Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 08/5/2020

  • |
T5g.org.vn - Mở lại các dịch vụ không thiết yếu, tập trung phục hồi kinh tế; 17 bệnh nhân mắc Covid-19 mới là người về từ UAE, đã được cách ly tập trung; TP.HCM xuất hiện một số ổ dịch sốt xuất huyết; Sự im lặng đáng sợ…

 

Mở lại các dịch vụ không thiết yếu, tập trung phục hồi kinh tế

Với 21 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng, Thủ tướng cho rằng “cả nước ở tình trạng nguy cơ thấp” nên đồng ý để các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu được mở cửa trở lại (trừ vũ trường, karaoke), đồng thời yêu cầu đẩy mạnh phục hồi kinh tế.

Thông điệp trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khi kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 diễn ra hôm qua (7.5).

Mở cửa nhưng phải đảm bảo an toàn

Theo Thủ tướng, việc không có ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng 21 ngày qua là điều đáng mừng, cho thấy cả nước đang ở trong tình trạng nguy cơ thấp. Do đó, mỗi người dân, doanh nghiệp cần xác lập tình trạng bình thường mới trong cs và các hoạt động kinh tế xã hội. “Cần đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước. Đây là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, phải tập trung ở mọi cấp, mọi ngành nhưng cũng không được chủ quan, coi thường vì tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp”, Thủ tướng nói. Thủ tướng cho phép mở lại các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (trừ vũ trường và karaoke) song phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn...). Thủ tướng giao các bộ, UBND các địa phương tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ; đưa nhanh tiền hỗ trợ an sinh xã hội đến người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bộ VH-TT-DL được yêu cầu chỉ đạo hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là dịp hè. Chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.

Các ngành và các địa phương, nhất là Bộ KH-ĐT, Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và các địa phương có phương án kêu gọi, xúc tiến đầu tư; tìm các tập đoàn, đơn vị trong và ngoài nước đến đầu tư, làm ăn ở địa phương mình để tạo không khí thu hút phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Về thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt - Trung, Thủ tướng đồng ý cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở theo đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Thủ tướng cho phép UBND các tỉnh biên giới căn cứ thực tế của địa phương để khôi phục các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn; đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu của nước ta và hàng nguyên liệu cấp thiết cho sản xuất trong nước và phải đảm bảo phòng chống dịch.

Không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp

Thủ tướng cũng cho phép tổ chức một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… nhưng cần khuyến cáo phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn; đồng ý bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy...) nhưng yêu cầu bắt buộc hành khách đeo khẩu trang.

Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập, nếu có người ở nước ngoài về, phải cách ly tập trung 14 ngày. Chuyên gia, nhà đầu tư thì có phương thức cách ly tại chỗ phù hợp; tuyệt đối không để người nhập cảnh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính trong cộng đồng.

Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính; các trường hợp tiếp xúc gần; kịp thời cách ly, dập dịch. Ngành y tế được giao tăng năng lực các phòng xét nghiệm; theo dõi tình hình dịch bệnh; tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị; chỉ đạo theo dõi, giám sát sk cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử trí khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính (Thanh niên, trang 6).

 

17 bệnh nhân mắc Covid-19 mới là người về từ UAE, đã được cách ly tập trung

Chiều 7-5, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 công bố đã ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19 để nâng tổng số mắc tại Việt Nam lên 288 bệnh nhân.  Thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều tối nay cho biết, cả 17 bệnh nhân mắc Covid-19 ghi nhận trong ngày đều là người về từ Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

Cụ thể, ngày 3-5, toàn bộ 297 hành khách về Việt Nam từ Dubai (UAE) đều được đưa ngay về cách ly tập trung tại Ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu. Tại đây tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 7-5, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thông báo kết quả ghi nhận có 17 ca dương tính, 280 ca âm tính với SARS-CoV-2.

Theo thông tin sơ bộ, trong số 17 hành khách mắc bệnh COVID-19, có 1 gia đình ba người đã sống cùng một bệnh nhân dương tính tại Dubai.

Hiện nay, 17 bệnh nhân này đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, tình trạng sức khỏe ổn định. Các thành viên phi hành đoàn đã được cách ly.

Như vậy, tính đến ngày hôm nay 07/5/2020, Việt Nam có 288 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 148 ca bệnh “xâm nhập” được cách ly ngay sau khi nhập cảnh; 140 ca do lây nhiễm trong cộng đồng.

Kể từ ngày 16/4/2020 đến nay là 21 ngày, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca bệnh nào do lây nhiễm trong cộng đồng (An ninh thủ đô, trang 6).

 

TP.HCM xuất hiện một số ổ dịch sốt xuất huyết

Ngày 7.5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết từ đầu năm đến nay, TP có 6.500 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 70% so với cùng kỳ năm 2019 (21.631 ca); chưa có trường hợp nào tử vong. Theo giám sát dịch tễ, sxh thường rơi vào tháng 8 hằng năm, còn hiện nay là giai đoạn SXH thấp nhất trong năm.

Hiện TP.HCM mỗi tuần có khoảng 50 - 60 ca SXH, trong đó số ca nội trú chiếm 50%”, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, HCDC cho biết.

“HCDC cập nhật thông tin tất cả ca bệnh lên webgis (bản đồ số về chống dịch của TP.HCM), xác định phạm vi điều tra, xuống địa bàn điều tra dịch tễ từng ca (để xác định nguồn lây), điều tra côn trùng; truyền thông nguy cơ tại chỗ và phun hóa chất diệt muỗi theo chỉ định. Tiếp tục theo dõi diễn tiến ổ dịch qua webgis để mở rộng phạm vi xử lý (nếu có ổ dịch lan rộng)”, bác sĩ Lê Hồng Nga nói về phương pháp xử lý ca bệnh, ổ dịch SXH của TP.HCM.

Theo đó, HCDC đề nghị rà soát và xử lý 100% các điểm nguy cơ gây dịch SXH. Thực hiện đầy đủ quy trình xử lý điểm nguy cơ, nhưng quan trọng nhất là truyền thông thay đổi hành vi của chủ sở hữu điểm nguy cơ hoặc người quản lý điểm nguy cơ... Bên cạnh đó là thực hiện xử phạt vi phạm trong phòng sxh.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa SXH, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, khuyến cáo, triệu chứng của SXH là: sốt, mệt mỏi, lừ đừ, uể oải, ăn uống kém, buồn nôn, đau nhức... Nếu bị nặng thì có thể gây biến chứng các cơ quan dẫn đến tử vong. Do vậy, người dân khi bị sốt từ 2 ngày trở lên thì nên đi khám để được chẩn đoán, phát hiện điều trị kịp thời (Thanh niên, trang 6).

 

Sự im lặng đáng sợ…

Cuộc điều tra càng kéo dài, tôi càng thấy rõ nhiều khoản ngân sách và vốn vay mà Đảng, Nhà nước dành cho việc chăm sóc sức khỏe toàn dân tại Đắk Lắk liên tục bị xà xẻo, “chảy máu”... Sự tàn phá của quan tham

Với hàng chục ký hồ sơ tài liệu, báo Tiền Phong nhiều lần chứng minh thiệt hại do hành vi cố ý làm trái tại Sở Y tế Đắk Lắk để lại khó khắc phục. Về đấu thầu thuốc, riêng 7 mặt hàng thuốc bị đổi nhóm tại cuộc mở thầu tháng 11/2014 đã lệch giá khoảng 56%, xén của ngân sách 2,9 tỷ đồng. Tính cả các đợt mua thuốc ồ ạt bổ sung kéo dài suốt 2 năm sau đó, thiệt hại chỉ 7 mặt hàng này thôi không dưới chục tỷ đồng. Tháng 8/2019, Viện Kiểm sát và Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận thêm 40 mặt hàng nữa có dấu hiệu bị đổi nhóm cùng đợt đấu thầu 2014-2015, dự báo thất thoát phải lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Bảng giá trúng thầu thuốc đầy dấu hiệu tham nhũng đó được duy trì tới hơn 2 năm, với cả trăm lượt Sở Y tế Đắk Lắk cấp phép mua thuốc bổ sung, chỉ định thầu. Đầu năm 2017, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức đợt đấu thầu thuốc Generic tiếp theo. Báo Tiền Phong lại vào cuộc điều tra, đăng bài chỉ rõ cuộc đấu thầu này còn nhiều sai phạm hơn cả đợt đấu thầu 2014-2015: Ưu tiên độc quyền cho các công ty sân sau, thẳng tay loại bỏ các loại thuốc tốt trong nước sản xuất được, thay bằng số lượng cực lớn các loại kháng sinh ngoại nhập đắt tiền. Nhiều người mách đã gửi đơn tới nhiều cơ quan tố cáo Sở Y tế công khai làm trái chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng ngân sách nhà nước, trắng trợn rút ruột quỹ bảo hiểm xã hội nhưng không được hồi âm.

Thấy tôi chất vấn lãnh đạo tỉnh liên tục trong các cuộc họp báo về tình trạng tham nhũng thuốc chữa bệnh, vài bác sĩ, cán bộ ngành Y cung cấp thêm những cuộc “ăn” tàn bạo hơn nữa trong mua sắm trang thiết bị y tế, và xây dựng công trình. Điều này chính cơ quan Thanh tra tỉnh từng 2 lần vào cuộc, cho ra đời 2 bản Kết luận thanh tra. Kết luận số 38 do Thanh tra tỉnh tự tiến hành trong 45 ngày, công bố từ ngày 15/9/2015 về việc mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế (TTBYT) tại 33/48 đơn vị thuộc Sở Y tế.

Dù chưa thanh tra tới 2 bệnh viện lớn nhất tỉnh, đoàn cũng phát hiện rất nhiều sai phạm trong các cuộc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế (TTBYT) không đồng bộ, không sử dụng được, nhất là số TTBYT mua bằng nguồn vốn vay ADB. Trong số TTBYT được chi gần 148 tỷ đồng để mua sắm, đã phát hiện tới hàng trăm loại TTBYT mới mua đã hỏng, mua mà không dùng lên tới cả chục tỷ đồng. Hầu hết các cuộc mua sắm này do Phòng Tài chính Kế toán Sở tham mưu Giám đốc Sở ký, rồi ấn về cho cơ sở  “đắp chiếu”.

Ô, lộng nào bao che?

Ngày 21/9/2015 báo Tiền Phong đăng bài “Tiêu cực trong đấu thầu dược phẩm: Nhóm lợi ích thao túng!”. Ngay sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo tỉnh Đắk Lắk phải nhanh chóng làm rõ các sai phạm cả về mua sắm TTBYT lẫn đấu thầu thuốc để xử lý nghiêm, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định thành lập đoàn liên ngành. Cuộc thanh tra kéo dài tới gần 8 tháng sau mới công bố được bản Kết luận số 4365. Dù đầy “mảng tối” chưa soi, Kết luận số 4365 cũng cho thấy nhiều dấu hiệu phạm pháp. Thông báo số 104 ngày 27/5/2016 do ông Phạm Ngọc Nghị-Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký, “giao cho Công an tỉnh điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2016”.

Trả lời những câu phỏng vấn của tôi ngay sau khi nhận nhiệm vụ này, Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi- Giám đốc Công an tỉnh khẳng định: “Sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong thời gian sớm nhất, vì các dấu hiệu phạm pháp đã rõ”. Lời tuyên bố của tướng Rơi đăng trên báo Tiền Phong khiến công luận vui mừng, hy vọng ngành Y sắp được thanh lọc, cải tổ bộ máy.

Thế nhưng, nhóm tham nhũng ở Sở Y tế vẫn bình chân như vại  dù báo Tiền Phong đăng thêm hàng chục bài điều tra nữa về sai phạm của nhóm lợi ích này trong nhiều vụ mua sắm khác, như mua 111 dàn máy vi tính trước ngày bàn giao 10 năm, mua máy hấp rác 7,6 tỷ đồng; mua 280 thùng rác khủng bị bệnh viện tỉnh trả lại, không chấp hành lệnh cấp trên về công tác nhân sự; vi phạm nghiêm trọng Luật Dược trong đợt tổ chức đấu thầu thuốc năm 2017; lũng đoạn công trình xây dựng Bệnh viện Đa khoa Vùng nghìn tỷ... Tháng 11/2017, Hội đồng giám định của Bộ Y tế sau khi ngâm cứu khá lâu, cũng đã ban hành Kết luận số 1257, xác nhận sai phạm trong đợt đấu thầu thuốc 2014-2015 về 7 mặt hàng bị đổi nhóm, trách nhiệm chính thuộc về Giám đốc Sở và các Tổ giúp việc.

Riêng Giám đốc Sở Y tế Doãn Hữu Long còn lộ thêm chuyện quan hệ bất chính, xúc phạm lãnh đạo, dọa “tiêu diệt” nhà báo... Phóng viên hỏi vì sao không xử lý kỷ luật? Câu hỏi đó các cơ quan chức năng cứ “câu giờ” đá bóng trách nhiệm. Ngày Tướng Rơi về hưu đầu tháng 6/2018, tôi lại điện thoại, hỏi quan điểm của ông về lời tuyên bố 2 năm trước tới nay có gì thay đổi không? Chẳng lẽ ông cũng “hứa cho nhiều, rồi lại quên?”. Tướng Rơi trả lời: Anh em vẫn đang làm, chưa xong thôi!

Tháng 8/2018, Đại tá Vũ Hồng Văn, nguyên Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động được điều từ Hà Nội vào, trong cuộc trò chuyện với tôi tại Văn phòng Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, Đại tá Văn cho biết ông “đọc không thiếu bài nào trên báo Tiền Phong”, nên hiểu rõ những vấn đề phóng viên ưu tư, gửi gắm. Ông bày tỏ, “không chỉ nhằm mục tiêu giữ gìn an ninh trật tự, mà còn cao hơn thế, vì một xã hội đúng nghĩa thái bình” (Tiền phong, trang 15).    

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang