Tham dự hội nghị có khoảng 1500 đại biểu, bao gồm đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế; đại diện các Cục, Vụ, thuộc Bộ Y tế; các tiểu ban chuyên môn của chương trình mục tiêu phòng, chống AIDS quốc gia; các trường đại học y, dược; các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học... Đại diện các chính phủ, tổ chức phi chính phủ; các cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức song phương và đa phương đã và đang hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, các nhà khoa học trên thế giới và khu vực cũng đã tới dự hội nghị.
Tiếp theo Hội nghị Khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ I (năm 1997), lần thứ II (năm 1999) và lần thứ III (năm 2005), để tiếp tục tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu chia sẻ những kết quả nghiên cứu về HIV/AIDS trong 5 năm gần đây, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ IV với chủ đề “Tiếp cận phổ cập: Hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015”. Sau bài phát biểu khai mạc hội nghị của GS.TS. Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, các đại biểu đã được nghe ông Steve Kraus, Giám đốc UNAIDS khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thông báo về tình hình dịch HIV/AIDS trên toàn cầu và TS. Gottfried Hirnschall, Giám đốc Chương trình HIV/AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới, trình bày Đáp ứng của ngành y tế đối với đại dịch HIV/AIDS đến năm 2005: Định hướng và các chiến lược ưu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới. Các đại biểu rất xúc động khi nghe những lời tâm sự của em Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, 16 tuổi, đại diện cho những trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS kể về những nỗ lực phấn đấu của bản thân, vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong sự đùm bọc, giúp đỡ của cộng đồng. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt
Hội nghị Khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ IV còn có 50 gian hàng triển lãm, 8 hội thảo vệ tinh cũng diễn ra trong thời gian tổ chức hội nghị. Trong số 230 báo cáo là các đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo chia sẻ kinh nghiệm các mô hình phòng, chống HIV/AIDS, có hơn 40 báo cáo của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế. Hội nghị là một cơ hội để các nhà khoa học phân tích, đánh giá và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS trong những năm tới; chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống HIV/AIDS thông qua các công trình nghiên cứu, mô hình can thiệp; tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, sự phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời tiếp tục mở rộng sự tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung và trong nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS nói riêng.
Phương Liên