giai đoạn dịch Covid-19 tại Việt Nam

Ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện ngày 23.1. Tới nay (8.4), trải qua 77 ngày, cả nước ghi nhận 245 ca bệnh, 122 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Giai đoạn 1: 16 ca bệnh Covid-19 đầu tiên

Tối 23.1 (29 Tết Canh Tý), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) xác nhận 2 bệnh nhân (BN) dương tính với vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đầu tiên tại Việt Nam. Hai BN là cha con người Trung Quốc. Người đàn ông (66 tuổi) cùng vợ từ Vũ Hán (Trung Quốc) sang thăm con đang làm việc tại Long An. Trong thời gian ở Nha Trang (Khánh Hòa), 2 BN này đã lây bệnh cho một nữ nhân viên khách sạn tại đây. Ngoài ra, tại TP.HCM cũng ghi nhận 1 BN là Việt kiều về Việt Nam nhiễm bệnh do có thời gian quá cảnh tại sân bay Vũ Hán.

Ổ dịch trong giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh bắt nguồn từ 6 BN là nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản được cử sang Vũ Hán (Trung Quốc) tập huấn từ tháng 11 và cùng trở về Việt Nam ngày 17.1. Trong số đó, BN số 5 (N.T.D, nữ, 23 tuổi) quê tại xã Sơn Lôi, H.Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, sau đó đã trở thành người lây nhiễm SARS-CoV-2 cho 5 người tiếp xúc với mình, gồm: bố, mẹ, em gái, 1 người họ hàng và 1 người hàng xóm. Người hàng xóm nhiễm bệnh tiếp tục lây bệnh cho người cháu ngoại 3 tháng tuổi của mình. Tổng số BN của giai đoạn đầu tiên là 16 người.

Ngay từ những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, Việt Nam đã tích cực và quyết liệt trong việc thực thi các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 24.1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, ra lệnh kích hoạt Trung tâm phòng chống dịch bệnh khẩn cấp ứng phó dịch Covid-19. Ngày 6.2, tất cả địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch. Tới ngày 12.2, Việt Nam quyết định cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi (H.Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đây là biện pháp mạnh mẽ nhất được thực hiện trong giai đoạn 1 của dịch bệnh theo chiến lược phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để. Tới ngày 25.2, 1 tháng sau khi có ca bệnh đầu tiên, toàn bộ 16 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam đều khỏi bệnh.

Giai đoạn 2: Các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài

Sau hơn 20 ngày không có ca bệnh mới, tối 6.3, TP.Hà Nội triệu tập cuộc họp khẩn và xác nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của TP, cũng là ca thứ 17 của Việt Nam.

BN là N.H.N (26 tuổi, ngụ Q.Ba Đình, Hà Nội) từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 tới Hà Nội sáng 2.3.

Cùng với BN 17, 20 BN khác là hành khách trên chuyến bay VN0054 được công bố. BN 17 cũng lây nhiễm cho 3 người khác, gồm lái xe riêng, bác gái và người giúp việc cho mình. Tới ngày 10.3, Việt Nam ghi nhận thêm BN 34 sống tại Bình Thuận, trở về từ Mỹ. BN này sau đó đã trở thành nguồn lây cho 11 BN khác, trong đó có 5 người là người thân, 3 người tiếp xúc trực tiếp và 3 người khác nhiễm bệnh do tiếp xúc với những người tiếp xúc với BN 34.

Với BN 17 và BN 34, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của dịch bệnh với các ca bệnh hầu hết trở về từ châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác. Tới hết ngày 19.3, Việt Nam có thêm 68 BN mới, thì trong số này có tới 59 BN trở về từ nước ngoài. Nguyên tắc phòng, chống dịch trong giai đoạn này của Việt Nam vẫn là phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để. Cả 2 ổ dịch tại Trúc Bạch và Bình Thuận đều được phong tỏa ngay sau khi các BN 17 và 34 được công bố.

Ngày 17.3, trước tình trạng các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài tăng lên nhanh chóng, Thủ tướng đã quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong 30 ngày, từ 0 giờ ngày 18.3. Chiều 19.3, Vietnam Airlines thông báo tạm dừng tất cả đường bay quốc tế đến hết 30.4.

Ngày 21.3, Thủ tướng quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22.3, đồng thời thực hiện cách ly tập trung 14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh.

Giai đoạn 3: Nguy cơ lây lan trong cộng đồng, mất dấu F0

Chiều 20.3, Bộ Y tế công bố 2 BN Covid-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều dưỡng Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội). Đáng nói là tiền sử dịch tễ của 2 BN này không cho thấy nguồn lây vi rút khi cả 2 đều không có lịch sử tiếp xúc với các BN Covid-19. Cùng ngày, Bộ Y tế công bố BN 91, là phi công của Vietnam Airlines về từ Anh.

Ba BN này đã mở đầu cho giai đoạn 3 của dịch Covid-19 tại Việt Nam: giai đoạn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và không thể truy vết BN đầu tiên (F0).

Hai ổ dịch với nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao giai đoạn này là ổ dịch tại BV Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha (TP.HCM). Tới nay, đã có 45 BN liên quan tới ổ dịch BV Bạch Mai, trong đó 27 BN là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, cung cấp suất ăn, nước uống cho BV này. 18 BN khác liên quan tới ổ dịch tại quán bar Buddha, trong đó, 13 người từng tham dự bữa tiệc tại quán bar vào ngày 14.3. Đáng nói, tại cả 2 ổ dịch này, tới nay, cơ quan chuyên môn đều chưa xác định được BN đầu tiên (F0).

Trước nguy cơ lây lan trong cộng đồng từ 2 ổ dịch BV Bạch Mai và quán bar Buddha, cả Hà Nội và TP.HCM đều thực hiện các biện pháp mạnh như đóng cửa các hàng quán cung cấp dịch vụ không thiết yếu. BV Bạch Mai cũng được phong tỏa vào ngày 28.3 để tiến hành rà soát, tiến hành xét nghiệm sàng lọc đối với các nhân viên, BN và người nhà BN từng đến BV kể từ 10.3 tới 28.3, dự kiến lên tới hơn 40.000 người.

Ngày 27.3, để kiểm soát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị số 15 yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, trong đó, yêu cầu hạn chế tụ tập đông người từ 0 giờ ngày 28.3 đến hết 15.4.

Ngày 31.3, Thủ tướng tiếp tục ban hành Chỉ thị 16, yêu cầu thực hiện “cách ly xã hội” trong 15 ngày, từ 0 giờ ngày 1.4 trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, BV và tại nơi công cộng.

Tại cuộc họp gần nhất (6.4), Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đánh giá, Việt Nam “vẫn đang kiểm soát tốt tình hình”, “ổ dịch tại BV Bạch Mai, quán bar Buddha, TP.HCM và Bình Thuận đã được kiểm soát”. Đến hết ngày 7.4, cả nước đã có 122 trong tổng số 249 BN được công bố khỏi bệnh (chiếm 49,7%). Tuy nhiên, Ban chỉ đạo cũng khẳng định “không được chủ quan, lơ là” do dịch bệnh Covid-19 còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu, do đó, trong thời gian tới vẫn phải thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng về cách ly xã hội; đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, dập dịch. (Thanh niên, trang 2).

 

Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang cho các nước châu Âu

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, chiều 7.4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh. Số hàng trao tặng bao gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất.

Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình để giúp đỡ Chính phủ các nước có thêm phương tiện để bảo vệ sức khỏe cho người dân để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay; đồng thời khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh.

Các đại sứ có mặt tại buổi lễ đã đánh giá cao và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu dành cho các nước trong lúc khó khăn. Các đại sứ cũng bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam, dù cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhưng đã sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước thời gian qua ở Việt Nam... (Thanh niên, trang 24).

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 4: “Việt Nam tặng các nước Châu Âu hàng hỗ trợ chống dịch”.

 

Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu

Ngày 07/4/2020, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có Thư gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần vì nhân dân phục vụ, thực hiện các công điện Mệnh lệnh chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm và phòng chống dịch Covid-19; đồng thời với nghĩa cử cao đẹp "mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại" để hăng hái tình nguyện tham gia hiến máu và vận động mọi người khoẻ mạnh, đủ tiêu chuẩn cùng tham gia hiến máu cứu người.

Nội dung Thư nêu rõ:

"Thân gửi: Toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Trong thời gian qua, lực lượng Công an nhân dân đã chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương, nhất là phối hợp với Quân đội nhân dân, ngành Y tế đi đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động làm tốt công tác quản lý xuất, nhập cảnh, bảo vệ an ninh, trật tự các khu vực cách ly tập trung, phối hợp thực hiện tốt công tác phát hiện, tìm kiếm, giám sát cách ly đối với những người nhiễm, nghi nhiễm dịch Covid-19; xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai về dịch bệnh, không thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh; tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm cướp, cướp giật tài sản, trộm cắp, buôn lậu, sản xuất hàng giả liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh...

Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống, sức khỏe của người dân. Hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”, Tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần vì nhân dân phục vụ, tiếp tục thực hiện các công điện Mệnh lệnh chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm và phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời với nghĩa cử cao đẹp “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” để hăng hái tình nguyện tham gia hiến máu và vận động mọi người khoẻ mạnh, đủ tiêu chuẩn cùng tham gia hiến máu cứu người.

Tôi đề nghị Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phát động phong trào tình nguyện hiến máu trong đơn vị và chủ động phối hợp với các cơ sở Y tế ở Trung ương và địa phương để tổ chức hiến máu và bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ theo quy định.

Với tinh thần trên, Tôi mong muốn mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những chiến sĩ tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Đại tướng, GS.TS Tô Lâm,

Ủy viên Bộ Chính trị,

Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương,

Bộ trưởng Bộ Công an" (Công an Nhân dân, trang 1).

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 1: “Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu”; Tiền phong, trang 2: “Hiến máu an toàn, đừng ngại COVID”; Hà Nội mới, trang 1: “Nhiều bệnh viện kêu gọi người dân hiến máu tình nguyện”.

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang