Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Đưa vắc xin bất hoạt phòng bệnh bại liệt đường tiêm vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

  • |
T5g.org.vn - Vừa qua, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo “Tăng cường truyền thông về tiêm chủng phòng bệnh và giới thiệu vắc xin mới trong chương trình Tiêm chủng mở rộng”. Như vậy trong giai đoạn 2016-2020, trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng sẽ được uống 3 liều vắc xin bOPV (khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi) cùng với tiêm vắc xin Quinvaxem và tiêm 01 liều vắc xin IPV (phòng bệnh Bại liệt) khi trẻ được 5 tháng tuổi.
Tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi tại các Trạm y tế xã trong tỉnh Bắc Kạn (Tạc Văn Nam)

Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút bại liệt (Poliovirus) gây ra. Bệnh thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây truyền từ người sang người do nhiễm phải virus bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang virus bại liệt. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1988 trên toàn cầu có khoảng 350.000 bệnh nhân bị mắc bệnh bại liệt, sau 25 năm triển khai cho trẻ trong độ tuổi uống văcxin phòng bệnh Bại liệt, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 417 trường hợp (năm 2013). Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 cho đến cuối năm 2015 trên thế giới đã ghi nhận 74 bệnh nhân mắc bại liệt, trong đó 59 trường hợp phát hiện tại Pakistan. Hiện nay virus bại liệt hoang dại vẫn tiếp tục lưu hành ở một số nước khu vực Trung Đông, Nam Á và châu Phi như: Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nigeria, Cameroon... và kể cả một số nước đã thanh toán bại liệt cũng đã ghi nhận có trường hợp mắc ca bệnh đơn lẻ do virus bại liệt hoang dại xâm nhập. Chính vì vậy các chuyên gia y tế cảnh báo bệnh bại liệt đang quay trở lại và có nguy cơ đe dọa sức khỏe của cộng đồng khi chúng xuất hiện mà không có biện pháp ngăn chặn.

Vắc xin bại liệt OPV (oral poliomyelitis vaccine) được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thập kỷ 50 của Thế kỷ XX, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh bại liệt (poliomyelitis) ở trẻ em. Năm 1988 Đại hội đồng Y tế thế giới thông qua nghị quyết thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 trên toàn cầu. Vắc xin sống, giảm độc lực, dùng đường uống OPVtam liên (t-OPV) với thành phần có đủ kháng nguyên týp 1, 2 và 3 của vi rút bại liệt là chế phẩm

chính được chọn cho mục đích thanh toán bại liệt do chi phí thấp, dễ dùng, khả năng tạo miễn dịch đường ruột cao, có thể hỗ trợ nâng cao miễn dịch cộng đồng.Vắc xin phòng bệnh bại liệt cũng đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 1962 (vắc xin OPV dạng uống). Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000.

Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện Chiến lược “Kết thúc và thanh toán bệnh bại liệt trong giai đoạn 2013-2018” của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam sẽ đưa vắcxin bất hoạt đường tiêm có tên là IPV (Inactivated Polio Vaccine) vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ quý III năm 2016 song song với việc sử dụng vắcxin bại liệt uống 2 týp (týp 1, týp 3 - bOPV) để thay thế vắcxin bại liệt uống 3 týp (tOPV) nhằm duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt.

Bệnh bại liệt có thể chủ động phòng ngừa bằng cách sử dụng vắc-xin phòng bệnh, gồm hai loại là vắc-xin sống giảm độc lực gọi là Sabin và vắc-xin tiêm gọi là Salk. Dự kiến bắt đầu từ tháng 5/2016, ngành y tế Việt Nam sẽ cho trẻ uống 3 liều vắcxin bOPV khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi cùng với tiêm vắcxin Quinvaxem và tiêm 01 liều vắcxin IPV khi trẻ được 5 tháng tuổi (bắt đầu từ tháng 9/2016). Trường hợp trẻ đã uống 1, hoặc 2 hoặc 3 liều vắcxin bOPV từ tháng 5 đến tháng 9/2016 sẽ được tiêm bù 1 mũi vắcxin IPV để đảm bảo có miễn dịch đối với virus bại liệt týp 2.

Bài, ảnh:  BsCKII. Tạc Văn Nam
Giám đốc T4G Bắc Kạn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang